Rối loạn trao đổi lipid

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ loài vú sữa đất (euphorbia hirta l ) trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm (Trang 25)

1.2.4.1. Khái niệm

Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid (TG) huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao, tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp làm gia tăng quá trình xơ vỡ động mạch. Nguyên nhân có thể tiên phát (do di truyền) hoặc thứ phát. Chẩn đoán bằng x t nghiệm cholesterol, triglycerid và các thành phần lipoprotein máu. Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và dùng thuốc hạ lipid máu.

1.2.4.2. Phân loại

Rối loạn lipid máu phân loại kinh điển dựa trên đặc điểm tăng nồng độ lipid và lipoprotein máu. Trên thực hành lâm sàng, phân loại rối loạn lipid máu dựa trên những rối loạn tiền phát hoặc thứ phát và tính chất tăng lipid máu, ví dụ tăng cholesterol đơn thuần, tăng triglycerid đơn độc hay tăng cả cholesterol và triglycerid (tăng lipid máu hỗn hợp). Phân loại này có bất cập là không tính đến các bất thường của lipoprotein (ví dụ giảm HDL hoặc tăng

17

LDL) mà đây là những rối loạn có thể gây ra các biến cố tim mạch mặc dù cholesterol và triglycerid máu bình thường [19], [26].

1.2.4.3. Nguyên nhân và triệu trứng rối loạn lipid

- Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể là nguyên phát (do các bệnh về gen) hoặc thứ phát (do thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc một số bệnh lý).

- Rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng đặc trưng. Hầu hết là những triệu chứng “mượn” của các cơ quan khác vì xơ vỡ động mạch là một bệnh toàn thân. Bệnh nhân có thể biểu hiện bằng các triệu chứng của bệnh tim mạch như bệnh mạch vành (BMV), bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh động mạch cảnh. Nồng độ triglycerid cao (> 1000 mg/dL [> 11.3 mmol/L]) có thể gây viêm tụy cấp. LDL-C có thể gây ra u mỡ vàng bám ở mi mắt; giác mạc, gân Achilles, khuỷu tay, khớp gối. Rối loạn betalipoprotein có thể có u mỡ vàng ở lòng bàn tay hoặc thân người. Triglycerid máu tăng quá cao (>2000 mg/dL [> 22.6 mmol/L]) còn có thể gây ra những mảng trắng như kem ở động, tĩnh mạch võng mạc. Ở mức độ cực kỳ cao, triglycerid có thể làm huyết tương trắng như sữa. Triệu chứng có thể gặp là bệnh nhân khó thở, lẫn lộn, dị cảm…[19], [26].

18

1.3. Bệnh đái tháo đƣờng 1.3.1. Khái niệm và phân loại

1.3.1.1. Khái niệm

Theo WHO, ĐTĐ là một hội chứng rối loạn chuyển hóa cacbohydrat có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin.

ĐTĐ là một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là tăng glucose trong máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mãn tính thường kết hợp với sự hủy hoại,sự tăng rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [11], [26].

ĐTĐ trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, cắt cụt chi [24], [25]....

WHO đã nhận định rằng: “Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa mà điển hình là bệnh ĐTĐ. Những gì mà đại dịch HIV/AIDS đã hoành hành 20 năm cuối thế kỷ XX, thì đó sẽ là ĐTĐ trong 20 năm đầu thế kỷ XXI”.

1.3.1.2. Phân loại

Dựa vào những hiểu biết về nguyên nhân phát sinh bệnh , ủy ban chuyên gia về chuẩn đoán và phân loại ĐTĐ của WHO chia ĐTĐ thành các loại như sau:

ĐTĐ type 1: Thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, khởi phát ở các cá thể có tính mẫn cảm về di truyền với bệnh. Nguyên nhân chính của bệnh là tế bào đảo tụy Langerhans bị phân hủy dẫn đến mất khả năng sản

19

xuất insulin, một hormone điều hòa lượng đường trong máu. Quá trình hủy hoại tế bào do cơ chế tự miễn. Người ta đã biết đến 18 vùng gen liên quan đến type này và được ký hiệu từ IDDM1 đến IDDM18. Các gen này chủ yếu liên quan đến những yếu tố kháng nguyên bạch cầu người HLA hoặc là gen mã hóa insulin.

ĐTĐ type 2: Chiếm 80%-90% bệnh nhân, có tính quy tụ gia đình và hay gặp ở những người trên 30 tuổi. Hai yếu tố chính đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh ĐTĐ type 2 là khiếm khuyết chức năng tế bào tuyến tụy và tình trạng kháng insulin, bất thường về số lượng receptor insulin hoặc ái lực gắn hormone của insulin và cũng có thể do acid b o tự do tăng cao gián tiếp làm ảnh hưởng quá trình truyền tin nội bào của insulin ở tế bào đích. Bởi vậy, bệnh BP là một trong những nguyên nhân môi trường được đề cập đến nhiều nhất vì chính BP làm gia tăng tình trạng kháng insulin.

1.3.2. Thực trạng đái tháo đƣờng trên thế giới và Việt Nam

* Trên thế giới:

Theo Tổ chức Y tế thế giới: Năm 1995 cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số thế giới, đến năm 2010 có 221 triệu người và dự báo đến năm 2025 là 330 triệu người mắc căn bệnh này, chiếm 6.0%. Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.

Như vậy ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất trên thế giới chủ yếu là các nước đang phát triển. Nó đang là gánh nặng thực sự cho sự phát triển kinh tế, xã hội và sức khỏe của con người toàn thế giới trong thế kỷ 21 [25].

* Ở Việt Nam:

Tại Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong 10 năm qua có xu hướng gia tăng [4]. Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường năm 2002 chiếm 2.7%, đến 2008 đã tăng lên 5.7% dân số.

20

Nghiên cứu của bệnh viện Nội tiết TW trên phạm vi toàn quốc năm 2001 thì tỷ lệ ĐTĐ tại 4 tỉnh TP lớn của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) trong lứa tuổi 30-64 là 4.0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp Glucose là 5.1%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Tỷ lệ đối tượng điều tra có các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ là 38.5%. Cũng qua số liệu điều tra, số bệnh nhân ĐTĐ không được chẩn đoán là 44%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ở nước ta, đối tượng mắc bệnh ĐTĐ thường ở độ tuổi từ 30-65, tuy nhiên hiện nay có những bệnh nhân ĐTĐ mới chỉ 9-10 tuổi, điều này phản ánh sự trẻ hóa về bệnh này. Bên cạnh đó, biến chứng tim mạch do bệnh ĐTĐ luôn là biến chứng phổ biến và là nguyên nhân gây đột qụy và tử vong hàng đầu ở người bệnh ĐTĐ. Vì thế, ĐTĐ không chỉ là mối quan tâm của ngành y tế mà còn thu hút cả sự chú ý của các nhà quản lý xã hội.

1.3.3. Phân loại và cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ

Năm 1997, WHO đã đề nghị phân loại ĐTĐ mới dựa trên những tiến bộ khoa học trong những năm gần đây. Phân loại này dựa vào hiểu biết về nguyên nhân sinh bệnh [3], [28].

a) Đái tháo đƣờng type 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin)

Đái tháo đường type 1 là tình trạng tăng đường huyết mãn tính do hậu quả của tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối kèm theo các rối loạn chuyển hóa protein, lipid. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính và mãn tính.

+ Cơ chế bệnh sinh:

Do yếu tố di truyền k m sản xuất insulin, phát bệnh tự nhiên, ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Bệnh gặp ở 0.2-0.5 % số người trong quần thể và chiếm 5-10% số người mắc bệnh tiểu đường [28].

21

- Giai đoạn 1: Bản chất di truyền – nhạy cảm gene - Giai đoạn 2: Khởi phát quá trình tự miễn

- Giai đoạn 3: Phát triển một loạt các kháng thể

- Giai đoạn 4: Tổn thương chức năng tế bào đảo tụy

- Giai đoạn 5: Đái tháo đường lâm sàng, phá hủy hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn tế bào đảo tụy. Biểu hiện lâm sàng là ĐTĐ phụ thuộc insulin có kèm biến chứng.

+ c i m âm s ng:

Bệnh nhân ĐTĐ type 1 có đặc điểm lâm sàng phức tạp. Thiếu hụt insulin tuyệt đối làm tăng đường huyết và axit b o quá mức dẫn tới tăng áp lực thẩm thấu. Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân, mờ mắt, mệt mỏi… Bệnh nhân ĐTĐ type1 bắt buộc phải điều trị bằng insulin.

22

) Đái tháo đƣờng type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin)

Đái tháo đường type 2 là tình trạng tăng đường huyết do hậu quả của kháng insulin ở cơ quan đích kèm theo suy giảm chức năng tế bào hoặc do suy giảm chức năng tế bào kèm theo kháng insulin của cơ quan đích. Đây là dạng ĐTĐ thường gặp nhất. Thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi.

+ Cơ chế bệnh sinh:

Sinh bệnh học ĐTĐ type 2 diễn biến qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Nồng độ glucose trong máu vẫn ở mức bình thường, nhưng có hiện tượng kháng insulin vì mức insulin tăng cao hơn mức bình thường trong máu.

- Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hướng nặng dần và xuất hiện tăng glucose huyết sau bữa ăn.

- Giai đoạn 3: Sự kháng insulin không thay đổi, nhưng bài tiết insulin suy giảm và gây tăng glucose huyết lúc đói. Bệnh ĐTĐ biểu hiện qua bên ngoài [11].

Một số dạng ĐTĐ khác:

+ ái tháo ường thai kỳ:

Đây là dạng đái tháo đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Có thể gây ra các biến chứng cho mẹ và con trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 sau này.

1.3.4. Tác hại và biến chứng.

ĐTĐ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động, nhưng hơn cả là nguy cơ biến chứng của bệnh nhân thường rất cao [4].

Biến chứng mắt như: bệnh lý võng mạc (27.8%), đục thủy tinh thể (6.1%) tăng sinh gây mù lòa (1.1%).... Bệnh về võng mạc tăng dần theo thời gian phát hiện bệnh.

23

Biến chứng thận như: microalbumin niệu (11.6%), macroalbumin (3%), suy thận từ độ 1 đến độ 4 (3.5%) …

Biến chứng thần kinh ngoại vi: giảm hoặc mất phản xạ gân xương hoặc cảm giác rung …

Tổn thương bàn chân: tùy từng mức độ như phỏng rộp, biến dạng, lo t, hoại thư, cắt cụt, …

Biến chứng mạch máu lớn: mạch vành có tới (38%), đột quỵ (1.2%), tăng huyết áp (27.6%) …

1.3.5. Một số thuốc tổng hợp điều trị bệnh ĐTĐ.

Dựa vào tác dụng và cơ chế tác dụng, các thuốc điều trị bệnh ĐTĐ được chia thành các nhóm chính:

- Các thuốc giảm đường huyết -Insulin

-Glucosidase Inhibitors -Thiazolidinediones -Tainsulin

1.3.6. Đái tháo đƣờng với y học cổ truyền (YHCT).

Theo Đông Y, bệnh ĐTĐ thuộc phạm vi chứng tiêu khát, với ba triệu chứng chủ yếu là ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều. Do ăn nhiều các chất cay, b o ngọt làm mất cân bằng âm dương trong cơ thể, tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiệt, làm phần âm của phủ tạng như âm, vị thận bị hao tổn. Hỏa nhiệt làm phế hư gây chứng tiêu khát, vị âm gây chứng gầy đói, thận âm hư gây tiểu nhiều và tiểu ra đường. Xuất phát từ quan niệm trên, nên phương pháp điều trị chủ yếu là dưỡng âm, thanh nhiệt sinh tân dịch làm cơ sở để lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể [2], [3], [4], [5].

Việt Nam là nước có nguồn dược liệu rất phong phú. Bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý thì việc sử dụng thảo mộc trong điều trị bệnh ĐTĐ từ lâu đã được biết đến với nhiều tác dụng tích cực. Các thuốc điều trị bệnh ĐTĐ

24

của Đông Y chủ yếu là các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Một số thảo mộc rất sẵn trong nước có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ĐTĐ [4], [5] như: Bầu đắng, tỏi, nghệ, quế, hành tây, bí đao, mướp đắng, khế, rau muống…

1.4. Mối quan hệ giữa béo ph và đái tháo đƣờng

BP và ĐTĐ là hai bệnh không truyền nhiễm nguy hiểm nhất của thế kỉ 21. Hai căn bệnh này có mối liên quan chặt chẽ với nhau thể hiện ở chỗ tỉ lệ người BP luôn tăng tương đương với số bệnh nhân bị ĐTĐ. Một cuộc khảo sát của Mỹ gần đây đã chỉ ra rằng có tới 58% số người bị ĐTĐ type 2 được quy cho là do BP. BP liên quan tới ĐTĐ type 2 thông qua sự đề kháng insulin [4].

Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy acid b o tự do có vai trò trong bệnh sinh ĐTĐ type 2. Phần lớn người BP có nồng độ acid b o trong huyết tương tăng cao. Sự tăng này ức chế quá trình hấp thu glucose ngoại vi dưới tác dụng của insulin, ức chế sử dụng glucose.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa BP và bệnh ĐTĐ type 2 bao gồm: chỉ số khối cơ thể, thời gian BP, chế độ dinh dưỡng, sự vận động thân thể. Một thống kê đã chỉ rằng những người có chỉ số khối cơ thể lớn hơn 30kg/m2

trong 10 năm có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2 cao gấp hai lần người bị BP dưới 5 năm và nếu trọng lượng cơ thể tăng một kilogram thì rủi ro về bệnh ĐTĐ type 2 tăng 4.5% . Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy acid b o tự do có vai trò trong bệnh sinh ĐTĐ type 2. Phần lớn người BP có nồng độ acid b o trong huyết tương tăng cao. Sự tăng này ức chế quá trình hấp thu glucose ngoại vi dưới tác dụng của insulin, ức chế sử dụng glucose của toàn cơ thể, ức chế oxy hóa glucose ở cơ.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thấy rằng thừa cân và BP có một mối liên quan chặt chẽ đến tính kháng insulin và bệnh ĐTĐ type 2 và điều đó cũng không loại trừ ở các bệnh nhân ĐTĐ Việt Nam. ĐTĐ đặc trưng bởi sự rối loạn chuyển hóa glucid, sự rối loạn này ảnh hưởng đến môi trường nội môi do đó k o theo hoặc làm quá trình rối loạn chuyển hóa lipit ở mỗi loại

25

ĐTĐ mang những đặc trưng riêng. Đặc trưng chung của rối loạn chuyển hóa lipit trong ĐTĐ là sự tăng triglycerid, giảm HDL-c và LDL-c vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên ở ĐTĐ type1 rối loạn tăng triglycerid sẽ mất đi kiểm soát được glucose máu khác với type 2, rối loạn này có thể vẫn k o dài mặc dù có sự điều trị giảm glucose máu thích hợp. LDL-c của type 2 cũng có thể tăng nhẹ và xuất hiện nhiều LDL-c với kích thước nhỏ và nặng hơn khi việc kiểm soát glucose k m. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh xơ vỡ động mạch.

1.5. Phƣơng pháp gây đái tháo đƣờng STZ

Streptozotocin (STZ: 2-deoxy -2 (3-mety-3 nitrosoureido)-D-glucopyranose) là chất có hoạt tính ung thư được chiết xuất từ nấm Streptomycer achromogens. Khả năng gây ĐTĐ của STZ đã được phát hiện vào năm 1963. Kể từ đó STZ được sử dụng rộng rãi trong mô hình động vật ĐTĐ type 1 và type 2 phục vụ trong các nghiên cứu về thuốc [11].

Streptozotocin

Tùy vào liều lượng STZ và cách thức tiến hành người ta có thể gây ĐTĐ type 1 hay type 2.

ĐTĐ type1: với chuột cống trưởng thành, tiêm liều duy nhất từ 40- 60mg/kg thể trọng.

26

ĐTĐ type 2: với chuột cống, tiêm STZ liều 100mg/kg thể trọng vào ngày đầu tiên sau khi sinh. Với chuột nhắt có thể nuôi với chế độ dinh dưỡng giàu lượng mỡ sau đó tiêm STZ với liều 50-110mg/kg thể trọng cơ thể.

STZ được nhận biết và xâm nhập vào tế bào qua kênh vận chuyển glucose GLUT2. Hoạt động của nó trong tế bào làm tổn thương và alkyl hóa ADN và cuối cùng dẫn tới hoại tử tế bào. Hoạt tính alkyl hóa của STZ do hoạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ loài vú sữa đất (euphorbia hirta l ) trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm (Trang 25)