2 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động trọng tài vụ việc

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 69)

pháp luật khuyến khích doanh nghiệp sử dụng cả hai hình thức trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp nhưng thực tế so với trọng tài quy chế, trọng tài vụ việc ít hoặc không được sử dụng đến tại Việt Nam. Theo thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC), năm 2008, "có đến 30% số trọng tài viên được hỏi cho biết, họ chưa bao giờ tham gia giải quyết một vụ tranh chấp thương mại nào, hơn 11% trả lời họ từng tham gia giải quyết 1 vụ tranh chấp, số còn lại chủ yếu tham gia từ 2 đến 5 vụ" [34]. Vậy những hạn chế này là do nguyên nhân nào?

2.2.2 . Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động trọng tài vụ việc vụ việc

(i) Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp

Trong hợp đồng thương mại hiện nay về điều khoản giải quyết tranh chấp, các doanh nghiệp trong nước thì thường hay chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là cơ quan tòa án nhân dân có thẩm quyền vì các doanh nghiệp

chưa có thói quen sử dụng trọng tài khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, họ cho rằng, quyết định của tòa án có giá trị pháp lý cao hơn quyết định của trọng tài; họ chưa tin lắm về hiệu lực thi hành các quyết định trọng tài, đặc biệt lại là trọng tài vụ việc và do đó họ chưa nhận biết được hết những ưu điểm của phương thức giải quyết bằng trọng tài vụ việc so với phương thức giải quyết khác.

Các doanh nghiệp trong nước cho rằng phán quyết trọng tài vụ việc sẽ có tính thực thi kém hơn phán quyết của trọng tài quy chế hay tòa án do trọng tài vụ việc hoạt động hoàn toàn dựa vào thiện chí của các bên, sau khi tranh chấp giải quyết xong thì trọng tài vụ việc tự giải thể, không có trụ sở, không có bộ máy giúp việc, không có danh sách trọng tài viên, không có quy chế tổ chức riêng và đặc biệt không có quy tắc tố tụng riêng.

Như vậy, hiểu biết của các doanh nghiệp, thương nhân, cũng như người dân về vai trò của trọng tài vụ việc còn chưa đầy đủ. Nhìn chung, trọng tài vụ việc hoạt động chưa hiệu quả vì trọng tài nói chung và trọng tài vụ việc tuy không phải là một chế định quá mới mẻ nhưng doanh nghiệp của Việt Nam chưa có thói quen, tâm lý chưa có niềm tin rằng các phán quyết của trọng tài vụ việc sẽ được thực thi. Do vậy, chưa sử dụng trọng tài vụ việc như một trong những phương thức giải quyết các tranh chấp ưu thế so với các phương thức khác.

Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài khi ký hợp đồng mua bán hay cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp trong nước thì thường lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế hay vụ việc nhiều hơn hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án vì họ nhận thức được đầy đủ các ưu thế của trọng tài: Giải quyết tranh chấp nhanh về hiệu lực chung thẩm của quyết định trọng tài; được quyền lựa chọn trọng tài viên có chuyên môn giải quyết vụ tranh chấp; phương thức giải quyết tranh chấp không công khai nên bí mật tranh chấp được giữ kín thông tin tranh chấp rất hạn chế bị đưa lên các

phương tiện thông tin đại chúng… nhưng họ lại lựa chọn trọng tài nước ngoài nhiều hơn là trọng tài Việt Nam, chỉ một số ít mới lựa chọn sử dụng Tòa án khi giải quyết tranh chấp.

(ii) Nguyên nhân từ phía đội ngũ trọng tài

Trong những năm qua, chưa có sự gia tăng đột biến về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ trọng tài viên. Sau khi có Pháp lệnh TTTM năm 2003. Trình độ trọng tài viên, chất lượng dịch vụ trọng tài nói chung cũng còn nhiều vấn đề phải bàn: Thiếu trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề. Số lượng những người có đủ điều kiện để trở thành trọng tài viên theo Pháp lệnh TTTM năm 2003 thì không ít, tuy nhiên, người hành nghề trọng tài viên chuyên nghiệp lại không nhiều. Phần lớn các trọng tài viên ở nước ta đang hoạt động kiêm nhiệm, họ thường có một công việc ổn định để sinh sống, nên chưa thực sự chuyên tâm, chưa dành nhiều thời gian cho viêc tham gia trọng tài. Trọng tài viên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau và nhiều người chưa được trang bị kiến thức pháp lý cơ bản, thiếu kiến thức về thương mại quốc tế và lúng túng trong quá trình tố tụng trọng tài. Vì vậy trên thực tế chưa có nhiều trọng tài viên giỏi. Theo khảo sát của Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Việt Nam:

Có đến 72,6% ý kiến cho rằng các trọng tài viên hiện nay thiếu kỹ năng giải quyết tranh chấp, 65% cho rằng thiếu số lượng trọng tài viên, 51,1% cho rằng trọng tài viên thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, 44,7% cho rằng thiếu trình độ chuyên môn và đặc biệt có đến 44,3% cho rằng các trọng tài viên hiện nay thiếu kiến thức pháp luật [34].

Giải quyết tranh chấp là một hoạt động trí tuệ tương đối phức tạp. Do vậy, sự chênh lệch về khả năng giải quyết tranh chấp và cách giải quyết bất cập của một số trọng tài viên dễ dẫn đến tình trạng các trọng tài viên ra những phán quyết không đảm bảo những yêu cầu pháp lý, không chính xác hoặc không thể thực hiện được.

Khi khảo sát một số quyết định trọng tài cho thấy, một số trọng tài viên viết quyết định trọng tài còn thiếu chặt chẽ; từ lập luận nhận định về thẩm quyền, về thỏa thuận trọng tài, về hành vi vi phạm của các bên, lý luận chấp nhận hoặc bác các yêu cầu của các bên chưa đảm bảo tính lý luận và pháp lý, dẫn đến ra các phán quyết tuyên xử không chính xác; không rõ ràng, không chặt chẽ, không chuyên nghiệp và không đủ sức thuyết phục các bên. Cho đến khi quyết định trọng tài có hiệu lực thi hành thì cơ quan thi hành án cũng không thể thi hành được trong thực tế.

(iii) Nguyên nhân từ hạn chế của pháp luật

Pháp lệnh TTTM năm 2003 đã được thay thế bằng Luật TTTM năm 2010 với những tiến bộ được nhận định là đã "tiến gần đến các chuẩn mực quốc tế về trọng tài." Tuy nhiên, theo nhận định của cá nhân, pháp lệnh TTTM năm 2003 và Luật TTTM năm 2010 chưa có nhiều quy định nhằm hỗ trợ hoạt động của trọng tài vụ việc phát triển mà đa phần các quy định dành cho trọng tài quy chế hoặc là trọng tài nói chung.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ kết quả nghiên cứu của Chương 2, có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam về TTTM nói chung và trọng tài vụ việc

nói riêng đã phát triển tương đối đầy đủ, giải quyết khá hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, thương mại. Trước năm 2010, văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất về TTTM là Pháp lệnh TTTM năm 2003. Tuy còn một số hạn chế nhất định nhưng Pháp lệnh đã trong một thời gian tương đối dài phát huy vai trò tích cực làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài tại Việt Nam. Năm 2010, Luật TTTM ra đời với những tiến bộ được nhận định là "đã tiến gần đến các chuẩn mực trọng tài quốc tế về trọng tài" đang được đánh giá và hy vọng sẽ có những đóng góp quan trọng trong hoạt động của TTTM.

Thứ hai, trong những năm trở lại đây, tại Việt Nam, các tranh chấp

thương mại được giải quyết bằng trọng tài đã tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, số lượng và chất lượng các vụ tranh chấp được giải quyết bằng TTTM, đặc biệt là trọng tài vụ việc chưa nhiều so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác (ví dụ như toà án), so với kỳ vọng và so với thực tiễn các vụ tranh chấp phát sinh trong thực tế. Thực trạng này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau xuất phát từ các quy định của pháp luật, xuất phát từ tâm lý của các doanh nghiệp, từ năng lực của đội ngũ trọng tài…

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 69)