Phân loại các nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG IV: CÁC KHÂU TÀI CHÍNH TRUNG GIAN pps (Trang 37 - 44)

- Vai trò trung gian tài chính:

3. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm.

1.5 Phân loại các nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh.

Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, gồm có 3 loại:

- Bảo hiểm tài sản

Trong cuộc sống và kinh doanh luôn tồn tại những rủi ro bất ngờ, có thể gây ra những tổn thất đáng tiếc làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc đảm bảo an toàn cho tài sản giúp cá nhân và doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục khả năng tài chính, năng lực kinh doanh là những tiêu chí quan trọng hàng đầu. Bảo hiểm tài sản là một phương thức chuyển giao rủi ro hữu hiệu cho cá nhân và doanh nghiệp. Là loại hình bảo hiểm ra đời từ lâu, với mục đích bảo vệ tình hình tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi không may tài sản của họ bị tổn thất, mất mát vì nhiều lý do khác nhau.Đối tượng bảo hiểm là tài sản của người sở hữu.

Ở Việt Nam, bảo hiểm tài sản có nhiều tên gọi, nhưng phổ biến tồn tại dưới ba loại sau đây, đó là:

o Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu;

o Bảo hiểm hỏa hoạn.

Tài sản được bảo hiểm:

Bất cứ tài sản nào cũng có thể được bảo hiểm, như nhà cửa, bàn ghế, máy móc thiết bị, bao gồm cả máy tính, camera, các đồ trang trí, nội thất...Tuy nhiên, có một số tài sản có tính chất đặc thù riêng thông thường hay được cân nhắc để mua những gói bảo hiểm đặc thù, đó là tiền, đồ trang sức quý giá, máy móc có sử dụng sức nén lớn, có quan hệ mật thiết với điện, máy móc sử dụng bộ vi sử lý.

Bảo hiểm tài sản bảo hiểm những rủi ro nào:

Như đã giới thiệu ở trên, tùy thuộc vào mỗi đơn bảo hiểm mà phạm vi rủi ro được bảo hiểm là khác nhau, tuy nhiên có một số các rủi ro chính sau:

• Hỏa hoạn, sét

• Nổ

• Xe cộ đâm va

• Giông, bão, lụt

• Động đất

• Đất sụt, đất lở, đá lở hay những di chuyển khác của đất

• Tràn nước từ bể chứa hay đường ống dẫn nước

• Thiệt hại do hành động ác ý

• Gây rối, đình công, bế xưởng

- Bảo hiểm con người

Bảo hiểm toàn bộ thân thể của người được bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm là đời sống sức khỏe, tính mạng, khả năng lao động của con người.

Ví dụ:Trong từng điều kiện lao động sinh hoạt, lứa tuổi khác nhau mỗi cá

nhân có thể gặp những rủi ro ảnh hưởng đến thân thể, tính mạng, sức khỏe của mình và điều này làm giảm hoặc mất đi một khoản thu nhập tài chính của người được bảo hiểm hoặc gia đình nạn nhân.Bảo hiểm con người là nhằm hỗ trợ về tài

chính nhằm giảm thiểu những thiệt hại tài chính phát sinh từ những rủi ro làm suy giảm hoặc hủy hoại đến thân thể, tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm. Các sản phẩm bảo hiểm con người mang tới sự an toàn tài chính cho nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân một khoản thu nhập tài chính khi phát sinh sự kiện bảo hiểm.

Trên thế giới hoạt động bảo hiểm con người xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển. Cho đến nay, các nước thường tập trung vào những hoạt động chính như: Bảo hiểm nhân thọ; Bảo hiểm tai nạn chết người và mất khả năng lao động; Bảo hiểm tai nạn cá nhân bất ngờ; Bảo hiểm công nhân viên chức do doanh nghiệp trả phí bảo hiểm; Bảo hiểm trẻ em; Bảo hiểm hành khách…

- Bảo hiểm trách nhiệm nhân sự

Đối tượng bảo hiểm là những hành vi thiếu sót của cá nhân hay tập thể gây ra thiệt hại về tài sản hay thân thể, tính mạng cho người khác. Như vậy người khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm hình sự, nếu xuất phát từ hành vi sơ ý bất cẩn của người được bảo hiểm, làm thiệt hại cho người khàc về tài sản hay thân thể của họ, doanh nghiệp bảo hiểm thay mặt người được bảo hiểmsẽ bồi thường cho người bị thiệt hại nếu có qua đó giảm bớt phần trách nhiệm về tài chính của người gây ra thiệt hại, đồng thời nạn nhân bị thiệt hại từ hành động của người khác gây ra có thu nhập để chủ động khắc phục những thiệt hại mình phải gánh chịu.

Điều kiện:

+ Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba.

+ Có hành vi trái pháp luật của cá nhân hay tổ chức.

+ Có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của cá nhân hay tổ chức và thiệt hại của bên thứ ba.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự thường được thực hiện dưới hình thức bắt buộc:

+Mục đích ổn định tài chính cho người được bảo hiểm. + Bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân.

+ Có thể áp dụng giới hạn trách nhiệm hoặc không:

+ Không xác định được thiệt hại trách nhiệm dân sự tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

+ Các công ty bảo hiểm thường đưa ra các giới hạn trách nhiệm.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba:

Đối tượng bảo hiểm: Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người

thứ ba. Loại trừ: lái xe, phụ xe, người làm công cho chủ xe; những người lái xe phải nuôi dưỡng; hành khách, những người có mặt trên xe; tài sản,tư trang của những người nêu trên.

Phạm vi bảo hiểm:

+ Thiệt hại về tính mạng, tình trạng sức khỏe của bên thứ ba +Thiệt hại về tài sản, hàng hóa… của bên thứ ba.

+ Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập.

+ Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại, các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm.

+ Những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của những người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.

 Trường hợp loại trừ:

+ Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.

+ Xe không đủ điều kiện kĩ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ.

+ Chủ xe và lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ.

+ Thiệt hại gián tiếp do tai nạn.

+ Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn.

+ Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gi, trừ khi có thỏa thuận khác  Căn cứ vào phương thức bảo hiểm kinh doanh được chia làm 2 loại:

- Bảo hiểm tự nguyện

Đây là những loại hình sản phẩm dịch vụ bảo hiểm mà khách hàng có thể lựa chọn, tham gia bảo hiểm theo ý muốn,tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm.Thị trường bảo hiểm tự nguyện có độ co giãn rất cao, tuy nhiên thị trường này có rất nhiều tiềm năng và nhu cầu sản phẩm bảo hiểm đa dạng với mức độ khác nhau.Với một nền kinh tế xã hội không ngừng phát triển, kéo theo thu nhập, tài sản cùng với chất lượng cuộc sống được cải thiện ngày càng tốt hơn, đã làm phát sinh thêm nhiều nhu cầu bảo hiểm do vậy số lượng các dịch vụ bảo hiểm không ngừng gia tăng cùng với chát lượng được nâng cao.

Các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm cháy nổ, mất cắp đến sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật cao như bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh và các rủi ro đặc biệt. Bảo hiểm con người có bảo hiểm tai nạn toàn cầu 24 giờ, bảo hiểm cứu trợ toàn cầu, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm y tế với mức chi phí y tế theo nhu cầu của người tham gia.Gắn với sự phát triển kinh tế xuất hiện nhiều ngành nghề mới và những ngành nghề này thường ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội, vì vậy cần được bảo hiểm như: D&O bảo hiểm trách nhiệm nhà quản lý, bảo hiểm hiểm trách nhiệm nghề nghiệp các tổ chức tín dụng và công ty chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ… cùng với nhiều dịch vụ bảo hiểm khác nhau nhằm thỏa mãn tối đa quyền lợi của khách hàng và nhu cầu cuộc sống.

- Bảo hiểm bắt buộc

Đây là những loại hình sản phẩm bảo hiểm mà luật pháp quy định mọi người phải tham gia bảo hiểm, khi phát sinh những hoạt động có liên quan đến các dịch vụ này. Tính chất bắt buộc này xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích của cộng dồng xã hội trong đó có lợi ích của người tham gia bảo hiểm bắt buộc. Tuy nhiên, để cho loại hình bảo hiểm này trở thành nhu cầu tự nguyện cần phải tạo thị trường có nhiều công ty bảo hiểm cùng tham gia cung ứng loại hình bảo hiểm này,mặt khác luạt pháp chỉ bắt buộc tham gia bảo hiểm mức tối thiểu, qua đó người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn mức bảo hiểm rủi ro theo nhu cầu và tài chính của mình. Như vậy, bảo hiểm bắt buộc mà luật pháp quy định, tạo ra một thị trường bảo hiểm có

nhu cầuđã xác định trước giúp doanh nghiệp bảo hiểm khai thác cung ứng các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc cho khách hàng một cách chủ động. Các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc:

Ví dụ: bảo hiểm trách nhiện dân sự chủ xe cơ giới với người thứ ba, bảo

hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với hành khách, hành hóa vận chuyển; bảo hiểm cháy nổ đối với nhà xưởng, kho bãi;bảo hiểm trách nhiệm dân sự của nhà thầu đối với công trình xây dựng…

Phân loại theo phương diện kỹ thuật bảo hiểm: Theo cách phân loại này các loại

hình bảo hiểm được chia ra làm 2 loại: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.

- Bảo hiểm nhân thọ

Đây là những dịch vụ bảo hiểm liên quan đến những rủi ro gắn liền với tuổi thọ của con người. Bảo hiểm nhân thọ cung ứng dịch vụ đảm bảo cho khách hàng trong trường hợp rủi ro tử vong dẫn đến làm giảm hoặc mất đi một khoản thu nhập trong gia đình. Nếu điều đó không xảy ra, bảo hiểm nhân thọ đơn giản trở thành tiết kiệm dài hạn trong tương lai.

Do vậy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường là những hợp đồng dài hạn 10 hoặc 20 năm. Nhóm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ gồm 3 loại:

+ Bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp tử vong + Bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp sống + Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

Bảo hiểm nhân thọ với mức phí thu được hằng năm được các công ty quản lý đầu tư, tích lũy qua nhiều năm, quỹ này theo suốt thời hạn của hợp đồng bảo hiểm để có thể thực hiện những cam kất khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong tương lai. Ngoài ra những công ty bảo hiểm còn sử dụng nguồn tài chính dồi dào này đầu tư vào thị trường chứng khoán để sinh lời, đồng thời gia tăng những cam kết với khách hàng trong tương lai và tất nhiên các khoản đầu tư này phải đảm bảo an toàn cho những cam kết của bảo hiểm với khách hàng.

Bảo hiểm nhân thọ được xem là khoản đầu tư của cá nhân, hộ gia đình trong tương lai.Tham gia bảo hiểm này là cách né tránh thuế thu nhập trong sự cho

phép của pháp luật (thu nhập có được của người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ tại thời điểm hợp đồng đáo hạn sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân như những khoản thu nhập khác có được=>ưu điểm bảo hiểm nhân thọ).

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm nhân thọ : Đối với cá nhân và gia đình:

+Tham gia bảo hiểm nhân thọ là có được sự an tâm vì khách hàng sẽ có được nguồn tài chính đảm bảo trong trường hợp không may bị tử vong hay bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, dẫn đến mất nguồn thu nhập. Bằng cách đó, bảo hiểm nhân thọ góp phần ổn định cuộc sống gia đình.

+Tham gia bảo hiểm nhân thọ để tích lũy cho những kế hoạch tương lai, như để dành tiền cho con đi học, cho con một số vốn để vào đời, hoặc có thể tiết kiệm tiền để mua xe, mua nhà, vui hưởng cuộc sống sau khi về hưu…

Đối với xã hội:

+ Bảo hiểm nhân thọ mang lại nhiều lợi ích to lớn.

+ Tạo sự ổn định xã hội thông qua việc giảm thiểu tối đa sự lo lắng cho bên mua bảo hiểm.

+ Huy động vốn để đầu tư cho những dự án trung và dài hạn nhằm góp phần phát triển đất nước.

+ Giảm gánh nặng ngân sách quốc gia trong việc chăm lo người già, và những người phụ thuộc khi người trụ cột trong gia đình qua đời.

+ Tạo công ăn việc làm cho nhiều người.

- Bảo hiểm phi nhân thọ

Đây là những dịch vụ bảo hiểm liên quan đến những rủi ro không gắn liền với sự kiện tuổi thọ của con người. Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được kí kết đảm bảo bằng những hợp đồng với kỳ hạn < 1 năm, do vậy việc quản lý tài chính các nghiệp vụ bảo hiểm này được áp dụng kỹ thuật phân chia.

Khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết, doanh nhgiệp bảo hiểm không chịu sức ép về lạm phát, lãi suất. Tuy vậy, bảo hiểm phi nhân thọ đòi hỏi độ thanh khoản cao về quỹ dự phòng bồi thường nhằm duy trì khả năng thanh toán bồi thường cho khách hàng,điều này làm ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp bảo hiểm.Phần lớn quỹ dự phòng bảo hiểm phi nhân thọ được thực hiện đầu tư ngắn hạnvà một phần nhỏ dưới dạng tiền gởi không kỳ hạn tại các NHTM và để tại ngân quỹ của công ty bảo hiểm nhằm thực hiện kiệp thời những cam kết cho khách hàng trong thời gian ngắn nhát.

Do vậy, tại một số quốc gia tồn tại quan điểm không thừa nhận loại hình bảo hiểm phi nhân thọ là định chế tài chính trung gian. Tuy nhiên cần lưu ý trong một khả năng quản lý tài chính tốt, công ty bảo hiểm phi nhân thọ cũng tham gia hoạt động đầu tư dài hạn chứ không đơn thuần đầu tư nhắn hạn, mặt khác sự phát triển hiệu quả của thị trường tài chính sẽ làm gia tăng khả năng đầu tư dài hạn của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG IV: CÁC KHÂU TÀI CHÍNH TRUNG GIAN pps (Trang 37 - 44)