tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại công ty cổ phần cà phê mê trang

98 602 0
tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại công ty cổ phần cà phê mê trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: 13 Bảng 1.2 …14 Bảng 2.1: Tình hình thực hiện doanh thu qua hai năm (2009-2010) 40 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện doanh thu qua hai năm (2010-2011) 41 Bảng 2.3: So sánh tình hình thực hiện lợi nhuận qua hai năm (2009-2010) 43 Bảng 2.4: So sánh tình hình thực hiện lợi nhuận qua hai năm (2010-2011) 43 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua ba năm (2009-2010-2011) 46 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp số liệu tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 46 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí qua ba năm (2009-2010-2011): 50 Bảng 2.8: Cấu trúc chi phí qua hai năm (2009 – 2010): 51 Bảng 2.9: Các trúc chi phí qua hai năm (2010-2011) 51 Bảng 2.10: Các yếu tố cấu thành biến phí trong hai năm (2009-2010) 53 Bảng 2.11: Các yếu tố cấu thành biến phí trong hai năm (2010-2011) 53 Bảng 2.12: Các yếu tố cấu thành định phí trong hai năm (2009-2010) 55 Bảng 2.13: Các yếu tố cấu thành định phí trong hai năm (2010-2011) 55 Bảng 2.14: Tác động của cấu trúc chi phí lên doanh lợi của Công ty qua hai năm (2009-2010) 58 Bảng 2.14a: 59 Bảng 2.14b: 60 Bảng 2.14c: 62 Bảng 2.14d: 62 Bảng 2.15: Tác động của cấu trúc chi phí lên doanh lợi của Công ty qua hai năm (2010-2011) 58 Bảng 2.15a: 61 Bảng 2.15b: 61 Bảng 2.15c: 63 Bảng 2.15d: 63 Bảng 2.16: Bảng tổng hợp số liệu tính các chỉ số hòa vốn 64 Bảng 2.17: Độ nghiêng đòn cân định phí qua hai năm (2009-2010) 66 Bảng 2.18: Độ nghiêng đòn cân định phí qua hai năm (2010-2011) 67 Bảng 2.19: So sánh cấu trúc vốn của Công ty qua hai năm (2009 – 2010) 69 Bảng 2.20: So sánh cấu trúc vốn của Công ty qua hai năm (2010 – 2011) 70 Bảng 2.21: Các nhân tố cấu thành nợ phải trả qua ba năm (2009-2010-2011) 72 Bảng 2.22: Tình hình sử dụng nợ của Công ty qua hai năm (2009-2010) 73 2 Bảng 2.23:Tình hình sử dụng nợ của Công ty qua hai năm (2010-2011) 73 Bảng 2.24: Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua hai năm (2009-2010) 74 Bảng 2.25: Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua hai năm (2010-2011) 74 Bảng 2.26: Bảng cấu trúc vốn của Công ty qua ba năm (2009-2010-2011) 76 Bảng 2.27: Bảng phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS qua ba năm (2009-2010-2011) 76 Bảng 2.28: Độ nghiêng đòn cân nợ qua ba năm (2009-2010-2011) 78 81 Bảng 2.29: Lợi ích từ tấm chắn thuế của lãi vay qua ba năm (2009-2010-2011) 80 Bảng 2.30: Độ nghiêng đòn cân tổng hợp qua ba năm (2009-2010-2011) 81 Bảng 3.1: Cấu trúc vốn của ba phƣơng án 89 Bảng 3.2: Bảng tính EPS theo ba phƣơng án tài trợ 90 3 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 :Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa sản lƣợng, doanh thu và chi phí 11 Hình 1.2 : Cấu trúc chi phí của ba phƣơng án 12 Hình 1.3 : Quan hệ giữa DOL và doanh thu thể hiện qua đồ thị 16 Hình 1.4 : Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa EBIT và EPS của doanh nghiệp 24 Hình 1.5 : Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro tổng hợp cùng với phƣơng pháp nghiên cứu mối quan hệ tƣơng quan giữa chúng 29 Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức Công ty 34 Hình 2.2 : Biểu đồ tình hình thực hiện doanh thu qua ba năm (2009-2010-2011) 41 Hình 2.3 : Biểu đồ tình hình thực hiện lợi nhuận qua ba năm (2009-2010-2011) 44 Hình 2.4 : Biểu đồ cấu trúc chi phí của Công ty qua ba năm (2009-2010-2011) 51 Hình 2.5 : Biểu đồ cấu trúc biến phí qua ba năm (2009-2010-2011) 53 Hình 2.6 : Biều đồ cấu trúc định phí qua ba năm (2009-2010-2011) 56 Hình 2.7 : Biểu đồ cấu trúc nguồn vốn qua ba năm (2009-2010-2011) 70 Hình 3.1 : Đồ thị xác định điểm bàng quan theo ba phƣơng án 90 4 LỜI MỞ ĐẦU  Tính cấp thiết của đề tài: Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn làm sao để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Nhưng để làm được điều đó không dễ, đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu kiến thức chuyên môn và khả năng áp dụng chúng trong quá trình hoạt động của Công ty. Trong điều kiện nguồn lực của Công ty là hữu hạn cho nên ban lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn cân nhắc, tính toán, lựa chọn những giải pháp cho một vấn đề, phương án thực hiện cho một công việc dự định sao cho chi phí bỏ ra thấp nhất, trong thời gian cho phép nhưng đạt được doanh thu cao nhất và lợi nhuận thu được ở mức tối đa, tức là đồng nghĩa với việc hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Trong doanh nghiệp thường có hai loại rủi ro là: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Vấn đề đặt ra là để hạn chế được rủi ro này, đòi hỏi các nhà quản lý tài chính phải thật am hiểu những vấn đề cơ bản và mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các yếu tố: đòn bẩy, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, điểm hòa vốn, độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh, độ nghiêng đòn bẩy tài chính, độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp…Thông qua phân tích tác động qua lại giữa các yếu tố trên, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng đắn nhất kết quả hoạt động kinh doanh, tìm ra điểm tựa làm đòn bẩy doanh lợi lên cao, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp thích hợp hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do rủi ro mang lại. Chính vì thế, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì vấn đề: Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp đã trở thành một đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các nhà quản trị tài chính. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay thì việc am hiểu và sử dụng hợp lý tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp sẽ là một lợi thế rất lớn. Xuất phát từ tình hình trên, sau khi được các Thầy, Cô trường Đại học Nha Trang trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là sự gợi ý, hướng dẫn tận tình, chu đáo của Cô Phan Thị Lệ Thúy và sự 5 giúp đỡ, tạo điều kiện rất thuận lợi của đơn vị thực tập, nên em đã chọn đề tài: “Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang” làm đề tài tốt nghiệp của mình.  Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích của đề tài này nhằm đưa ra những lý luận cơ bản nhất về tác động của đòn bẩy, đánh giá khái quát tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang, đưa ra những giải pháp kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả tác động của đòn bẩy tại Công ty.  Phạm vi nghiên cứu của đề tài Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang. Số liệu phân tích được thu thập trong năm 2009, 2010 và năm 2011.  Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Trong đề tài này, em sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu (phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích…), trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích so sánh.  Cấu trúc đề tài Đề tài gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về rủi ro, tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp. Chương II: Đánh giá tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang. Chương III: Các kiến nghị nhằm khuếch đại tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và hạn chế rủi ro tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang. Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu cũng như việc phân tích phục vụ cho đề tài còn chưa hoàn toàn như ý, vì vậy, những đánh giá đưa ra trong đề tài còn chưa hoàn toàn đầy đủ và chính xác. Em rất mong sự góp ý chân thành từ thầy cô và bạn đọc. 6 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO, TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về rủi ro của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm rủi ro Có thể hiểu rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, rủi ro hiện diện ở hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta sẽ không dự đoán chính xác được kết quả, do đó sự tồn tại của rủi ro sẽ gây nên sự bất định, sự không chắc chắn của kết quả dự đoán. Rủi ro là một khái niệm khách quan nên chúng ta có thể đo lường được nó. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro, nhưng cách tiếp cận phổ biến nhất khi xem rủi ro như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính. Về định nghĩa chính thống, rủi ro là sự kiện mà kết quả kinh doanh hiện tại hoặc tương lai có khả năng khác biệt đáng kể so với mức dự kiến từ trước, hay còn gọi là mức kỳ vọng. Sự chênh lệch tạo ra rủi ro vì giới kinh doanh và nhà đầu tư quan niệm rằng những bất trắc không thể lường hoặc kiểm soát được chính là bản chất của rủi ro. Vì thế, đòi hỏi các nhà quản lý phải dùng nhiều biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại do rủi ro mang lại cho doanh nghiệp. 1.1.2. Phân loại rủi ro Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thường xuyên đương đầu với hàng loạt rủi ro. Tuy nhiên, hai loại rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp có thể kể đến là: Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. 1.1.2.1. Rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro tiềm tàng trong bản thân hoạt động của từng doanh nghiệp, sẽ không có gì chắc chắn xoay quanh doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính điều này sẽ tạo ra rủi ro, thể hiện ở chổ Công ty không tạo đủ doanh thu hàng năm từ việc tiêu thụ sản phẩm đến mức đủ thanh toán các định phí trong sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác, rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào sự phân bổ các chi phí hoạt động. Mối quan hệ giữa các loại chi phí và lợi nhuận là công cụ phân tích rủi ro quan trọng của nhà quản trị tài chính. Chính vì thế, các nhà 7 quản trị trong doanh nghiệp giữ vai trò kiểm soát đối với mức độ rủi ro kinh doanh thông qua sự lựa chọn dự án đầu tư, công nghệ và các chiến lược đầu tư cụ thể. 1.1.2.2. Rủi ro tài chính Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định, như nợ và cổ phần ưu đãi trong cấu trúc tài chính của mình. Các chi phí sử dụng vốn như lãi vay và cổ tức ưu đãi tượng trưng cho các nghĩa vụ theo hợp đồng một doanh nghiệp phải đáp ứng bất kể mức độ EBIT. Việc gia tăng sử dụng các số lượng nợ và cổ phần ưu đãi làm tăng các chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp, đến lượt mình các chi phí này lại làm tăng mức EBIT mà doanh nghiệp phải đạt được để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động. Lý do một doanh nghiệp chấp nhận rủi ro của tài trợ có chi phí tài chính cố định là để tăng lợi nhuận có thể có cho các cổ đông. Như vậy, rủi ro tài chính là tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần do việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí tài chính cố định. Những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau phải đối diện với mức độ đòn bẩy khác nhau, và họ có thể thay đổi phương thức sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý. Một cách tổng quát, những doanh nghiệp mà bản thân phải chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh có khuynh hướng sử dụng nợ ít hơn những doanh nghiệp mà rủi ro trong kinh doanh có giới hạn. Nhưng những doanh nghiệp trong trường hợp thứ hai có thể nổ lực hướng tới rủi ro về mặt tài chính cao hơn so với trường hợp thứ nhất. 1.2. Tác động của đòn bẩy kinh doanh lên doanh lợi và rủi ro doanh nghiệp Trong vật lý, đòn bẩy được chứng minh bằng sự tác động của một lực nhỏ có thể làm lây chuyển một vật lớn, còn trong kinh tế đòn bẩy được giải thích bằng một sự thay đổi nhỏ của sản lượng hay doanh thu sẽ làm do lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi rất lớn. Vì vậy, trong quản trị tài chính, người ta thường dùng các tỷ số đòn bẩy trong kinh doanh một mặt để đo lường rủi ro trong kinh doanh và tài chính, mặt khác thông qua các đòn bẩy kinh doanh cũng như sử dụng chúng để xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. Hệ thống đòn bầy kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm: 8  Đòn bẩy kinh doanh ( Operating Leverage )  Đòn bẩy tài chính ( Financial Leverage )  Đòn bẩy tổng hợp ( Total Leverage ) Trước tiên ta đi tìm hiểu về đòn bẩy kinh doanh. 1.2.1. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh phản ánh sự thay đổi của các yếu tố sản lượng tiêu thụ, cấu trúc chi phí lên doanh lợi của doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh liên quan đến sử dụng tài sản cố định. Đòn bẩy kinh doanh còn được gọi là Đòn cân định phí, vì nó thể hiện mức chi phí cố định được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua đòn cân định phí, các nhà quản trị có thể đánh giá ảnh hưởng của chi phí cố định đối với doanh lợi của doanh nghiệp. Đòn cân định phí có tác dụng tốt cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng một cơ cấu chi phí hợp phí của ngân quỹ và chọn được một tỉ lệ định phí thích hợp để nó tác động tốt lên doanh lợi của doanh nghiệp. 1.2.2.Cấu trúc chi phí Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Trong quản lý tài chính, chi phí được phân loại và phân tích theo sự biến đổi của chi phí đối với sự thay đổi của mức độ hoạt động, tức là phân loại theo cách ứng xử của chi phí. Cách phân loại này căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động. Theo đó, người ta phân chia chi phí ra thành các loại: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. 1.2.2.1. Biến phí Chi phí biến đổi (Chi phí khả biến, biến phí): Là những chi phí sản xuất kinh doanh thay đổi tỷ lệ thuận về tổng số, về tỷ lệ với sự biến động về khối lượng sản phẩm, gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (CP NVLTT); Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) và một số khoản chi phí sản xuất chung như: Chi phí nhân công, chi phí điện nước, phụ tùng sửa chữa máy,…Chi phí khả biến không thay đổi khi tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc. 9 1.2.2.2. Định phí Chi phí cố định (Chi phí bất biến, định phí): Là những chi phí mà tổng số không thay đổi với sự biến động về khối lượng sản phẩm, công việc, gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), lương nhân viên (NV), cán bộ quản lý,…Chi phí bất biến của một đơn vị sản phẩm, công việc có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng, sản phẩm, công việc. Trong chi phí cố định, các khoản định phí bắt buộc như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý thường chiếm một tỷ trọng cao. Những doanh nghiệp có đầu tư về máy móc, thiết bị hiện đại và trình độ công nghệ cao thường có khoản chi phí khấu hao lớn, đưa đến chi phí cố định cao. Bên cạnh đó, trình độ tự động hóa của doanh nghiệp tăng cao, nhân công đòi hỏi ít hơn, chi phí nhân công giảm làm giảm chi phí biến đổi. Do đó, trong những doanh nghiệp này, tỷ lệ chi phí cố định chiếm trong tổng chi phí là khá lớn. Còn định phí tùy ý (hay định phí không bắt buộc) thì chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng định phí. Tuy nhiên, trong thực tế không có ranh giới rõ ràng giữa định phí và biến phí mà có loại chi phí bao gồm cả yếu tố khả biến và bất biến, đó là chi phí hỗn hợp. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí. Thông thường ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản, nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Chi phí điện thoại là một ví dụ của chi phí hỗn hợp, trong đó phần định phí là chi phí thuê bao, phần biến phí là chi phí tính trên thời gian gọi. 1.2.3. Đánh giá rủi ro kinh doanh thông qua việc phân tích hòa vốn 1.2.3.1. Định nghĩa điểm hòa vốn Điểm hòa vốn (Break Even Point) là điểm mà tại đó doanh thu chỉ bù đắp những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Hay nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không lời cũng không lỗ (EBIT = 0). 10 1.2.3.2. Phân tích hòa vốn Để hiểu được vai trò của đòn bẩy kinh doanh trong việc ấn định rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp, cần triển khai các nguyên tắc cơ bản của phân tích hòa vốn (còn gọi là phân tích chi phí – sản lượng – lợi nhuận). Phân tích hòa vốn là phương pháp sử dụng để nghiên cứu về mối liên hệ giữa doanh thu, các chi phí hoạt động cố định, các chi phí hoạt động biến đổi và EBIT tại nhiều mức sản lượng khác nhau của doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích hòa vốn là để xác định lợi nhuận từ kinh doanh sẽ thay đổi như thế nào so với mức sản xuất và nhận biết mức sản xuất mà tại đó quá trình từ lỗ sang lãi diễn ra. Chúng ta có mối quan hệ: EBIT = Doanh thu – Tổng chi phí Mà: Tổng chi phí = Biến phí + Định phí Suy ra: EBIT = Doanh thu – (Biến phí + Định phí) Tại điểm hòa vốn, thì EBIT = 0, tức: Doanh thu hòa vốn – (Biến phí + Định phí) = 0 Hay: Doanh thu hòa vốn = Biến phí + Định phí (*) Chúng ta dùng các ký hiệu sau: S hv : Doanh thu hòa vốn; p: Giá bán đơn vị sản phẩm; Q hv : Sản lượng hòa vốn; v: Biến phí trên một đơn vị sản phẩm; V: Tổng biến phí; S: Tổng doanh thu bán hàng trong kỳ; F: Định phí; Thay vào (*), ta được: F + V = S hv F – (p – v) Q hv = 0 Từ đó, rút ra ta được: - Sản lượng hòa vốn (Q hv ):   =   - Doanh thu hòa vốn (S hv ): [...]... triển của Công ty o Công ty cổ phần cà phê Mê Trang ban đầu có tên là Công ty TNHH cà phê Mê Trang Tên Mê Trang là sự kết hợp giữa tên của hai thành phố xinh đẹp và đầy thơ mộng là Ban Mê Thuộc và Nha Trang o Người lãnh đạo và sáng lập là ông Lương Thế Hùng o Công ty được thành lập vào ngày 20/10/2000 dưới hình thức là Công ty TNHH, đến ngày 22/ 05/2007 Công ty chuyển sang Công ty Cổ Phần o Tên Công ty: ... rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro tổng hợp cùng với phƣơng pháp nghiên cứu mối quan hệ tƣơng quan giữa chúng: Rủi ro tổng hợp DTL EPS DFL Phân tích EBIT-EPS EBIT Điểm hòa vốn EBIT DOL Phân tích hòa vốn kinh doanh Doanh thu Rủi ro kinh doanh Rủi ro tài chính 30 CHƢƠNG II : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN CÀ PHÊ MÊ TRANG 2.1 Quá trình hình thành và. .. cà phê Mê Trang xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, xây dựng và phát triển hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2011  Bằng sáng chế: Ông Lương Thế Hùng – Tổng Giám đốc về quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp Và rất nhiều bằng khen khác… 2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.2.1 Chức năng hoạt động của Công ty Công ty cổ phần cà phê Mê Trang có chức năng Sản xuất & Kinh doanh cà phê, chè và kem;... tồn tại và rủi ro kinh doanh vẫn có 1.2.5 Tác động của đòn bẩy kinh doanh lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp Tác động đòn cân định phí đo lường mức độ tăng trưởng tương đối của kết quả sản xuất kinh doanh Mức tăng trưởng tương đối này có nguồn gốc từ mức tăng trưởng tương đối của sản xuất Đòn cân định phí thể hiện sự mạo hiểm kinh doanh và mức độ mạo hiểm này phụ thuộc vào tính chất hoạt động. .. biến động của lợi nhuận thể hiện sự mạo hiểm về kinh tế của doanh nghiệp và 18 thường phụ thuộc vào ba yếu tố: doanh thu, cấu trúc chi phí, mức độ ở gần điểm hòa vốn so với mức sản lượng có thể 1.3 Tác động của đòn bẩy tài chính lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp 1.3.1 Khái niệm đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính còn được gọi là đòn cân nợ Đòn cân nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng số vốn của. .. tại X = Doanh thu − Biến phí Dp EBIT − I − 1−T Ngoài ra, để xác định DTL trên cơ sở phân tích tác động số nhân về đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính đến doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp chúng ta nhân chia DTL với phần trăm thay đổi trong EBIT, ta có: DTL tại X = Tỷ lệ phần trăm thay đổi của EPS Tỷ lệ phần trăm thay đổi của EBIT x Tỷ lệ phần trăm thay đổi của EBIT Tỷ lệ phần trăm thay đổi của. .. khen: Công ty CP cà phê Mê Trang đã có sản phẩm đạt cúp 2011 2011 vàng chất lượng cao tại lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột năm 2011  Chứng nhận sản phẩm cà phê bột MC đạt cúp vàng cà phê chất lượng cao tại lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột năm 2011 tỉnh ĐăkLăk  Bằng khen Công ty CP cà phê Mê Trang là đơn vị phát triển bền vững vì sự nghiệp UNESCO Thế giới tổ chức tại Hà Nội từ ngày 18-12/8/2011 33  Bằng khen Công. .. lời và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, phản ánh các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong Công ty liên doanh, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh hoặc các cổ đông trong Công ty cổ phần, … Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các... trình bày còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Trong thực tế, các doanh nghiệp thường 23 tự xác định một hệ số nợ để cố gắng vượt qua Sự quan tâm này thể hiện trong việc lập các kế hoạch tài trợ 1.3.4 Độ nghiêng đòn cân nợ (DFL) và tác động của đòn bẩy tài chính lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa Khi một doanh nghiệp sử dụng các chi... soát doanh nghiệp và rủi ro Đối với những doanh nghiệp thật lớn mà cổ phần được phân tán rộng rãi có thể chọn dễ dàng việc phát hành thêm cổ phần Thường vì họ không sợ mất quyền kiểm soát doanh nghiệp do sự phát hành mới này Ngược lại, chủ nhân các doanh nghiệp nhỏ không thích phát hành thêm cổ phần để nắm chắc phần kiểm soát, vì họ tin tưởng vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp và họ sẽ hưởng lợi . sở lý luận về rủi ro, tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp. Chương II: Đánh giá tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang. Chương. Mục đích của đề tài này nhằm đưa ra những lý luận cơ bản nhất về tác động của đòn bẩy, đánh giá khái quát tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang, đưa. kiện rất thuận lợi của đơn vị thực tập, nên em đã chọn đề tài: Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang làm đề tài tốt nghiệp của mình. 

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan