Bảng 2.16: Bảng tổng hợp số liệu tính các chỉ số hòa vốn

Một phần của tài liệu tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 64 - 70)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu thuần 26.154.224.309 31.895.914.509 40.289.680.485

Biến phí 12.051.696.570 14.028.500.317 18.784.072.577

Định phí 7.288.563.320 11.420.684.570 12.986.264.007

Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối số phát sinh của ba năm (2009-2010-2011) Xác định doanh thu hòa vốn Shv 2009, Shv 2010, Shv 2011 (tính theo đơn vị đồng) và thời gian hòa vốn Thv 2009, Thv 2010, Thv 2011 (tính theo đơn vị ngày) của ba năm 2009, 2010, 2011:

Shv 2009 = 7.288.563.320 1−12.051.696.57026.154.224.309 = 13.517.202.270 Shv 2010 = 11.420.684.570 1−14.028.500.31731.895.914.509 = 20.387.571.182 Shv 2011 = 12.986.264.007 1−18.784.072.57740.289.680.485 = 24.329.115.911 𝑇ℎ𝑣 2009 =13.517.202.270 26.154.224.309×360 =186 𝑇ℎ𝑣 2010 =20.387.571.182 31.895.914.509×360 = 230 𝑇ℎ𝑣 2011 =24.329.115.911 40.289.680.485×360 = 217

Doanh thu hòa vốn năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt là : 13.517.202.270đ, 20.387.571.182đ, 24.329.115.911đ. Điều đó có nghĩa là nếu chưa vượt qua được mức doanh thu này thì Công ty sẽ lỗ, ngược lại thì Công ty sẽ lời.

Doanh thu thuần và doanh thu hòa vốn đều tăng dần qua ba năm 2009, 2010, 2011. Sở dĩ doanh thu hòa vốn tăng dần qua các năm vì chi phí qua ba năm đều tăng. Một phần do cấu trúc chi phí ảnh hưởng đến doanh thu hòa vốn. Nếu tỷ trọng định phí càng cao thì doanh thu hòa vốn càng cao. Bên cạnh đó thời gian hòa vốn năm 2010 tăng cao hơn năm 2009 và sụt giảm trong năm 2011. Nghĩa là rủi ro kinh doanh năm 2010 là cao nhất rồi đến năm 2011, sau cùng là năm 2009.

Nhìn chung qua các chỉ số trên ta thấy được Công ty ngày càng phát triển về quy mô sản xuất, đây là một dấu hiệu tốt cho Công ty trong tương lai nhưng đó cũng là thử thách cho Công ty.

Phân tích điểm hoà vốn là một công việc hết sức quan trọng và không thể thiếu được trọng hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ kết quả của điểm hoà vốn, chúng ta xác định được mức độ rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh và từ đó kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu khác để đưa ra quyết định của các nhà quản lý.

2.6.1.4. Độ nghiêng của đòn cân định phí (DOL). Tác động của đòn bẩy kinh doanh lên doanh lợi và rủi ro của Công ty

Như đã phân tích ở trên, rủi ro kinh doanh là tiềm ẩn, luôn gắn liền với hoạt động của Công ty, gắn liền với những thay đổi thị trường về giá cả, về các chủ trương, chính sách của Nhà nước, về sản lượng tiêu thụ…Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi đến cấu trúc chi phí, do đó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Độ nghiêng đòn cân định phí cho biết tỷ lệ thay đổi của doanh số sẽ tác động thế nào đến tỷ lệ thay đổi của EBIT và được xác định bởi công thức sau:

𝐷𝑂𝐿𝑡ạ𝑖𝑋 =𝐸𝐵𝐼𝑇 +𝐹 𝐸𝐵𝐼𝑇 Ta có : 𝐷𝑂𝐿2009 =6.813.964.419 + 7.288.563.320 6.813.964.419 = 2,07 𝐷𝑂𝐿2010 =6.446.729.622 + 11.420.684.570 6.446.729.622 = 2,77 𝐷𝑂𝐿2011 =8.519.343.901 + 12.986.264.007 8.519.343.901 = 2,52

Bảng 2.17: Độ nghiêng đòn cân định phí qua hai năm ( 2009-2010)

(ĐVT:Đồng Việt Nam)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Doanh thu thuần 26.154.224.309 100,00 31.895.914.509 100,00 5.741.690.199 21,95

Biến phí 12.051.696.570 46,08 14.028.500.317 43,98 1.976.803.747 16,40

Định phí 7.288.563.320 27,87 11.420.684.570 35,81 4.132.121.250 56,69

Tổng chi phí 19.340.259.890 73,95 25.449.184.887 79,79 6.108.924.997 31,59

EBIT 6.813.964.419 26,05 6.446.729.622 20,21 -367.234.798 -5,39

Doanh thu hòa vốn 13.517.202.270 51,68 20.387.571.182 63,92 6.870.368.913 50,83 Doanh thu an toàn 12.637.022.040 48,32 11.508.343.326 36,08 -1.128.678.713 -8,93

DOL 2,07 2,77 0,70 33,91

Bảng 2.18: Độ nghiêng đòn cân định phí qua hai năm ( 2010-2011)

(ĐVT:Đồng Việt Nam)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu thuần 31.895.914.509 100,00 40.289.680.485 100,00 8.393.765.976 26,32

Biến phí 14.028.500.317 43,98 18.784.072.577 46,62 4.755.572.260 33,90

Định phí 11.420.684.570 35,81 12.986.264.007 32,23 1.565.579.437 13,71

Tổng chi phí 25.449.184.887 79,79 31.770.336.584 78,85 6.321.151.697 24,84

EBIT 6.446.729.622 20,21 8.519.343.901 21,15 2.072.614.279 32,15

Doanh thu hòa vốn 20.387.571.182 63,92 24.329.115.911 60,39 3.941.544.729 19,33 Doanh thu an toàn 11.508.343.326 36,08 15.960.564.574 39,61 4.452.221.247 38,69

DOL 2,77 2,52 -0,25 -8,92

Thời gian hòa vốn 230 217 -13 -5,53

Trong đó doanh thu an toàn (DTAT) là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và doanh thu hòa vốn

Dựa vào bảng 2.17 và bảng 2.18 ta thấy DOL của Công ty tăng cao năm 2010 rồi sụt giảm ở năm 2011. DOL của ba năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 2,07 , 2,77 và 2,52. Điều đó có nghĩa là cứ 1% doanh thu tăng thêm sẽ làm cho EBIT tăng thêm 2,07% trong năm 2009, 2,77% trong năm 2010 và 2,52% trong năm 2011. Theo lý thuyết thì độ nghiêng nào càng lớn thì độ khuếch đại lợi nhuận càng cao và ngược lại.

Năm 2009 Công ty có tỷ trọng định phí thấp nhất trong ba năm nên DOL thấp nhất, chỉ đạt 2,07. Trong năm này Công ty tập trung vào hoạt động đầu ra là tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn là đầu tư vào máy móc thiết bị. Điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro kinh doanh cũng sẽ ít hơn. Đồng thời doanh thu thuần cũng vượt xa điểm hòa vốn nên DOL đã khuếch đại sự gia tăng EBIT lên khá cao. Cụ thể thì doanh thu an toàn của năm 2009 là 12.637.022.040đ, tức doanh thu đã tăng 93,49% so với doanh thu hòa vốn, đây là năm có doanh thu an toàn cao nhất, có nghĩa là có doanh thu vượt xa điểm hòa vốn nhất trong ba năm 2009-2010-2011.

Nên tuy DOL thấp nhất nhưng EBIT đã được khuếch đại rất cao, chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu thuần.

Sang năm 2010, định phí tăng với tốc độ nhanh là 56,69% so với năm 2009 và đã làm cho tỷ trọng của định phí tăng lên 35,81% trong doanh thu thuần. Do trong năm Công ty đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị để phục vụ cho việc sản xuất thêm sản phẩm mới và để gia tăng sản lượng sản xuất nhằm thực hiện chính sách phát triển của Công ty trong năm nay là phát triển thương hiệu. Chính điều này đã làm cho DOL tăng đáng kể từ 2,07 năm 2009 lên đến 2,77 năm 2010. Bên cạnh đó biến phí và định phí đều tăng đã làm cho chi phí tăng cao và cấu trúc chi phí thay đổi, tỷ trọng định phí tăng cao hơn nhiều so với năm 2009. Chính điều đó làm cho doanh thu hòa vốn cũng tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn này Công ty tập trung vào chiến lược phát triển thương hiệu bằng cách đa dạng hóa sản phẩm nên công tác tiêu thụ chưa phải là muc tiêu hàng đầu. Chính vì vậy doanh thu an toàn năm 2010 có phần giảm sút so với năm 2009, chỉ đạt 11.508.343.326đ tương đương giảm 8,93%. Đây cũng là một kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên nếu Công ty tiết giảm chi phí hợp lý hơn thì sẽ đạt được kết quả cao hơn nữa. Tuy DOL trong năm là cao nhất nhưng doanh thu thuần chỉ tăng 56,45% so với doanh thu hòa vốn nên chỉ khuếch đại EBIT lên đến 6.446.729.622đ.

Đến năm 2011, tiếp tục chiến lược phát triển thương hiệu, Công ty đã đưa sản phẩm mới của mình ra thị trường, sử dụng nhiều chiến lược marketing để quản bá sản phẩm, khẳng định thương hiệu của mình. Cũng chính vì thế mà chi phí cũng tăng lên, trong đó định phí cũng tăng nhưng không đáng kể vì đã có nền tảng trong năm 2010. Tuy nhiên biến phí lại tăng đáng kể, một phần do yếu tố bên đầu cơ làm đẩy giá nguyên vật liệu đầu vào, một phần do nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất nhiều sản phẩm. Tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng chi phí nên đã làm EBIT tăng 32,15%. Trong khi doanh thu hòa vốn tăng 19,33% thì

doanh thu an toàn tăng 38,69% so với năm 2010. Doanh thu thuần tăng 65,6% so với doanh thu hòa vốn và DOL là 2,52 đã làm cho EBIT tăng cao.

2.6.2. Tác động của đòn bẩy tài chính ( DFL )

Rủi ro tài chính xuất phát từ việc sử dụng vốn vay của Công ty, vốn vay tạo ra một khoản chi phí cố định đó là lãi vay. Ở những thời kỳ khác nhau, Công ty hoạt động kinh doanh với những phương thức khác nhau, phải đối diện với mức độ đòn bẩy hoạt động khác nhau, cho nên cần phải thay đổi phương thức sử dụng đòn bẩy tài chính một cách linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

2.6.2.1. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của Công ty

* Cấu trúc vốn của Công ty:

Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xác định nhu cầu, nguồn tài trợ, biện pháp huy động để có một cấu trúc vốn hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức luân chuyển vốn và tiền tệ của doanh nghiệp.

Bảng 2.19 : So sánh cấu trúc vốn của Công ty qua hai năm ( 2009-2010 )

(ĐVT:Đồng Việt Nam)

Cấu trúc nguồn vốn

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Nợ phải trả 22.757.325.035 46,60 40.285.524.170 53,78 17.528.199.135 77,02 I. Nợ ngắn hạn 19.408.181.303 39,74 30.779.744.677 41,09 11.371.563.374 58,59 II. Nợ dài hạn 3.349.143.732 6,86 9.505.779.493 12,69 6.156.635.761 183,83 B. Vốn chủ sở hữu 26.078.558.399 53,40 34.626.821.654 46,22 8.548.263.255 32,78 I. Vốn chủ sở hữu 26.078.558.399 53,40 34.626.821.654 46,22 8.548.263.255 32,78

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

Tổng nguồn vốn 48.835.883.434 100,00 74.912.345.824 100,00 26.076.462.390 53,40

Bảng 2.20 : So sánh cấu trúc vốn của Công ty qua hai năm ( 2010-2011 )

(ĐVT:Đồng Việt Nam)

Cấu trúc nguồn vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 64 - 70)