Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 115 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
115
Dung lượng
2,6 MB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Nước - hai tỷ người đang khát” chủ đề mà Liên Hợp Quốc đưa ra nhân ngày môi trường thế giới năm 2003 đã cho thấy sự cấp bách của vấn đề nước sạch hiện nay. Đến năm 2005 chủ đề ngày nước thế giới được chọn là “Nước cho cuộc sống’’. Đồng thời, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng chọn thập kỉ 2005-2015 là thập kỉ của nước nhằm nâng cao nhận thức của con người đối với vai trò của nước sạch. Vấn đề nước sạch là một vấn đề mang tính toàn cầu. Ô nhiễm nước và vệ sinh môi trường hiện nay đang thực sự trở thành vấn đề đáng báo động. Nguồn nước trong lành đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm do các hoạt động của con người và khai thác quá mức. Thiếu nước và nước dùng không đảm bảo chất lượng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người. Chất lượng nước, điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong của con người, đặc biệt là trẻ em. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở những nước mà phần lớn dân số không đảm bảo được cấp nước an toàn, nguy cơ bệnh về đường ruột là rất lớn. Bartram J cho rằng 88% tổng số ca bị tiêu chảy là do sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh. Bệnh tiêu chảy là nguyên nhân chính gây tử vong của 2,2 triệu người, trên tổng số 3,4 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến nước [12]. Tại Việt Nam, vấn đề này đã được Đảng và Chính phủ sớm quan tâm. Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Từ đó tỉ lệ tiếp cận nước sạch của người dân tăng lên đáng kể (từ 18,4% năm 1992 lên đến 51% năm 2002 ở khu vực nông thôn). Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là cùng với việc tăng tỉ lệ tiếp cận nước sạch của người dân thì liệu chất lượng nước sạch có đảm bảo hay không, khi mà có đến 80% các nhà máy cấp nước hiện nay cùng với hệ thống ống dẫn đã cũ kĩ, lạc hậu và xuống 2 cấp nghiêm trọng. Công tác bảo dưỡng, nâng cấp chúng còn có nhiều hạn chế. Bởi vậy, việc đánh giá chất lượng nước cấp hiện nay cần thiết hơn bao giờ hết [12]. Biên Hòa là thành phố của tỉnh Đồng Nai, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm - khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh, rất có lợi thế trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã đẩy nhanh mức độ phát triển các khu công nghiệp – các khu chế xuất thì sông Đồng Nai hiện đang hứng chịu nhiều nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động của các doanh nghiệp và việc xả thải từ sinh hoạt dẫn tới chất lượng nước cấp phục vụ cho người dân đang bị đe dọa. Ngoài ra, đây cũng là một thành phố có dân số tập trung rất đông, trong khi đó lượng nước thải sinh hoạt rất lớn lại chưa được xử lý triệt để thải thẳng ra sông. Không chỉ vậy, nước thải y tế những khu vực này cũng chưa được thu gom, xử lý triệt để, nhất là nước thải ở các bệnh viện công. Tình trạng tràn dầu và các sự cố môi trường do hoạt động giao thông thủy vẫn thường xuyên xảy ra Đây chính là những yếu tố khiến cho chất lượng nước sông Đồng Nai, nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy nước Biên Hòa (NMN), ngày càng suy giảm. Chất lượng nước cấp tại NMN Biên Hòa trong thời gian vừa qua nhìn chung là đáp ứng được quy chuẩn 01:2009/BYT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. Tuy nhiên, trong một số thời điểm nhất định khi chất lượng nước nguồn thay đổi xấu hơn, chất lượng nước cấp có biến động khi một số chỉ tiêu không đạt theo quy chuẩn. Làm thế nào để đảm bảo nước sạch luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt về khía cạnh sức khỏe, khi tới tay người sử dụng là một vấn đề cần phải giải quyết triệt để. Hiện nay, Biên Hòa có 3 NMN: NMN Long Bình có công suất 30000m 3 /ngày đêm, NMN Thiện Tân có công suất 100000m 3 /ngày đêm, và NMN Biên Hòa có công suất 50000m 3 /ngày đêm. NMN Long Bình chủ yếu cung cấp nước cho người dân khu vực phường Tân Biên và KCN Bầu Xéo thuộc huyện Trảng Bom, NMN Thiện Tân cung 3 cấp nước cho các KCN, khu dân cư các phường ngoại thành và hỗ trợ một phần cho NMN Biên Hòa. Người dân sống tại khu vực thành phố Biên Hòa (Tp. Biên Hòa) sử dụng nước sạch chủ yếu là nước của NMN Biên Hòa. Nhà máy này được xây dựng từ năm 1930, với công nghệ xử lý truyền thống đã cũ, mạng lưới đường ống đã xây dựng quá lâu (hiện còn trên 20 km ống xây dựng trên 70 năm chưa được thay thế) nên ống bị hư, đóng cặn và mục nát nhiều nên tỷ lệ rò rỉ tồn thất nước còn cao. Theo báo cáo của NMN Biên Hòa thì tỉ lệ rò rỉ năm 2010 là 30%, đến năm 2011 thì tỉ lệ rò rỉ đã có giảm nhưng vẫn còn cao, 26% [3]. Rò rỉ trong hệ thống phân phối là một nguyên nhân chính gây lo ngại cho chất lượng nước ăn uống. Khi đất được tràn ngập bởi nước thải từ cống bị rò rỉ hoặc từ các nguồn khác, sau đó đường ống bị rò rỉ sẽ được thâm nhập vào với nước bị ô nhiễm khi áp thấp. Với những nguyên nhân như vậy cần phải sử dụng các phần mềm quản lý mạng lưới để xác định điểm rò rỉ, làm giảm thất thoát nước cho các nhà máy nước và cải thiện được chất lượng nước đến người tiêu dùng. Mặc dù lượng nước cấp bị thất thoát do rò rỉ tại khu vực Tp. Biên Hòa là khá cao (26%), công ty TNHH MTV cấp nước Đồng Nai chưa sử dụng phần mềm quản lý mạng để làm giảm thất thoát nước, công ty chỉ thành lập một nhóm dò bể trực thuộc công ty, dùng thiết bị tai nghe khuếch đại âm để dò bể những khu vực nghi ngờ. Biện pháp này không được khả quan vì rất tốn công và không được chính xác. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm phân tích thủy lực đã được ứng dụng tại các công ty cấp nước như WaterCAD, Epanet nhằm quản lý mạng lưới cấp nước. Tuy nhiên, phần mềm WaterGEMS v8i là phần mềm được nâng cấp từ WaterCAD, được đánh giá cao so với phần mềm Epanet do chức năng tính toán, khoanh vùng rò rỉ và khả năng tích hợp với nhiều môi trường như Cad, GIS…giúp cho người kỹ sư sử dụng dễ dàng. Từ những luận cứ trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng, khoanh vùng rò rỉ và đề xuất các giải pháp quản lý chất lƣợng nƣớc cấp tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn 4 nước cấp, xác định được vị trí rò rỉ, thất thoát, dẫn đến nước cấp có thể bị ô nhiễm tại những vị trí đó dựa trên việc ứng dụng phần mềm WaterGems v8i và từ đó đề xuất, xây dựng nền tảng cho phát triển lâu dài và phát triển bền vững hệ thống cấp nước cho Tp. Biên Hòa. 2. MỤC TIÊU 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiện trạng chất lượng nước cấp tại thành phố Biên Hòa một cách đầy đủ nhất, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc quản lý chất lượng nguồn nước cấp, để bảo đảm cung cấp hệ thống nước máy tốt nhất về mặt sức khỏe cho cộng đồng và từ đó ta có thể dự báo được chất lượng nước trong những năm sau này. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng nguồn nước thô (chất lượng nước sông Đồng Nai khu vực gần NMN Biên Hòa), nước cấp vào mạng lưới và nước trên mạng lưới tới các hộ dân tại Tp. Biên Hòa. - Áp dụng số liệu quan trắc mẫu nước để đánh giá, phân tích các rủi ro tại nhà máy nước Biên Hòa. - Xác định, khoanh vùng rò rỉ trên mạng lưới và kiểm tra chất lượng nước sau vùng rò rỉ. - Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý phù hợp để quản lý chất lượng nước cấp tại Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 5 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Các yếu tố môi trường tự nhiên có liên quan đến chất lượng nước cấp. - Chất lượng nước sông Đồng Nai tại khu vực Biên Hòa. - Hệ thống mạng lưới cấp nước và chất lượng nước cấp của Tp. Biên Hòa. 3.2. Giới hạn phạm vi và nội dung nghiên cứu 3.2.1.Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài lấy Tp. Biên Hòa làm địa bàn nghiên cứu, nhưng tập trung nghiên cứu ở vùng nội ô. Dân cư thành phố Biên Hòa chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt là nước cấp đã được xử lý từ nguồn nước sông nên đề tài chỉ tập trung vào nguồn nước thô là nước sông Đồng Nai đoạn chảy qua Tp. Biên Hòa. Tại đoạn sông này chỉ nghiên cứu những điểm thuộc khu vực cấp nước, đó là khu vực cầu Hóa An, khu vực NMN Biên Hòa và khu vực cầu Rạch Cát. Nước ngầm chỉ được sử dụng với quy mô nhỏ nên đề tài không nghiên cứu. 3.2.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu Do điều kiện hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như các nguồn lực phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về các khía cạnh sau: (1) Một số nguyên nhân làm ô nhiễm đến chất lượng nguồn nước thô. (2) Một số đặc điểm chính của nước cấp về thành phần vật lý, thành phần hóa học và vi sinh vật. (3) Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cấp nước, mạng lưới cấp nước của Tp. Biên Hòa và phân tích các ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp. 6 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu các số liệu về hiện trạng môi trường, về điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội tại Tp. Biên Hòa. Thu thập các số liệu quan trắc về chất lượng nước sông Đồng Nai khu vực gần NMN Biên Hòa, số liệu quan trắc của nước sau xử lý của NMN Biên Hòa và nước cấp ngoài mạng lưới của khu vực Tp. Biên Hòa trong những năm gần đây. Khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp tại địa bàn nơi nghiên cứu. Khảo sát về mạng lưới cấp nước và tình trạng rò rỉ nước ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp của thành phố. Sử dụng phần mềm thủy lực WaterGEMS để khoanh vùng, xác định vị trí rò rỉ trên mạng lưới. Đề xuất các biện pháp giải quyết hợp lý và đưa ra hướng xử lý khả thi trong tương lai. 7 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Sơ đồ nghiên cứu Hình 1: Sơ đồ trình tự nghiên cứu của đề tài Tổng hợp số liệu quan trắc Số liệu quan trắc nước sau xử lý của NMN Biên Hòa từ năm 2007-2011 Số liệu quan trắc nước sông Đồng Nai khu vực gần NMN Biên Hòa từ 2007-2011 Số liệu quan trắc nước ngoài mạng lưới từ 2009-2011 Tham khảo tài liệu liên quan Đánh giá chất lượng nước cấp Đánh giá chất lượng nước sau xử lý tại NMN Biên Hòa với QCVN 01:2009/BYT Đánh giá chất lượng nước trên mạng lưới với QCVN 01: 2009/BYT Sử dụng ma trận rủi ro để đánh giá rủi ro tại NMN Biên Hòa Sử dụng phần mềm WaterGEMS để khoanh vùng, xác định vị trí rò rỉ Lấy mẫu và phân tích mẫu tại các điểm rò rỉ Đề xuất các giải pháp quản lý Đánh giá chất lượng nước sông với QCVN 08:2008/BTNMT và dựa trên chỉ số chất lượng nước tổng hợp WQI 8 Để thực hiện được những mục tiêu đã nêu trong mục 2.2, đầu tiên là phải tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài. Tiếp theo đó là tổng hợp các số liệu quan trắc đã thu thập được của trung tâm quan trắc môi trường Đồng Nai và phòng kiểm định của công ty TNHH MTV Cấp nước Đồng Nai từ năm 2007 - 2011. Với các số liệu quan trắc này đề tài đã tiến hành đánh giá chất lượng nước cấp tại Tp. Biên Hòa bằng cách đánh giá từ nguồn nước thô đến nước sau xử lý tại NMN Biên Hòa và cuối cùng là nước ra mạng lưới. Vì hệ thống xử lý nước của NMN Biên Hòa đã cũ kỹ và với các kết quả đã đạt được của việc đánh giá chất lượng nước cấp, đề tài thấy cần thiết phải đánh giá rủi ro tại NMN Biên Hòa xuyên suốt chu trình của nước từ việc thu nước để xử lý đến các điểm tiêu thụ nước. Tp. Biên Hòa còn rất nhiều đường ống cũ nên vấn đề rò rỉ, thất thoát nước là điều không tránh khỏi. Rò rỉ cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp nên đề tài đã sử dụng phần mềm WaterGEMS để khoanh vùng rò rỉ, sau đó lấy mẫu và phân tích mẫu tại các điểm xung quanh vị trí rò rỉ nhằm xác định chất lượng nước cấp. Sau khi đã đạt được các kết quả trên, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp quản lý thích hợp nhằm làm cho chất lượng nước cấp tại Tp. Biên Hòa được tốt hơn. 5.2. Phƣơng pháp cụ thể Để thực hiện được các mục tiêu trên đề tài đã sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: a. Phương pháp tham khảo tài liệu: các tài liệu đã được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo. b. Phương pháp thu thập số liệu: - Thu thập, biên hội số liệu về điều kiện tự nhiên khu vực thành phố Biên Hòa. 9 - Thu thập, biên hội số liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Tp. Biên Hòa. - Thu thập, biên hội các số liệu quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai khu vực gần NMN Biên Hòa, số liệu chất lượng nước thô lấy tại NMN Biên Hòa, số liệu chất lượng nước sau xử lý của NMN Biên Hòa và số liệu quan trắc nước cấp ngoài mạng lưới. c. Sử dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office: tính sai số chuẩn, sử dụng phần mềm Excel để tính giá trị trung bình và sai số chuẩn. d. Phương pháp so sánh, đánh giá: từ các số liệu đã tổng hợp được so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước, chỉ số chất lượng nước WQI. e. Đánh giá rủi ro được đánh giá xuyên suốt chu trình của nước từ việc thu nước đến các điểm tiêu thụ nước. f. Sử dụng phần mềm Bentley WaterGEMS để khoanh vùng rò rỉ. Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước tại các nơi bị rò rỉ. Đánh giá kết quả nghiên cứu. g. Sử dụng phương pháp chuyên gia để đưa ra nhận xét, đánh giá. Các phương pháp này sẽ được trình bày cụ thể trong phần phương pháp và vật liệu nghiên cứu ở chương 2. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, các phần mềm tin học hỗ trợ,…để đánh giá được chất lượng nước cấp. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được ứng dụng thực tế tại Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và các tỉnh thành trên cả nước. 10 6.2. Tính thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu về điều kiện kinh tế tự nhiên, kinh tế xã hội và mạng lưới cấp nước của thành phố Biên Hòa. Từ đó đưa ra những đề xuất hợp lý giúp cho việc quản lý chất lượng nước sạch tại thành phố ngày một tốt hơn. 7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Luận văn được cấu trúc thành 3 phần: mở đầu, nội dung chính (năm chương) và kết luận – kiến nghị, cụ thể như sau: Mở đầu bao gồm đặt vấn đề, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn và cấu trúc của đề tài. Nội dung chính: Chương 1: Tổng quan, nói về tình hình cấp nước tại các đô thị Việt Nam và Tp. Biên Hòa, đặc điểm khu vực nghiên cứu, các giải pháp quản lý chất lượng nước cấp tại Việt Nam và giới thiệu về phần mềm WaterGEMS. Chương 2: Phương pháp và vật liệu nghiên cứu. Chương này trình bày cụ thể các phương pháp đề tài đã sử dụng như phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu, phương pháp thống kê… Chương 3: Hiện trạng chất lượng nước thô, nước sau xử lý và nước trên mạng lưới tại Tp. Biên Hòa. Chương này đưa ra các kết quả so sánh của các thông số pH, độ đục, TSS, COD, sắt tổng… với các QCVN 08:2008/BTNMT, 01:2009/BYT, WQI. Chương 4: Đánh giá rủi ro tại NMN Biên Hòa và xác định vị trí rò rỉ, thất thoát nước trên mạng lưới. Chương này đưa ra các rủi ro tại NMN và các kết quả tính toán khoanh vùng rò rỉ. [...]... 5: Đề xuất các giải pháp quản lý nước cấp tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai như các giải pháp quản lý tại NMN Biên Hòa, các biện pháp quản lý mạng lưới cấp nước của thành phố Kết luận và kiến nghị 12 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1.THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH CẤP NƢỚC TẠI CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đã được Đảng, Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và. .. lên 50000 m3/ngày đêm Hiện tại, hệ thống cấp nước Biên Hòa cung cấp nước sạch cho toàn bộ nội ô Tp Biên Hòa Tuy nhiên vấn đề cải tiến công nghệ, quản lí giám sát cũng như kiểm tra đánh giá chất lượng nước cần được quan tâm nhiều hơn Để đánh giá chất lượng nước sạch cần tiến hành đánh giá thông qua các tiêu chí: chất lượng nước thô, chất lượng nước sau xử lý tại nhà máy và nước ra mạng lưới 29 1.5.2... nước cấp thì cần phải đánh giá chất lượng nước thô và chất lượng nước đã được xử lý Đánh giá chất lượng nước thô thì có các quy chuẩn Việt Nam sau: - QCVN 08:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN 09: 2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm 34 - Chỉ số chất lượng nước tổng hợp WQI Đánh giá chất lượng nước sau xử lý có các quy chuẩn sau: - QCVN... VAI TRÒ VÀ HIỆN TRẠNG CỦA ĐOẠN SÔNG ĐỒNG NAI CHẢY QUA THÀNH PHỐ BIÊN HÒA 1.6.1 Vai trò của đoạn sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa Đoạn sông Đồng Nai chảy qua Tp Biên Hòa thuộc vùng hạ lưu của sông Đồng Nai có vai trò trong cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế xã hội cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai 31 Các. .. NMN Biên Hòa nằm ở hạ lưu khu dân cư và chợ 28 Biên Hòa, nước bẩn không được xử lý thải ra hàng ngày hiên đang gây ô nhiễm cho nguồn ̣ nước sông Đồng Nai 1.5 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƢỚC BIÊN HÒA 1.5.1 Lịch sử hình thành NMN Biên Hòa Nhà máy nước Biên Hòa thuộc công ty TNHH MTV Cấp nước Đồng Nai, là đơn vị sản xuất nước sạch cung cấp cho mạng nước sạch Tp Biên Hòa và các vùng phụ cận NMN Biên. .. bị rò rỉ sẽ được thâm nhập vào với nước bị ô nhiễm khi áp thấp - Tình hình thổ nhưỡng tại khu vực cũng là nguyên nhân gây nên sự ăn mòn bên ngoài ống, dẫn đến ống có thể bị rò rỉ, ảnh hưởng đến chất lượng nước - Các chất cặn lắng bên trong ống có thể tạo thành các chỗ trú cho các vi khuẩn và chúng làm hỏng chất lượng nước sạch 1.7.4 Quy chuẩn đánh giá chất lƣợng nƣớc cấp Để đánh giá chất lượng nước. .. nguồn nước, cải tiến, nâng cấp các nhà máy xử lý nước và đổi mới phương thức quản lý hệ thống cấp nước [1] 1.2 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 1.2.1 Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1 Vị trí địa lý Nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Trảng Bom, Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh Nằm 2 bên bờ sông Đồng Nai, cách... về chất lượng nước ăn uống - CVN 02:2009/BYT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt 1.8 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC CẤP 1.8.1 Tại Hà Nội Hiện nay, nước máy ở Hà Nội sử dụng như là nguồn nước quan trọng trong sinh hoạt Nước sinh hoạt bị nhiễm các kim loại nặng là một vấn đề đáng lo ngại Mô tả và đánh giá hàm lượng các kim loại nặng trong nước máy tại các quận khác nhau tại. .. từ thời thành lập nhà máy đến nay nên chất lượng không còn tốt lắm 1.7.2 Hiện trạng rò rỉ nƣớc tại thành phố Hiện nay tại Tp Biên Hòa khối lượng ống cũ chiếm đa số nên vấn đề rò rỉ là vấn đề cần quan tâm Theo báo cáo của NMN Biên Hòa thì tỉ lệ rò rỉ năm 2010 là 30%, đến năm 2011 thì tỉ lệ rò rỉ đã có giảm nhưng vẫn còn cao, 26% Nguyên nhân gây ra rò rỉ: - Áp suất trên mạng lưới: lượng nước rò rỉ, tần... cấp nước của NMN Biên Hòa cần phải đánh giá từ chất lượng nước thô, chất lượng nước đã được xử lý tại nhà máy đến chất lượng nước ngoài mạng lưới 30 Nước sông Đồng Nai Trạm bơm cấp 1 Dung dịch phèn, clor Bể phản ứng kết hợp bể lắng đứng Acelator Dung dịch vôi Lọc nhanh Dung dịch clor bùn Nước sạch Cặn Bể chứa Trạm bơm cấp 2 Mạng tiêu thụ Hình 1.3: Quy trình công nghệ xử lý nước tại nhà máy nước Biên . cứ trên, đề tài Đánh giá hiện trạng, khoanh vùng rò rỉ và đề xuất các giải pháp quản lý chất lƣợng nƣớc cấp tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai được thực hiện nhằm mục đích đánh giá được. lưới và kiểm tra chất lượng nước sau vùng rò rỉ. - Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý phù hợp để quản lý chất lượng nước cấp tại Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 5 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM. pháp quản lý nước cấp tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai như các giải pháp quản lý tại NMN Biên Hòa, các biện pháp quản lý mạng lưới cấp nước của thành phố. Kết luận và kiến nghị 12