1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU MUA PHẾ LIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI QUẬN THỦ ĐỨC

102 333 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

Do vậy tác giả tiến hành đề tài ”đánh giá hiện trạng thu mua, tái chế phế liệu và đề xuất biện pháp quản lý tại Quận Thủ Đức” cũng như giới thiệu một số công nghệ tái chế có thể áp dụng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU MUA PHẾ LIỆU VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI QUẬN

THỦ ĐỨC

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN MINH TỨ

NGÀNH : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NIÊN KHÓA : 2006 - 2010

Tháng 7/2010

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU MUA PHẾ LIỆU VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI QUẬN

THỦ ĐỨC

Tháng 7/2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã ân cần dạy bảo, truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm sống cho em trong suốt bốn năm học tại trường

Gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Cảm ơn Chú Đặng Văn Thành - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi Trường Quận Thủ Đức cùng ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện cho tôi thực tập Đặc biệt gởi lời cảm ơn đến anh Phạm Văn Danh, chị Nguyễn Thị Thanh Loan, và các anh chị nhân viên Tổ Môi Trường, anh chị nhân viên ban quản lý thị trường các phường đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập đề tài

Cảm ơn các cơ sở kinh doanh phế liệu đã cung cấp thông tin giúp tôi có được

dữ liệu để thực hiện đề tài

Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn lớp DH06QM đã động viên, ủng hộ để tôi hoàn thành luận văn này

Do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn có những sai sót và chưa thực sự đầy đủ sâu sắc Mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, anh chị và các bạn

Ngày 15 tháng 07 năm 2010 Người thực hiện đề tài

Trang 4

™ Mục tiêu, mục đích thực hiện đề tài

™ Tổng quan lý thuyết và hiện trạng thu mua phế liệu tại quận Thủ Đức

- Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các vân đề ô nhiễm

môi trường tốn tại trên quận Thủ Đức

- Các định nghĩa, khái niệm về phế liệu, tái sinh tái chế

- Hiện trạng thu mua phế liệu của quận Thủ Đức

™ Phân tích đánh giá hiện trạng nguồn phế liệu hiên có tại quận, quy mô

kinh doanh, các vấn đề môi trường, an toàn lao đông và sức khỏe con người tồn

tại tại các cơ sở kinh doanh phế liệu

™ Đề xuất các giải pháp

- Giải pháp quản lý

- Giải pháp công nghệ

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của quận Thủ Đức năm 2008 6

Bảng 2.2 Thống kê số lượng các vựa phế liệu trên các phường 12

Bảng 2.3 Thu nhập hàng tháng 15

Bảng 4.1 Giá các loại phế liệu 26

Bảng 4.2 Quy mô các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ 28

Bảng 4.3 Quy mô của các cơ sở kinh doanh lớn 30

Bảng 4.4 Tổng lượng phế liệu các loại tại quận 30

Bảng 4.5 Tỷ lệ thời gian hoạt động của các cơ sở 31

Bảng 4.6 Tỷ lệ thu nhập các tháng trong năm 33

Bảng 4.7 Tỷ lệ thu nhập hàng tháng của các cơ sở 34

Bảng 4.8 Tỷ lệ các nguồn cung cấp phế liệu 35

Bảng 4.9 Tỷ lệ số lượng người mua dọc đường 36

Bảng 4.10 Tỷ lệ số lượng lao động tại các cơ sở 37

Bảng 4.11 Tỷ lệ các khách hàng mua phế liệu của cơ sở 38

Bảng 4.12 Tỷ lệ các phương tiện vận chuyển 39

Bảng 4.13 Tỷ lệ các loại phế liệu 39

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Quận Thủ Đức 4

Hình 2.2 Dòng lưu chuyển các nguồn vật liệu 9

Hình 2.3 Mô hình dòng quay vòng giữa hai sản phẩm 10

Hình 2.4 Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn của tư nhân 10

Hình 2.5 “Vòng lặp kín”: Tái chế làm giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên và giảm rác thải 11

Hình 4.1 Tỷ lệ thời gian hoạt động của các cơ sở 31

Hình 4.2 Tỷ lệ thu nhập các tháng trong năm 33

Hình 4.3 Tỷ lệ thu nhập hàng tháng của các cơ sở 34

Hình 4.4 Tỷ lệ các nguồn cung cấp phế liệu 35

Hình 4.5 Tỷ lệ số lượng người mua dọc đường của cơ sở 36

Hình 4.6 Tỷ lệ số lượng lao động tại các cơ sở 37

Hình 4.7 Tỷ lệ khách hang mua phế liệu 38

Hình 4.8 Tỷ lệ các phương tiện vận chuyển 39

Hình 4.9 Tỷ lệ các loại phế liệu 39

Hình 4.10 Quy trình sản xuất giấy AOCC 47

Hình 4.11 Quy trình công nghệ xử lý hỗn hợp các loại giấy văn phòng cũ (MOW) 48

Hình 4.12 Quy trình công nghệ xử lý giấy báo cũ (ONP) 49

Trang 9

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Nội dung 1

1.3 Mục tiêu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Thời gian nghiên cứu 3

1.7 Ý nghĩa đề tài 3

Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ HIỆN TRẠNG THU MUA VÀ TÁI CHẾ PHẾ LIỆU 4

2.1 Tổng quan về Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh 4

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 4

2.1.2 Hiện trạng Kinh tế-Xã hội 6

2.1.3 Tổng quan về tình hình ô nhiễm ở Thủ Đức 6

2.2 Định nghĩa và khái niệm 7

2.2.1 Chất thải 7

2.2.2 Phế liệu 7

2.2.3 Tái chế 8

2.3 Tổng quan hiện trạng thu mua phế liệu của Quận Thủ Đức 12

2.3.1 Hiện trạng thu mua và tái chế phế liệu của quận Thủ Đức 12

2.4 Các vấn đề ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của chúng đến môi trường và sức khỏe người dân tại các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn quận 16

2.4.1 Ô nhiễm môi trường 16

Trang 10

2.4.2 An toàn lao động trong công tác thu mua và tái chế phế liệu 17

2.4.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến môi trường và sức khỏe người dân 17 2.5.Ảnh hưởng mỹ quan đô thị 18

2.6 Văn bản pháp lý liên quan 18

2.7 Lợi ích từ thu mua và tái chế phế liệu 18

2.8 Các biện pháp quản lý đã được thực hiện 19

2.8.1 Cơ sở thu mua 19

2.8.2 Cơ quan nhà nước 19

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Phương pháp nghiên cứu 20

3.1.1 Thực hiện phát phiếu điều tra, khảo sát thực địa 20

3.2 Nội dung nghiên cứu 20

3.2.1 Phân tích bảng khảo sát 20

3.2.2 Phỏng vấn chuyên gia và ban quản lý thị trường các phường 24

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Kết quả khảo sát thực địa 25

4.1.1 Giá các loại phế liệu 25

4.1.2 quy mô các cơ sở kinh doanh được khảo sát 26

4.2 Kết quả phân tích bảng khảo sát 31

4.3.1 Giải pháp quản lý 40

4.3.1 Quản lý các cơ sở này trong thời điểm hiện tại 40

4.3.2 Quản lý các cơ sở trong tương lai 41

4.4 Giải pháp kỹ thuật có thể áp dụng cho lượng phế liệu hiện có của quận 46

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

5.2 Kết luận 52

Trang 11

5.2 Kiến nghị 52

5.2.1 Đối với các cơ sở kinh doanh chưa quản lý được 52

5.2.2 Đối với các cơ sở đang hoạt động 52

Phụ lục 1 53

Phụ lục 2 58

Phụ lục 3 82

Danh mục tài liệu tham khảo 91

Trang 12

Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguyên vật liệu ngày càng trở nên khan hiếm và có nguy cơ bị cạn kiệt Vì vậy, phế liệu đóng vai trò quan trọng và trở thành nguyên liệu đầu vào của các quá trình sản xuất và tái chế Từ đó, nhiều điểm thu mua phế liệu xuất hiện trên cả nước

Theo điều tra của Viện Nghiên Cứu Và Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh

”trung bình mỗi ngày thành phố tiếp nhận khoảng 6.800 tấn rác thải”, 5%-10% số này

có thể tái chế, tái sử dụng lại vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử

lý rác thải và tăng nguồn thu cho ngân sách Tuy nhiên, việc phân loại rác thải đầu nguồn vẫn đang gặp nhiều khó khăn do chưa tạo được sự đồng thuận từ phía người dân, chưa tổ chức được hệ thống thu gom theo hình thức phân loại, do vậy mà phế liệu nhựa có thể tái chế thành nguyên liệu vẫn phải xử lý bằng cách chôn lấp, chi phí xử lý rác thải ngày càng tăng, diện tích đất làm bãi chôn lấp liên tục mở rộng Một số doanh nghiệp có dây chuyền tái chế phế liệu lại chưa huy động hết công suất Một số lượng phế liệu không nhỏ được các cơ sở chế biến thủ công khiến chất lượng sản phẩm không cao và quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”

Trên địa bàn quận Thủ Đức có rất nhiều địa điểm thu mua phế liệu đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế nhưng phía sau nó lại tồn tại nhiều vấn đề gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe người dân cũng như hiệu quả kinh tế chưa cao Do vậy tác giả tiến hành đề tài ”đánh giá hiện trạng thu mua, tái chế phế liệu và đề xuất biện pháp quản lý tại Quận Thủ Đức” cũng như giới thiệu một số công nghệ tái chế có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu tác động môi trường của các địa điểm thu mua trên địa bàn quận

1.2 Mục tiêu

- Đánh giá hiện trạng môi trường

Trang 13

+ Ảnh hưởng của ô nhiễm tới môi trường và sức khỏe con người

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường

- Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu

- Đề xuất biện pháp quản lý

- Đề xuất công nghệ tái chế

- Kết luận và kiến nghị

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu từ các cơ quan liên quan và internet

Trang 14

- Phạm vi nghiên cứu:

Địa điểm: Quận Thủ Đức

Thời gian: từ ngày 01/01/2010 đến ngày 30/06/2010

1.6 Thời gian dự kiến thực hiện đồ án

Hoàn thành đồ án vào ngày 20/06/2010

1.7 Ý nghĩa đề tài

- Ý nghĩa xã hội

+ Giảm ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đời sống, sức khoẻ người lao động tại cơ sở và người dân xung quanh

+ Góp phần đảm bảo an ninh xã hội, an toàn giao thông

- Ý nghĩa kinh tế

+ Thu lợi từ việc mua bán phế liệu

+ Thu lợi từ các hoạt động tái chế

+ Giảm chi phí xử lý rác thải, diện tích bãi chôn lấp

+ Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động sống tại quận

- Ý nghĩa môi trường

+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các cơ sở thu mua phế liệu

+ Giảm lượng rác thải ra môi trường

+ Giảm thiểu lượng khí phát thải vào môi trường nhờ tiết kiệm nguồn năng lượng cho quá trình sản xuất cùng một sản phẩm từ nguyên liệu tái chế

+ Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên từ việc sử dụng nguyên liệu tái chế thay cho nguyên liệu gốc

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ HIỆN TRẠNG THU MUA VÀ TÁI CHẾ PHẾ LIỆU

2.1 Tổng quan về Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Quận Thủ Đức có vị trí từ 100 41’66” - 100 46’97” vĩ Bắc và 1060 49’20” -1060 53’81’’ Kinh Đông, với diện tích 4.764,95m2 là một trong năm quận mới của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở cửa ngõ phía Bắc – Đông Bắc của Thành phố

Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Quận Thủ Đức

Quận nằm trên trục lộ giao thông quan trọng nối liền Thành phố với khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, được bao bọc bởi sông Sài Gòn và xa lộ Sài

Gòn – Biên Hòa (Quốc lộ 52) Ranh giới địa lý của quận giáp với

- Phía Đông giáp quận 9

Trang 16

- Phía Nam giáp với sông Sài Gòn, quận 2, quận Bình Thạnh

- Phía Bắc giáp với huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

- Khí hậu

Với những đặc điểm tổng quát về vị trí địa lý cho thấy khí hậu của quận Thủ Đức là một bộ phận của khí hậu thành phố Hồ Chí Minh : nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa

+ Mùa mưa, tương ứng với gió mùa Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 10 có lượng mưa chiếm từ 93,3% - 96,8% lượng mưa cả năm, có tổng lượng mưa trung bình

từ 1300 – 1950 mm

+ Mùa khô, tương ứng với gió mùa Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu như không đáng kể, chiếm từ 3,2% - 6,7% lượng mưa cả năm,

có tháng hầu như không mưa

+ Nhiệt độ trung bình/ngày trong các tháng lạnh nhất trong năm cũng luôn trên

20oC Tháng nóng nhất là tháng 4 và nhệt độ trung bình với suất bảo đảm 50% đạt đến 29oC Tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình cũng đạt đến 25,5oC Biên độ nhiệt trung bình/năm chỉ khoảng 3,5oC Đặc điểm về nhiệt độ không khí ở thành phố khá ổn định như vậy, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm của nhiệt độ vùng nhiệt đới

- Địa hình

Địa hình có những gò đồi phía Bắc kéo dài từ Thuận An (Bình Dương) theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có cao trình đỉnh khoảng 30-34m, những đồi này không lớn, độ rộng từ 0,2-1,5 km và hạ thấp nhanh chóng đến cao trình +1,4m với nối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0-1,4m) ra đến ven sông lớn, có các độ dốc cục bộ hướng về rạch suối Nhung, rạch Xuân Trường và vùng thấp trũng ở phía Nam Vùng địa hình thấp, trũng, khá bằng phẳng kéo dài đến bờ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn bao quanh

Trang 17

2.1.2 Hiện trạng Kinh tế-Xã hội

Kinh tế

Tổng giá trị sản xuất ngành năm 2008 là 3.665.363 triệu đồng tăng 3% so với năm

2007 Diện mạo kinh tế của Quận được thể hiện qua (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của quận Thủ Đức năm 2008

(Nguồn: niên giám thống kê quận thủ đức năm 2008)

- Xã hội

Dân số: Quận Thủ Đức có diện tích 47,7 km2 với dân số 378.486 người (năm 2008), là một Quận vành đai của thành phố Hồ Chí Minh Có 12 đơn vị hành chính trực thuộc Mật độ dân số trung bình năm 2008 là 7.935 người/km2

Y tế: Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức là 15 cơ sở, trong đó có 1

bệnh viện Đa Khoa, 1 trung tâm y tế Quận, 12 trạm y tế phường và 1 đội y tế dự phòng Ngoài ra còn có các chi hội chữ thập đỏ cấp Quận đến phường với tổng

số hội viên là 5.717 người và 33 điểm sơ cấp cứu bố trí khắp địa bàn Quận Các lĩnh vực khác: Các lĩnh vực khác như Giáo dục, Văn hóa- thể thao cũng

không ngừng phát triển Vừa nâng cao trình độ của người dân, vừa đảm bảo đời

Trang 18

phố, là cửa ngõ Đông Bắc nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung và Miền Bắc

Từ một huyện ngoại thành chuyển mình thành một đô thị vệ tinh, quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng trên địa bàn quận Với định hướng cơ cấu phát triển kinh tế chủ yếu là ngành công nghiệp và dịch vụ, hiện nay quận là nơi tập trung nhiều KCN, KCX như KCN Bình Chiểu, KCX Linh Trung 1 và 2, các cụm công nghiệp Bình Triệu, Hiệp Bình Phước, Trường Thọ, Linh Xuân Tại đây đã thải ra lượng khí thải cũng như nước thải công nghiệp khá lớn gây ô nhiễm môi trường khá trầm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của ngưới dân trong khu vực Hiện nay, ô nhiễm bụi là vấn đề quan trong nhất tại Thủ Đức Nguồn ô nhiễm chính là do hoạt động giao thông và một số cơ sở công nghiệp lớn (nhà máy xi măng, nhà máy điện) Nồng độ bụi cao còn do chất lượng đường sá kém và cắt dán nâng cấp, làm đường mới trong giai đoạn xây dựng Ngoài ra vấn đề nước thải từ các hoạt động công nghiệp và các ngành sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư đang gây ô nhiễm nghiêm trọng tại các kênh rạch điển hình là khu vực rạch Bình Thọ, các khu vực dọc kênh tiêu Ba Bò, cống Ba Bột, Suối Cái, Rạch Cầu Trắng… ngoài những ảnh hưởng do hoạt động sản xuất trên địa bàn, Thủ đức còn chịu thêm những ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp bùng phát mạnh mẽ ở Bình Dương

2.2 Định nghĩa và khái niệm

Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học định nghĩa "Phế liệu là vật bỏ đi từ

những nguyên liệu đã qua chế biến”

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm phế liệu được định nghĩa lần đầu tiên tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: "Phế liệu là sản phẩm, vật liệu

Trang 19

được loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất" Khái niệm phế liệu tiếp tục được Luật Bảo vệ môi trường 2005 (Luật BVMT 2005) định nghĩa tại khoản 13 Điều 3: "Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra

từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất"

Nguồn gốc phát sinh:

o Hộ gia đình: giấy các tông, plastic, kim loại, thuỷ tinh, đồ điện tử gia dụng;

o Trường học công sở: Giấy, nylon, plastic;

o Chợ: các tông, plastic, cao su, thuỷ tinh, kim loại;

o Bệnh viện: kim loại, plastic, thủy tinh;

o Các cơ sở kinh doanh: các tông, plastic, cao su, thuỷ tinh, kim loại, đồ điện;

o Khu vui chơi giải trí: giấy vụn, nylon, plastic;

2.2.3 Tái chế

Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất Hoạt động tái chế và thu hồi chất thải được thực hiện thông qua hệ thống thu gom chất thải rắn theo mạng lưới 3 cấp gồm: người thu gom, đồng nát và buôn bán phế liệu (hình 2.4) Công nghiệp thu hồi có 3 cấp được chia thành 6 nhóm nghề:

+ Cấp thứ nhất (gồm người đồng nát và người nhặt rác): Hai nhóm người này

có cùng chức năng trong hệ thống thu gom, nhưng lại khác nhau về địa điểm hoạt động, công cụ làm việc và nhu cầu vốn lưu động

+ Cấp thứ hai (gồm những người thu mua đồng nát và người thu mua phế liệu

từ Cấp người thu nhặt tại bãi đổ rác, người nhặt rác và đồng nát trên vỉa hè trong toàn thành phố): Những người thu mua phế liệu này cũng tiến hành theo cách tương tự tại những nơi cố định

+ Cấp thứ ba: gồm những người buôn bán hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn ở nhiều địa điểm cố định và các đại lý thu mua thường là điểm nút đặc biệt trong buôn bán như các bên trung gian giữa các ngành công nghiệp và người bán lại

Trang 20

Tùy thuộc vào vị trí, nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thành phần chất thải mà lựa chọn các phương pháp tái sinh khác nhau

Các loại chất thải rắn và xỉ không thể sử dụng được đổ ở bãi chôn lấp hoặc đổ xuống biển

Tất cả các vật liệu trước và sau khi sử dụng có thể cần cho hoạt động kinh doanh, có trong rác thải đô thị như các chất hữu cơ, kim loại, nhựa, giấy, kính v.v… được gọi là “vật liệu có thể tái chế”

Hoạt động tái chế cũng cần chi phí để thu gom, vận chuyển, chế biến và ngăn chặn các tác động tiêu cực lên môi trường do quá trình tái chế gây ra, do đó, nếu như chi phí tái chế cao hơn lợi ích tái chế thì lúc đó hoạt động tái chế không được coi là hoạt động kinh doanh Nếu chi phí tái chế thấp hơn lợi ích tái chế thì hoạt động tái chế được coi là hoạt động kinh doanh Sơ đồ hệ thống thu hồi các chất và dòng lưu chuyển các nguồn vật liệu được thể hiện ở (hình 2.2)

Hình 2.2 Dòng lưu chuyển các nguồn vật liệu

Trang 21

Hình 2.3 Mô hình dòng quay vòng giữa hai sản phẩm

Hình 2.4 Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn của tư nhân

Các cơ

sở sản xuất ngành công nghiệp

Nhóm buôn bán và sử dụng lại phế liệu Đội quân bới

rác tại bãi rác

Thu mua tại bãi

đổ rác

Đội quân nhặt rác lưu động

Thu mua đồng nát tại kho chứa

Đại lý và những người buôn bán

Những người mua lưu động Hoạt động thu mua dọc đường

phố

Sản xuất nhựa Sản xuất đóng chai

Tiêu dùng

Đổ thải rác

Sản xuất nhựa Sản xuất Tiêu dùng

Đổ thải rác Tái chế

Trang 22

Để tính lợi ích tái chế, người ta sử dụng công thức:

PV 1 – PV 2 : chênh lệch về chi phí giữa vật liệu thô

CVE 1 + CVU 1 - CRE 1 : chênh lệch chi phí bên ngoài

CCW 1 – CCR 1 : chênh lệch chi phí thu gom

CDW 1 : chi phí tiết kiệm đổ thải rác

Nếu kết quả tính theo phương trình (2.2) dương thì có nghĩa hoạt động tái chế mang lại hiệu quả, còn nếu kết quả ngược lại thì có nghĩa là hoạt động tái chế không mang lại hiệu quả

Tóm lại: Có thể thấy tái chế tức là đã chuyển đổi hoặc tạo nên chức năng cho

chất thải Sau khi được phân loại và thu hồi thích hợp thì giá trị của chúng được tái lập Chấm dứt bị gọi là rác thải Khi đó, vai trò của chúng tương tự như một nguồn tài nguyên và được coi như những nguyên liệu thứ cấp cho quá trình sản xuất

Hình 2.5 “Vòng lặp kín”: Tái chế làm giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên và giảm rác

Trang 23

2.3 Tổng quan hiện trạng thu mua phế liệu của Quận Thủ Đức

2.3.1 Hiện trạng thu mua phế liệu của quận Thủ Đức

Theo số liệu thu thập từ các phường trên địa bàn Thủ Đức hiện nay có 175 cơ

sở thu mua phế liệu lớn nhỏ, trên thực tế theo chủ nhiệm ban quản lý thị trường một

số phường, hàng năm tăng từ hai đến ba cơ sở, riêng phường Linh Trung, Linh Xuân

và Hiệp Bình Chánh số lượng nhiều hơn cơ sở dữ liệu hiện có, ước tính toàn quận có khoảng 200 cơ sở Các cơ sở này tập trung chủ yếu các phường: Linh Trung, Linh Xuân, Bình Chiểu, Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước Hầu hết các cơ sở này thuê mặt bằng buôn bán nằm trên các con đường lớn như: quốc lộ 1A, quốc lộ 1K, quốc lộ

13, quốc lộ 13 cũ, Kha Vạn Cân, đường Linh Trung

Các cơ sở mua bán phế liệu không có giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh từ sau khi thành phố ra quyết định 88 về việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường Từ việc không có giấy phép kinh doanh nên các cơ sở này đều không đóng thuế cho nhà nước, một số cơ sở lớn đóng thuế cho nhà nước theo hóa đơn thanh toán hàng tháng

Chủ của các cơ sở này là những người từ các tỉnh khác chủ yếu từ các tỉnh Bình Định đến Thanh Hóa, một số ít cơ sở hoạt động rất lâu, khoảng hơn 10 năm, hấu hết các cơ sở hoạt động từ 3-6 năm

Bảng 2.2 Thống kê số lượng các vựa phế liệu trên các phường

(Nguồn Ban quản lý thị trường các phường)

Số cơ sở thu mua phế liệu

Trang 24

™ Tình hình thu mua của các cơ sở lớn

• Cơ sở có quy mô lớn lớn

Các loại phế liệu mà các vựa quy mô lớn thu mua đã được các vựa nhỏ xử lý trước, phân loại sẵn Hơn nữa, họ chỉ tập trung mua từ 1 đến 2 loại phế liệu với khối lượng lớn từ các vựa quy mô vừa và nhỏ, sau đó lưu trữ 1-2 ngày hoặc bán ngay cho các cơ sở tái chế phế liệu Vì vậy việc thu mua phế liệu ở các vựa trung bính- lớn tương đối đơn giản so với các vựa nhỏ Có thể nói vựa thu mua phế liệu này là trung gian giữa các vựa phế liệu nhỏ và các cơ sở tái chế phế liệu

Qua quá trình khảo sát cho thấy,việc mua phế liệu từ các vựa thu mua nhỏ phần lớn thực hiện theo nguyên tác chào hàng, những chiếc xe tải của họ chạy dọc các con đường, khi gặp các vựa thu mua nhỏ họ sẽ chào hàng và cùng thỏa thuận giá cả, khi hai bên đồng ý với thỏa thuận thì tiến hành giao dịch, nếu có

cơ sở khác chào hàng với giá cao hơn thì các cơ sở nhỏ sẵng sàng bán, số khác nhờ quá trình trao đổi buôn bán trong thời gian lâu dài và tin tưởng nhau sẽ trở thành đối tác làm ăn với nhau, đặc biệt các cơ sở này còn thu mua các loại phế liệu từ các công ty xí nghiệp, như các cơ sở phế liệu chuyên về giấy, nhựa, bao

bì, và lượng lớn phế liệu được mua về từ các tỉnh khác Hầu hết các vựa này

sử dụng phương tiện vận chuyển là các xe tải nhỏ và lớn để chuyển phế liệu đến các nhà máy, cơ sở tái chế phế liệu ở Quận Tân Bình, Quận 11, Quận 6, … Tuỳ theo quy mô mà số lượng công nhân trong các vựa thu mua phế liệu quy

mô lớn có thể lên đến hàng chục người với mức thu nhập là 1.500.000 – 2.300.000 đ/người/tháng

Trung bình các địa điểm chở phế liệu từ 2-3 chuyến trong 1 tuần, đa phần đều

sử dụng xe 1,4 và 2,5 tấn Tuỳ từng loại phế liệu được mua nhiều hay ít sẽ quy định số lượng cũng như số lần vận chuyển trực tiếp đến nơi tái chế hay vận chuyển đến các địa điểm phế liệu quy mô lớn hơn

• Cơ sở có quy mô vừa và nhỏ

Phế liệu sau khi thu mua từ các hộ gia đình sẽ được bán cho các vựa thu mua ve chai nhỏ gần đó Do yêu cầu về chất lượng phế liệu ở các cơ sở thu mua phế

Trang 25

liệu nói chung và các vựa nhỏ nói riêng là khá cao, các loại phế liệu không đủ chất lượng, hay quá bẩn, ẩm ướt sẽ không được thu mua hay thu mua với giá thấp Vì vậy, khối lượng phế liệu người thu mua ve chai dạo bán cho các vựa chỉ đạt khoảng 90-95% khối lượng đã mua từ các hộ gia đình, 5-10% lượng phế liệu không đủ chất lượng sẽ được bỏ chung với rác thải sinh hoạt Quy trình mua bán giữa người thu mua dọc đường và cơ sở rất đơn giản Những người thu mua dọc đường mang tới bán cho các cơ sở phế liệu, mỗi cơ sở có trung bình từ 5-8 mối mua phế liệu, mỗi ngày từ khoảng 1-2 lược bán Ngoài những mối này

ra những người thu mua ve chai khi nặng hàng họ sẽ bán cho bất cứ một vựa ve chai nằm trên tuyến họ đang đi nếu như giá cả hợp lý

Các vựa này thu mua tất cả các loại phế liệu có khả năng từ người thu phế liệu dạo, những người nhặt rác và các hộ gia đình lân cận Sau đó phân loại rất kỹ, sắp xếp có trật tự và sẽ được bán cho các vựa lớn hay bán trực tiếp cho các cơ

sở tái chế theo một chu kỳ (thường khoảng 5-7 ngày/lần) Lượng phế liệu tại các cơ sở này phân bố không đều Lượng lớn tập trung vào các tháng gần dịp tết

vì lúc này người dân và các công ty xí nghiệp dọn dẹp vệ sinh nhà cửa dẫn đến lượng phế liệu vào dịp này tăng mạnh, ngược lại vào những tháng mùa mưa lượng phế liệu lại giảm mạnh, một số vựa không thu mua được phế liệu, hoặc lượng phế liệu quá ít chờ tới 3 hay 4 tháng mới xuất hàng, vào những thời điểm này theo phỏng vấn các chủ cơ sở do ảnh hưởng của thời tiết nên việc thu mua của các người thu mua ve chai bị hạn chế, cũng như chất lượng phế liệu không cao dẫn đến cạn nguồn phế liệu, thu nhập vào thời điểm này không đủ cung cấp cho cuộc sống; tiền thuê nhà, thuê đất, các phí dịch vụ, sinh hoạt, học hành của con cái Nếu ước tính mức thu nhập trung bình của các cơ sở này vào khoảng từ 4-8 triệu đồng tùy thuộc vào quy mô của cơ sở

Qua khảo sát một số vựa thu mua phế liệu, một vựa thường có từ 2-4 công nhân (chủ yếu làm việc theo hộ gia đình, phần lớn các vựa nhỏ lao động chủ yếu hai

vợ chồng những cơ sở lớn hơn thì có thuê 2-3 lao động, có nhiệm vụ phân loại, bốc vác phế liệu, lương từ 1.200.000-1.500.000 đồng/tháng (đã bao chi phí ăn ở)

Trang 26

Bảng 2.3 Thu nhập hàng tháng

Thu nhập trung

Cao điểm 10 triệu vào tháng 11, 12 âm lịch 20 triệu vào tháng 11, 12 âm lịch 50 triệu vào tháng 11, 12 âm lịch

Thấp điểm

2-4 triệu vào tháng

1, 2 âm lịch, và mùa mưa

8 triệu vào tháng 1,

2 âm lịch, và mùa mưa

12 triệu vào tháng

1, 2 âm lịch và mùa mưa

™ Cuộc sống của những người thu mua ve chai

Thành phần thu mua ve chai được xem là có vị trí xã hội cao hơn thành phần nhặt rác, có một hoạt động nghề nghiệp ổn định

Phần lớn những người thu mua ve chai dạo là phụ nữ, những người có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, có người sống bằng nghề thu mua phế liệu hơn 20 năm, có gia đình có tới 3 - 4 người đi thu mua ve chai dạo Khảo sát, phỏng vấn những người thu mua ve chai dạo cho thấy đa số họ là những người từ tỉnh lên thành phố thuê nhà đi thu mua phế liệu Họ xuất thân từ thành phần lao động nghèo, độ tuổi 25-40 Trình độ học vấn thấp và không có nghề nghiệp là lý do khiến họ theo nghề này

Lực lượng này xuất hiện và toả đi khắp các ngả đường, ngõ hẻm để thu các loại phế liệu từ nhiều nguồn Phế liệu từ nhà dân, cơ quan, nhà hàng, thường được thu gom chủ yếu qua lực lượng mua ve chai dạo, những người thu mua này hoạt động độc lập, thu mua phế liệu từ các hộ dân và có khi thu lượm phế liệu trên đường phố Họ nhặt và mua tất cả các loại phế liệu có khả năng bán được nhưng thường các đối tượng này chỉ thu mua một số loại phế liệu nhất định để thuận lợi cho việc bán lại cho các vựa

Những người thu mua ve chai hoạt động tự do nhưng thường họ có nơi bán phế liệu cố định Cũng có đôi khi họ tạm thời bán cho một vựa khác do thuận lợi vận chuyển

Ngoài ra hoạt động thu mua phế liệu là hoạt động ngoài trời nên cũng phụ thuộc vào thời tiết trong năm Vào mùa mưa, số ngày thu mua của họ thưa hơn và khối lượng thu mua cũng ít hơn Khối lượng thu mua bình quân của một người thu mua ve chai

Trang 27

trong mùa mưa là khoảng 25-40kg/ngày Thu nhập trung bình hàng ngày vào khoảng

60 nghìn/ngày Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe đạp và đòn gánh

Thời gian thu mua phế liệu: Sáng từ 7h-11h

Chiều từ 14h-18h

Bảo hộ lao động: không an toàn, người mua phế liệu tự trang bị, chủ yếu là bao

tay, khẩu trang, nón thô sơ

Sức khoẻ: không đảm bảo, không kiểm tra sức khoẻ định kỳ Một số bệnh

thường gặp; các bênh ngoài da và bệnh liên quan về đường hô hấp

• Các khó khăn trong công tác mua bán phế liệu

Hiện nay tuy hoạt động thu mua phế liệu trên địa bàn gập nhiều khó khăn, tình hình mua ban không ổn định, các cơ sở hầu như không có giấy phép kinh doanh nên việc kinh doanh của họ không bền vững Thực hiện phỏng vấn các cơ sở thì hầu hết tất

cả các chủ cơ sở đều mong muốn được cấp giấy phép kinh doanh Các cơ sở nhỏ hoạt động tự phát khi bị kiểm tra xử phạt thì họ lại chuyển kinh doanh tại một địa điểm khác

2.4 Các vấn đề ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của chúng đến môi trường và sức khỏe người dân tại các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn quận

2.4.1 Ô nhiễm môi trường

Bên cạnh lợi ích, thu mua và tái chế phế liệu gây ra nhiều ảnh hưởng môi trường Các cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn chỉ thu mua phế liệu để phân loại và bán đi, không có hoạt động sơ chế Thành phần phế liệu mà các cơ sở này thu mua gồm; gỗ, giấy các loại, nhôm, sắt, thép, nhiều nhất là nhựa và một số cơ sở có thu mua cả chất thải nguy hại là các loại thùng chứa dầu, nhớt, hóa chất và rác thải y tế Các cơ sở có mặt bằng hẹp từ 50 – 300m2, nằm xen kẽ trong khu dân cư và được xây dựng bằng nhà tiền chế, không có kho chứa kín, kiên cố Chủ cơ sở tập trung phế liệu ngoài trời hoặc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi chứa làm mất mỹ quan đô thị Phế liệu sau khi phân loại, được chứa trong các bao nilon lớn tập trung thành những đống cao, không an toàn cho người lao động trong cơ sở

Trang 28

Do thành phần phế liệu rất đa dạng và được tập trung ngoài trời, vào mùa mưa tại các cơ sở này phát sinh một lượng nước mưa chảy tràn rất lớn có lẫn các loại chất thải khác nhau, kể cả chất thải nguy hại Hiện nay, các cơ sở kinh doanh phế liệu chưa đầu

tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải đúng quy định, nước thải được thải tràn ra môi trường hoặc tự thấm vào lòng đất, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất Bên cạnh đó, chất thải của các cơ sở này còn có bụi, tiếng ồn và mùi hôi thối, trong đó nghiêm trọng nhất là mùi hôi từ các thùng đựng hoá chất, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và người dân khu vực Những dư thừa qua công đoạn phân loại phế liệu như gỉ sắt, cao su, giấy, nhựa vụn, không được xử lý đúng quy định, được đem chôn, đổ ra vệ đường hoặc đốt gây ô nhiễm môi trường Ngoài ra các cơ sở còn mua các loại bình gas, các vật nổ như bom mìn dễ gây ra các vụ cháy nổ nguy hiểm tới tính mạng con người và môi trường

2.4.2 An toàn lao động trong công tác thu mua và tái chế phế liệu

Các cơ sở thu mua tái chế chứa rất nhiều bao tải đựng các loại phế liệu, chất thành đống cao, không kiên cố rất dễ đổ ngã, rất nguy hiểm đối với người lao động và trẻ em trong cơ sở, các loại phế liệu sắt nhọn rơi vãi dễ gây tổn thương, các thiết bị bảo

hộ lao động tại các cơ sở rất thô sơ, khi phân loại hay bốc dễ phế liệu rất dễ bị tổn thương Tại các cơ sở không có bất kỳ hướng dẫn hay nội quy lao động

2.4.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến môi trường và sức khỏe người dân

Việc kinh doanh mặt hàng này gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động tại cơ sở Tại các cơ sở có thu mua các thùng đựng hóa chất có mùi hôi khá nặng Khi phỏng vấn người lao động ở đây nó gây ra một số loại bệnh về đường hô hấp, một số vật liệu sắt, nhôm, các vật nhọn dễ gây tổn thương da gây ra các bệnh ngoài da việc lưu trữ phế liệu tại các cơ sở cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tới người dân xung quanh, mùi hôi, rác thải, vấn đề đốt rác thải tại cơ sở gây ảnh hưởng tới môi trương và rất nguy hiểm khi tại cơ sở có các loại vật liệu dễ cháy nổ, người lao động ở đây không được khám sức khỏe định kỳ, cũng như sự bảo hộ của cơ sở về bệnh nghề nghiệp, các lợi ích lao động không được đảm bảo

Trang 29

2.5 Ảnh hưởng mỹ quan đô thị

Các cơ sở kinh doanh phế liệu phát sinh tràn lan khắp các mặt tiền cửa ngỏ thành phố như xa lộ đại hàn, thuộc phường Linh Trung và Linh Xuân, Quốc Lộ 13 thuộc phương Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước Các bản hiệu được thiết kế nổi bật, lấn chiếm lề đường đặc biệt lại nằm trên tuyến đường cửa ngỏ của thành phố gây mất mỹ quan đô thị

2.6 Lợi ích từ thu mua và tái chế phế liệu

- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc;

- Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường

do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp;

- Một lợi ích quan trọng là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế; hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tính kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu

có thể tái chế hiện được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu hủy cuối cùng

- Tiết kiệm năng lượng khi sản xuất sản phẩm từ nguồn nguyên liệu gốc

2.7 Văn bản pháp lý liên quan

- Luật bảo vệ môi trường 2005;

- Quyết định số 81/2002/QĐ-UB 08/07/2002 Về ban hành “Một số chính sách tài chính cho việc di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm vào các Khu công nghiệp tập trung và vùng phụ cận”;

- Nghị quyết của bộ chính trị số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính Phủ;

Trang 30

- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

2.8 Các biện pháp quản lý đã được thực hiện

2.8.1 Cơ sở thu mua

Tại các cơ sở biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản chỉ là quét dọn, việc kiểm soát các loại chất thải nguy hại không được thực hiện, ý thức của chủ cơ sở còn kém nên tại cơ sở có chứa nhiều loại phế liệu nguy hiểm, không có khu xử lý nước mưa chảy tràn mang theo dòng vật chất gây ô nhiễm môi trường Trong khi đó thiết bị bảo

hộ lao động tai cơ sở rất sơ sài, cũng như công tác phòng cháy chữa cháy không được bảo đảm

2.8.2 Cơ quan nhà nước

Hiện nay tình hình quản lý các cơ sở thu mua phế liệu rất lỏng lẻo, phòng quản

lý thị trường các phường không nắm được tất cả các cơ sở trên địa bàn của mình, Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường Quận không có dữ liệu có loại hình kinh doanh này Mỗi năm các phường thực hiện kiểm tra một lần với mức xử phạt 400.000 nghìn đồng/lần Về thực tế công tác quản lý các đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động của họ mang tính chất tự phát, chưa có nhiều văn bản pháp luật cho vấn đề này Tại các Phường chưa có cán bộ chuyên trách về giải quyết các vấn đề về môi trường tại địa phương Cũng như việc cấp phép cho hoạt động này không có cơ quan chuyên

trách do vậy rất khó nắm tình hình mua bán của các đơn vị

Trang 31

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

Thời gian thực hiện khảo sát: 15-02-2010 đến 30-03-2010

Địa điểm thực hiện khảo sát: Phường Linh Trung, Phường Linh Xuân, Phường Linh

Đông, Phường Bình Chiểu, Phường Tam Bình, Phường Hiệp Bình Chánh, Phường Hiệp Bình Phước, Phường Trường Thọ, Phường Linh Chiểu, Phường Tam Phú, Phường Bình Thọ, Phường Linh Tây

3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Thực hiện phát phiếu điều tra, khảo sát thực địa

Thực hiện thu thập số liệu từ Phòng Tài Nguyên và Môi Trường quận Thủ Đức, đặc biệt là danh sách các đơn vị kinh doanh phế liệu trên địa bàn các phường trong quận từ phòng quản lý thị trường của các phường, tiến hành thu thập dữ liệu từ các nhân viên trong ban quản lý thị trường của các phường, các số liệu thu được hầu như

từ năm 2007-2008

3.2 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá tình hình mua bán phế liệu của quận, đánh giá việc thực hiện các biện pháp quản lý môi trường tại cơ sở, cũng như các biện pháp quản lý của cơ quan nhà nước, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý cũng như các công nghệ tái chế có thể áp dụng cho lượng phế liệu tạ quận dựa vào kết quả của việc khảo sát thực địa, bảng câu hỏi, và phỏng vấn chuyên gia

Trang 32

3 Thời gian cao điểm: nhằm có được thu nhập cũng như thời gian nguồn phế liệu bị giảm và lý do tại sao lại như vậy?

4 Thời gian thấp điểm: nhằm có được thu nhập cũng như thời gian nguồn phế liệu dồi dáo nhất và lý do tại sao lại như vậy?

5 Mức thuế phải nộp cho nhà nước Tìm thông tin về việc đơn vị kinh doanh có đóng thuế hay không, mức thuế phải đóng có phù hợp với thu nhập hiện tại và hình thức đóng như thế nào cũng như biết được công tác quản lý của phòng quản lý thị trường các phường

6 Các nguồn cung cấp phế liệu

Người thu mua dọc đường: người thu phế liệu từ các hộ dân hoặc thu nhặt tại các bãi rác, đường phố rồi sau đó bán lại cho cơ sở

Tự thu gom: chủ cơ sở tự đi thu gom về trữ sau đó bán đi

Người dân: những hộ gia đình gần cơ sở tự mang đến bán

Cơ sở kinh doanh sản xuất: hợp đồng thu mua từ các cơ sở kinh doanh sản xuất

7 Tại cơ sở có bao nhiêu người thu mua dọc đường đến bán, bao nhiêu lược/ngày: nhằm thống kê số lượng người đi thu gom phế liệu và hình thức mua bán giữa họ và các cơ sở kinh doanh phế liệu

8 Các khách hàng mua phế liệu của cơ sở: thu thập dữ liệu cho việc lập cơ sở quản lý đối với việc mua bán phế liệu trên địa bàn, xác định hình thức mua bán giữa hai bên

- Cơ sở tái chế:

- Cơ sở lớn hơn: Cơ sở dữ liệu cho việc đề xuất giải pháp quản

- Xuất khẩu: lý cho từng hình thức mua bán

- Khác:

9 Các phương tiện vận chuyển của cơ sở, bao nhiêu lược/tháng? Nắm được thời gian vận chuyển và hình thức vận chuyển cũng như phương tiện vận chuyển Lượt/tháng

- Xe ba gát………

Trang 33

- Không: phế liệu bỏ bừa bãi không có hệ thống sẽ gây khó khăn trong việc lưu trữ và mua bán cũng như công tác quản lý cháy nổ và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh

- Có: tạo diều kiện cho công tác mua bán, dễ quản lý về vấn đề chấy nổ

và vệ sinh môi trường, cũng như không xảy ra các tai nạn cho con người lam việc tại cơ sở

Thủ công: dễ làm không tốn kém nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe con người do yếu tố nguy hiểm của các loại phế liệu rất cao

Máy: tốn kém khó thực hiện, tốn diện tích

11 Thiết bị bảo hộ lao động Đánh giá tình hình bảo hộ lao động tại cơ sở và ý thức của người lao động tại cơ sở

- Không: không thực hiện bất cứ biện pháp gì

- Sơ sài: có nhưng đơn giản chỉ dùng các thiết bị thô sơ: bao tay, hay ủng, khẩu trang,

- Khá: có các loại thiết bị bảo hộ chuyên dụng: bao tay, ủng không bị thủng do các vật nhọn

- Tốt: trang bị đầy dủ các thiết bị: bao tay, ủng chuyên dụng, nón bảo hiểm, khẩu trang, áo quần lao động

12 Tại cơ sở có bao nhiêu người lao động: thống kê số lượng lao động tại các cơ

sở

Trang 34

13 Tiền lương phụ cấp của lao động tại đơn vị: thống kê tiền lương mà các cơ sở

trả cho công nhân cũng như hình thức khen thưởng, phụ cấp Với mức lương

như vậy có phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện tại hay không?

14 Ảnh hưởng của công việc đến sức khỏe

- Không: không có bất cứ ảnh hưởng nào hết

- Ít: có ảnh hưởng nhưng không gây hưởng nhiều tới sức khỏe

- Khá nghiêm trọng: ảnh hưởng tới sức khỏe, không xảy ra thường xuyên nhưng tốn kém chi phí chữa trị

- Nghiêm trọng: gây ra nhiều bệnh, mãn tính và cấp tính, xảy ra thường xuyên và tốn rất nhiều chi phí để chữa trị

15 Mùi hôi trong quá trình lưu trữ: đánh giá hiện trạng lưu trữ và các loại phế

liệu gây mùi tại cơ sở và hình thức quản lý của cơ sở đối với loại phế liệu

này

- Không: không có bất cứ mùi gì

- Ít: khi vào cơ sở cảm thấy hôi nhẹ

- Nhiều: bước vào cơ sở cảm nhận được mùi hôi nhưng không gây choáng

- Rất nhiều : gây choáng khi lần đầu tiên vào cơ sở

16 Giấy phép kinh doanh: đánh giá tình hình quản lý của các cơ quan nhà nước,

lý do tại sao các cơ sở không có giấy phép kinh doanh, thống kê số lượng các

cơ sở có và không có giấy phép kinh doanh tạo cơ sở cho việc đề xuất các

giải pháp quản lý

17 Rác thải từ phế liệu và sinh hoạt tại sơ sở được xử lý như thế nào? Đánh giá

hình thức xử lý chất thải cũng như ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở

Tự xử lý:

- Đốt

- Chô lấp

- Vức bỏ Hợp đồng với đơn vị thu gom, đơn vị thu gom rác dân lập tại phường

Trang 35

18 Các biện pháp bảo vệ môi trường tại cơ sở: đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở cũng như hiệu quả mang lại của các biện pháp mà cơ sở

áp dụng

19 Bảng giá các loại phế liệu: tìm hiểu về giá phế liệu hiện nay

20 Khối lượng trung bình hàng tháng của các loại phế liệu: tìm hiểu khối lượng trung bình các loại phế liệu hàng tháng làm cơ sở tính tổng lượn phế liệu các loại cảu quận trong một tháng và đề xuất công nghệ tái chế phù hợp với tổng lượng phế liệu này

3.2.2 Phỏng vấn chuyên gia và ban quản lý thị trường các phường

1 Số lượng và địa chỉ các cơ sở kinh doanh phế liệu tại phường Nhằm có được tổng số cơ sở kinh doanh phế liệu được quản lý trên toàn quận

2 Tỷ lệ phát sinh hàng năm Dự báo tỷ lệ cho những năm tới

3 Ước tính số lượng các cơ sở không quản lý được Ước tính tổng số lượng các

cơ sở kinh doanh phế liệu trên toàn quận

4 Hình thức quản lý áp dụng hiện nay như thế nào Dựa vào hình thức quản lý đang được áp dụng để đánh giá công tác quản lý của các cơ quan nhà nước từ

đó đề xuất các biện pháp quản lý mới

5 Các hình thức cũng như chế tài đối với các cơ sở sai phạm về môi trường và kinh doanh, mức xử phạt Đánh giá công tác quản lý của cơ quan nhà nước và

đề xuất các biện pháp quản lý tốt hơn

6 Hướng quản lý trong tương lai Tìm hiểu những cách thức quản lý trong tương lai và đánh giá tính hiệu quả các các phươn án này

7 Kiểm tra đối với các cơ sở này bao nhiêu lần trong một năm Đánh giá công tác quản lý kiểm tra

Trang 36

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả khảo sát thực địa

Đối tượng khảo sát: các cơ sở kinh doanh phế liệu tại quận

Khu vực khảo sát: Phường Linh Trung, Phường Linh Xuân, Phường Linh Đông,

Phường Bình Chiểu, Phường Tam Bình, Phường Hiệp Bình Chánh, Phường Hiệp Bình Phước, Phường Trường Thọ, Phường Linh Chiểu, Phường Tam Phú, Phường Bình Thọ, Phường Linh Tây

Số mẫu khảo sát: 40 mẫu

Thời gian: 01/03/2010 – 15/04/2010

4.1.1 Giá các loại phế liệu

Theo dữ liệu khảo sát, giá phế liệu mua vào và bán ra tại các cơ sở kinh doanh phế liệu trên toàn quận có những đặc điểm chung

Giá các loại giấy mua vào khoảng từ 1.800-4.000 vnđ và bán ra từ 2.000-4.300 tùy loại, hầu hết chủ yếu là các loại giấy; giấy cactong, giấy tập, giấy vụn, hồ

sơ, báo

Riêng đối với mặt kim loại; săt, đồng, nhôm có giá thành khá cao so với giá thép phế liệu trên thị trường 317,5 usd/tấn tương ứng 6.050.000 vnđ/tấn

Giá sắt mua vào: từ 5.000 vnđ (sắt vụn) - 8.000 vnđ (sắt cây)

Giá sắt bán ra: từ 5.500 vnđ (sắt vụn) - 8.700 vnđ (sắt cây)

Đặc biệt giá các loại nilon có sự chênh lệch khá cao Bao cát mua vào 1.200 vnđ bán ra 1.400 vnđ, bao nilon mua vào 4.000 vnđ, bán ra 4.200 vnđ, bọc dẻo mua vào 10.000 vnđ bán ra 10.400 vnđ

Giá các loại phế liệu khác (mút xốp, chai sành, cao su ) mua vào 1.200 - 3.000 vnđ, bán ra 1.300 - 3.200 vnđ tùy loại

Trang 37

Nhìn chung sự chênh lệch giá giữa người thu mua dọc đường bán cho các cơ sở

minhh doanh không cao Nhưng giá mua vào từ các hộ gia đình thì có sự chênh lệch

khá cao vì nhiều lý do khác nhau; các hộ dân không nắm về giá cả, tâm lý muốn bán

các loại bỏ đi nên không mặc cả về giá cả

Bảng 4.1 Giá các loại phế liệu

4.1.2 Quy mô các cơ sở kinh doanh được khảo sát

Hiện nay theo số liệu thu thập từ ban quản lý thị trường các phường hiện nay

trên địa bàn toàn Quận Thủ Đức có khoảng 200 cơ sở thu mua phế liệu lớn nhỏ Trong

đó có tất cả 4 cơ sở có quy mô khá lớn Các cơ sở tập trung chủ yếu các phường nằm

ngoài rìa của quận: Linh Trung, Linh Xuân, Bình Chiểu, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình

Phước

dân

Mua vào (đồng/kg)

Bán ra (đồng/kg)

Trang 38

Đối với các cơ sở vừa và nhỏ theo dữ liệu khảo sát cho thấy

Số lượng người mua bán dọc đường tại các cơ sở ỏ mứ trung bình khoảng

6 người/cơ sở, một số cơ sở không có người mua dọc đường, một số có khối lượng khá lớn 10 người Đội ngũ thu mua dọc đường này thu mua phế liệu từ các hộ dân trong và ngoài quận, trung bình mỗi ngày khoảng hai lược bán phế liệu, và một số người khác cũng bán phế liệu cho bất cứ

cơ sở nào trên tuyến đường họ thu mua khi số lượng phế liệu của họ quá nhiều

Thu nhập bình quân của các cơ sở từ 3-6 triệu đã trừ mọi chi phí thuê mặt bằng, nhân công, chi phí sinh hoạt của cơ sở Một số cơ sở có thu nhập khá cao từ 10-15 triệu đồng/tháng Nhìn chung có sự phân biệt khá rõ rệt

về mức thu nhập giữa cơ sở vừa và các cơ sở nhỏ Các cơ sở nhỏ có thu nhập từ 3-4 triệu đồng/tháng, các cơ sở có quy mô vừa thu nhập bình quân 7-10 triệu đồng/tháng

Số lượng người lao động tại các cơ sở mang tính gia đình hầu hết khoảng 2-3 người Riêng các cơ sở lớn hơn có số lượng người lao động ở mức cao 10-15 người các cơ sở này có lượng phế liệu khá lớn cũng như thu nhập của họ cũng khá cao

Tại các cơ sở chủ yếu mua các loại phế liệu như sắt, nhôm, đồng, các loại nhưa, giấy, Khối lượng phế liệu các loại tại các cơ sở có sự chênh lệch khá cao, trung bình một tháng tại mỗi cơ sở có khoảng: 3 tấn nhựa, 4 tấn sắt, 0,06 tấn đồng, 0,154 tấn nhôm, 3,2 tấn giấy Một số cơ sở có tính đặc thù rất cao họ chỉ tập trung mua một đến hai loại phế liệu

Theo khảo sát và phân tích số liệu, tại một vựa phế liệu có lượng phế liệu trung bình bán ra hàng tháng khoảng 11 tấn trong đó nhựa 3.1 tấn, sắt 4.2 tấn, đồng 60kg, nhôm 154kg, giấy 3.2 tấn, 286 kg các loại phế liệu khác bình acquy, thủy tinh Tổng lượng phế liệu tất cả các cơ sở này vào khoảng hơn 2000 tấn trong một tháng

Trang 39

Bảng 4.2 Quy mô các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ

ST

Số lượng người bán dọc đường (người)

Thu nhập hàng tháng (triệu đồng)

Số lượng công nhân (người)

Nhựa (kg)

Sắt (kg)

Đồng (kg)

Nhôm (kg)

Giấy (kg)

Bình

ắc quy (kg)

Thủy tinh (kg)

3 234/8 Tô Ngọc Vân 10 6 2 3.500 4.500 100 400 4.000 30 500

4 Đối diện đại lý nước giải khát Kim Hằng 828 Tỉnh lộ 43 p Bình Chiểu 10 7 10 4.000 6.000 100 200 5.000 50 0

6 21 Đường số 8 kp5 p.Trường Thọ 10 4 2 2.000 3.000 40 100 2.000 5 200

7 144 QL1A kp5 p.Tam Bình 3 3 2 1.500 2.000 50 150 1.000 0 0

9 539 Kha Vạn Cân p.Linh Đông 10 7 3 3.000 6.000 100 800 4.000 20 600

11 201 QL1A kp5 p.Linh Xuân 4 4 2 6.500 2.500 50 150 1.000 10 0

12 186 Đường 11 kp5 p Linh Xuân 5 6 2 5.000 7.000 20 30 2.000 0 0

13 208 Đường 11 kp5 p.Linh Xuân 3 4 2 2.000 3.000 100 200 3.500 0 0

14 109/12A Đường 8 kp1 p.Linh Xuân 0 10 3 30.000 0 0 0 0 0 0

Trang 40

Số lượng người bán dọc đường (người)

Thu nhập hàng tháng (triệu đồng)

Số lượng công nhân (người)

Nhựa (kg)

Săt (kg)

Đồng (kg)

Nhôm (kg)

Giấy (kg)

Bình

ắc quy (kg)

Thủy tinh (kg)

29 76 Đường Gò Dưa Kp4 p.Tam Bình 8 5 2 4.200 2.800 20 50 5.600 0 0

30 236 Đường Gò Dưa p.Tam Bình 5 6 2 6.000 5.000 30 300 2.000 0 0

31 0 số Kế cây kiểng Đường Gò Dưa 6 2 2 1.000 2.000 50 100 2.000 0 0

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w