Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua ba năm (2009-2010-2011) Bảng 2.6: Bảng tổng hợp số liệu tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Một phần của tài liệu tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 46 - 50)

(ĐVT:Đồng Việt Nam)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Lợi nhuận sau thuế 3.557.719.122 2.330.749.958 3.975.206.750

Doanh thu thuần 26.154.224.309 31.895.914.509 40.289.680.485

Tổng chi phí 19.340.259.890 25.449.184.887 31.770.336.584

Tổng tài sản bình quân 48.835.883.434 74.912.345.824 90.985.018.311

VCSH bình quân 26.078.558.399 34.626.821.654 44.684.995.574

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán ba năm ( 2009-2010-2011)

2.5.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

𝑇ỷ𝑠𝑢ấ𝑡𝑙ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡𝑟ê𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ𝑡ℎ𝑢𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 =

𝐿ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑠𝑎𝑢𝑡ℎ𝑢ế

Năm 2009: 𝑇ỷ𝑠𝑢ấ𝑡𝑙ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡𝑟ê𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 2009 = 3.557.719.122 26.154.224.309𝑥100% = 13,6% Năm 2010: 𝑇ỷ𝑠𝑢ấ𝑡𝑙ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡𝑟ê𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 2010 = 2.330.749.958 31.895.914.509𝑥100% = 7,31% Năm 2011: 𝑇ỷ𝑠𝑢ấ𝑡𝑙ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡𝑟ê𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 2011 = 3.975.206.750 40.289.680.485𝑥100% = 9,87%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần năm 2009 cao nhất là 13,6%, sang năm 2010 giảm xuống còn 7,31%, đến năm 2011 tỷ suất này tăng lên 9,87%. Điều này có nghĩa là trong ba năm 2009, 2010, 2011 thì cứ 100đ doanh thu thuần đạt được thì năm 2009 có 13,6đ lợi nhuận sau thuế, năm 2010 thu được 7,31đ lợi nhuận sau thuế và năm 2011 thì thu được 9,87đ lợi nhuận sau thuế. Như vậy qua tỷ số này ta có thể nhận xét được rằng năm 2009 là năm Công ty hoạt động tốt nhất tiếp đó đến năm 2011 và năm 2010. Điều đó cũng phù hợp với chính sách hoạt động của Công ty qua ba năm. Tuy nhiên Công ty cần phải nổ lực hơn nữa để nầng cao chỉ số này, vì hiện tại chỉ số của Công ty còn thấp so với chỉ số ngành qua hai năm 2010 và năm 2011(tương ứng 18%,14%).

2.5.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

𝑇ỷ𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 = 𝐿ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑠𝑎𝑢𝑡ℎ𝑢ế 𝑇ổ𝑛𝑔𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛𝑏ì𝑛ℎ𝑞𝑢â𝑛𝑥100% Năm 2009: 𝑇ỷ𝑠𝑢ấ𝑡𝑙ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖𝑠ả𝑛 2009 = 3.557.719.122 48.835.883.434𝑥100% = 7,29% Năm 2010: 𝑇ỷ𝑠𝑢ấ𝑡𝑙ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖𝑠ả𝑛 2010 = 2.330.749.958 74.912.345.824𝑥100% = 3,11% Năm 2011: 𝑇ỷ𝑠𝑢ấ𝑡𝑙ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖𝑠ả𝑛 2011 = 3.975.206.750 90.985.018.311𝑥100% = 4,37%

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh mức sinh lời của tài sản được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua kết quả của ba năm 2009, 2010, 2011 thì năm 2009 cao nhất là 7,29%, đến năm 2010 giảm xuống thấp nhất là 3,11% và đến năm 2011 tăng lên lại nhưng chỉ đạt 4,37%. Kết hợp kết quả này với thực tế thì ta thấy rằng năm 2009 Công ty ít đầu tư vào tài sản mà tập trung vào hoạt động bán hàng nên tỷ số này cao nhất, đến năm 2010 thì Công ty bắt đầu chiến lược phát triển thương hiệu nên đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm mới, do đó doanh thu chưa thể thu lại được trong thời gian ngắn đã làm tỷ suất này giảm xuống mức thấp nhất. Sang năm 2011 thì Công ty vẫn tiếp tục chiến lược phát triển thương hiệu, vẫn đầu tư thêm tài sản vào hoạt động sản xuất nhưng với tỷ lệ cao hơn và bắt đầu có tín hiệu tốt từ thị trường. Sản phẩm mới đã bắt đầu được thị trường tiêu thụ tốt, sức sinh lợi của tài sản đầu tư vào hoạt động sản xuất cũng vì thế mà tăng lên. Tỷ số này có ý nghĩa là cứ 100đ tài sản đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 7,29đ lợi nhuận sau thuế năm 2009, 3,11đ lợi nhuận sau thuế năm 2010 và 4,37đ lợi nhuận sau thuế năm 2011. Tuy nhiên so với ngành thì chỉ số của Công ty rất thấp(chỉ số ngành qua ba năm là 18%,20%,14%), Công ty cần phải có chính sách mới để sử dụng tài sản của mình có hiệu quả hơn.

2.5.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

𝑇ỷ𝑠𝑢ấ𝑡𝑙ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛𝑐ℎủ𝑠ởℎữ𝑢 = 𝐿ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑠𝑎𝑢𝑡ℎ𝑢ế 𝑉ố𝑛𝑐ℎủ𝑠ởℎữ𝑢𝑏ì𝑛ℎ𝑞𝑢â𝑛𝑥100% Năm 2009: 𝑇ỷ𝑠𝑢ấ𝑡𝑙ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛𝑐ℎủ𝑠ởℎữ𝑢 2009 = 3.557.719.122 26.078.558.399𝑥100% = 13,64% Năm 2010: 𝑇ỷ𝑠𝑢ấ𝑡𝑙ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛𝑐ℎủ𝑠ởℎữ𝑢 2010 = 2.330.749.958 34.626.821.654𝑥100% = 6,73% Năm 2011: 𝑇ỷ𝑠𝑢ấ𝑡𝑙ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛𝑐ℎủ𝑠ởℎữ𝑢 2011 = 3.975.206.750 44.684.995.574𝑥100% = 8,9%

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu nói lên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu khi đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghĩa là cứ 100đ vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì thu được 13,64đ lợi nhuận sau thuế năm 2009; 6,73đ lợi nhuận sau thuế năm 2010 và 8,90đ lợi nhuận sau thuế năm 2011. Cũng giống như hai tỷ suất kia, tỷ suất này cũng phản ánh tình hình kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả nhất là năm 2009 rồi sụt giảm trong năm 2010 và tăng lên lại trong năm 2011. Tuy nhiên chỉ số ngành qua ba năm là 29%, 34%, 24% so với Công ty thì rõ ràng Công ty hoạt động chưa tốt, Công ty cần phải cố gắng nổ lực hơn nữa để có được kết quả tốt hơn.

Tóm lại qua phân tích lợi nhuận của Công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính kết hợp với chiến lược phát triển Công ty, ta thấy được rằng: mặc dù năm 2009 Công ty có được sức sinh lợi cao nhất hay hoạt động hiệu quả nhất và sụt giảm trong năm 2010 rồi tăng nhẹ lại trong năm 2011 nhưng so với chỉ số ngành thì thật sự còn rất thấp, Công ty cần có chính sách để nâng cao sức sinh lời của mình trong những năm tới.

2.6. Đánh giá tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của Công ty

Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì những gì Công ty đạt được có thể xem là rất khả quan, tuy nhiên trong kinh doanh không có gì bảo đảm rằng tất cả kết quả đó sẽ tồn tại mãi mãi, mà do tác động của nền kinh tế, do chính sách của chính phủ, do biến động tỷ giá, do thiên tai, địch hoạ … Tất cả những yếu tố đó có thể đem lại rủi ro cho Công ty, sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả hoạt động của Công ty, do vậy để giúp Công ty ngày càng đứng vững trên thị trường, ngày một phát triển với quy mô sản xuất mở rộng, đem lại lợi nhuận cao nhất, cần phải xem xét, phân tích cấu trúc chi phí tối ưu sao cho hợp lý là điều cần thiết. Với một cấu trúc chi phí tối ưu cần được phân tích với việc xem xét và áp dụng các ảnh hưởng của tất cả các mặt từ môi trường bên ngoài cho đến nội bộ bên trong doanh nghiệp, cấu trúc chi phí phù hợp sẽ mang lại cho Công ty hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Do vậy việc đánh giá tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro là một việc làm cần thiết mà Công ty cần phải quan tâm đúng mức, vì qua đó nó sẽ cho thấy được những mặt tích cực mà đòn bẩy mang lại cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

2.6.1. Tác động của đòn bẩy kinh doanh

Rủi ro là một tình huống trong kinh doanh mà tại đó những biến cố xấu nhất có thể xảy ra dẫn đến tình trạng thua lỗ cho Công ty.

Trong sản xuất kinh doanh, Công ty có thể gặp 2 loại rủi ro: Rủi ro kinh doanh rủi ro tài chính.

Những tác động của đòn bẩy kinh doanh lên doanh lợi và rủi ro sẽ cho ta biết mức độ rủi ro kinh doanh do việc xác lập chi phí cố định (định phí) và chúng ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và mức độ biến đổi của lợi nhuận.

2.6.1.1. Phân tích cấu trúc của chi phí của Công ty qua ba năm 2009-2010-2011

Một phần của tài liệu tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)