giải quyết vụ việc
Do bản chất phi chính phủ của mình, nên trọng tài khơng thể có tính quyền lực nhà nước để thực hiện một số cơng việc phát sinh trong q trình
giải quyết tranh chấp và vì vậy, rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước, nhất là của cơ quan tòa án. Vai trò hỗ trợ và giám sát của tòa án đối với trọng tài là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của trọng tài. Có nhiều hình thức hỗ trợ và giám sát của tòa án đối với trọng tài nhưng chủ yếu là các hình thức sau đây:
Thứ nhất, tịa án có quyền xem xét tính hợp pháp của thỏa thuận trọng
tài. Thỏa thuận trọng tài là cơ sở có tính chất nền tảng của thủ tục trọng tài. Tuy nhiên, trong thực tiễn, không phải mọi thỏa thuận trọng tài đều được thể hiện một cách chuẩn xác, theo đúng quy định của pháp luật và do đó khơng thể tránh khỏi tranh chấp giữa các bên về hiệu lực của thỏa thuận này. Trong trường hợp này thì ai là người cuối cùng có thể can thiệp để giúp các bên giải quyết dứt điểm sự bất đồng quan điểm thể thỏa thuận trọng tài. Luật trọng tài của nhiều nước quy định tịa án có quyền quyết định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
Thứ hai, tòa án giúp các bên trong việc chọn trọng tài viên trong
những tình huống cần thiết. Về nguyên tắc, việc lựa chọn trọng tài viên là quyền của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, không phải bao giờ các bên cũng có thể cùng nhau lựa chọn được một Trọng tài viên duy nhất hoặc chọn được một trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp cho mình. Trong những trường hợp này, sự hỗ trợ của tòa án là hết sức cần thiết. Ví dụ, thơng thường, hai trọng tài viên do mỗi bên lựa chọn phải thống nhất chọn một trọng tài viên thứ ba là Chủ tịch hội đồng trọng tài. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng đạt được sự thống nhất ý chí trong việc lựa chọn người thứ ba này. Lúc này lại xuất hiện nhu cầu hỗ trợ của tòa án với tư cách là cơ quan công quyền. Theo quy định của nhiều nước, trong trường hợp này, tòa án sẽ chỉ định cho họ một trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch hội đồng. Ví dụ, Điều 1035 Luật Trọng tài Cộng hòa Liên bang Đức quy định:
Khi các bên không đạt được thỏa thuận về việc chỉ định các trọng tài viên, một trọng tài viên duy nhất sẽ được tòa án chỉ định
theo yêu cầu của một bên nếu các bên không thỏa thuận vệ sự chỉ định trọng tài viên đó. Trong vụ tố tụng có ba trọng tài viên thì mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài và hai trọng tài viên tiếp theo đó sẽ chỉ định trọng tài thứ ba, trọng tài thứ ba đóng vai trị Chủ tịch Ủy ban trọng tài. Nếu một bên không chỉ định được trọng tài viên trong vòng một tháng từ khi nhận được yêu cầu chỉ định từ phía bên kia, hoặc nếu hai trọng tài viên của các bên không thỏa thuận được về trọng tài viên thứ ba trong vòng một tháng kể từ ngày họ được chỉ định thì tịa án sẽ chỉ định theo yêu cầu của một bên [16].
Thứ ba, tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trọng tài hoạt động. Trong q trình giải quyết tranh chấp có thể phát sinh nhiều vấn đề mà nếu không xử lý kịp thời thì chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến việc giải quyết tranh chấp của trọng tài. Ví dụ, trọng tài viên sẽ rất khó giải quyết tranh chấp và rất khó bảo đảm cho việc thi hành quyết định trọng tài sau này nếu các tài liệu, giấy tờ nằm trong tay người thứ ba không được thu thập; tài sản của con nợ không được kê biên; tài khoản tại ngân hàng khơng được phong tỏa kịp thời… Do tính chất phi chính phủ của trọng tài nên các trọng tài viên khơng thể tự mình làm hoặc ra lệnh cho người khác thực hiện các cơng việc nêu trên. Vì vậy, pháp luật trọng tài của các nước đều quy định về việc tịa án có trách nhiệm áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để hỗ trợ trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp (Điều 13 Luật trọng tài Malaysia năm 1952 và Điều 28 và Điều 46 Luật Trọng tài Trung Quốc…).
Thứ tư, tịa án có quyền xem xét và hủy quyết định trọng tài khi có
yêu cầu. Một trong các nguyên tắc của tố tụng trọng tài là trọng tài hoạt động một cách độc lập; không ai, không tổ chức nào, kể cả các cơ quan nhà nước được quyền can thiệp vào các hoạt động hợp pháp của hội đồng trọng tài. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là trọng tài muốn làm gì thì làm. Để hạn chế sự tùy tiện của các trọng tài viên trong việc giải quyết tranh chấp, làm cho họ
phải vô tư, khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp, pháp luật trọng tài các nước đều quy định cơ chế cho phép tịa án có thể hủy quyết định của trọng tài trong điều kiện nhất định. Ví dụ: Điều 12 Luật Trọng tài thống nhất Hoa Kỳ năm 1955 quy định, theo đơn đề nghị của một bên, tòa án sẽ hủy bỏ một phán quyết khi:
1. Phán quyết được đưa ra bởi sự hối lộ, gian lận hoặc các phương thức không hợp pháp khác; 2. Có sự thiên vị rõ ràng của một trọng tài viên được chỉ định làm trung gian hoặc có sự hối lộ bất kỳ trọng tài viên nào gây tổn hại các quyền của bất kỳ bên nào; 3. Các trọng tài viên vượt quá thẩm quyền của mình; 4. Các trọng tài viên từ chối hỗn phiên tịa xét xử khi có lý do chính đáng hoặc từ chối xem xét các tài liệu, bằng chứng cơ bản về tranh chấp hoặc bằng cách khác đã tiến hành phiên xử trái với quy định tại Điều 5, gây tổn hại căn bản đến quyền của một bên… [17].
Các căn cứ để tòa án hủy bỏ phán quyết trọng tài cũng được ghi nhận tại các Điều 1059 Luật Trọng tài Đức, Điều 44 Luật Trọng tài Nhật Bản, Điều 34 Luật Trọng tài Canada, Điều 36 Luật Trọng tài Croatia, Điều 48 Luật Trọng tài Singapore, Điều 829 Luật Trọng tài Italia, Điều 34 Luật TTTM quốc tế Liên bang Nga.