ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC THÔ TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Một phần của tài liệu Đánh giá hiên trạng, khoanh vùng rò rỉ và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nước cấp tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 60)

THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC THÔ TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC THÔ TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

So với quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt (cột A2) thì nồng độ trung bình các thông số quan trắc có trong nước tại các vị trí lấy mẫu cụ thể như sau:

- Các thông số pH, TSS, photphat có nồng độ đạt nồng độ cho phép tại tất cả các vị trí lấy mẫu ở cả 5 năm.

- Nồng độ sắt tổng: tại 3 vị trí cầu Hóa An, NMN Biên Hòa, cầu Rạch Cát thì nồng độ sắt tổng cao hơn nồng độ cho phép từ 2,1-3,1 lần vào năm 2007, năm 2008 là 2,4- 2,7 lần, năm 2009 là 2-2,2 lần và năm 2010 là 3,3- 3,6 lần, còn năm 2011 là 1,1-1,2 lần.

Tuy nhiên, tại vị trí trạm bơm nước thô của NMN Biên Hòa thì nồng độ sắt tổng đạt nồng độ cho phép do nước thô được bơm từ sông lên đã được lắng cặn một phần trong ống khi được truyền tải tới nơi lấy mẫu.

- Thông số BOD5, COD có nồng độ đạt nồng độ cho phép tại khu vực cầu Hóa An, NMN Biên Hòa ở cả 5 năm.

Tại khu vực cầu Rạch Cát thông số BOD5 vượt mức 1,02 lần, thông số COD vượt mức 1,3 lần so với nồng độ cho phép vào năm 2010, còn trong các năm 2007-2009 và năm 2011 thì nồng độ đạt mức cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

- Thông số amoniac: tại các vị trí khu vực cầu Hóa An, NMN Biên Hòa, cầu Rạch Cát có nồng độ nằm trong giới hạn cho phép vào tất cả các năm. Riêng tại trạm bơm nước thô của NMN Biên Hòa có nồng độ amoni cao hơn nồng độ cho phép, năm 2007 vượt

mức 3,6 lần, năm 2008 vượt mức 4,25 lần, năm 2009 là 4,8 lần, năm 2010 là 3,8 lần và năm 2011 là 7,25 lần.

- Thông số nitrit: tại khu vực cầu Hóa An và khu vực NMN Biên Hòa có nồng độ vượt mức cho phép vào năm 2011 là 1,15 lần và 1,6 lần. Những năm còn lại có nồng độ đều đạt mức cho phép.

Tại trạm bơm nước thô của NMN Biên Hòa có nồng độ nitrit cao hơn nồng độ cho phép, vượt mức từ 9,5-13,5 lần.

- Nồng độ coliform:

Tại khu vực cầu Hóa An, năm 2011 nồng độ coliform vượt mức cho phép 3,2 lần. Các năm còn lại có nồng độ đạt mức cho phép.

Khu vực NMN Biên Hòa có nồng độ coliform năm 2007 đạt nồng độ cho phép. Các năm còn lại đều có nồng độ vượt mức cho phép. Năm 2008 là 1,22 lần, năm 2009 là 1,92 lần, năm 2010 là 2,6 lần và năm 2011 là 4,9 lần.

Khu vực cầu Rạch Cát: chỉ có năm 2009 là có nồng độ đạt mức cho phép. Còn các năm 2007 vượt mức là 1,32 lần, năm 2008 là 2,2 lần, năm 2010 là 5 lần và năm 2011 là 2,8 lần.

- Nồng độ chì, Asen, Cadimi, kẽm tại các khu vực này đều có nồng độ đạt mức cho phép trong tất cả các năm.

- Nồng độ dầu, mỡ tổng:

Từ năm 2007 – 2009, năm 2011 nồng độ dầu, mỡ tổng tại 3 khu vực cầu Hóa An, NMN Biên Hòa và cầu Rạch Cát đều đạt chuẩn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Năm 2010 tại cả 3 khu vực trên nồng độ dầu, mỡ tổng lại vượt mức 3 lần so với nồng độ cho phép.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiên trạng, khoanh vùng rò rỉ và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nước cấp tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)