(ĐVT:Đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ nợ/tổng tài sản
Năm 2009(46,6%) Năm 2010(53,78%) Năm 2011(50,89%)
Tổng tài sản 48.835.883.434 74.912.345.824 90.985.018.311
Nợ phải trả 22.757.325.035 40.285.524.170 46.300.022.737
Vốn cổ phần 23.283.735.000 29.176.270.000 36.387.125.000
Số lượng cổ phần 2.328.374 2.917.627 3.638.713
Bảng 2.27: Bảng phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS qua ba năm (2009-2010-2011)
(ĐVT:Đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Chênh lệch (2010-2009) (2011-2010) Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) EBIT 6.813.964.419 6.446.729.622 8.519.343.901 -367.234.798 -5,39 2.072.614.279 32,15 Lãi vay 2.070.338.923 3.339.063.011 3.219.068.234 1.268.724.088 61,28 -119.994.777 -3,59 EBT 4.743.625.496 3.107.666.611 5.300.275.667 -1.635.958.886 -34,49 2.192.609.056 70,55 Thuế TNDN 1.185.906.374 776.916.653 1.325.068.917 -408.989.721 -34,49 548.152.264 70,55 EAT 3.557.719.122 2.330.749.958 3.975.206.750 -1.226.969.164 -34,49 1.644.456.792 70,55 Số cổ phần 2.328.374 2.917.627 3.638.713 589.254 25,31 721.086 24,71 EPS 1.528 799 1.092 -729 -47,72 294 36,76 ROE 13,64% 6,78% 9,07% -6,87% -50,32 2,30% 33,87
Qua bảng 2.26 và bảng 2.27 ta thấy được cấu trúc vốn của Công ty ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa EBIT và EPS. Cụ thể:
Năm 2009, với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là 46,6% thì EBIT là 6.813.964.419đ và EPS là 1.528đ trên mỗi cổ phiếu. So với ba năm thì năm 2009 là năm có EPS cao nhất vì mục tiêu đối đa hóa thu nhập cho cổ đông đã được Công ty đề ra trong năm. Tuy tỷ số nợ có thấp nhất trong ba năm tuy nhiên vẫn lớn và lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao nên đã đem lại EPS cao nhất.
Sang năm 2010, tỷ số nợ trên tổng tài sản cao nhất trong ba năm 2009-2010- 2011 là 53,78%. Có thể nói Công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhất trong ba năm. EBIT giảm 5,39% nhưng lãi vay tăng đến 61,28% đã làm cho lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm 34,49% so với năm 2009, chính điều này làm cho EPS giảm xuống còn 799 đồng trên mỗi cổ phiếu. Do chính sách phát triển thương hiệu được Công ty đặt lên hàng đầu nên lợi nhuận chưa phải mà mục tiêu của Công ty trong năm. Tuy nhiên Công ty vẫn có lợi nhuận, và sử dụng đòn bẩy tài chính cũng phần nào giúp Công ty đạt được EPS là 799 đồng trên mỗi cổ phiếu. Vì tác dụng chính của đòn bẩy tài chính là khuếch đại EPS khi EBIT thay đổi, nên khi quyết định lựa chọn nguồn tài trợ nợ là nguồn tài trợ chính cho Công ty nên thông qua ý kiến của đại hội đồng cổ đông. Vì nếu đã dự kiến được mục tiêu chính trong kỳ không phải là tối đa hóa thu nhập cho cổ đông thì Công ty không nên lựa chọn nguồn tài trợ chính là nợ vay, như vậy sẽ rất rủi ro cho Công ty và ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông.
Đến năm 2011, tỷ trọng nợ trên tổng tài sản giảm xuống 50,89%. Tuy nhiên EBIT tăng 32,15%, trong khi lãi vay giảm 3,59% đã làm cho EPS tăng lên 1.092 đồng trên mỗi cổ phiếu. Trong năm 2011, nguồn vốn tài trợ chính cho Công ty là vốn chủ sở hữu, do đó làm tỷ trọng nợ trên tổng tài sản giảm xuống, cũng đồng nghĩa với việc Công ty sử dụng ít đòn bẩy tài chính hơn. Số lượng cổ phần liên tục tăng qua các năm, và đến năm 2011 đạt mức cao nhất là 3.638.713 cổ phiếu. Việc tài trợ bằng vốn chủ sở hữu tuy đã làm giảm tác động của đòn bẩy tài chính nhưng kết quả hoạt động năm nay tốt hơn năm 2010 nên EPS cũng đã tăng lên 1.092 đồng
trên một cổ phiếu. Đây là dấu hiệu tốt cho Công ty trong tương lai. Thương hiệu của Công ty đang được mở rộng trên thị trường, điều đó báo hiệu sự phát triển mạnh trong tương lai.
2.6.2.3. Độ nghiêng của đòn cân nợ và tác động của đòn bẩy tài chính Ta đã có : 𝐷𝐹𝐿𝑡ạ𝑖𝑋 =𝑇ỷ𝑙ệ𝑝ℎầ𝑛𝑡𝑟ă𝑚𝑡ℎ𝑎𝑦đổ𝑖𝑐ủ𝑎𝐸𝑃𝑆 𝑅𝑂𝐸 𝑇ỷ𝑙ệ𝑝ℎầ𝑛𝑡𝑟ă𝑚𝑡ℎ𝑎𝑦đổ𝑖 𝑐ủ𝑎𝐸𝐵𝐼𝑇 = 𝐸𝐵𝐼𝑇 𝐸𝐵𝐼𝑇 − 𝐼
Việc vay nợ tạo ra đòn cân nợ, làm thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phiếu (hay tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu). Mức vay nợ càng lớn thì ảnh hưởng của đòn cân nợ càng cao. Đối với Công ty cổ phần, độ nghiêng đòn cân nợ là tỷ lệ % EPS do kết quả từ sự thay đổi 1 % EBIT.
Ta tính DFL qua ba năm: 𝐷𝐹𝐿𝑡ạ𝑖𝑋 (2009)= 6.813.964.419 6.813.964.419−2.070.338.923= 1,44 𝐷𝐹𝐿𝑡ạ𝑖𝑋 (2010)= 6.446.729.622 6.446.729.622−3.339.063.011 = 2,07 𝐷𝐹𝐿𝑡ạ𝑖𝑋 (2011)= 8.519.343.901 8.519.343.901−3.219.068.234 = 1,61
Bảng 2.28 : Độ nghiêng đòn cân nợ qua ba năm (2009-2010-2011)
(ĐVT:Đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch Chênh lệch
(2010-2009) (2011-2010)
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) EBIT 6.813.964.419 6.446.729.622 8.519.343.901 -367.234.797 -5,39 2.072.614.279 32,15 Lãi vay 2.070.338.923 3.339.063.011 3.219.068.234 1.268.724.088 61,28 -119.994.777 -3,59 DFL 1,44 2,07 1,61 0,64 44,42 -0,47 -22,52
Qua số liệu của bảng 2.28, ta thấy :
Năm 2009, Công ty sử dụng nợ vay ít nhất nên lãi vay phải trả ít nhất, do đó làm cho đòn bẩy tài chính trong năm thấp nhất, cũng đồng nghĩa với rủi ro thấp nhất trong ba năm. Độ nghiêng đòn bẩy tài chính trong năm là 1,44 nghĩa là cứ 1% thay đổi trong EBIT sẽ làm cho EPS thay đổi 1,44%.
Đến năm 2010, với việc sử dụng nợ vay cao nhất trong ba năm 2009-2010- 2011 đã làm cho lãi vay phải trả cao nhất và làm cho độ nghiêng đòn bẩy tài chính cao nhất trong ba năm, cũng đồng nghĩa với rủi ro cao nhất. Với độ nghiêng đòn bẩy tài chính là 2,07, có nghĩa là cứ 1 % thay đổi trong EBIT sẽ làm cho EPS thay đổi tới 2,07%. Sử dụng đòn bẩy tài chính cao luôn là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng hiệu quả Công ty sẽ có được kết quả rất tốt, ngược lại hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Sang năm 2011, Công ty đã giảm rủi ro bằng cách sử dụng nguồn tài trợ là vốn chủ sở hữu, do đó giảm tỷ lệ nợ vay từ đó làm giảm lãi vay phải trả. Do đó DFL đã giảm xuống còn 1,61, nghĩa là cứ 1% thay đổi trong EBIT sẽ làm cho EPS thay đổi 1,61%.
Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty qua ba năm có chiều hướng lành mạnh, Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính tương đối hiệu quả. Tuy nhiên năm 2010, Công ty lựa chọn cơ cấu vốn chưa hợp lý làm cho đòn bẩy tài chính cao, đồng nghĩa với rủi ro cao chưa phù hợp với tình hình thực tế của Công ty trong năm. Sang năm 2011, thì Công ty đã điều chỉnh lại cấu trúc vốn về mức tương đối an toàn,và sự dụng hợp lý hơn đòn bẩy tài chính phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.
2.6.2.4. Lợi ích từ tấm chắn thuế khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Việc sử dụng nợ vay ngoài việc làm đòn bẩy để khuếch đại sự thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi còn có tác dụng làm lá chắn thuế của lãi vay. Do đó, khi Công ty sử dụng càng nhiều nợ thì khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay sẽ càng lớn. Tuy nhiên, việc gia tăng nợ vay càng lớn thì độ rủi ro mà Công ty gánh chịu sẽ càng lớn, do đó cần thận trọng trong việc sử dụng nợ vay.
Sau đây là bảng tổng hợp lợi ích từ tấm chắn thuế qua ba năm 2009-2010- 2011 của Công ty:
Bảng 2.29: Lợi ích từ tấm chắn thuế của lãi vay qua ba năm