hình thức trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại tại Việt Nam
Trong bối cảnh Luật TTTM năm 2010 mới được ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 với mục tiêu quan trọng nhất là tạo một cơ chế giải quyết tranh chấp ngồi tịa án thuận lợi cho các bên đặc biệt là các bên tham gia các hoạt động thương mại, đầu tư thì việc thực tiễn hóa các quy định của Luật sao cho đạt hiệu quả trên thực tế, góp phần quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại đang là một thách thức đặt ra trong quá trình thực thi pháp luật. Để Luật thật sự đi vào đời sống cộng đồng các doanh nghiệp cũng như tổ chức, cá nhân thì việc thực tiễn hóa các quy định của Luật nói chung và các quy định về trọng tài vụ việc nói riêng phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
Thứ nhất: Quá trình thực thi pháp luật TTTM phải thể chế hóa kịp thời
và đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, Luật ghi nhận chủ trương mở rộng các hình thức giải quyết tranh chấp trong các hoạt động kinh doanh thương mại và một số quan hệ dân sự khác, khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng trọng tài.
Chủ trương khuyến khích sử dụng trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các bên trước hết xuất phát từ nhu cầu của các chủ thể kinh doanh, các thể nhân và pháp nhân muốn giải quyết vụ việc của mình một cách thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài góp phần làm giảm tải hoạt động xét xử của tòa án ở nước ta hiện nay. Theo thống kê của các cơ quan tư pháp, tại tòa kinh tế tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 đến nay năm nào số lượng vụ việc năm sau cũng tăng gấp đơi năm trước. Tình hình đó ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, gây áp lực cao đối với các thẩm phán, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các doanh nghiệp về mức độ an toàn pháp lý trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Thứ hai: Q trình thực tiễn hóa pháp luật TTTM nói chung và trọng
tài vụ việc nói riêng phải phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập được hiểu là "gắn kết nền kinh tế nước mình với nền kinh tế thế giới, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức đa phương, chấp nhận tuân thủ những quy định chung được hình thành trong quá trình hợp tác và đấu tranh giữa các nước thành viên của tổ chức ấy" vì thế việc gia nhập WTO là một biểu hiện cụ thể của hội nhập.
Kể từ khi đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng tích cực chủ động hơn để hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong các văn kiện qua các kỳ Đại hội Đảng đã thể hiện rõ điều này. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã nhắc đến vấn đề hội nhập, đến Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) và Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị thì vai trị của hội nhập kinh tế quốc tế càng được khẳng định: "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Đến Đại hội Đảng lần thứ X (2006) tiếp tục khẳng định sự cân thiết phải "tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế".
Trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được nhiếu thành tựu đáng khích lệ trong hội nhập đó là việc gia nhập các tổ chức quốc tế, tham gia các diễn đàn kinh tế khu vực và trên thế giới như gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp ước khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á Âu (ASEM) và gần đây nhất là trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, việc gia nhập WTO là một thành công lớn nhưng cũng đặt ra cho chúng ta nhiều việc phải làm trong đó có việc hồn thiện pháp luật TTTM và thực thi pháp luật phù hợp với điều kiện cam kết.
Pháp luật TTTM nói chung và chế định thẩm quyền nói riêng phải phù hợp với nguyên tắc hoạt động và những quy định trong các hiệp định của WTO, đồng thời cũng hài hòa và thống nhất với pháp luật các nước trên thế giới. WTO là một tổ chức quốc tế với cơ cấu tổ chức chặt chẽ mà bất kỳ một quốc gia nào muốn gia nhập đều phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định trong đó có yêu cầu về pháp luật như đã quy định tại Khoản 4 Điều XVI, Hiệp định Marrakesh thành lập WTO: "Mỗi thành viên phải đảm bảo sự thống nhất của luật, các quy định dưới luật và những quy tắc hành chính với các nghĩa vụ của mính được quy định trong các hiệp định của WTO" [13]. Như vậy, việc sửa đổi pháp luật cho phù hợp với những quy định của WTO là một nghĩa vụ mà Việt Nam phải thực hiện khi gia nhập tổ chức này và rõ ràng đây không phải là một nghĩa vụ dễ dàng. Đối với việc làm cho pháp luật Việt Nam hài hịa, tương thích với pháp luật các nước trên thế giới và thông lệ chung được đông đảo các nước thừa nhận không phải là một nghĩa vụ buộc phải thực hiện nhưng lại là một việc nên làm. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải chấp nhận luật chơi chung được đông đảo các nước công nhận mà không thể tạo ra ngoại lệ cho riêng mình. Hơn nữa việc học tập quy định của các nước khác trong yêu cầu đảm bảo sự thơng thống, phát huy ưu thế của TTTM sẽ làm cho trọng tài Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các thương nhân, nhất là thương nhân nước ngoài.
Việc thực thi các quy định về TTTM nói chung và TTTM nói riêng cịn phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, thống nhất của chính sách, pháp luật vì tính cơng khai, minh bạch là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên cần phải đáp ứng của một hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ. Tiêu chuẩn này yêu cầu pháp luật cũng như quá trình thực thi pháp luật phải rõ ràng, ổn định và có tính dự báo trước. Đáp ứng được yêu cầu này sẽ tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội hiểu biết pháp luật một cách dễ dàng, chính xác và việc áp dụng, thực hiện đúng đắn.
Tiêu chuẩn tiếp theo cũng không kém phần quan trọng của hệ thống pháp luật tiến bộ là tính thống nhất trong cả hệ thống và trong từng lĩnh vực, từng văn bản của hệ thống đó. Đối với pháp luật TTTM quy phạm pháp luật về nội dung và tố tụng thường được quy định trong cùng một văn bản nên càng phải chú ý đảm bảo tính thống nhất để việc giải quyết tranh chấp được thuận lợi và hiệu quả. Trong các văn bản pháp luật về TTTM các khái niệm, thuật ngữ pháp lý cần được hiểu thống nhất để quá trình áp dụng được hiệu quả.
Ban hành một đạo luật cịn khó, thực thi đạo luật đó cịn khó hơn. Vì thế điều quan trọng là làm thế nào để pháp luật đi vào cuộc sống. Tình trạng luật ra đời nhưng không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng với ý nghĩa ban đầu của nó do nhiều nguyên nhân. Để hạn chế tình trạng này trước hết chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu và thực hiện theo đúng pháp luật. Thứ đến phải chấm dứt tình trạng luật chờ văn bản hướng dẫn mới thực hiện được trong khi đã có hiệu lực từ lâu, như trường hợp Luật đầu tư 2005.
Hơn nữa việc thực thi các quy định của pháp luật trọng tài vụ việc cũng cần phải đảm bảo cơng bằng, bình đẳng; đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự định đoạt của các chủ thể trong nền kinh tế. Việc giải quyết tranh chấp thương mại mà pháp luật về TTTM hướng tới là nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, góp phần ổn định các quan hệ trong nền kinh tế.
Để thực hiện được nhiệm vụ này địi hỏi q trình thực thi pháp luật phải đảm bảo cơng bằng bình đẳng thật sự giữa các chủ thể nhưng vẫn thân thiện để duy trì được mối quan hệ giữa các bên sau tranh chấp.
Thứ ba: Hiệu quả quá trình thực thi pháp luật TTTM nói chung và
trọng tài vụ việc nói riêng làm cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thật sự có hiệu quả.
Tập quán, thói quen kinh doanh của người Việt Nam được hình thành từ nền kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ, thủ công mang tính tự cung tự cấp. Truyền thống văn hóa coi trọng tập thể, đồn kết tương thân tương ái được hình thành từ nền văn minh lúa nước. Có lẽ vì thế ở Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung thường tồn lại những loại hình kinh doanh mang tính gia đình, cộng đồng nên khi tranh chấp xảy ra thì đa số các thương nhân đều muốn giải quyết ổn thỏa bằng thiện chí nhân nhượng để giữ gìn quan hệ, uy tín. TTTM là phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận của các bên, các bên có tồn quyền trong lực chọn hình thức trọng tài, trung tâm trọng tài nào sẽ giải quyết tranh chấp của họ do đó để giới doanh nhân tin dùng thì pháp luật TTTM cũng như thực tiễn thi hành pháp luật TTTM phải phù hợp với truyền thống, tập quán, thói quen trong kinh doanh của họ.
Thứ tư: Đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống pháp luật. Hoạt động
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài do tính chất đặc thù của nó có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau do đó việc hồn thiện pháp luật TTTM phải gắn với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống pháp luật. Pháp luật về hợp đồng, về năng lực chủ thể, về thi hành án dân sự… mà trên đó nảy sinh các tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài. Chỉ khi đảm bảo được sự đồng bộ, thống nhất và khắc phục được những mâu thuẫn chồng chéo giữa các quy định của pháp luật thì hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài mới thực sự có được mơi trường pháp lý thuận lợi để phát triển.