: Cột A1 QCVN
3.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC NGOÀI MẠNG LƢỚ
Hàng tháng tại phòng kiểm định của công ty cấp nước Đồng Nai đã cho lấy mẫu nước tại các khu vực ngoài mạng. Đề tài chỉ khảo sát một số khu vực do NMN Biên Hòa cung cấp như phường Thanh Bình, phường Quang Vinh, phường Trung Dũng, phường Tân Phong, phường Tân Mai, phường Bửu Long, phường Thống Nhất, phường Bình Đa, phường Quyết Thắng và xã Hiệp Hòa vào các năm 2009 – 2011.
pH
Hình 3.23: Diễn biến pH qua các năm 2009 – 2011
pH tại các khu vực đều đạt mức cho phép của QC 01:2009/ BYT. pH tại các phường đều ở mức trung tính.
Độ đục
Hình 3.24: Diễn biến độ đục qua các năm 2009 – 2011
Tại các khu vực độ đục đạt mức cho phép của QC 01:2009/BYT. Đa số các khu vực độ đục đều có chiều hướng tăng dần qua các năm. Tại khu vực phường Thống Nhất độ đục lại giảm qua các năm là do khu vực này mới quy hoạch lại, các đường ống là những ống mới được xây dựng từ năm 2006 đến nay nên lượng cặn đóng trong ống không nhiều.
Độ cứng
Hầu như độ cứng tại các khu vực đều thấp nhiều so với mức cho phép của QC 01:2009/BYT.
Sulphat
Hình 3.26: Diễn biến nồng độ Sulphat qua các năm 2009 - 2011
Tại các phường hàm lượng sulphat đều đạt mức cho phép của QC 01:2009/BYT. Trong năm 2009 hàm lượng sulphat tại hầu hết các khu vực đều cao hơn so với các năm về sau.
Mangan
Tại các khu vực Tân Mai, Bình Đa, Thống Nhất, Quyết Thắng, Hiệp Hòa, Bửu Long hàm lượng mangan trung bình cao nhất vào năm 2009 và giảm dần trong các năm sau này. Điều này phù hợp với chất lượng nước sau xử lý tại nhà máy.
Sắt tổng
Hình 3.28: Diễn biến hàm lượng Sắt tổng qua các năm 2009 - 2011
Hàm lượng sắt tổng tại các phường đạt mức cho phép của QC 01:2009/BYT. Hàm lượng sắt tại các khu vực này đang có chiều hướng tăng lên.
Nitrit
Hình 3.29: Diễn biến hàm lượng Nitrit qua các năm 2009 - 2011
Nitrat
Hình 3.30: Diễn biến hàm lượng Nitrat qua các năm 2009 - 2011
Clor dƣ
Hình 3.31: Diễn biến Clo dư qua các năm 2009 - 2011
Hàm lượng clor dư tại các khu vực vào các năm không được ổn định. Tại khu vực phường Trung Dũng, Quyết Thắng, Quang Vinh, hàm lượng clor dư đã được tăng lên để duy trì lượng clo dư tại các nơi trong mạng lưới.
Vi sinh
Tại các phường được khảo sát thì hàm lượng vi sinh đạt quy chuẩn QC 01:2009/BYT.
Nhận xét chung:
Chất lượng nước ngoài mạng lưới tại các khu vực đều đạt QC 01: 2009/BYT. Tuy nhiên độ đục, hàm lượng sắt tổng còn hơi cao nên dễ đóng cặn trong đường ống và cứ theo chiều hướng như vậy thì làm cho ống bị đóng cặn nhiều và nước sẽ có mùi tanh khó chịu.
Với phương pháp lấy mẫu và đánh giá thì nhìn chung nước cấp ngoài mạng lưới đạt tiêu chuẩn, nhưng trong quá trình vận chuyển nước đến người sử dụng thì nước cấp có thể bị ảnh hưởng do hệ thống đường ống bị rò rỉ vì đường ống quá cũ. Từ đó đề tài mới sử dụng phần mềm WaterGems để khoanh vùng, xác định vị trí rò rỉ nhằm đảm bảo nước cấp ngoài mạng lưới đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.