1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI MỸ LỆ TỈNH BÌNH PHƯỚC

91 225 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 3,27 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU

DU LỊCH SINH THÁI MỸ LỆ - TỈNH BÌNH PHƯỚC

Họ và tên sinh viên: PHÍ HƯƠNG MAI Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG& DU LỊCH SINH THÁI Niên khóa: 2010 - 2014

12/2013 TP Hồ Chí Minh

Trang 2

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU

LỊCH SINH THÁI MỸ LỆ -TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả PHÍ HƯƠNG MAI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn

Thạc sĩ NGUYỄN ANH TUẤN

Tháng 12 năm 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự động viên, giúp đỡ, của gia đình, Thầy Cô và bạn bè Với lòng trân trọng và sự biết ơn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

- Ba mẹ - Con cảm ơn ba mẹ đã luôn hỏi thăm, quan tâm, động viên và chăm sóc con

- Quý thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên trường ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những kinh nghiệm cho tôi trong những năm học vừa qua

- ThS Nguyễn Anh Tuấn - Thầy đã hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ và đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình tôi thực hiện đề tài này

- Chú Nguyễn Đức Hạnh – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài tại Khu du lịch Sinh Thái Mỹ Lệ

- Ban lãnh đạo, các Cô/Chú và Anh/Chị trong ban quản lý khu du lịch Sinh Thái Mỹ Lệ đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập cũng như cung cấp số liệu cần thiết để tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp

- Và tất cả các bạn lớp DH10DL Cám ơn các bạn đã quan tâm và chia sẻ cùng tôi trong những năm học vừa qua

Xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện Phí Hương Mai

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường và đề xuất các giải pháp

bảo vệ môi trường tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ- Tỉnh Bình Phước” được tiến hành

từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013 tại KDL Sinh Thái Mỹ Lệ, tỉnh Bình Phước Được thực hiện nhằm đem lại những thông tin cụ thể, thực tế nhất từ khách du lịch và nhân viên Khu du lịch, điều tra và khảo sát kiểm tra độ tin cậy của những thông tin thu thập được về cảnh quan thiên nhiên, hoạt động du lịch sinh thái và hiện trạng môi trường tại khu du lịch Sinh thái Mỹ Lệ Từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường để phục vụ

du lịch được tốt hơn

Các nội dung nghiên cứu của đề tài:

- Thu thập, đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch, nét đặc trưng hấp dẫn khách

du lịch và tình hình hoạt động kinh doanh của KDL từ năm 2010 đến nay

- Khảo sát hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại KDL: hệ thống quản lý nước thải, rác thải, khí thải và các vấn đề quan tâm khác

- Phát phiếu điều tra xã hội học nhằm đem lại đánh giá của du khách và nhân viên về tình hình hoạt động du lịch và hệ thống quản lý môi trường tại KDL

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ du lịch

Qua nghiên cứu cho thấy tài nguyên du lịch sinh thái tại KDL sinh thái Mỹ Lệ rất

đa dạng, đặc sắc và có nét đặc trưng riêng tuy nhiên chưa được sử dụng đúng với tiềm năng Tình hình hoạt động du lịch và cơ sở vật chất đã đáp ứng được phần nào nhu cầu giải trí của du khách Tuy nhiên, còn thấy được một số điểm hạn chế trong quản lý môi trường tại KDL Từ đó đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ cho du lịch được tốt hơn tại KDL sinh thái Mỹ Lệ

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix

CHỮ CÁI VIẾT TẮT x

Chương 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Nội dung của đề tài 2

1.4 Giới hạn, thời gian và đối tượng nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa thực tiễn 2

Chương 2 3

TỔNG QUAN 3

2.1 Tổng quan về du lịch 3

2.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái 3

2.1.2 Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 4

2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 5

2.1.4 Các loại hình du lịch 6

2.1.5 Phân loại tài nguyên du lịch 6

2.2 Tổng quan về môi trường 6

2.2.1 Khái niệm liên quan đến môi trường 6

2.2.2 Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường 7

2.2.3 Du lịch sinh thái tác động đến các yếu tố môi trường 7

2.2.3.1 Tác động tích cực 8

2.2.3.2 Tác động tiêu cực 8

2.3 Tổng quan về khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ 9

2.3.1 Thông tin liên lạc 9

2.3.2 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức 9

Trang 6

2.3.3 Tính chất và quy mô hoạt động 10

2.3.4 Điều kiện tự nhiên 11

2.3.4.1 Vị trí giới hạn khu đất 11

2.3.4.2 Địa hình 11

2.3.4.3 Khí hậu 12

2.3.4.4 Địa chất và thủy văn 13

2.3.5 Giao thông và cơ sở hạ tầng 14

2.3.6 Các nguồn gây tác động môi trường tại khu du lịch 14

2.3.6.1 Nước thải 15

2.3.6.2 Khí thải 16

2.3.6.3 Chất thải rắn 17

2.3.6.4 Đất 18

2.3.6.5 Tiếng ồn 18

2.3.6.6 Các rủi ro, sự cố 18

Chương 3 20

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Nội dung nghiên cứu 20

3.2 Phương pháp nghiên cứu 20

3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 20

3.2.2 Phương pháp bản đồ 21

3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa 21

3.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học 21

3.2.5 Phương pháp ma trận SWOT 22

3.2.6 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 23

Chương 4 24

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Nét đặc trưng về tài nguyên của KDL Sinh thái Mỹ Lệ 24

4.1.1 Sinh vật 24

4.1.1.1 Thực vật 24

4.1.1.2 Động vật 28

4.1.2 Sinh thái cảnh quan 28

Trang 7

4.1.3 Cơ sở hạ tầng, dịch vụ 30

4.1.4 Hiện trạng văn hóa, lễ hội 31

4.2 Hiện trạng hoạt động du lịch tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ 33

4.2.1 Tình hình dịch vụ tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ 33

4.2.2 Tình hình doanh thu tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ 34

4.2.3 Nhận xét về hiện trạng hoạt động du lịch 36

4.2.4 Kết quả điều tra xã hội học về hoạt động DLST tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ 37 4.3 Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ 39

4.3.1 Chất thải rắn 40

4.3.2 Nước thải 40

4.3.3 Khí thải 41

4.3.4 Các rủi ro sự cố 42

4.3.5 Kết quả điều tra xã hội học về hiện trạng môi trường tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ 42 4.4 Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường phục vụ du lịch 46

4.4.1 Phân tích SWOT đối với giải pháp cải thiện môi trường 46

4.4.2 Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ 50

4.4.2.1 Giải pháp quản lý hành chính 50

4.4.2.2 Chất thải rắn 51

4.4.2.3 Nước thải 52

4.4.2.4 Khí thải 52

4.4.2.5 An toàn trong lao động và phòng chống cháy nổ 53

4.4.2.6 Về việc tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường 54

Chương 5 55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

5.1 Kết luận 55

5.2 Kiến nghị 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC 59

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC LOÀI THỰC VẬT TRONG KDL 59

PHỤ LỤC 2: PHIẾU CÂU HỎI PHỎNG VẤN 65

Trang 8

PHỤ LỤC 3: BẢNG TỔNG KẾT PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 68

PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KDL SINH THÁI MỸ LỆ 73

PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TOUR DU LỊCH 78

PHỤ LỤC 6: QUY ĐỊNH CHUNG KHI THAM QUAN VUI CHƠI TẠI KDL 80

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1 : Công suất hoạt động của công ty 11

Bảng 2.2: Kết quả thử nghiệm mẫu nước thải sinh hoạt tại hố ga 15

Bảng 2.3: Kết quả thử nghiệm mẫu không khí tại khu vực gần cổng bảo vệ 17

Bảng 4.1: Bảng tình hình doanh thu qua các năm 34

Bảng 4.2: Phân tích các yếu tố tác động có liên quan đến môi trường tại KDL 46

Bảng 4.3: Những chiến lược được vạch ra sau khi phân tích SWOT 48

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của khu du lịch Sinh thái Mỹ Lệ 10

Hình 4.1: Đồi chè trong KDL 26

Hình 4.2 : Vườn Thông trong KDL 27

Hình 4.3: Tượng Phật Di Lặc trong KDL 32

Hình 4.4: Bãi đốt rác trong KDL 40

Hình 4.5 : Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 41

Hình 4.6: Sơ đồ thu gom – xử lý chất thải rắn cho KDL Sinh thái Mỹ Lệ Error!

Bookmark not defined

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Doanh thu 8 tháng năm 2013(ĐVT: nghìn đồng) 35

Biểu đồ 4.2 : Biểu đồ cơ cấu doanh thu 36

Biểu đồ 4.3: Số lần đến KDL của du khách 37

Biểu đồ 4.4: Hình thức tìm kiếm thông tin du lịch của du khách 38

Biểu đồ 4.5: Mức độ hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch 39

Biểu đồ 4.6: Đánh giá của du khách về cây xanh trong KDL 43

Biểu đồ 4.7: Đánh giá của du khách về rác thải, nước thải, không khí 44

Biểu đồ 4.8: Đánh giá của nhân viên KDL về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 45

Biểu đồ 4.9: Đề xuất biện pháp duy trì và cải thiện môi trường tại KDL 46

Trang 11

BVMT: Bảo vệ môi trường

ESCAP: Economic and Social Commission for Asia and the Pacific(Ủy ban kinh tế- xã hội Châu Á- Thái Bình Dương)

IUCN: The International Union for Conservation of Nature (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới)

SWOT:Strengths – Weaknesses -Opportunities – Threats (Điểm mạnh- Điểm yếu-

Cơ hội–Thách thức)

WWF: World Wide Fund for Nature (Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã)

Trang 12

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, du lịch phát triển mạnh như một nghành công nghiệp

ở các quốc gia giàu tiềm năng, cảnh quan đẹp Trong đó DLST đóng vai trò chính nhằm giới thiệu môi trường thiên nhiên nhưng qua đó cũng góp phần bảo tồn, duy trì

sự bền vững cho môi trường tự nhiên ở đây Du lịch sinh thái không còn chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm mà đã trở thành một thực tế trên toàn cầu Như chúng ta đã biết rằng để phát triển du lịch thì điều kiện không thể thiếu là tài nguyên thiên nhiên Trong đó thì môi trường tự nhiên như môi trường nước, không khí, đất đai đồi núi là yếu tố chính để đem đến sự thỏa mãn cho du khách du lịch Bình Phước là một địa danh nổi tiếng với nền văn hóa lịch sử lâu đời Nơi đây có rất nhiều di chỉ khảo cổ có niên đại cách đây hơn 2000 năm đã được phát hiện và nghiên cứu bao gồm: Đàn đá, thành đất cổ, các công cụ bằng đá, gốm thuộc nền văn minh thời kỳ tiền sử Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử của trung ương gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như Nhà tù Bà Rá; Khu căn cứQuận

ủy Bộ tư lệnh của các lực lượng vũ trang của Miền Nam Việt Nam; Sóc Bom Bo với hình ảnh đồng bào dân tộc S’tiêng ngày đêm giã gạo; Sân bay Lộc Ninh và rất nhiều lễ hội văn hóa luôn chào đón du khách trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan tự nhiên đẹp phong phú Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ nằm trên hệ thống giao thông huyết mạch xuyên suốt trung tâm tỉnh lỵ nối với Đăk Lak, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Dương; TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu; Long An, Tiền Giang Trong tương lai không xa khi đường sắt xuyên Á đi qua sẽ nối với Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma thì Mỹ

Lệ sẽ trở thành một điểm đến của rất nhiều du khách Tuy vậy du lịch càng phát triển thì sự tác động đến môi trường tự nhiên không ít Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường trong sự phát triển của du lịch đang là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia

Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của KDL nói chung và DLST nói

riêng, tôi thực hiện đề tài:“Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường và đề xuất

Trang 13

các giải pháp bảo vệ môi trường tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ- Tỉnh Bình Phước”

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên của khu du lịch

- Hiện trạng quản lý môi trường tại khu du lịch, các biện pháp đã thực hiện và

những vấn đề còn tồn tại

- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại khu du lịch

1.3 Nội dung của đề tài

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, đề tài thực hiện những nội dung sau:

- Khảo sát và tìm hiểu tài nguyên du lịch của khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ

- Hiện trạng môi trường tại khu du lịch, và xác định vấn đề môi trường gây ô nhiễm cần quan tâm

- Mức độ hài lòng của du khách đối với công tác quản lý môi trường tại KDL

- Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường tại khu du lịch sinh thái

Mỹ Lệ

1.4 Giới hạn, thời gian và đối tượng nghiên cứu

 Phạm vi nghiên cứu

- Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ tỉnh Bình Phước

 Đối tượng nghiên cứu

- Tài nguyên du lịch sinh thái và những tác động đến môi trường của KDL Mỹ

Lệ tỉnh Bình Phước

- Ban quản lý, nhân viên, khách du lịch tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ

 Thời gian

- Từ 9/2013-11/2013: khảo sát, điều tra, tổng hợp số liệu

- Từ 11/2013- 12/2013: Viết báo cáo, chỉnh sửa lại bài hoàn chỉnh

1.5 Ý nghĩa thực tiễn

- Khảo sát, đánh giá tiềm năng du lịch để có đánh giá đúng về giá trị của KDL

- Đưa ra một số giải pháp để góp phần bảo vệ môi trường của KDL

- Nâng cao công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái tại

KDL

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về du lịch

2.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm

hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung Loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu

và ngày càng được quan tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế (Ngô An, 2009) Năm 1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên

và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

Năm 2006, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”

Có thể hiểu DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ

để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương

Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt

Trang 15

sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa Du lịch sinh thái nói theo một nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội tụ các yếu tố cần đó là: sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường, trách nhiệm với xã hội và cộng đồng

2.1.2 Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua

đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn:

+ Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch sựa vào thiên nhiên khác

+ Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị môi trường tự nhiên,

về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa, thái độ cư xử của

du khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương

- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái:

+ Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến môi trường và tự nhiên

+ Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững

+ Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng:

+ Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể

+ Sự xuống cấp hoặc thay đổi phong tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST

+ Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST

- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương:

Trang 16

+ Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST

+ DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương

2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái

Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (Phạm Trung Lương, 2002):

- Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao + Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực vật là điều kiện cần có để phát triển DLST

+ Không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình

- Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:

+ Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST về các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương

+ Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch

- Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”

+ Xét trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách

mà khu vực có thể tiếp nhận

+ Xét ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây

ra

+ Xét ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác

+ Xét ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa– xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực

Trang 17

+ Xét ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ

+ Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực

+ Các chỉ số sức chứa chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm

- Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa bản địa Vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan

2.1.4 Các loại hình du lịch

Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn, cho phép định được vai trò của du lịch Từ đó, có thể xác định cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch Sau đây là sự phân loại du lịch theo tác giả Trần Văn Thông, 2002 :

Phân loại dựa vào đặc điểm địa điểm của điểm du lịch :

+ Du lịch miền biển

+ Du lịch núi

+ Du lịch đô thị

+ Du lịch đồng quê

2.1.5 Phân loại tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác hoặc chưa khai thác Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và đảm bảo phát triển du lịch bền vững

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm: yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể phục vụ mục đích du lịch

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm: truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

2.2 Tổng quan về môi trường

2.2.1 Khái niệm liên quan đến môi trường

Trang 18

Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người sinh vật

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với dự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học

Chất thải là vật thể ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác

Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, loại thải chất thải

2.2.2 Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường

Du lịch là một ngành công nghiệp lớn nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác Du lịch có tác động tiêu cực và tích cực trong đời sống của con người và môi trường Do vậy, phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi trường du lịch

1 Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm đảm bảo môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh

2 Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch

3 Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương

4 Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thug om, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh ; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường ; có biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình

2.2.3 Du lịch sinh thái tác động đến các yếu tố môi trường

Trang 19

2.2.3.1 Tác động tích cực

- Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc

bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia

- Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến

cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất,

ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc

- Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề

cao giá trị các cảnh quan

- Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá,

hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch

- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc

trao đổi và học tập với du khách

2.2.3.2 Tác động tiêu cực

 Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu

thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương

 Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà

hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông,

hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài

da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản

 Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch Đây là nguyên

nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội

 Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du

lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu

Trang 20

thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông

 Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng

phí

 Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây

phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại

 Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà

hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng

và cảnh quan Phát triển du lịch hỗnđộn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất

 Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể

tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng ) Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền

2.3 Tổng quan về khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ

2.3.1 Thông tin liên lạc

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CP TM-DV-DL-XNK MỸ LỆ

- Địa chỉ: Đường DT 741 – xã Long Hưng – huyện Bù Gia Mập – tỉnh Bình

Phước

- Điện thoại: 06513 779772 Fax: 06513780781

- Nghành nghề sản xuất: Dịch vụ du lịch, giải trí thể thao, nhà hàng, khách sạn

Trang 21

Khu du lịch Mỹ Lệ khá hấp dẫn với mô hình du lịch sinh thái kết hợp hài hòa giữa đất trời, cỏ cây,tạo thành một quần thể kiến trúc và thiên nhiên hùng vĩ Đến với Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một thung lũng cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài Một màu xanh mướt trải đều trên các luống trà mang lại cho du khách một cảm giác thư thái êm dịu khó tả Đặc biệt vào mùa hè, du khách sẽ được tận hưởng từ bất ngờ này đến bất ngờ khác do những mảnh vườn cây trái mang lại Thật thú vị khi được ngắm từng mảng màu của hơn 18 loại trái cây cùng các loại hoa hòa trong vị ngọt dịu của từng loại trái cây, từng mùi hương của các loài hoa đang nở rộ

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì đây là một khu du lịch còn giữ được sự đa dạng của hệ sinh thái nước ngọt, tính nguyên sơ của thiên nhiên đồng thời được đầu tư khép kín từ việc tham quan ngắm cảnh, cắm trại, vui chơi giải trí đến ăn uống, nghỉ ngơi chắc chắn sẽ tạo nên dấu ấn mới cho ngành du lịch-dịch vụ của Bình Phước Sức hấp dẫn đặc biệt của Khu du lịch Mỹ lệ không chỉ ở môi trường thông thoáng, phong cảnh hữu tình, cung cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình mà còn ở những món ẩm thực đa phong cách, hội tụ nét văn hóa của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc

Trang 22

 Loại hình kinh doanh:

KDL sinh thái Mỹ Lệ có nhiều hoạt động kinh doanh như: Cung cấp các dịch vụ

về nhà nghỉ, nhà hàng, dịch vụ đạp vịt trên hồ, dịch vụ hồ bơi, cắm trại, các loại hình giải trí, tham quan vườn thú và cảnh quan thiên nhiên

 Quy mô và công suất hoạt động:

Quy mô diện tích: 80.878,2 m2

Công suất hoạt động cho năm ổn định tại KDL sinh thái Mỹ Lệ với công suất khoảng 90% tổng các dịch vụ Công suất hoạt động thay đổi theo từng tháng, thường vào những tháng cuối năm số lượng khách tăng do vào mùa cưới, Lễ Tết…

Bảng 2.1: Công suất hoạt động của công ty

1 Nhà hang Nhà 2 Nhà (Ngoài trời) 200Người/nhà

Phía Đông Nam giáp đường ĐT 741

Phía Tây Nam giáp khu nhà văn phòng và xí nghiệp chế biến hạt điều của công

ty cổ phần TM- DV - DL - XNK Mỹ Lệ

Các mặt còn lại giáp các rừng cây(vườn điều, cây ăn trái, ) đồi dốc

2.3.4.2 Địa hình

Địa hình tự nhiên tại cổng chính(tiếp giáp đường ĐT 741) tương đối bằng phẳng

Đi sâu vào bên trong địa hình dốc dần vào giữa gồm đồi dốc, mương suối.Hướng dốc

Trang 23

thoải từ hai đầu ở phía Bắc và phía Nam đổ về các ao trũng ở giữa khu đất, cao độ biến thiên từ 126.5m đến 172m

ở đây thường quan sát được vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất thường sảy ra vào tháng 12 hoặc tháng 1 Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm nhưng cũng chỉ xuống đến 21,5 – 220C Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm nhưng cũng chỉ lên đến 27 - 280C.Như vậy chứng tỏ mùa đông ở đây chỉ mát hơn mùa hè một chút ít Khí hậu ôn hòa này rất thích hợp cho sức khỏe con người và là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch

Biên độ dao động nhiệt năm ở đây là 5- 60C nhưng biên độ dao động nhiệt đêm lại khá lớn(từ 9- 100C) Mùa khô là mùa có biên độ nhiệt ngày đêm lớn nhất(khoảng 12- 130C) và mùa mưa có dao động nhiệt ngày đêm nhỏ nhất(khoảng 7 - 80C)

 Nắng

Số giờ nắng trung bình: 2400-2500h/ năm

Số giờ nắng bình quân trong ngày: 6,2 giờ - 6,6 giờ

Thời gian nắng nhiều nhất là tháng 1,2,3,4; Nắng thấp nhất tháng 7,8,9

 Mưa

Lượng mưa trung bình năm: 2045- 2325mm/năm

Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11, lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 85-90%

vũ lượng mưa.Điểm nổi bật trong mùa mưa ở đây là lượng mưa phân bố khá đều giữa các tháng trong mùa mưa.Tháng mưa lớn nhất là tháng 7 nhưng lượng mưa cũng không chênh lệch so với các tháng khác trong mùa mưa là bao nhiêu

 Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình hằng năm khoảng 77,8% đến 84,2%

Trang 24

- Mùa mưa: 85 – 90%, Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 8 và tháng 9

- Mùa khô: 70 – 80%, Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 1 và tháng 2

 Gió

Gió mùa: Bình phước chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: chính Đông, Đông Bắc

và Tây Nam theo 2 mùa:

- Mùa khô: gió chính Đông chuyển dần sang Đông – Bắc, tốc độ bình quân 3,5m/s

- Mùa mưa: gió Đông chuyền dần sang Tây Nam, tốc độ bình quân 3,2m/s

 Bão

Đây là khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới mà chỉ có nhiều giông Hằng năm ở đây quan sát được 100 – 140 ngày có giông và mùa giông thường trùng với mùa mưa

Nhìn chung đây là khu vục có khí hậu tương đối mát mẻ quanh năm, nắng nhiều

ít thiên tai và các hiện tượng thời tiết thất thường Đây chính là những đặc điểm rất thuận lợi để phát triển du lịch

2.3.4.4 Địa chất và thủy văn

 Địa chất

Cấu tạo địa chất của tỉnh Bình Phước có 7 nhóm chính với 13 loại đất Đất có chất lượng cao trở lên là nhóm đất đen, đất đỏ, đất bazan, đất phù sa Khu vực huyện Phước Long thuộc nhóm đất đỏ và đất bazan

Căn cứ vào tài liệu bản đồ địa chấn Việt Nam, tỉnh Bình Phước nằm trong vùng chấn động cấp 5 -6

Theo một số tài liệu địa chất cho biết tại khu vực này cường độ chịu tải R > 1,2kg/cm2

 Thủy văn

Tầng chứa nước Bazan(QI-II) phân bố trên quy mô 4000km2 của tỉnh Bình Phước, lưu lượng nước tương đối khá 0,5 – 16l/s, tầng chưa nước Pliocen lưu lượng 5 – 15l/s chất lượng nước tốt

Dọc theo khu vực suối, chỗ trũng của khu đất, độ sâu mực nước ngầm trung bình khoảng 1,5 – 2m, nguồn nước khá dồi dào có thể khai thác phục vụ cho khu du lịch

Trang 25

 Thổ nhưỡng

Hệ thảm thực vật trong khu vực chủ yếu là rừng điều xen kẽ có vườn cây ăn trái

và cây hoa, cỏ, cây bụi thấp bao quanh các sườn đồi, ao, hồ tạo thành các vùng cảnh quan khá đẹp mang nét đặc trưng riêng

2.3.5 Giao thông và cơ sở hạ tầng

- Tổng diện tích xây dựng các đường giao thông là 29.753m2, chiếm 6,92% diện tích khu đất

 Cơ sở hạ tầng:

- Hệ thống nhà hàng – khách sạn: Biệt thự Anh đào và biệt thự Đồi Thông gồm

10 phòng tiêu chuẩn 3 sao được trang bị đầy đủ tiện nghi với khả năng đón 200 khách lưu trú Nhà hàng lân cận có khả năng phục vụ ăn uống cho hơn 1000 du khách

- Các bãi cắm trại mát mẽ, không khí trong lành

- Hệ thống cung cấp điện: điện tại khu vực được cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt, làm việc và cho các hoạt động du lịch

- Bưu chính viễn thông: hệ thống thông tin liên lạc cũng là yếu tố du khách rất cần Ngày nay nhu cầu liên lạc, sử dụng điện thoại đối với du khách cũng như là để khu du lịch quảng bá, liên hệ với bên ngoài là không thể thiếu vì vậy khu du lịch đã trang bị đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế

2.3.6 Các nguồn gây tác động môi trường tại khu du lịch

Trang 26

2.3.6.1 Nước thải

 Nước thải sinh hoạt

Nước thải từ hoạt động của khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ các hoạt động của nhà hàng, nhà nghỉ và nước thải của cán bộ công nhân viên

Nước thải từ nhà hàng mà chủ yếu là nước thải phát sinh từ bếp phục vụ nấu ăn, lượng nước thải này chứa hàm lượng dầu mỡ nhiều và các chất hữu cơ từ quá trình nấu nướng cũng như thức ăn thừa ở dạng lỏng

Nước thải từ nhà nghỉ của cán bộ nhân viên tại KDL chủ yếu là nước từ nhà vệ sinh Lượng nước thải này chứa các chất hữu cơ là chính

Bảng 2.2: Kết quả thử nghiệm mẫu nước thải sinh hoạt tại hố ga

STT THÔNG SỐ/ĐƠN VỊ PHƯƠNG PHÁP

THỬ NGHIỆM

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

QCVN 14:2008/BTN

[Trung tâm nghiên cứu và tư vấn môi trường – REC Tháng 5/2013]

Từ kết quả trên cho thấy rằng nước thải được lấy mẫu từ hố ga đã đạt tiêu chuẩn không vượt quá mức quy đinh của QCVN

 Nước thải hồ bơi

Tại khu du lịch có hổ bơi với thể tích khoảng 300m2, hàng ngày lượng nước thải này được xử lý tuần hoàn trở lại bể bơi bằng phương pháp lọc tuần hoàn khoảng 8 giờ/ngày qua hệ thống lọc đi kèm theo hồ bơi và định kỳ 2 tháng mới súc rửa vệ sinh

hồ một lần

Thông thường nước thải hồ bơi được xem là nước sạch tương tự nước mưa

Trang 27

ô nhiễm khí thải giao thông phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, mật độ giao thông và số lượng nhiên liệu tiêu thụ Đây là nguồn phát thải di động và vùng khuếch tán rộng do đó ô nhiễm khí thải do giao thông không nhiều

 Nhà bếp của nhà hàng

Bên cạnh đó ô nhiễm khí thải trong KDL còn do các hoạt động nấu nướng phục

vụ thực khách, tiệc tùng… Khí thải từ nhà bếp phát sinh do sử dụng ga, than dung để nướng thực phẩm Thời gian phát sinh khí thải này gián đoạn, nhiên liệu sạch (gas) là chủ yếu nên chất ô nhiễm và lượng thải không nhiều

 Bụi

Bụi phát sinh từ KDL chủ yếu là do phương tiện vận chuyển, quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu, nhu yếu phẩm cho KDL, sự di chuyển đi lại của con người, quá trình thu gom chất thải rắn…

Tuy nhiên phần lớn diện tích được bê tông hóa và trồng cây xanh, thảm cỏ nên thải lượng không đáng kể

Trong quá trình hoạt động của KDL nhiệt dư phát sinh từ khu vực sấy, ủi, bếp ăn,

hệ thống máy điều hòa nhiệt độ và máy phát điện dự phòng Nói chung nhiệt dư là yếu

tố gây ô nhiễm không đáng kể đối với một khu du lịch thông thoáng

Nhiệt phát sinh chủ yếu do hoạt động của máy móc thiết bị cũng như hoạt động của con người Do đó đối với KDL nguồn gây ô nhiễm nhiệt không đáng kể

Trang 28

Bảng 2.3: Kết quả thử nghiệm mẫu không khí tại khu vực gần cổng bảo vệ

[Trung tâm nghiên cứu và tư vấn môi trường – REC Tháng 5/2013]

Mẫu không khí được đo khu vực cổng bảo vệ và khu vực giữ xe của KDL là nơi

có nhiều xe cộ đi lại nhưng kết quả đo các thông số như: Độ cồn, NO2, SO2, CO, Bụi đều đạt quy định của QCVN về chất lượng không khí

Chất thải rắn

 Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn của KDL phát sinh chủ yếu từ hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của du khách, thực khách tại nhà hàng, nhà nghỉ và của toàn bộ công nhân viên

Ngoài ra KDL còn có rác vườn, phát sinh chủ yếu từ các hoạt động vệ sinh đường giao thông nội bộ, khu vui chơi giải trí, khu vực cây xanh cảnh quan… Thành phần của chúng gồm các loại sau: cành cây và lá cây, cỏ xén, giấy vụn, bao nylon, chai pet,…

 Chất thải công nghiệp không nguy hại

Hoạt động của KDL sẽ phát sinh chất thải rắn không nguy hại bao gồm:

- Nhóm giấy: Bao gồm giấy từ văn phòng, báo chí, giấy vụn với khối lượng 10 kg/tháng Do lượng giấy này có khả năng tái sử dụng nên được thu gom tập trung để bán phế liệu Giấy từ nhà vệ sinh được thu gom vào thùng rác Lượng này khoảng 3 kg/tháng

- Nhóm nhựa: Ống nước, túi nylon, xô nước hỏng, cây lau nhà,…với khối lượng

15 kg/tháng, loại chất thải này tái chế được

- Chất thải không độc hại với thành phần là bao nylon, thùng carton, hộp giấy… lượng chất thải này khoảng 4 kg/tháng Chúng có thể tái chế sử dụng

Trang 29

 Chất thải công nghiệp nguy hại

Do đặc thù của một KDL nên việc tiêu dung một lượng các loại dịch vụ vệ sinh, hóa chất khử trùng như thuốc xịt phòng, khử mùi… có khả năng phát sinh chất thải nguy hại, lượng bao bì được thống kê như sau:

2.3.6.4 Tiếng ồn

Các nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu từ máy phát điện dự phòng Nguồn ồn gây

ô nhiễm đặc trưng là âm thanh nhạc phục vụ tiệc cưới, hội nghị, liên hoan… và tiếng cười nói của du khách dự tiệc tại nhà hàng

Ngoài ra, trong nhà hàng tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông trong

khuôn viên, khu vực lân cận như xe cộ đi lại

2.3.6.5 Các rủi ro, sự cố

 Nguy cơ cháy nổ

Nguy cơ cháy nổ là mối đe dọa thường xuyên và có tác hại to lớn, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của KDL, gây nguy hại đến tính mạng của nhân viên, du khách… các nguyên nhân có thể dẫn tới cháy nổ:

- Bất cẩn trong quá trình khi làm việc tại những nơi gần nguồn phát sinh nhiệt, hoặc để nguyên liệu dễ cháy gần nguồn phát sinh nhiệt

Trang 30

- Vứt bừa bãi tàn thuốc hay những nguồn lửa khác tại những khu vực dễ cháy nói chung

- Lưu trữ nguyên liệu không đúng quy định

- Sự cố về thiết bị điện, bị quá tải trong quá trình vận hành phát sinh nhiệt dẫn đến cháy

 Nguy cơ tai nạn lao động

Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động là:

- Nhân viên không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động

- Sự bất cẩn về điện trong lúc thao tác máy móc thiết bị

- Gây hỏa hoạn trong lúc nấu nướng

Trang 31

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

 Đánh giá hiện trạng tài nguyên và hiện trạng hoạt động DLST tại KDL Sinh thái

Mỹ Lệ

 Hiện trạng quản lý môi trường tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ

 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách với công tác quản lý môi trường tại KDL

 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường để phục vụ du lịch tại KDL Sinh thái Mỹ

Lệ

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Đây là phương pháp cơ bản nhất được tiến hành thường xuyên trước và trong quá trình làm khóa luận Nguồn tài liệu chủ yếu là thứ cấp, trước tiên là nguồn tư liệu giảng dạy của Thầy/Cô và những khóa luận tốt nghiệp trước đây để định hướng và xác định mục tiêu cho đề tài

Các tài liệu, sách tham khảo, các website, các văn bản liên quan đến KDL Sinh thái Mỹ Lệ bao gồm:

- Các loại hình dịch vụ, các sản phẩm du lịch và giá cả

- Các tuyến du lịch đang hoạt động

- Tình hình doanh thu các năm gần đây

- Thời gian tập trung, cao điểm của hoạt động du lịch

- Các thông tin về cơ sở hạ tầng, dịch vụ của KDL

- Báo cáo giám sát chất lượng môi trường

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải

- Các loại phương tiện vận chuyển du khách

Trang 32

3.2.2 Phương pháp bản đồ

Bản đồ được sử dụng nhằm xác định vị trí của KDL, khu vực có tác nhân ô nhiễm và các khu vực xung quanh nhằm có thể nhìn nhận, đánh giá đúng và có biện

pháp khắc phục cho phù hợp

3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp này giúp người nghiên cứu có thể thấy rõ tình hình thực tế đang diễn ra Khảo sát trực tiếp hiện trạng môi trường tại KDL Nhận biết những vấn đề còn tồn tại hoặc các biện pháp quản lý môi trường đã thực hiện nhưng chưa hoàn thiện Từ

đó đưa ra những nhận xét, biện pháp quản lý phù hợp hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm và

xử lý các vấn đề môi trường phát sinh liên quan

Việc khảo sát được tiến hành như sau:

- Khảo sát trong phạm vi diện tích của KDL

- Khảo sát các khu vực xung quanh

3.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học

 Mục đích: giúp thu thập những ý kiến đóng góp từ du khách, cán bộ nhân viên của khu du lịch, đem lại các yếu tố khách quan để đánh giá hiện trạng hoạt động DLST

và môi trường tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ

 Xác định số phiếu: Tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên là 100 phiếu cho du khách và

15 phiếu cho nhân viên tại KDL

Phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp được thực hiện thông qua 3 bước:

Bước 1: Xác định đối tượng điều tra

Đối tượng là du khách, có thể điều tra bằng phiếu khảo sát trực tiếp hoặc phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi

Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi điều tra và tiến hành điều tra thông qua việc phát

phiếu, bảng câu hỏi kết hợp phỏng vấn

Xây dựng hai bảng câu hỏi riêng dành cho Khách du lịch và Nhân viên KDL

 Đối với khách du lịch cần tìm hiểu các nội dung:

- Thông tin du khách: tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ

- Nhu cầu du lịch và chất lượng các hoạt động du lịch tại KDL

- Mức độ hài lòng của du khách đối với môi trường tại khu du lịch

Trang 33

- Những đề xuất của khách du lịch góp phần cải thiện môi trường tại KDL

 Đối với nhân viên KDL cần tìm hiểu:

- Thông tin: tên, tuổi, bộ phận, chức vụ

- Nhận xét về hiện trạng môi trường, những quy định về bảo vệ môi trường tại KDL

- Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường hiện tại

- Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện tại KDL

Bước 3: Phân tích và xử lý kết quả điều tra

Việc tổng hợp thông tin được tiến hành bằng Excel thông qua nhập và xử lý số liệu Trên cơ sở các kết quả điều tra, sau đó lập các bảng biểu thể hiện những kết quả thu thập được

3.2.5 Phương pháp ma trận SWOT

 Mục đích: Nhằm đưa ra các đề xuất về các giải pháp bảo vệ môi trường

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc đưa ra các biện pháp cải thiên tình hình môi trường trong khu du lịch, mà không gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của KDL

 Phân tích SWOT chia làm 6 giai đoạn:

1 Xác định mục tiêu của hệ thống: Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường

2 Xác định ranh giới của hệ thống: sự xác định rõ ràng giữa điểm mạnh và cơ hội, điểm yếu và thách thức

3 Phân tích các bên có liên quan: gồm các bên liên quan trong hệ thống, các bên liên quan ngoài hệ thống

4 Phân tích SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

5 Vạch ra giải pháp:

- Giải pháp phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội (S/O)

- Giải pháp không để điểm yếu làm mất đi cơ hội (W/O)

- Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách (S/T)

- Giải pháp không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu (W/T)

6 Tích hợp các giải pháp: Sau khi đã phân tích, sắp xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp theo quy tắc:

- Các giải pháp có sự lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là giải pháp ưu tiên nhất

Trang 34

- Giải pháp không chứa đựng sự mâu thuẫn mục tiêu có ưu tiên thứ hai

- Những giải pháp cần được xem xét lại được xếp cuối cùng

3.2.6 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng nhằm mục đích đánh giá kết quả và đưa ra đề xuất trong đề tài Đối tượng và nội dung phỏng vấn bao gồm:

- Cán bộ nhân viên ban quản lý đang công tác tại Ban quản lý KDL Sinh thái Mỹ Lệ: các cán bộ tại đây sẽ cung cấp thêm các thông tin để bổ sung và chỉnh sửa lại những thông tin đã thu thập được qua việc thu thập tài liệu Đồng thời, họ là người hiểu về đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, về các vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái tại KDL nên sẽ đưa ra những ý kiến đóng góp thực tiễn

- Các giảng viên tại ĐH Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh: là những chuyên gia

có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giúp đề tài có giá trị thực tiễn cao

Trang 35

Đào lộn hột hay còn gọi là Điều tên khoa học: Anacardium occidentale L là loại

cây công nghiệp dài ngày thuộc họ Đào lộn hột Có nguồn gốc từ Bắc Brasil ngày nay được trồng khắp các khu vực có khi hậu nhiệt đới

Cây cao khoảng từ 3- 9m Lá mọc so le, cuống ngắn Hoa nhỏ, màu trắng có mùi thơm nhẹ Quả khô, không tự mở, hình thân, dài 2-3 cm, vỏ ngoài cứng, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái Lê hay Đào, màu đỏ, vàng hay trắng Do vậy người ta thường có cảm tưởng phần cuống quả phình ra là quả, còn quả thật đính vào

là hạt, do đó mà có tên Đào lộn hột (tức là Đào có hột nằm ngoài quả) Hạt hình thận,

có chứa dầu béo

- Quả giả(cuống quả) rất giàu vitamin C, có thể ăn tươi, hoặc ép lấy dịch cho lên men làm rượu nhẹ, nước giải khát lên men Tuy nhiên không nên ăn nhiều trái tươi vì gây tưa lưỡi

- Rượu chế biến từ quả giả này có thể dùng xoa bóp khi đau nhức, súc miệng chữa viêm họng, chống nôn mửa

- Nhân là sản phẩm chính của cây Điều do có giá trị cao, sử dụng đa dạng, sau khi loại hết vỏ, được rang hoặc dùng tươi hoặc dùng trong chế biến bánh, kẹo

- Bôm đào lộn hột dung chữa chai, loét, nẻ chân

- Dầu nhân dùng để chế thuốc

Việt Nam là nước có sản lượng hạt điều xuất khẩu lớn nhất thế giới Bình Phước

là tỉnh có diện tích trồng Điều, và sản lượng đứng đầu nước ta Hiện nay một điều đáng lo ngại rằng loại cây Điều đã bị thay thế bằng Cao su, diện tích trồng Điều ngày càng thu hẹp Với mong muốn giới thiệu điểm mạnh của Tỉnh vào KDL, chủ của KDL

Trang 36

muốn đóng góp một phần công sức của mình, đã không ngừng chăm sóc và đưa hình ảnh của cây Điều đến bạn bè gần xa Khi bước vào cổng là du khách đã thấy những cây Điều sừng sững gần 20 năm tuổi Cả KDL diện tích trồng Điều hơn 10 hecta, được cắt tỉa và trồng thảm cỏ dưới gốc Tạo nên không gian thoáng, mát cho du khách nghỉ ngơi, đi bộ dưới tán cây, đây nét đặc trưng của KDL sinh thái Mỹ Lệ mà không có một nơi nào có được

Mùa quả chín vào tháng 2 – 4, hạt điều được thu lại và mang đi chế biến thành kẹo hạt điều, hạt điều rang muối, sản phẩm đặc trưng mang tên Mỹ Lệ Là món quà lý tưởng cho gia đình và bạn bè của du khách sau những một chuyến tham quan

- Cành chè: Cành chè do mầm dinh dưỡng sinh trưởng lên,tùy theo vị trí mọc khác

- Nhiệt độ từ 22 - 280C là thích hợp nhất đối với chè

- Nhu cầu ánh sáng của cây chè là trung tính, cây con ưa bóng râm, lớn lên ưa ánh sáng nhiều hơn Trong bóng râm lá chè có màu xanh đậm, long dài, búp non lâu, quang hợp kém, sản lượng thấp

Trang 37

Hình 4.1: Đồi chè trong KDL

Trong KDL diện tích trồng chè khoảng 20 hecta, hiện tại đang mở rộng diện tích trồng chè Du khách được thả mình vào không gian bát ngát đồi chè, có thể hái một ít ngọn chè mang về, hoặc nhờ nhân viên pha hộ Những hàng chè thẳng tăm tắp thoải xuống sườn đồi như những tấm lụa xanh mượt mà khiến cả những người khó tính nhất cũng phải hài lòng Đó là vẻ đẹp tự nhiên chứ không hề sắp đặt

Chè được thu hoạch và đưa về nhà máy chế biến để tạo ra Trà Ô long mang tên doanh nghiệp Mỹ Lệ Là món quà dành tặng cho gia đình, người thân sau mỗi chuyến

đi cho gia đình và bạn bè

và thường rụng vào năm thứ 2

Trang 38

Đặc điểm điều kiện tự nhiên: Thông Caribe phân bố tự nhiên ở Trung Mỹ, CuBa,

và quần đảo Bahama và có 3 chủng là:

- Pinus caribaea var hondurensis

- Pinus caribaea var caribaea

- Pinus caribaea var bahamensis

Nước ta đã nhập nội loài Thông Caribe, chủng hondurensis, có phân bố tự nhiên

và gây trồng diện tích rộng trên thế giới từ vĩ độ 120 Bắc đến 180 vĩ Bắc, được trồng ở Đại Lải (Vĩnh Phúc), Thọ Lộc (Quảng Bình), Đèo Hải Vân (Đà Nẵng), Quảng Nam, Song Mây (Đồng Nai), Măng Linh (Lâm Đồng) với tổng diện tích 5931ha (năm 1994) Nhưng thông Caribe chỉ trồng ở Bắc Bộ và Trung Bộ là quả có hạt, còn trồng ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, tuy vẫn sinh trưởng tốt, nhưng cây không có hạt, hoặc hạt có tỷ

lệ nẩy mầm rất thấp

Gỗ thông Caribe nhẹ, có tỷ trọng 0,41g/cm3, nên thường dung làm ván sàn nhà, sản xuất giấy (vì có sợi dài)

Vỏ cây có nhiều ta nanh: 10%

Đặc biệt Thông caribe cho nhựa thông có chất lượng cao

Hình 4.2 : Vườn Thông trong KDL

Ở KDL Thông Caribe được trồng tự nhiên khoảng 2ha , vẫn giữ được nét hoang

sơ của tự nhiên, có trồng xen cây Dầu vào trong rừng Thông Đến nay rừng thông đã

Trang 39

trồng được 10 năm, đem lại cảm giác cho du khách giống như đang ở Đà Lạt Hầu hết

du khách đều thích thú tận mắt ngắm nhìn loài Thông này

 Đào đậu

Cây Đào đậu có tên khoa học là Gliricidia Sepium thuộc họ Đậu (Fabaceae) có

nguồn từ Châu Mỹ, là cây gỗ nhỏ cao trưởng thành từ 4-8mcó nhiều nhánh, lá kép có 5-15 lá phụ không lông, lá màu xanh mốc, hoa chùm dài 5-10 cm mọc nơi nách lá có màu trắng hay màu hồng rất đẹp, vỏ cây và hạt cây đào đậu có tính độc cao có thể dùng làm thuốc diệt chuột.Cây đào đậu dễ trồng, mọc nhanh lại chịu hạn nên dùng trồng làm hàng rào chắn gió, nhiều nơi thu hái lá làm thức ăn cho trâu bò và ủ phân xanh do trong lá có hàm lượng đạm cao

Tại Việt Nam hoa anh đào giả gắn liền truyền thống Tết dân tộc với hoa Mai, hoa Đào Vào ngày Tết du khách đến với KDL chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một vùng trời hoa Anh đào giả, trên khắp con đường từ cổng vào du khách đã có thể tận mắt nhìn và cảm nhận vẻ đẹp của nó Vườn Anh đào giả đã trồng được 10 năm, cây cũng cao chừng 4 - 5m tỏa tán rộng Trong KDL nó được trồng để làm cảnh, và nó cũng là nét đặc sắc mà không nơi nào có được Khiến du khách rất thích thú ngắm nhìn và chụp hình

Trong không khí se lạnh của thung lũng nhỏ vừa đi bộ vừa ngắm nhìn rừng hoa anh đào thật bình yên hạnh phúc

4.1.1.2 Động vật

Hiện nay, KDL đang nuôi một số loài động vật phục vụ cho tham quan và cung cấp thực phẩm Trong đó Heo rừng, Nhím được nuôi với số lượng nhiều chủ yếu để cung cấp thực phẩm cho nhà hàng trong KDL Các loài khác như: Khỉ, Đà điểu, Công, Thỏ, Hưu, Gà sao, Ngựa… phục vụ nhu cầu giải trí cho du khách

Động vật dưới nước rất đa dạng và phong phú về cả loài và số lượng, đặc biệt vào mùa mưa cá xuất hiện rất nhiều Một số loài cá tiêu biểu ở đây như: cá Chép, Rô phi, Rô đồng, Thát lát, Lóc, Trê…

4.1.2 Sinh thái cảnh quan

Trang 40

Khu du lịch sinh thái rộng khoảng 70 hecta với hệ thống giao thông thuận lợi, tạo thành một quần thể kiến trúc và thiên nhiên hùng vĩ với núi non, sông nước đang hiện

ra với mong muốn mang lại cho du khách khi đặt chân tới đây sẽ cảm nhận được một Bình Phước rất khác

Do địa hình dốc từ 2 phía Bắc Nam đổ về phía lòng hồ trũng ở giữa, cảnh quan đẹp nhất của KDL là chuỗi hồ và suối kéo dài từ Tây sang Đông Đó là một mặt thoáng rất rộng tạo ra hiệu ứng xa mờ cho phong cảnh đằng sau.Và với một mặt thoáng trũng lớn như vậy, với những góc nhìn khác nhau, du khách có thể nhìn thấy được toàn bộ khu du lịch dù du khách đang đứng từ điểm nào

Đến với Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một thung lũng cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài Một màu xanh mướt trải đều trên các luống trà mang lại một cảm giác êm dịu khó tả Những lối đi hơi dốc, gập ghềnh giúp

du khách gợi nhớ đến những con đường thơ mộng của Đà Lạt

Là một trong số ít khu du lịch còn giữ được hệ sinh thái nước ngọt, sự đa dạng của hệ sinh học và tính nguyên sơ của tài nguyên thiên nhiên Toàn bộ khu du lịch được bao bọc bởi những rừng cao su và rừng điều đan xen trĩu quả Những nỗ lực để tái tạo cảnh quan thiên nhiên một cách thuần nhất đã làm Mỹ Lệ không giống với bất

cứ khu du lịch sinh thái nào

Đến với khu sinh thái, du khách được làm quen với các họ hàng thực vật như: bằng lăng, cơ-nia, mít rừng, dương liễu, đa… đến những loài rau hoang dã như khổ qua rừng, nhíp, bứa, cóc rừng Nhưng mọi du khách khi đến khu du lịch sinh thái Mỹ

Lệ đều thích, đó là câu cá, với đủ loại cá như: lóc, sặc, chép, lăng, trê, lươn, trạch…Du khách có thể tự mình chế biến các món ăn từ cá hoặc nhờ đầu bếp của khu du lịch làm

hộ Quanh đó, nhiều loài rau, củ cũng được trồng để phục vụ du khách nếu ai đó muốn

tự tay vào bếp chế biến món ăn cho gia đình, bạn bè Ngoài ra đến đây du khách còn được hòa mình vào rừng hoa anh đào xum xuê tán lá và rừng thông Caribbean vẫn còn nguyên nét hoang sơ của thiên nhiên

Một trong những điểm nhấn quan trọng và cuốn hút nhất về cảnh quan môi trường của KDL có lẽ đó là dòng suối đá mang nặng màu đất đỏ miền Đông Nam Bộ chảy quanh vườn cây nhiệt đới bốn mùa sai quả, tại đây, quý khách sẽ được thưởng

Ngày đăng: 27/02/2019, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w