Các giải pháp về phía tịa án và cơ quan thi hành án

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 84 - 86)

Thực tiễn trọng tài cho thấy, trọng tài sẽ khó phát triển nếu khơng có sự hỗ trợ và giám sát có hiệu quả của Tịa án và cơ quan thi hành án. Trong quan hệ với trọng tài thì tịa án có nhiều cách hỗ trợ cho trọng tài phát triển cũng như khơng ít cách để hạn chế sự phát triển của trọng tài. Nếu các Thẩm phán áp dụng Luật một cách nghiêm túc, vơ tư, khách quan, Tịa án sẽ là trụ

cột cho trọng tài phát triển. Nếu ngược lại, Tịa án khơng hỗ trợ hoặc hỗ trợ khơng kịp thời thì hiệu quả của trọng tài sẽ bị ảnh hưởng xấu. Mặt khác, hiệu lực của phán quyết trọng tài là một yếu tố quan trọng để trọng tài trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp hấp dẫn hơn trong đời sống doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, cơ chế thực thi các phán quyết trọng tài lại chưa được coi trọng, hay nói cách khác các Chấp hành viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của trọng tài cũng như việc thực thi các phán quyết trọng tài. Bởi vậy, trong quá trình nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Luật TTTM nói chung và chế định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài nói riêng thì rất quan trọng khi:

Thứ nhất, xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với

Toà án, cơ quan thi hành án, các Trung tâm Trọng tài nước ngồi

Thứ hai, tịa án hiểu việc hỗ trợ trọng tài trong việc giải quyết tranh

chấp là đương nhiên chứ khơng phải là sự can thiệp của tịa án vào giải quyết tranh chấp của trọng tài. Có như vậy thì mới đảm bảo được tính nhanh, mềm dẻo và hiệu quả trong dịch vụ trọng tài.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định trọng tài

Hiệu lực thi hành quyết định trọng tài còn thấp là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cịn ít được sử dụng tại Việt Nam. Do vậy, hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định trọng tài là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng trọng tài tại Việt Nam. Thực tiễn thi hành Pháp lệnh TTTM cho thấy, có rất ít quyết định trọng tài Việt Nam được thi hành. Từ năm 2004 đến năm 2006, chỉ có 10 quyết định trọng tài đã được thi hành trong số 55 phán quyết trọng tài đã được ban hành và có hiệu lực. Để quyết định trọng tài được thi hành như bản án, quyết định của Tồ án thì cần xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thi hành án khi nhận được yêu cầu thi hành quyết định trọng tài; nghĩa vụ chi trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài; đơn giản hoá hồ sơ yêu cầu thi hành quyết định trọng tài...

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 84 - 86)