KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 32)

Kết quả nghiên cứu của Chương 1 cho phép đưa ra một số nhận xét sau:

Một là, tranh chấp là hiện tượng bình thường trong thương mại, với sự

phát triển của quan hệ thương mại, tranh chấp ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp. Nhận thức rõ điều này cho nên từ xa xưa, các nhà kinh doanh đã tìm cách hóa giải những tranh chấp phát sinh bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm giữ vững, củng cố và phát triển quan hệ đã thiết lập giữa các bên.

Hai là, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại là yêu

giải quyết với nhau đến nhờ bên thứ ba giải quyết đó là: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.

Ba là, giải quyết tranh trong thương mại bằng trọng tài là phương thức

được các doanh nhân trên thế giới chấp nhận và ưu tiên lựa chọn, các hình thức ngày càng phong phú và được hoàn thiện hơn. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nhân Việt Nam không thể đứng ngoài và không thể mãi ưu tiên chọn tòa án, khi hệ thống này cũng đang bị quá tải bởi các vụ án hình sự, dân sự, hành chính.

Bốn là, Ở Việt Nam, phương thức giải quyết tranh chấp trong thương

mại cũng luôn được hoàn thiện và không ngừng phát triển. Nhà nước cũng luôn chú trọng hoàn thiện điều chỉnh pháp luật giải quyết tranh chấp trong thương mại với các phương thức: Trọng tài kinh tế (nhà nước), Trọng tài kinh tế (phi chính phủ), TTTM với các hình thức điều chỉnh pháp luật ngày càng cao hơn, hoàn chỉnh hơn (từ Quyết định của Thủ tướng, Nghị định của chính phủ, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến Luật TTTM năm 2010).

Năm là, Trọng tài vụ việc đã được pháp luật nước ta thừa nhận nhưng

chưa được các bên tranh chấp lựa chọn. Trước thực trạng đó đặt cho các nhà luật học nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân và có giải pháp nhằm đưa quy định pháp luật vào cuộc sống.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 32)