Phân loại và cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ loài vú sữa đất (euphorbia hirta l ) trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm (Trang 29)

Năm 1997, WHO đã đề nghị phân loại ĐTĐ mới dựa trên những tiến bộ khoa học trong những năm gần đây. Phân loại này dựa vào hiểu biết về nguyên nhân sinh bệnh [3], [28].

a) Đái tháo đƣờng type 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin)

Đái tháo đường type 1 là tình trạng tăng đường huyết mãn tính do hậu quả của tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối kèm theo các rối loạn chuyển hóa protein, lipid. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính và mãn tính.

+ Cơ chế bệnh sinh:

Do yếu tố di truyền k m sản xuất insulin, phát bệnh tự nhiên, ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Bệnh gặp ở 0.2-0.5 % số người trong quần thể và chiếm 5-10% số người mắc bệnh tiểu đường [28].

21

- Giai đoạn 1: Bản chất di truyền – nhạy cảm gene - Giai đoạn 2: Khởi phát quá trình tự miễn

- Giai đoạn 3: Phát triển một loạt các kháng thể

- Giai đoạn 4: Tổn thương chức năng tế bào đảo tụy

- Giai đoạn 5: Đái tháo đường lâm sàng, phá hủy hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn tế bào đảo tụy. Biểu hiện lâm sàng là ĐTĐ phụ thuộc insulin có kèm biến chứng.

+ c i m âm s ng:

Bệnh nhân ĐTĐ type 1 có đặc điểm lâm sàng phức tạp. Thiếu hụt insulin tuyệt đối làm tăng đường huyết và axit b o quá mức dẫn tới tăng áp lực thẩm thấu. Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân, mờ mắt, mệt mỏi… Bệnh nhân ĐTĐ type1 bắt buộc phải điều trị bằng insulin.

22

) Đái tháo đƣờng type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin)

Đái tháo đường type 2 là tình trạng tăng đường huyết do hậu quả của kháng insulin ở cơ quan đích kèm theo suy giảm chức năng tế bào hoặc do suy giảm chức năng tế bào kèm theo kháng insulin của cơ quan đích. Đây là dạng ĐTĐ thường gặp nhất. Thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi.

+ Cơ chế bệnh sinh:

Sinh bệnh học ĐTĐ type 2 diễn biến qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Nồng độ glucose trong máu vẫn ở mức bình thường, nhưng có hiện tượng kháng insulin vì mức insulin tăng cao hơn mức bình thường trong máu.

- Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hướng nặng dần và xuất hiện tăng glucose huyết sau bữa ăn.

- Giai đoạn 3: Sự kháng insulin không thay đổi, nhưng bài tiết insulin suy giảm và gây tăng glucose huyết lúc đói. Bệnh ĐTĐ biểu hiện qua bên ngoài [11].

Một số dạng ĐTĐ khác:

+ ái tháo ường thai kỳ:

Đây là dạng đái tháo đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Có thể gây ra các biến chứng cho mẹ và con trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 sau này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ loài vú sữa đất (euphorbia hirta l ) trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm (Trang 29)