Ở các nước có nền kinh tế thị trường, các tranh chấp trong kinh doanh không chỉ được giải quyết bằng tòa án mà còn được giải quyết bằng nhiều phương tiện khác, trong đó có trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thơng qua hoạt động của Hội đồng trọng tài/trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập do các bên tranh chấp thành lập nhằm giải quyết mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa họ với nhau bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành. Nếu như tòa án là cơ quan tài phán nhà nước, được thay mặt Nhà nước đứng ra xét xử, giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội thì ngược lại, trọng tài khơng phải là một cơ quan nhà nước, quyền lực của trọng tài khơng mang tính chất nhà nước mà được hình thành trên cơ sở ý chí của các bên tranh chấp. Quyền lực của trọng tài là "quyền lực hợp đồng" hay "quyền lực đại diện", do các bên tranh chấp giao phó, ủy nhiệm, vì vậy, phán quyết của trọng tài khơng mang tính quyền lực nhà nước mà mang tính đại diện cho ý chí của các bên tranh chấp.
Như vậy, trọng tài là cơ quan tài phán có quyền lực theo ủy quyền của các bên tranh chấp, do đó, thường được gọi là cơ quan "tài phán tư". Sự ủy quyền này được thực hiện thông qua một công cụ gọi là "thỏa thuận trọng tài". Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên về việc đưa ra trọng tài giải quyết tất cả hoặc một số tranh chấp phát sinh. Thông qua thỏa thuận trọng tài, TTTM được các bên tranh chấp tin tưởng và giao cho quyền thay mặt các bên tranh chấp trong việc xem xét nội dung tranh chấp và đưa ra phán quyết.
Vì vậy, muốn đưa một tranh chấp ra trọng tài giải quyết thì trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Điều đó có nghĩa là, cơ quan trọng tài chỉ được giải quyết các vụ tranh chấp thương mại trên cơ sở có sự thỏa thuận của các bên và chỉ khi vụ việc tranh chấp được các bên yêu cầu đưa ra cơ quan trọng tài nào thì cơ quan trọng tài đó mới được thụ lý và giải quyết. Đây chính là nguyên tắc quan trọng của tố tụng trọng tài thể hiện rõ nhất tính chất tài phán tư của hình thức giải quyết tranh chấp này.