CHƯƠNG IV: CÁC KHÂU TÀI CHÍNH TRUNG GIAN pps

62 1.1K 4
CHƯƠNG IV: CÁC KHÂU TÀI CHÍNH TRUNG GIAN pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

   Trang 1 MỤC LỤC Trang 2 CHƯƠNG IV:  Mỗi khâu trong hệ tài chính gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định, là một tụ điểm của các nguồn tài chính. Trong đó, các khâu tài chính trung gian là những định chế tài chính có chức năng chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Nói khác đi, các khâu tài chính trung gian được xem là chiếc cầu để kết nối giữa các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn với nhau. Khâu tài chính trung gian có đặc trưng chung là: chưa gắn liền với nhu cầu chi tiêu trực tiếp. Đó là tín dụng và bảo hiểm. Trang 3 A. TÍN DỤNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG. 1. Khái niệm và sự phát triển của tín dụng. 1.1 Khái niệm về tín dụng. Tín dụng xuất phát từ thuật ngữ Credits tức là sự tin tưởng, sự tín nhiệm. Dựa trên sự tín nhiệm đó sẽ thực hiện các quan hệ vay mượn một lượng giá trị biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc vật chất trong một thời gian nhất định, ngay cả những giá trị vô hình như tiếng tăm, uy tín để đảm bảo, bảo lãnh cho sự vận động một lượng giá trị nào đó. Vì vậy, nếu ta nghiên cứu tín dụng từ góc độ kinh tế ở tầm vi mô thì tín dụng là sự vay mượn giữa hai chủ thể kinh tế, giữa người đi vay và người cho vay trên cơ sở thỏa thuận về thời hạn nợ,mức lãi cụ thể. Nếu chúng ta nhìn ở góc độ kinh tế vĩ mô thì tín dụng là sự vận động vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu.Như vậy, tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng được biểu hiện qua sơ đồ sau: Bên cho vay Bên đi vay Qua sơ đồ trên ta thấy được rằng: Cho vay còn gọi là tín dụng, một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ=> Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên, một bên là người cho vay, một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên Trang 4 Cho vay vốn Hoàn trả vốn và lãi ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả.  Tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.  - Xét theo mặt nội dung: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau thời gian sẽ thu hồi lại được một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. - Xét về mặt hình thức: Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người đi vay được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận, thời gian và lợi tức. 1.2 Sự phát triển của tín dụng. - Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hóa có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sư phát triển của kinh tế hàng hóa. - Tín dụng đã xuất hiện từ khi xã hội có phân công lao động, sản xuất và trao đổi hàng hóa. Hình thức tín dụng đầu tiên của xã hội loài người là tín dụng cho vay nặng lãi ra đời trong thời kỳ chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã. - Trong điều kiện kinh tế TBCN,hình thức tín dụng nặng lãi vẫn còn tồn tại, nhưng nó không phù hợp với phương thức sản xuất và trở thành chướng ngại của sự phát triển. Giai cấp Tư sản tạo lập cho mình một quan hệ tín dụng mới-tín dụng TBCN. 2. Đặc điểm và bản chất của tín dụng. 2.1 Đặc điểm Quan hệ tín dụng đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Nhưng dù ở phương thức sản xuất nào, đối tượng vay mượn là hàng hóa hay tiền tệ, tín dụng cũng mang những đặc điểm sau: Trang 5 - Quyền sở hữu và quyền sử dụng nguồn tài chính không đồng nhất với nhau. - Quyền sở hữu thuộc người cho vay, quyền sử dụng thuộc người đi vay. - Tín dụng là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu của chúng. - Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và được hoàn trả. - Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được tăng lên nhờ lợi tức tín dụng. Mà người cho vay được hưởng phần lợi tức đó. 2.2Bản chất của tín dụng. Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong xã hội trên nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức. Bản chất của tín dụng được hiểu trên 2 gốc độ khác nhau: - Thứ nhất: Về mặt kinh tế, tín dụng là một hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực phân phối và sử dụng vốn. Quan hệ kinh tế này xác lập trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau giữa các chủ thể, nhờ đó một bộ phận vốn từ nơi thừa sẽ được vận động sang nơi thiếu để thõa mãn nhu cầu kinh tế xã hội. - Thứ hai: Về mặt tài chính, tín dụng được coi là một số vốn để vay, cho mượn theo nguyên tắc hoàn trả, nhờ có tín dụng mà các đơn vị kinh tế, các tổ chức cá nhân với tư cách là người thừa tiền, có điều kiện cho đồng tiền của mình được sinh sôi nảy nở. Còn đối với người đi vay, nhờ vốn đi vay mà có thể hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh , hoặc đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.  Như vậy tín dụng mang lại lợi ích cho cả hai phía, khi lợi ích được điều hòa hợp lý, thì tín dụng sẽ phát triển rất mạnh mẽ. 3.Chức năng và vai trò của tín dụng 3.1 Chức năng của tín dụng 3.1.1 Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả. Trang 6 Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình cùng thống nhất trong sự vận hành của quan hệ tín dụng. Chức năng này phản ánh sự vận động của vốn từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn => tín dụng trở thành cầu nối giữa cung – cầu vốn trong nền kinh tế. - Ở khâu tập trung Tín dụng là phương thức giúp cho các chủ thể kinh tế thu hút được một phần nguồn lực vốn của xã hội dưới hình thái tiền tệ hoặc vật chất tạm thời nhàn rỗi. Việc huy động tín dụng dựa trên lợi ích kinh tế, cho nên đây là hình thức huy động vốn hiệu quả, góp phần khai thác tối ưu các nguồn vốn trong và ngoài nước tăng cường nguồn lực tài chính cho các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế, đẩy mạnh mở rộng đầu tư phát triển kinh tế. - Ở khâu phân phối Tín dụng đã đáp ứng về các nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức xã hội cũng như nhà nước. Thông qua chức năng phân phối nguồn vốn của tín dụng các nhà tiết kiệm đầu tư có thể tận dụng vốn của mình một cách hợp lý và hiêu quả cao nhất. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, phân phối lại không chỉ liên quan đến nền kinh tế quốc dân mà cả tổng sản phẩm quốc dân. Khác với phân phối ở ngân sách nhà nước mang tính cấp phát, không hoàn trả trực tiếp, phân phối của tín dụng dựa trên cơ sở có hoàn trả trong một khoản thời gian nhất định với mục đích chủ yếu phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vì vậy tín dụng đã thực hiện chức năng luân chuyển vốn, kích thích mở rộng sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 3.1.2 Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Hoạt động của tín dụng góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí lưu thông được thể hiện như sau: - Tín dụng tạo điều kiện thay thế tiền kim loại bằng các phương tiện chi trả khác như kỳ phiếu, giấy bạc ngân hàng, séc…Từ đó giảm bớt chi phí về in ấn, phát hành, bảo quản tiền kim loại. - Tín dụng tạo điều kiện ra đời của loại tiền ghi sổ thông qua việc tổ chức công tác thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ lẫn nhau trong hầu Trang 7 hết các giao dịch của các doanh nghiệp và cá nhân qua hệ thống ngân hàng. Qua đó tiết kiệm khối lượng tiền mặt vào lưu thông, đồng thời nếu thanh toán qua ngân hàng nhanh chóng sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa giảm chi phí cho bảo quản hàng hóa. - Tín dụng tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ. Trên cơ sở phát huy chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền đã góp phần chuyển những khoản vốn nhàn rỗi đang nằm ở trạng thái nằm yên trong xã hội đưa vào chu chuyển để phục vụ sản xuất – lưu thông hàng hóa. 3.1.3 Phản ánh và kiểm soát lại các hoạt động kinh tế. Sự vận động của vốn tín dụng gắn liền với sự vận động của hàng hóa trong các doang nghiệp, do đó: - Thông qua kế hoạch huy động vốn và cho vay của ngân hàng sẽ phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế về các mặt khối lượng tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốn của nền kinh tế… - Thông qua nghiệp vụ trung gian thanh toán hộ, ngân hàng có điều kiện tăng cường vai trò kiểm soát bằng đồng tiền các đơn vị kinh tế vì mọi quá trình hình thành và sử dụng vốn của các doang nghiệp đều được phản ánh qua số liệu trên những khoản tiền gửi tại ngân hàng. 3.2 Vai trò của tín dụng. - Tín dụng thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. + Vai trò này đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng diễn ra bình thường, liên tục có hiệu quả. Tín dụng hút vốn của những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thừa vốn hoặc tạm thời nhàn rỗi. Đồng thời tín dụng cung ứng kịp thời cho những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang cần vốn. + Tín dụng góp phần không nhỏ trong việc ổn định tiền tệ, tạo điều kiện ổn định giá cả, là tiền đề quan trọng để sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát . Trang 8 Thông qua thực hiện chức năng tập trung và phân phối vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong nền kinh tế, làm giảm tỷ lệ lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất tạo ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. + Nền kinh tế phát triển trong một môi trường ổn định về tiền tệ và giá cả, sẽ là điều kiện cơ bản nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. + Hoạt động tín dụng còn đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống vật chất của dân cư. Đặc biệt đối với loại hình tín dụng tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, các tư liệu sinh hoạt đáp ứng nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt ngày càng cao của người dân, khi mà họ chưa có đủ điều kiện về thu nhập. Ngoài ra trong cơ chế kinh tế thị trường, nhà nước còn thực hiện cơ chế tín dụng nhà nước như là công cụ tài chính để thực hiện chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế. + Điều này được thực hiện qua các chương trình hỗ trợ tài chính của nhà nước như: chương trình xóa đói giảm nghèo, cho vay giải quyết việc làm ,trong thời gian qua, các chương trình này đã mang lại hiệu quả rất lớn, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, một số vấn đề xã hội phát sinh trong nền kinh tế thị trường cũng được giải quyết tốt. Như vậy, tín dụng dụng đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, và từ đó sẽ từng bước ổn định trật tự chính trị xã hội. - Tín dụng góp phần quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế: Trên thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế, sự vận động của vốn tín dụng quốc tế phản ảnh sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác. Biểu hiện các mối quan hệ trong hoạt động của tín dụng ở đây là giữa chính phủ các nước, giữa chính phủ với các tổ chức tiền tệ thế giới và giữa các tổ chức kinh tế với nhau. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của thị trường thế giới, các nước thực hiện chính sách kinh tế mở thì tín dụng ngày càng trở nên Trang 9 cần thiết. Tín dụng quốc tế tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia thực hiện nhanh hơn, góp phần làm cho các nước chậm phát triển trong một thời gian ngắn có thể có được một nền sản xuất với công nghệ cao mà các nước phát triển trước đây phải mất hàng trăm năm mới có được. II. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG Trong nền kinh tế xã hội quan hệ tín dụng được thể hiện rất đa dạng, phong phú, dựa vào chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng,tín dụng tồn tại các hình thức sau đây: 1.Tín dụng ngân hàng (TDNH) 1.1 Khái niệm. TDNH là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội bao gồm: doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước theo nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn trong các chủ thể của kinh tế được biểu hiện qua hai nghiệp vụ sau:  !"#$%!&: Ngân hàng là một chủ thể đi vay huy động khai thác các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng để hình thành nên nguồn vốn cho vay. Hoạt động này, được thể hiện dưới các hình thức ngân hàng huy động tiền gửi từ các cá nhân, doanh nghiệp, vay mượn qua các hợp đồng hoặc dưới hình thức phát hành trái phiếu, kì phiếu ngân hàng trên thị trường để đầu tư cho ngành kinh tế, đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn xã hội. -  !"'(!)#: Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng sẽ thực hiện phân phối cho vay cấp tín dụng lại cho các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với mục đích sử dụng vốn cho các hoạt động tổ chức kinh doanh. Công cụ phục vụ chủ yếu cho hoạt động tín dụng ngân hàng là kì phiếu ngân hàng do ngân hàng phát hành dựa trên quan hệ tín dụng của ngân hàng với doanh nghiệp, Nhà Trang 10 [...]... hiện bằng hai cách: + Phát hành để vay vốn của ngân hàng trung ương + Phát hành để vay vốn các cá nhân, doanh nghiệp, chủ yếu là các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại công ty tài chính, công ty bảo hiểm… qua thi trường tiền tệ - Tín dụng trung và dài hạn Là các khoản vay dài hạn của kho bạc Nhà nước, thường từ 5 năm trở lên Tín dụng Nhà nước dài hạn được thực hiện bằng cách phát hành... hàng hóa với người đi thuê và kí kết hợp đồng mua bán với công ty cho thuê tài chính + Người cho thuê là các công ty cho thuê tài chính, họ cung cấp các dịch vụ tín dụng thuê mua cho các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế - Chủ thể: công ty tài chính với các doanh nghiệp và người sản xuất kinh doanh 4.3 Phân loại theo tài sản thuê mua Tín dụng thuê mua được chia làm 2 loại: -Tín dụng thuê mua... chóng - Vai trò trung gian tài chính: Bảo hiểm là một công cụ tín dụng, thông qua hoạt động bảo hiểm, các Công ty bảo hiểm thu hút một nguồn vốn đáng kể từ các cá nhân và các doanh nghiệp để đầu tư vốn vào nền kinh tế thông qua thị trường tài chính Với nguồn vốn hoạt động rất dồi dào từ sự đóng góp của các cá nhân và các doanh nghiệp trong xã hội, khi chưa sử dụng cho mục tiêu đã định, các Công ty bảo hiểm... hiện các biện pháp chủ yếu sau: + Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc ký quỹ tại các ngân hàng thương mại để đảm bảo khả năng tài chính + Lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ, các quỹ dự trữ bắt buộc và tự nguyện để tăng tài chính cho các nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm + Việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam... công cụ taì chính đảm bảo duy trì cơ cấu, thời hạn và tổng số nợ hợp lý nhằm đảm bảo nhu cầu cân đối kinh tế vĩ mô và nhu cầu phát triển của đất nước - Các cơ quan chính quyền đoàn thể và các cơ quan quản lý hành chính các cấp không được trực tiếp vay nước ngoài mà phải thông qua các cơ quan chức năng được phép của chính phủ về quản lý, vay vốn trả nợ nước ngoài - Các cơ quan nhà nước, các tổ chức,... nhà nước, các cơ quan nhà nước với nhau hoặc với các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế, giữa các cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau trong quá trình cho vay và trả nợ 5.2 Các hình thức tín dụng quốc tế Căn cứ vào chủ thể tín dụng: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng chính phủ - Tín dụng thương mại:là loại tín dụng rất phổ biến trong tín dụng quốc tế, là các khoản... những khoản vay mượn do các ngân hàng thương mại cung cấp để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư cơ bản nước ngoài - Tín dụng chính phủ: Đây là quan hệ tín dụng giữa chính phủ nước này với chính phủ nước khác, và với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như ngân hàng thế giới (WB) quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngân hàng phát triển Á Châu (ADB), các tổ chức phi chính phủ khác Căn cứ... rủi ro nếu bên kia đóng phí bảo hiểm Do đó, bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm Mặc dù đứng trên góc độ nào thì bảo hiểm kinh doanh cũng được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính từ sự đóng góp của các tổ chức kinh tế, cá nhân tham gia bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm và... tuân thủ nguyên tắc an toàn tài chính: An toàn tài chính là một trong những nguyên tắc có tầm quan trọng đặc biệt Trang 35 trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm Yêu cầu của nguyên tắc là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm, có biện pháp ngăn ngừa rủi ro làm mất khả năng chi trả, dẫn đến nguy cơ phá sản Tuân thủ các nguyên tắc này, doanh... hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Công ty liên doanh VINALEASING, Công ty liên doanh cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam, Công ty cho thuê tài chính KEVIN, Công ty liên doanh cho thuê tài chính Việt Nam 4.2 Đối tượng tín dụng thuê mua Tài sản cho thuê là các máy móc thiết bị và các động sản khác đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ của bên thuê, có giá trị sử dụng hữu ích trên một năm, được . các khâu tài chính trung gian là những định chế tài chính có chức năng chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Nói khác đi, các khâu tài chính trung gian được xem là chiếc cầu để kết nối giữa các chủ. 2 CHƯƠNG IV:  Mỗi khâu trong hệ tài chính gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định, là một tụ điểm của các nguồn tài chính. Trong đó, các khâu. nhà nước như là công cụ tài chính để thực hiện chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế. + Điều này được thực hiện qua các chương trình hỗ trợ tài chính của nhà nước như: chương trình xóa đói giảm

Ngày đăng: 08/08/2014, 10:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG IV:

  • A. TÍN DỤNG

  • I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG.

  • 1. Khái niệm và sự phát triển của tín dụng.

  • 2. Đặc điểm và bản chất của tín dụng.

  • 3.Chức năng và vai trò của tín dụng

  • II. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG

  • 1.Tín dụng ngân hàng (TDNH)

    • 1.1 Khái niệm.

      • 1.2 Đặc điểm

      • 1.5 Công cụ lưu thông

      • 1.6 Ưu, nhược điểm của TDNH

      • 2.Tín dụng thương mại(TDTM)

        • 1.3 Khái niệm

        • 2.6 Ưu, nhược điểm của TDTM

        • 3. Tín dụng nhà nước

          • 3.1 Khái niệm

          • 3.2 Đặc điểm

          • 3.3 Công cụ lưu thông

          • 3.6 Phân loại tín dụng nhà nước

          • 4. Tín dụng thuê mua

          • 5. Tín dụng quốc tế

          • 6. Tín dụng tiêu dùng

          • B.BẢO HIỂM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan