VI. Hệ thống điện trung thế, hạ thế
4.2.1. Kết quả tính toán khoanh vùng rò rỉ
Dựa vào phương pháp tìm kiếm rò rỉ đã trình bày ở mục 2.5.2 trong chương 2, đề tài đã thu được kết quả sau:
Qua quá trình chạy mô hình, so sánh với lưu lượng nước hằng ngày đo được tại đồng hồ tổng thì giá trị thu được như sau:
Bảng 4.2: Giá trị lưu lượng so sánh giữa đo thực tế tại nhà máy và qua chạy mô hình
thủy lực.
Ngày Giá trị đồng hồ đo tại nhà máy Giá trị chạy mô hình 24/09/2012 43235 m3/ngày đêm 41369 m3/ngày đêm 25/09/2012 45345 m3/ngày đêm 41369 m3/ngày đêm 26/09/2012 42345 m3/ngày đêm 41369 m3/ngày đêm
Qua so sánh ta thấy giá trị lưu lượng nước quan sát được thực tế cao hơn giá trị chạy mô hình, có khả năng trong hệ thống có điểm rò rỉ nước.
Tiến hành đo lấy mẫu áp lực tại một số điểm thu trong hệ thống ta được bảng thông số sau:
Bảng 4.3: Các địa điểm lấy giá trị áp lực thực tế và so sánh với giá trị chạy mô hình.
STT Địa điểm lấy mẫu
Giá trị thực tế (kPa)
Giá trị mô hình
1 Võ Thị Sáu - Hà Huy Giáp 2 2,2
2 Võ Thị Sáu - Quốc Lộ 15 (P.Thống Nhất) 1,7 1,7
3 Nguyễn Ái Quốc - 30/4 1,6 1,6
4 CMT8 - Nguyễn Ái Quốc 1,5 1,6
5 CMT8- Phan Đình Phùng 2 2,1
6 CMT8 - Phan Chu Trinh 1,6 1,7
7 Phan Đình Phùng - Hưng Đạo Vương 1,4 1,4 8 Nguyễn Ái Quốc - Phan Đình Phùng 1,3 1,3
9 Đồng Khởi- Nguyễn Ái Quốc 1,3 1,4
10 Phan Chu Trinh - Nguyễn Văn Trị 1,4 1,6
Với dữ liệu thực địa thu thập được, tiến hành chạy mô hình để khoanh vùng rò rỉ. Quy trình tìm kiếm khoanh vùng rò rỉ được thực hiện như sau:
Hình 4.1: Nhập 10 điểm lấy mẫu vào mô hình theo như giá trị đã thu thập được
Thiết lập các thông số đầu vào cho mô hình
Hình 4.3: Thiết lập các thông số hiệu chỉnh mô hình
Sau đó tiến hành chạy tìm kiếm rò rỉ với các thông số thiết lập cho mô hình: Vì chúng ta tìm kiếm rò rỉ nên chúng ta thiết lập giá trị hiệu chỉnh Demand cho mô hình
Với các giá trị như sau :
- Minimum Emitter Coeffient (Giá trị Emitter Min): 0,0 - Maximum Emitter Coeffient (Giá trị Emitter Max): 0,5
- Emitter Coeffient Increment (Bước tăng giá trị Emitter): 0,005 - Number of Leakage Nodes (Số lượng điểm rò rỉ ước lượng):10 Sau đó là thiết lập các thông số cho thuật toán di truyền:
Hình 4.5: Thiết lập thông số cho thuật toán di truyền
Hình 4.6: Chương trình tính toán dò tìm điểm rò rỉ
Sau khi chạy mô hình khoanh vùng rò rỉ, kết quả ta được những điểm với hệ số Emitter như sau:
Bảng 4.4: Các khu vực được khoanh vùng rò rỉ với phần mềm WaterGEMS v8i.
STT Ký
hiệu Khu vực
Hệ số Emitter
1 M1 Trên tuyến đường 30/4 – Phường Quyết Thắng 0,50 2 M2 Giao lộ Phan Chu Trinh – Cách Mạng Tháng 8 0,31 3 M3 Giao lộ Huỳnh Văn Lũy – Cách Mạng Tháng 8 0,16
4 M4 Giao lộ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Văn Đại 0,25
5 M5 Giao lộ Bùi Hữu Nghĩa – Nguyễn Thị Tồn 0,21 6 M6 Trên đường Võ Thị Sáu - Phường Thống Nhất 0,24 7 M7 Giao lộ Hà Huy Giáp – Cách Mạng Tháng 8 0,24 8 M8 Giao lộ Nguyễn Ái Quốc – Phạm Văn Thuận 0,18 9 M9 Trên đường Phạm Văn Thuận- Giáp ranh giữa ba
Phường Tân Tiến – Tân Mai – Thống Nhất
Sau khi tìm được các điểm rò rỉ, đề tài đã thực hiện tìm hiểu các nguyên nhân bị rò rỉ tại các điểm đó.
Bảng 4.5: Phân tích các nguyên nhân gây rò rỉ trên mạng lưới
STT Điểm Vị trí Loại ống Đƣờng kính Năm sử dụng Nguyên nhân bị rò rỉ
1 M1 Trên tuyến đường 30/4 – Phường Quyết Thắng
Gang dẻo
D225 1950 Ống quá cũ, sử dụng mối nối miệng xảm bằng xi măng và dây day (mối nối cứng) do đó mỗi khi xe chạy ngang qua, nền đất không ổn định gây rò rỉ tại mối nối.
2 M2 Giao lộ Phan Chu Trinh – Cách Mạng Tháng 8
Sắt tráng kẽm
D100 2002 Tại khu vực này áp lực cao, nên có thể đường ống bị răng nứt gây rò rỉ. Ngoài ra, cách đây 2 năm, tại khu vực này ống đã bị rò rỉ tại mối nối, nên bây giờ có thể bị rò rỉ lại tại mối nối cũ.
3 M3 Giao lộ Huỳnh Văn Lũy – Cách Mạng Tháng 8
Gang dẻo
D300 2003 Khu vực này mới được quy hoạch lại nên việc xây dựng, thi công có thể bị sơ suất dẫn đến gây rò rỉ.
4 M4 Giao lộ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Văn Đại
Gang dẻo
D200 2002 Do địa hình lên dốc, nên phải nén áp để đẩy nước lên dốc. Áp lực bị dồn lại gây nên rò rỉ tại
mối nối. 5 M5 Giao lộ Bùi Hữu Nghĩa
– Nguyễn Thị Tồn
Gang dẻo
D200 1997 Khu vực này chịu nhiều tác động do xe tải lưu thông nhiều, làm cho đường dễ bị hư, đường ống bị lún, gây ra rò rỉ tại mối nối. 6 M6 Trên đường Võ Thị
Sáu - Phường Thống Nhất
Gang dẻo
D300 2005 Khu này mới quy hoạch lại, bị rò rỉ có thể do lỗi thi công đường ống.
7 M7 Giao lộ Hà Huy Giáp – Cách Mạng Tháng 8
Gang dẻo
D200 1995 Tại đây có gắn T để giảm ống vào khu dân cư, nên nguyên nhân rò rỉ có thể bị rò rỉ tại mối nối.
8 M8 Giao lộ Nguyễn Ái Quốc – Phạm Văn Thuận
Gang dẻo
D300 1990 Khu vực này có nhiều xe qua lại, ống được sử dụng đã lâu, đường ống có thể bị lún, dẫn đến bị rò rỉ tại mối nối.
9 M9 Trên đường Phạm Văn Thuận- Giáp ranh giữa ba Phường Tân Tiến – Tân Mai – Thống Nhất
Gang dẻo
D150 2005 Tại khu vực này mới cải tạo lại đường ống nên rò rỉ xảy ra có thể là do lỗi thi công đường ống.
Từ các nguyên nhân trên, chất lượng nước tại những khu vực này có khả năng bị ảnh hưởng, không đạt mức cho phép của QCVN 01:2009/BYT. Do đó đề tài đã tiến hành lấy mẫu nước và phân tích mẫu tại các điểm rò rỉ.