1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH HỒ LẮK TỈNH ĐẮKLẮK

84 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH HỒ LẮK TỈNH ĐẮKLẮK

Họ và tên sinh viên: ĐINH THỊ MINH NGUYỆT

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI Niên khoá: 2008 - 2012

Tháng 5/2012

Trang 3

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

KHU DU LỊCH HỒ LẮK TỈNH ĐẮKLẮK

Tác giả

ĐINH THỊ MINH NGUYỆT

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư

Ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:

TS CHẾ ĐÌNH LÝ

Tháng 5 năm 2012

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường và tài nguyên trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức trong suốt bốn năm đại học và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Tiếp theo, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS Chế Đình Lý – Phó viện trưởng viện Tài nguyên môi trường TP Hồ Chí Minh, KS Nguyễn Hiền Thân – chuyên viên

du lịch Viện Tài nguyên môi trường TP Hồ Chí Minh đã dành thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm để tôi có thể hoàn thành đề tài đã lựa chọn

Tôi xin cảm ơn các chú, anh, chị trong Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ĐắkLắk, đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chú Hoàng Văn San – giám đốc Trung tâm quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh ĐắkLắk, anh Lê Văn Hà – giám đốc KDL

hồ Lắk cùng các anh chị nhân viên trong KDL đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp số liệu, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực tập

và thực hiện luận văn

Xin cảm ơn các bạn lớp DH08DL cùng những người bạn thân của tôi đã luôn bên cạnh, cổ vũ, động viên tinh thần cũng như giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa luận

Cuối cùng, xin cảm ơn ba, mẹ và các em đã là chỗ dựa vững chắc, là nền tảng

để tôi có thêm động lực tiến bước và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra

Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Đinh Thị Minh Nguyệt

Trang 5

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Khu du lịch hồ Lak với tài nguyên thiên nhiên hoang sơ và tài nguyên văn hoá đặc sắc là điểm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan Tuy nhiên, với sự phát triển của hoạt động du lịch nơi đây thì sự suy giảm về tài nguyên và môi trường đang diễn ra một cách nghiêm trọng Luận văn này tổng quan về hiện trạng tài nguyên và

môi trường và tài nguyên

Đề tài: “Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường và đề xuất các giải pháp

quản lý theo hướng phát triển bền vững KDL hồ Lắk tỉnh ĐắkLắk” được thực hiện từ

tháng 1 – tháng 5 năm 2012

Kết quả nghiên cứu chính sau 5 tháng nghiên cứu có thể khái quát như sau:

có tài nguyên tự nhiên và nhân văn đặc sắc đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái của du khách

điều tra và thu thập thông tin Kết quả cho thấy, môi trường đất, không khí vẫn nằm trong giới hạn cho phép chỉ riêng môi trường nước có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhẹ

định các hoạt động có ý nghĩa đối với môi trường Các hoạt động có ý nghĩa cần quan tâm là ăn uống, nấu nướng, lưu trú, vận chuyển và đốt lửa giao lưu văn hoá

mặt, không khí, cảnh quan, môi trường đất và đời sống động vật bằng phương pháp ma trận hoạt động tác động

quan trắc, đưa ra kế hoạch quản lý hiệu quả KDL theo hướng phát triển bền vững

Trang 6

MỤC LỤC

Trang tựa……… i

Cảm tạ……….ii

Tóm tắt khoá luận iii

Mục Lục iv

Danh mục biểu đồ ix

Danh mục hình ix

Danh mục bảng x

Chương 1:PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan tài liệu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

1.5 Tính mới và ý nghĩa của đề tài 5

1.6 Ý nghĩa của đề tài 5

1.6.1 Ý nghĩa khoa học 5

1.6.2 Ý nghĩa kinh tế 6

1.6.3 Ý nghĩa xã hội 6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 7

2.1 Tổng quan về KDL hồ Lăk 7

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 7

2.1.1.1 Vị trí địa lý 7

2.1.1.2 Địa hình 7

2.1.1.3 Thổ nhưỡng 8

Trang 7

2.1.1.4 Khí hậu 8

2.1.1.5 Tài nguyên rừng 9

2.1.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội 9

2.1.2.1 Kinh tế 9

2.1.2.2 Văn hoá 9

2.1.2.3 Xã hội 10

2.2 Các khái niệm liên quan 11

2.2.1 Du lịch bền vững 11

2.2.2 Cơ sở phát triển du lịch bền vững 11

Chương 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Nội dung nghiên cứu 13

3.2 Phương pháp nghiên cứu 13

3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 13

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 14

3.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học 14

3.2.4 Phương pháp ma trận hoạt động tác động (AIM) 14

3.2.5 Phương pháp phân tích các bên có liên quan 16

3.2.6 Phương pháp phân tích các khía cạnh tác động (AIA) 16

3.2.7 Phương pháp tính sức chứa 17

3.2.8 Phương pháp những thay đổi có thể chấp nhận được (LAC) 18

3.3 Tiến trình thực hiện đề tài 18

Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20

4.1 Tổng quan về hiện trạng du lịch ở KDL hồ Lắk 20

4.1.1 Cơ sở vật chất 20

4.1.2 Tình hình du khách 21

Trang 8

4.1.3 Nhân lực phục vụ du lịch 24

4.1.4 Hoạt động quảng cáo, tiếp thị du lịch 25

4.1.5 Tổng quan du lịch Buôn Jun và Buôn M’Liêng 25

4.2 Hiện trạng tài nguyên môi trường KDL hồ Lăk 26

4.2.1 Môi trường nước 27

4.2.2 Môi trường đất 28

4.2.3 Môi trường không khí 29

4.2.4 Hệ thống quản lý môi trường và các vấn đề có liên quan 31

4.3 Những tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường 34

4.3.1 Phân tích các khía cạnh môi trường và tài nguyên từ hoạt động du lịch 35

4.3.2 Xác định các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường 36

4.3.3 Xác định các tác động của tổn thương tài nguyên môi trường đến hoạt động du lịch trong KDL hồ Lắk 37

4.3.4 Phân tích tác động của hoạt động của du lịch đến tài nguyên môi trường 40

4.3.4.1 Hoạt động ăn uống, phục vụ du khách 40

4.3.4.2 Hoạt động nấu nướng của nhà hàng 40

4.3.4.3 Dịch vụ lưu trú 41

4.3.4.4 Giao thông, vận chuyển 41

4.3.4.5 Đốt lửa trại giao lưu văn hoá 41

4.3.5 Đánh giá mức độ ý nghĩa của các hoạt động du lịch đối với khía cạnh môi trường 42 4.4 Đề xuất biện pháp quản lý và định hướng phát triển bền vững 43

4.4.1 Phân tích và phối hợp giữa các bên liên quan 43

4.4.1.1 Phân tích các bên liên quan 44

4.4.1.2 Phối hợp các bên liên quan 45

4.3.2 Xác định sức chứa cho các điểm tham quan 46

Trang 9

4.3.3 Tiêu chí giới hạn và kế hoạch quan trắc 47

4.3.3.1 Các tiêu chí giới hạn 47

4.3.3.2 Kế hoạch quan trắc 49

4.3.4 Các giải pháp khác 50

Chương 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53

5.2 Kiến nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 56

Trang 10

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Kênh thông tin du khách thường dùng 22 

Biểu đồ 4.2: Đánh giá của du khách về cảnh quan trong KDL 22 

Biểu đồ 4.3: Khả năng giới thiệu về KDL đến bạn bè 23 

Biểu đồ 4.4: Khả năng quay lại của du khách 23 

Biểu đồ 4.5: Lý do khách du lịch chọn hồ Lắk 23 

Biểu đồ 4.6: Thời gian du khách ở tại hồ Lắk 70 

Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ khách mang thực phẩm vào 34

Biểu đồ 4.8: Nhận thức của khách về việc xả rác …….……….34

DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Cửa hàng lưu niệm trong KDL 21 

Hình 4.2: Buôn Jun……….  25

Hình4.3:BuônM’Liêng……… 29

Hình 4.4: Phương tiện vận chuyển trong KDL 30 

Hình 4.5: Nhà vệ sinh trong resort 31 

Hình 4.6: Thùng rác trong KDL 32 

Hình 4.7: Một số hình thức nhắc nhở du khách 33   

 

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Xác định tác động của các hoạt động du lịch đến các thành phần môi trường 15 

Bảng 3.2: Xác định các tổn thương của môi trường đến các nguồn tài nguyên 15 

Bảng 3.3 : Diễn giải điểm đánh giá tần suất hoạt động và hậu quả của tác động 17 

Bảng 4.1:Thống kê lượng khách đến KDL 22 

Bảng 4.2: Thống kê chi tiết lao động phục vụ du lịch (%) 24 

Bảng 4.3: Mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường 26 

Bảng 4.4: Các thông số môi trường nước mặt 27 

Bảng 4.5: Các thông số môi trường nước ngầm 27 

Bảng 4.6: Phân tích chất lượng đất 28 

Bảng 4.7: Phân tích chất lượng không khí xung quanh (tháng 12/2012) 31 

Bảng 4.8: Bảng danh mục các khía cạnh – tác động môi trường từ hoạt động du lịch 35 

Bảng 4.9: Tác động của hoạt động du lịch đến công tác bảo vệ môi trường 37 

Bảng 4.10: Tác động của tổn thương môi trường đến hoạt động du lịch 38 

Bảng 4.11: Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa cho hoạt động du lịch tại KDL Hồ Lắk 42 

Bảng 4.12: Kế hoạch phối hợp hành động với các bên liên quan 45 

Bảng 4.13: Các tiêu chí hạn chế tác động của hoạt động du lịch 47 

Bảng 4.14: Kế hoạch quan trắc các tác động của hoạt động du lịch 49 

Trang 13

Chương 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển là một trong những quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi thời đại, của mọi quốc gia Cùng với sự gia tăng dân số thì các nhu cầu về đời sống và văn hóa lấy từ môi trường, từ các hệ sinh thái ngày càng gia tăng Để đáp ứng cho các nhu cầu

đó đòi hỏi phải có sự phát triển kinh tế mà hậu quả của nó không thể tránh được là tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác để phục vụ cho các nhu cầu phát triển này, các hệ sinh thái bị phá hủy và chất lượng môi trường xuống cấp

Du lịch là ngành kinh tế mà hoạt động của nó cũng có những tác động làm suy giảm tài nguyên và môi trường một cách đáng kể, bởi vì, tài nguyên thiên nhiên phục

vụ cho du lịch chủ yếu được khai thác từ môi trường nên hậu quả của nó (suy thoái và

ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, suy thoái và giảm sút về đa dạng sinh học ) không thể lường hết được

Cùng với nỗ lực bảo tồn, khai thác phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phục vụ du lịch sinh thái, hiện nay nhiều khu bảo tồn, vườn quốc gia đã được

sử dụng trong hoạt động du lịch sinh thái Hồ Lắk là khu bảo tồn thiên nhiên với hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên điển hình Một trong những nhiệm vụ quan trọng của KDL hồ Lắk là phát triển du lịch sinh thái nhằm góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, vùng đất ngập nước tự nhiên quan trọng, cải thiện và ổn định đời sống người dân địa phương Tuy nhiên trong những năm qua, tình hình hoạt động du lịch sinh thái tại đây còn chưa phát huy được tiềm năng tài nguyên hiện vốn có Việc phát triển du lịch sinh thái cũng đem lại nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên trong khu vực Việc xác định được hiện trạng tài nguyên môi trường tại KDL và đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả là việc cần làm đối với hoạt động du lịch ĐắkLắk nói chung và KDL sinh thái hồ Lắk nói riêng

Trang 14

Căn cứ vào các vấn đề đã đề cập và yêu cầu thực tiễn của hoạt động du lịch sinh

thái, tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý theo hướng phát triển bền vững KDL hồ Lắk tỉnh Đắk Lắk ”

Vấn đề môi trường đã, đang và sẽ tiếp tục là mối quan tâm của toàn thể xã hội trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi của xã hội càng cao Vấn đề đặt ra là phải làm sao để cân bằng giữa nhu cầu phát triển và nhu cầu giải trí của xã hội, đó là phát triển bền vững Có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức, nhà khoa học cũng như các sinh viên trên toàn thế giới về vấn đề quản lý tài nguyên môi trường với phát triển du lịch Một số

công trình nghiên cứu điển hình như:

Tham luận tổng kết “Quản lý du lịch có trách nhiệm và hiệu quả” (2000) của Hena Young, ĐH Sturt Charles có đề cập đến bản chất của phát triển du lịch và việc sử dụng các công cụ quản lý sẽ có hiệu quả thế nào đối với sự phát triển bền vững du lịch

Năm 1995, tổ chức du lịch thế giới, hội đồng du lịch & lữ hành thế giới và hội đồng trái đất đã thông qua một tuyên bố chung “ Chương trình nghị sự 21 cho ngành công nghiệp du lịch và lữ hành: Hướng tới sự phát triển bền vững phù hợp về môi trường”, bản dự thảo đưa ra các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững và đặc biệt phù hợp với các mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học (CBD)

Trong kho tài liệu của IUCN Việt Nam cũng có các tài liệu nói về việc “ Phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng (ASSET, 1998), “Hướng dẫn sử dụng công nghệ mới cho du lịch bền vững” ( Hiệp hội du lịch Úc, 1994), “Du lịch bền vững như một phương hướng phát triển: hướng dẫn các nhà quy hoạch và nhà lập chính sách địa phương” ( Liên bang hợp tác và phát triển kinh tế Cộng hòa liên bang Đức, 1999)

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu có thể đóng góp cho sự phát triển du lịch như: “Nghiên cứu đánh giá tác động qua lại giữa môi trường xã hội với hoạt động

du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa” (GS.TS Nguyễn Văn Đính ), “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát

Bà - Hải Phòng” (TS Phạm Trung Lương) Các nghiên cứu này là cơ sở cho việc nhân rộng mô hình phát triển bền vững du lịch ở các tỉnh lân cận

Trang 15

Vừa qua,ngày 17/10/2011, được sự đồng ý chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh ĐắkLắk về việc tổ chức tọa đàm hợp tác phát triển du lịch Hà Nội - Buôn Ma Thuột tại công văn số 5259/UBND-VHXH Hiệp hội Du lịch ĐắkLắk đã chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư và

Du lịch tỉnh tổ chức đón tiếp Đoàn đến từ Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội Chương trình tọa đàm các doanh nghiệp sẽ có nhận xét góp ý về tiềm năng du lịch ĐắkLắk để giúp các doanh nghiệp lữ hành của địa phương xây dựng chương trình du lịch cho phù hợp (http://www.daktra.com.vn )

Trong hành lang du lịch nam - bắc Tây Nguyên, hồ Lăk được xem là "mắt xích" quan trọng của tour Lâm Đồng - Đắk Lăk - Gia Lai - Kon Tum Quần thể sinh thái hồ được xem là vùng có khả năng phát triển các dịch vụ du lịch đa dạng và phong phú vào loại nhất nhì của vùng đất này.Tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá: "Hồ Lăk là một thắng cảnh tuyệt vời ở Đông Nam Á Nếu được xây dựng thành một KDL hoàn chỉnh, chắc chắn nó sẽ thu hút một lượng lớn khách quốc tế"(vnexpress.net) Đây là cơ sở cho việc thúc đẩy phát triển bền vững du lịch hồ Lắk diễn ra thuận lợi hơn

Ngoài các nghiên cứu liên quan đến sự phát triển du lịch của các nhà nghiên cứu du lịch của ban chỉ đạo tỉnh, trong các trường đại học, số lượng các đề tài nghiên cứu do sinh viên thực hiện cũng chiếm số lượng lớn, có thể điểm qua một số đề tài của trường đại học Nông Lâm TP.HCM như sau:

triển du lịch sinh thái tại khu di tích lịch sử, danh thắng du lịch núi Bà Đen.(Lữ Thị Kim Duyên, 2011)

sinh thái Vườn Xoài, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Phạm Thị Kim Thuỷ,2011)

bền vững tại KDL TaKou Thuận Nam – Hàm Thuận Nam – Bình Thuận.(Lê thị Bảo Uyên,2007)

vườn quốc gia YokĐôn, tỉnh ĐắkLắk.(Nguyễn Thị Hoài Thanh, 2007)

Trang 16

 Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững tại KDL sinh thái Thác Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Đỗ Thị Thu Bảy)

Các nghiên cứu này đã tập trung đánh giá được hiện trạng hoạt động du lịch và vấn đề tài nguyên môi trường tại các tỉnh, các KDL và đã đưa ra các giải pháp để phát triển Tuy nhiên nhiều giải pháp đưa ra còn quá chung chung, chưa cụ thể nên hầu như chưa thể áp dụng vào thực tế

Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây quan tâm nhiều đến các giá trị và tiềm năng của các nguồn tài nguyên, định giá các giá trị của nó đối với du lịch và cố gắng sao cho thu hút sự tham gia của cộng đồng Và có chăng đi nữa, những nghiên cứu về môi trường tập trung nhiều vào các tác động tổng quát đến du lịch sinh thái Các đề tài của sinh viên phần lớn hạn chế trong khảo sát hiện trạng KDL mà chưa tập trung quan tâm mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với hoạt động du lịch sinh thái Trong khi đó, tài nguyên thiên nhiên và môi trường là nhân tố quan trọng hình thành nên các loại hình du lich sinh thái Việc đề ra các biện pháp quản lý cụ thể cho hoạt động kiểm soát tài nguyên môi trường là hết sức cần thiết Để bổ sung vào các vấn đề và hạn chế đã được trình bày trong đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: Những tác động liên quan đến tài nguyên môi trường trong KDL

Hồ Lắk hiện nay là gì và làm thế nào để giảm thiểu các tác động đó? Để trả lời câu hỏi

đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau đây:

đó có ảnh hưởng ngược lại với họat động du lịch như thế nào?

của tác động của du lịch là gì?

trường của KDL Hồ Lắk?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu tổng quát: tìm hiểu hiện trạng tài nguyên môi trường trong KDL hồ Lắk

 Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:

Trang 17

 Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên môi trường trong KDL

 Tìm hiểu những tác động chính của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường trong khu vực và phân tích những ảnh hưởng ngược lại của những tác động này đến KDL

 Xác định các giới hạn có thể chấp nhận được của các tác động và các tiêu chí giới hạn của tác động du lịch

 Đề xuất hướng giải quyết vấn đề quản lý tài nguyên môi trường (rác thải, nước thải) và tài nguyên (đất, nước, sinh vật) trong KDL theo hướng phát triển du lịch bền vững trong khu vực kết hợp khả năng của địa phương

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên và môi trường tại KDL hồ Lắk, khách du lịch, cán bộ công nhân viên tại KDL hồ Lắk

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động gây tác động đến tài nguyên môi trường trong KDL từ đó đề xuất biện pháp quản lý phát triển bền vững

Thời gian thực hiện: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012

Việc đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường qua hoạt động du lịch tại KDL sinh thái hồ Lắk nhằm góp phần giải quyết các vấn đề môi trường và tài nguyên trong khu vực hướng tới phát triển bền vững

Đề tài có một số điểm nổi bật như:

- Xác định các tác động bằng phương pháp định lượng và có cơ sở khoa học

- Phối hợp được các bên liên quan tham gia du lịch

- Xây dựng được các tiêu chí quản lý du lịch và đề xuất ngưỡng giới hạn có thể chấp nhận được trong quản lý hoạt động du lịch

1.6.1 Ý nghĩa khoa học

Định hướng chiến lược phát triển bền vững các loại tài nguyên nói chung và hoạt động DLST bền vững nói riêng là chiến lược mang tính chất bước khởi đầu cho

Trang 18

những nghiên cứu sâu hơn trong việc khai thác và bảo tồn các giá trị tài nguyên và văn hóa tại KDL sinh thái hồ Lắk

1.6.2 Ý nghĩa kinh tế

Việc quản lý được các nguồn tài nguyên và chất lượng môi trường sẽ làm cho môi trường du lịch tại đây đảm bảo yêu cầu của việc phát triển bền vững lâu dài, mang tính chất DLST đúng nghĩa

Thực hiện tốt công tác quản lý còn có thể thu hút được sự tham gia của cộng đồng, du khách và các tổ chức liên quan về nguồn vốn và nguồn nhân lực đóng góp chi phí cho công tác quản lý môi trường và tài nguyên, nâng cao đời sống và thu nhập của cộng đồng địa phương

1.6.3 Ý nghĩa xã hội

Đề tài sẽ nêu rõ các ảnh hưởng của trong hoạt động du lịch đối với các tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh làm cơ sở cho các giải pháp được đề xuất để áp dụng nhằm hạn chế các tác động đó, đồng thời nó sẽ giúp du lịch sinh thái tại hồ Lắk phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, với tự nhiên

Đề tài giúp cho việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa, hướng du khách nâng cao nhận thức khi tham gia du lịch sinh thái, chất lượng môi trường được đảm bảo sức khỏe người dân, tăng các phúc lợi xã hội

Trang 19

cảnh

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

thị trấn Liên Sơn, xã Dăk Liêng, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

Phía bắc giáp xã Yang Tao; phía nam giáp thị trấn Liên Sơn; phía đông giáp xã Bông Krang; phía tây giáp xã Đắk Liêng

Hai mặt phía nam và phía đông được bao bọc bởi quốc lộ 27 – tuyến đường

giao thông chính giữa thành phố Buôn Ma Thuột và Đà Lạt

Địa hình KDL hồ Lắk chủ yếu là kiểu địa hình bình vùng trũng được tạo thành bởi các vật chất phù sa trên núi và phù sa lưu vực của các sông lớn Krông Ana và Krông Nô, địa hình vùng trũng phân bố chủ yếu ở trung tâm và phía Tây Bắc, phía Bắc địa hình cao dần, xuất hiện nhiều đồi núi hình bát úp xen kẽ với những vùng đồng

Trang 20

bằng, tiếp giáp với vũng cao nguyên Buôn Ma Thuột Độ dốc trung bình 3 – 80, độ cao trung bình 400 – 500m, địa hình có xu thế thấp dần về phía Đông Nam – Tây Bắc

Đất đai quanh khu vực hồ Lắk phần lớn là đất phù sa chiếm 17,87% diện tích đất tự nhiên của huyện Đây là nhóm đất cho ưu thế phát triển các cây trồng lương thực thực phẩm, đặc biệt là lúa nước, mía, rau quả các loại Đất phù sa được bồi thường xuyên chiếm 62,2% diện tích nhóm đất này

Huyện Lắk nằm ở phía Đông Trường Sơn, kẹp giữa Cao nguyên Buôn Ma Thuột và vùng núi Chư Yang Sin, khí hậu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm và đặc thù của thung lũng, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 tập trung trên 94% lượng mưa hàng năm; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 hầu như không mưa, nguyên nhân do bị che khuất bởi khối núi Chư Yang Sin ở phía Đông Nam

Chế độ nhiệt:

Chế độ mưa:

Mưa trên địa bàn huyện mang đặc điểm mùa mưa của Tây trường Sơn Hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, lượng mưa chiếm 85 -90% lượng mưa cả năm Số ngày mưa trung bình trong mùa mưa khoảng 20 ngày/tháng, thậm chí

có tháng mưa tất cả các ngày

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau Lượng mưa mùa khô không đáng kể chỉ chiếm 10 -15% tổng lượng mưa hàng năm Vào mùa khô mưa chỉ

có cuối hoặc đầu mùa; thời kỳ giữa mùa lượng mưa không đáng kể, nhiều năm không

có mưa, nếu có thì thời gian mưa chỉ khoảng vài ngày và lượng mưa khoảng dưới 10mm/tháng

Trang 21

Vào mùa khô, khí hậu se lạnh và gió rất lớn sẽ làm ảnh hưởng lớn đến công tác phục vụ du lịch tại đơn vị như: chèo thuyền độc mộc trên Hồ lak, cưỡi voi và các hoạt động khác

Không gian hồ,di tích Biệt điện và khu rừng xung quanh đã được xác định

là Khu rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk (một loại rừng đặc dụng) từ năm 1995 với tổng diện tích là 12.299 ha Ở đây, người ta đã phát hiện ra trong khu rừng có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư-bò sát, 43 loài

cá, tôm, cua, ốc

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Lắk, hiện nay chỉ còn khoảng 10.000ha rừng, chất lượng rừng rất kém Bao quanh hồ Lắk giờ đây là những đồi núi trọc, cây cối đã bị chặt phá gần hết

2.1.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội

2.1.2.1 Kinh tế

Kinh tế chính của người dân quanh vùng chủ yếu là nông nghiệp, chăn nuôi, và đánh bắt thuỷ sản:

làm các ngành nghề khác như buôn bán, quản lý nhà nước

động nhàn rỗi

sống ven hồ có thuyền độc mộc và dụng cụ đánh cá trong nhà

Cùng với sự phát triển của các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của KDL

hồ Lắk, người dân có thêm một phần thu nhập từ việc giúp đỡ các hoạt động du lịch

đó

2.1.2.2 Văn hoá

 Ẩm thực: Hồ Lắk vừa là nơi cung cấp nhiều cá, vừa là hồ chứa nước ngọt khổng lồ cung cấp nước cho hàng trăm héc ta ruộng nương Chính vì vậy, khi đến

Trang 22

KDL hồ Lắk du khách có thể được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng của vùng như: cơm rẫy dẻo, chả cá thác lác, đọt bí đỏ, gà nướng, cơm lam, rượu cần… và nhiều món

ăn hấp dẫn khác

 Văn hóa địa phương: Nhiều phong tục, tập quán của người dân tộc M’Nông bản

xứ vẫn giữ được nét truyền thống

ngôi nhà dài truyền thống vẫn được bảo tồn tốt, đặc biệt là ở buôn cổ M’Liêng

đậm chất Tây Nguyên vẫn đang được người dân nơi đây bảo tồn và phát triển

Tuy vậy, hiện nay một số phong tục, lễ hội truyền thống đã bị thương mại hoá

đi rất nhiều chủ yếu là chiều theo ý du khách, điều này làm cho một số hoạt động văn hoá không còn theo giá trị của nó nữa Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều nhà sàn bằng gỗ đã được thay thế bằng các ngôi nhà bê tông chắc chắn làm mất

đi vẻ đẹp vốn có của buôn làng cổ

2.1.2.3 Xã hội

Theo kết quả thống kê dân số năm 2005, thuộc địa phận KDL hồ Lắk có khoảng 22.614 người dân sinh sống Trong đó khoảng 6.559 dân số thành thị chiếm 29% tập trung chủ yếu ở thị trấn Liên Sơn, số còn lại 71% là dân số nông thôn chủ yếu sống trong các buôn làng dân tộc

Thành phần dân tộc trong KDL hồ Lắk chủ yếu là người M’nông (76,7%) và người Kinh ( 23,3%) Người Kinh tập trung chủ yếu ở thị trấn Liên Sơn

Mỗi xã trong khu vực có 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS Thị trấn Liên Sơn có 1 trường PTTH, 1 trường Dân tộc nội trú, và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên Tổng số học sinh là 7.850 em (số liệu thống kê năm 2005)

với nhau Hệ thống giao thông nông thôn tương đối thuận tiện cho việc phát triển kinh

tế xã hội, giao lưu và vận chuyển hàng hóa Đường đi thông thoáng, sạch sẽ

Trang 23

- Y tế : khu vực có 3 trạm y tế các xã, thị trấn, 01 bệnh viện đa khoa huyện và 01 trung tâm y tế của huyện Các bệnh thường gặp là các bệnh tay chân miệng, bệnh ngoài da, lao…

2.2 Các khái niệm liên quan

2.2.1 Du lịch bền vững

Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai (Luật du lịch, 2005)

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào

đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học đảm bảo

sự sống

Mục tiêu của Du lịch bền vững là:

2.2.2 Cơ sở phát triển du lịch bền vững

Phát triển DLST bền vững không những đóng góp cho sự phát triển bền vững

mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc BTTN Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức (Allen K., 1993)

Các cơ sở phát triển du lịch sinh thái bền vững:

Trang 24

- Giảm đến việc thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên môi trường: đất, nước ngọt, các thủy vực, khoáng sản, đảm bảo sử dụng lâu dài các tài nguyên không tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng Như vậy cần phải sử dụng tài nguyên theo nguyên tắc: “ nhu cầu sử dụng chúng không vượt quá khả năng bù đắp (tái tạo) tài nguyên đó”

vật nuôi trồng cũng như hoang dã Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách quản lý phương thức và mức độ sử dụng làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn có khả năng hồi phục

rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn

chịu đựng của trái đất Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn sự cân bằng các

hệ sinh thái

Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, muốn cho ngành du lịch thật sự có thể phát triển bền vững cần phải dựa vào 3 yếu tố:

lịch ngày càng gia tăng

cho cộng đồng

Trang 25

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu tổng quan hiện trạng hoạt động du lịch và môi trường, tài nguyên trong KDL hồ Lắk (Phương pháp thu thập số liệu, khảo sát xã hội học)

- Phân tích các khía cạnh môi trường và tài nguyên của các hoạt động du lịch (phương pháp AIA)

- Đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường (phương pháp AIM)

- Xác định các tiêu chí giới hạn của các khía cạnh tài nguyên môi trường và kế hoạch quan trắc tác động (phương pháp LAC)

- Đề xuất các định hướng phát triển hoạt động du lịch và giải pháp để quản lý

và hạn chế các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Các tài liệu tại hồ Lắk, bao gồm:

vụ voi, thuyền, giao lưu văn nghệ cồng chiêng, ẩm thực đặc sản vùng tây nguyên, hướng dẫn du lịch sinh thái )

mãn của du khách

Trang 26

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

3.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Mục đích:

các tác động môi trường

Cách thức: hỏi trực tiếp và lập bảng câu hỏi

đến tham quan và có sử dụng các dịch vụ du lịch của KDL hồ Lắk Chỉ tiêu số phiếu cho khách nội địa và khách quốc tế bằng nhau

Địa điểm: tại KDL trung tâm thị trấn Liên Sơn

3.2.4 Phương pháp ma trận hoạt động tác động (AIM)

Mục đích: để phân tích các tác động qua lại giữa các mục tiêu phát triển du lịch

và các thành phần môi trường và ngược lại tác động của sự tổn thương môi trường đến mục tiêu phát triển du lịch

Các bước thực hiện:

a) Xác định các họat động du lịch quan trọng nhất Xác định các hoạt động du lịch diễn ra mang tính chất thường xuyên, có tác động nhiều nhất

b) Xác định các thành phần môi trường chính trong hoạt động du lịch

c) Xác định hiện trạng môi trường nền

d) Xác định tác động của các họat động du lịch đến các thành phần môi trường e) Xác định các tổn thương của môi trường đến các nguồn tài nguyên

f) Xác định các giải pháp quan trọng nhất và xác định giải pháp giảm thiểu tác động

Trang 27

Bảng 3.1 Xác định tác động của các hoạt động du lịch đến các thành phần môi trường

Trang 28

Căn cứ vào điểm đánh giá, phân tích sâu các tác động tiêu cực có điểm -2, -3 và

đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực

Căn cứ vào lọai MT tác động, đề nghị kế họach quan trắc giám sát (chỉ giám sát các tác động đánh giá là tiêu cực mạnh và trung bình)

3.2.5 Phương pháp phân tích các bên có liên quan

Mục đích: phân tích, đề xuất các định hướng phát triển họat động du lịch và giải pháp để quản lý và hạn chế các tác động của du khách tại KDL

Cách thực hiện:

như tác động tiềm tàng của hoạt động du lịch đến mỗi bên có liên quan

3.2.6 Phương pháp phân tích các khía cạnh tác động (AIA)

Dùng để xây dựng đề mục phân tích các khía cạnh môi trường tài nguyên của các họat động du lịch

Các bước tiến hành:

 Phân tích và đánh giá định lượng mức nghiêm trọng của tác động môi trường

 Xếp loại tác động môi trường

 Phân tích và đánh giá tần suất xảy ra của khía cạnh MT

 Phân tích và đánh giá xác suất xảy ra của tác động MT

 Đo mức nghiêm trọng của thiệt hại cho mỗi khía cạnh ở 3 mặt: Môi trường, Thiệt hại bằng tiền

 Tính toán bậc ý nghĩa

 Đưa ra danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa

Trang 29

Bảng 3.3 : Diễn giải điểm đánh giá tần suất hoạt động và xác suất xảy ra tác động

Điểm

đánh giá

nguyên tại địa phương

nguyên thông thường

nguyên không quí hiếm

nguyên quí hiếm

ra và mức tối đa của thiệt hại

trường hợp nhằm giảm sai số do thiếu thông tin hoặc do chủ quan Điểm ý nghĩa này

là điểm sau cùng để xác định mức ý nghĩa cuối cùng

3.2.7 Phương pháp tính sức chứa

Mục đích:

Dùng để xây dựng tiểu mục đề xuất các định hướng phát triển họat động du lịch

và giải pháp để quản lý và hạn chế các tác động đến tài nguyên,môi trường

Cách tính: tính tại các khu vực tham quan: KDL trung tâm thị trấn Liên Sơn,

KDL buôn Jun, KDL buôn M’liêng thuộc xã Dak Liêng và KDL dã ngoại rừng sinh thái thuộc địa bàn xã Yang Tao

Tính sức chứa thường xuyên: CPI = AR/a

Trang 30

Trong đó:

CPI: Sức chứa thường xuyên

AR: Diện tích của khu vực

a : Tiêu chuẩn không gian (diện tích cần cho 1 người)

Tính sức chứa hàng ngày: CPD = CPI x TR

Trong đó:

CPD: Sức chứa hàng ngày

TR : Công suất sử dụng mỗi ngày

Tổng số khách có thể tham quan mỗi ngày:

KMN = Sức chứa x Hệ số luân chuyển

Trang 31

Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường và đề xuất biện pháp

quản lý hướng tới phát triển bền vững

Thu thập tài liệu Hiện trạng hoạt động cuả khu du

hiệu quả tài nguyên môi trường

Báo cáo khóa luận

Phương pháp LAC,SA, tính sức chứa

- Phân tích các khía cạnh tác động

- Phân tích các bên có liên quan

Trang 32

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Dựa vào các phương pháp đã trình bày ở chương 3, chương 4 sẽ giải quyết các mục tiêu cụ thể của đề tài như sau:

4.1 Tổng quan về hiện trạng du lịch ở KDL hồ Lắk

4.1.1 Cơ sở vật chất

Với vị trí địa lý nằm trên quốc lộ 27 đường đi từ Buôn Ma Thuật về Đà Lạt nên

hệ thống đường giao thông tương đối phát triển Hầu hết các đường đi trong KDL đã được lát đá hay trải nhựa thuận tiện cho hoạt động đi lại của du khách

Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe ô tô, mô tô, xe gắn máy:

tô (4 chỗ, 16 chỗ, 50 chỗ)

phố Buôn Ma Thuột đến KDL Hình thức vận chuyển này thuận tiện cho khách

du lịch có thu nhập thấp muốn đi du lịch Tuy nhiên do số lượng xe bus còn ít, hầu như không thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của du khách và người dân, tình trạng quá tải thường xuyên diễn ra

KDL hồ Lắk có hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ đầy đủ cho du khách:

- Lắk resort: 32 phòng ngủ (bungalows), 2 nhà dài

Trang 33

- Biệt điện Bảo Đại: 6 phòng ngủ tiêu chuẩn quốc tế hướng ra mặt Hồ Lắk, đặc biệt phòng vua lộng lẫy và sang trọng để đáp ứng cho những khách du lịch trong và ngoài nước có nhu cầu

- Buôn Jun: 15 nhà dài và hình thức lưu trú homestay tương đối phát triển Mặc dù hệ thống lưu trú trong KDL tương đối phát triển với nhiều loại hình lưu trú thoả mãn các nhu cầu của du khách nhưng chất lượng phục vụ trong KDL còn thấp

do thiếu kinh phí và nhân viên chưa được hướng dẫn nghiệp vụ tốt

KDL có 3 nhà hàng (1 ở resort và 2 ở KDL buôn Jun) phục vụ cho hoạt động ăn uống của du khách với các món ăn đặc sản vùng cao nguyên

Trong khuôn viên resort còn có một số trò chơi dân gian như xích đu, bập bênh… giúp du khách giải trí, nghỉ ngơi trong khi đi dạo, chụp hình KDL

KDL có các cửa hàng lưu niệm nhỏ lẻ phát sinh tự phát trong dân cư bao gồm:

1 cửa hàng trong resort và 2 cửa hàng ở Buôn Jun Các sản phẩm chủ yếu là hàng thổ cẩm, đồ lưu niệm, các đặc sản trong vùng…

Hình 4.1: Cửa hàng lưu niệm trong KDL

Mạng lưới các nhà hàng và cửa hàng lưu niệm ở đây chủ yếu mang tính tự phát,

ít chịu sự quản lý của ban quản lý KDL (trừ nhà hàng và cửa hàng lưu niệm trong resort) nên có nhiều khía cạnh hoạt động môi trường ít được giám sát và quản lý hiệu quả phát sinh nhiều vấn đề về môi trường xung quanh

4.1.2 Tình hình du khách

Trang 34

Nguồn: Sở Văn hoá và Thể thao du lịch tỉnh ĐắkLắk

Khách du lịch nước ngoài

travel agency friends internet

TV, newspaper

80%

Khách du lịch trong nước

công ty lữ hành bạn bè Internet báo đài khác

13%

Biểu đồ 4.1: Kênh thông tin du khách thường dùng

quan của KDL nhưng khách du lịch nội địa lại khó tính hơn Ban quản lý cần chú

trọng cải thiện cảnh quan hơn nữa để thu hút khách du lịch nội địa

Khách nước ngoài

Rất đẹp Đẹp

Khách nội địa

Rất đẹp Đẹp Bình thường

50%

Biểu đồ 4.2: Đánh giá của du khách về cảnh quan trong KDL

thân Đây là một lợi thế cho KDL

Trang 35

Khả năng giới thiệu cho bạn

Có Không

50%

2 5

% 19%

6%

KDL nếu có cơ hội

Hoạt động du lịch ở đây mang tính mùa vụ nên số lượng khách đến KDL không đều trong năm Lượng khách đến trong 6 tháng đầu năm thường cao hơn 6 tháng cuối năm do đầu năm có điều kiện thời tiết tốt và có nhiều ngày lễ tết

Khách du lịch chủ yếu đi theo đoàn: bạn bè, gia đình hay công ty

Mục đích đi du lịch chủ yếu là tò mò, muốn tìm hiểu lịch sử văn hoá các dân tộc hoặc giải trí

Nghỉ ngơi Phong cảnh Giao lưu văn hoá

Tỷ lệ buồng phòng ở đây đạt 60% nhưng thời gian lưu trú tối đa chỉ 1 đêm

Biểu đồ 4.3: Khả năng giới thiệu về

KDL đến bạn bè

Biểu đồ 4.4: Khả năng quay lại của du

khách

Trang 36

Biểu đồ 4.6: Thời gian du khách ở tại hồ Lắk

4.1.3 Nhân lực phục vụ du lịch

Tổng số nhân viên chính thức phục vụ các dịch vụ trong KDL là 47 nhân viên Trong đó nhân viên tại khu resort là 37 người, Bảo đại villa là 04 người và buôn Jun là

06 người Trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 37%

Ngoài ra, với hình thức DLST dựa vào cộng đồng, KDL còn có Hợp tác xã Du lịch buôn Jun thành lập từ năm 2001 với số vốn ban đầu 550 triệu đồng cộng với 22 con voi nhà và 24 xã viên Hợp tác xã liên kết chặt chẽ với KDL tạo hình thức du lịch độc đáo

Đội ngũ lái xe, hướng dẫn viên cũng là nhân lực phục vụ hiệu quả các hoạt động du lịch tại đây Khách du lịch đi theo đoàn (đặc biệt là khách du lịch nước ngoài) thường có hướng dẫn viên đi kèm

Mặc dù đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch hùng hậu nhưng hầu hết đều có trình

độ văn hoá thấp, chưa được hướng dẫn nghiệp vụ hướng dẫn chuyên nghiệp

Bảng 4.2: Thống kê chi tiết lao động phục vụ du lịch (%)

Trang 37

Lượng lao động chưa được đào tạo là các dân tộc bản địa không có điều kiện đào tạo, Ban quản lý cần quan tâm chú ý đến đội ngũ này nhiều hơn nữa

4.1.4 Hoạt động quảng cáo, tiếp thị du lịch

Hiện tại KDL đang có một số hình thức quảng bá, tiếp thị khá tốt như:

đây

KDL Hầu hết các trang báo điện tử đều có bài viết về KDL hồ Lắk

Vị trí: Thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk

Đặc điểm: Nằm tựa mình bên hồ Lăk trong xanh thơ mộng, buôn Jun mang một

vẻ đẹp nguyên sơ hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên, luôn giữ cho mình những bản sắc truyền thống đã được bảo tồn qua bao thế hệ.Trong buôn có khoảng vài trăm căn nhà sàn mọc san sát

Với 22 con voi do bà con dân tộc M’nông góp lại, tour du lịch voi buôn Jun nổi tiếng trong và ngoài nước vì có đàn voi nhà làm du lịch đông nhất

Trang 38

Bên cạnh thế mạnh tour du lịch bằng voi, HTX du lịch buôn Jun còn phát huy lợi thế khai thác vốn văn hoá truyền thống của đồng bào M’nông bản địa bên hồ Lắk vào làm du lịch để tăng thêm thu nhập cho bà con xã viên và cộng đồng dân cư

HTX du lịch cũng duy trì đội cồng chiêng với 15 nghệ nhân, sử dụng 8 nhà sàn,

20 thuyền độc mộc phục vụ du khách tham quan, nghỉ ngơi, thưởng thức văn hóa cộng đồng làng buôn như: diễn tấu cồng chiêng, múa hát, phục dựng các nghi lễ truyền thống như: lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khoẻ cho voi, lễ trưởng thành

 Buôn M’Liêng

Buôn M’Liêng, xã Đắc Liêng nằm sát bên hồ Lắk và tiếp giáp với những cánh rừng nguyên sinh - đây được xem là những điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn vào loại bậc nhất ở Tây Nguyên

Nét độc đáo của buôn M’Liêng là đồng bào M’Nông ở đây còn gìn giữ được nhiều tập quán sinh hoạt văn hóa truyền thống hết sức quí báu như lễ hội, nghề thủ công, nghề dệt thổ cẩm; nhiều vật dụng sinh hoạt như ghế Kpal, trống H’gơr, chiêng, ché cổ

Đặc biệt 100% hộ dân ở buôn M’Liêng còn ở trong những nếp nhà dài truyền thống, trong đó có những ngôi nhà được xây cất bằng những vật liệu từ rừng, giống hệt như những ngôi nhà mà tổ tiên họ dựng cách ngày nay hàng trăm năm

Chính những yếu tố trên nên buôn M’Liêng được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chọn triển khai dự án bảo tồn buôn cổ

Với những tác động tích cực từ dự án bảo tồn buôn cổ này, tỉnh Đắc Lắk sẽ xây dựng buôn M’Liêng trở thành buôn văn hóa, buôn du lịch, làng nghề truyền thống đặc trưng của người M’Nông

4.2 Hiện trạng tài nguyên môi trường KDL hồ Lăk

Bảng 4.3: Mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường

Trang 39

Y= 1372681

2 Nước ngầm Nước ngầm tại KDL Hồ Lắk, Thị

trấn Liên Sơn

X= 0465293 Y= 1372742

Nguồn: Hiện trạng môi trường năm 2010, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ĐắkLắk

Điều này cho thấy hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của nhà hàng, khách sạn ở

đây hoạt động chưa hiệu quả Nước thải chảy ra hồ gây mất cảnh quan và đục nước hồ

 Nước ngầm:

Bảng 4.5: Các thông số môi trường nước ngầm

Thời gian

Thông số

Trang 40

Đơn vị

QCVN 09:2008/BTNMT

Bảng 4.5 cho thấy hầu hết các thông số môi trường nước ngầm ở đây vẫn nằm trong ngưỡng tiêu chuẩn, chưa bị ô nhiễm, chỉ riêng Coliforms vượt chuẩn Điều này cho thấy nước ngầm bị nhiễm phân cao chứng tỏ hệ thống bể tự hoại ở đây chưa hoạt động tốt

Nhận xét môi trường nước trong KDL:

định tương đối cao và đa số vẫn nằm trong khoảng giới hạn cho phép

số vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép

nhiễm bẩn chất thải hữu cơ

cao, vượt quy chuẩn cho phép hàng chục tới hàng trăm lần

4.2.2 Môi trường đất

Bảng 4.6: Phân tích chất lượng đất

Thông số

Thời gian

Ngày đăng: 30/05/2018, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 V/v Bảo vệ môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2003 V/v ban hành kèm theo quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vưc du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường
3. Chế Đình Lý,2009. Phân tích hệ thống môi trường. Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP.HCM, 253 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hệ thống môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP.HCM
4. Hena Young, 2000. Quản lý du lịch có trách nhiệm và hiệu quả, ĐH Sturt Charles Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hena Young, 2000." Quản lý du lịch có trách nhiệm và hiệu quả
5. Hiệp Hội Du Lịch Sinh Thái, 2000. Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý. Xuất bản lần thứ nhất, Cục môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp Hội Du Lịch Sinh Thái, 2000. "Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý
6. Ngô An, 2009. Giáo trình du lịch sinh thái. Đại học Nông Lâm tp. HCM(lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình du lịch sinh thái
7. Sở tài nguyên môi trường tỉnh ĐắkLắk,2010. Hiện trạng tài nguyên môi trường tỉnh ĐắkLắk năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở tài nguyên môi trường tỉnh ĐắkLắk,2010
8. Trần văn Thông. Tổng quan du lịch, Khoa du lịch, Đại học dân lập Văn Lang (Lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch
10. IUCN, Ramon Benedicto A. Alampay, 2005. Sustainable tourism Challenges for the Philippines. PASCN & PIDS, Philippines, 311 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sustainable tourism Challenges for the Philippines
11. Anh Dũng, 2012. Đắk Lắk: Hồ Lắk đang bị xâm hại. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=24&ID=117112&Code=DLTF117112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đắk Lắk: Hồ Lắk đang bị xâm hại
9. ASSET, 1998. Phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng Khác
1. Anh/ chị biết đến hồ Lắk qua kênh thông tin nào? Người thân, bạn bè Truyền hình, báo đài Công ty du lịch, lữ hành InternetKhác ………………………… Khác
2. Đây là lần thứ mấy anh/ chị đã đến hồ Lắk Lần đầu tiên Trên 3 lầnThứ 2 Trên 5 lần Khác
3. Vì sao anh/ chị lại chọn hồ Lắk là điểm đến? Phong cảnh thiên nhiên đẹp Muốn tìm 1 nơi nghỉ ngơiThích giao lưu văn hoá các dân tộcLí do khác ( nêu rõ )………………………………………………… Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w