5 Tăng cường hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 86 - 90)

Tăng cường quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế về trọng tài là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của trọng tài, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Quan hệ hợp tác quốc tế cần được triển khai thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau:

- Giữa cơ quan nhà nước Việt Nam với cơ quan nhà nước của nước ngoài, tổ chức nước ngoài;

- Giữa Trung tâm trọng tài với các tổ chức nước ngồi, trong đó có cả tổ chức trọng tài nước ngoài.

- Giữa các Trọng tài viên Việt Nam với các Trọng tài viên nước ngồi. Chương trình, nội dung hợp tác nên thống nhất để tránh tình trạng phân tán, dàn trải, chồng chéo và tận dụng được tối đa hiệu quả từ các hoạt động hợp tác. Các cơ quan, tổ chức phải phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ kết quả nghiên cứu của chương 3 có thể có một số nhận xét sau:

Thứ nhất, việc nâng cao hiệu quả sử dụng trọng tài vụ việc nhằm giải

quyết các tranh chấp thương mại là hết sức cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế trong nước đang phát triển như hiện nay.

Thứ hai, Luật TTTM năm 2010 đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 với mục tiêu quan trọng nhất là tạo một cơ chế giải quyết tranh chấp ngồi tịa án thuận lợi cho các bên đặc biệt là các bên tham gia các hoạt động thương mại, đầu tư thì việc thực tiễn hóa các quy định của Luật sao cho đạt hiệu quả trên thực tế, góp phần quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại đang là một thách thức đặt ra trong quá trình thực thi pháp luật. Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng trọng tài nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại cần bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực tiễn hoá các cam kết của Việt Nam trong WTO và các cam kết quốc tế và đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật...

Thứ ba, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TTTM nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng được bàn đến rất đa dạng và tương đối đồng bộ thông qua việc đảm bảo hiệu quả thực thi Luật Trọng tài năm 2010.

KẾT LUẬN

Trọng tài là một phương thức phù hợp để giải quyết tranh chấp thương mại. Trên thế giới đa số các tranh chấp thương mại được giải quyết bởi trọng tài. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà ở Việt Nam hiện nay, TTTM vẫn chưa được giới thương nhân tin dùng.

Pháp lệnh TTTM năm 2003 ra đời trên cơ sở tiếp thu những quan điểm hợp lý, tiến bộ của pháp luật trọng tài trên thế giới, đã khắc phục được một số nhược điểm, thiếu sót của các văn bản trước đây về trọng tài và đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của TTTM. Tuy nhiên, qua hơn 6 năm thi hành Pháp lệnh này đã bộc lộ nhiều thiếu sót, hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ cũng như yêu cầu thực hiện các cam kết khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.

Trước đòi hỏi khách quan đó, trong chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội khóa XII (2007-2011), Luật TTTM đã được ban hành với nhiều điểm mới so với Pháp lệnh, khắc phục đáng kể những bất cập đặt ra từ thực tiễn thi hành trong các quy định của Pháp lệnh trong đó việc mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của TTTM là một điểm nhấn thu hút được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia pháp lý và các nhà thực thi pháp luật trong và ngoài nước. Quy định của Luật TTTM đã đồng thời khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng cả hai phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đó là trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc.

Tuy nhiên để Luật TTTM sớm đi vào cuộc sống và có tính khả thi cao, trong phạm vi luận văn của mình, tác giả đã vận dụng cả lý luận và thực tiễn để phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm còn bất cập của pháp luật về

phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế các quy định này. Hy vọng những phân tích và giải pháp kiến nghị của luận văn sẽ được cân nhắc, tham khảo trong q trình thực thi pháp luật về TTTM nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)