Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Nợ ngắn hạn 19.408.181.303 85,28 30.779.744.677 76,40 34.987.410.816 75,57 1. Vay và nợ ngắn hạn 15.820.821.219 69,52 20.937.694.413 51,97 19.881.365.428 42,94 2. Phải trả người bán 2.742.771.419 12,05 7.291.091.981 18,10 11.289.150.777 24,38
3. Người mua trả tiền trước 699.432.701 3,07 1.499.866.596 3,72 1.730.123.047 3,74
4. Thuế và các khoản phải nộp 29.487.346 0,13 31.015.218 0,08 106.405.496 0,23
5.Phải trả người lao động 2123600 0,01 35.426.800 0,09 65.828.200 0,14
6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ 94.652.019 0,2 8. Phải trả, phải nộp khác 113.545.019 0,50 984.649.670 2,44 1.819.885.850 3,93 II. Nợ dài hạn 3.349.143.732 14,72 9.505.779.493 23,60 11.312.611.921 24,43 1. Vay và nợ dài hạn 3.349.143.732 14,72 9.505.779.493 23,60 11.312.611.921 24,43 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 22.757.325.035 100,00 40.285.524.170 100,00 46.300.022.737 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán năm (2009-2010-2011)
Nợ phải trả là nguồn vốn không thuộc chủ sở hữu của Công ty, do Công ty vay mượn hay chiếm dụng của người khác, thể hiện dưới nhiều hình thức.
Qua bảng 2.19, ta thấy nợ phải trả năm 2010 tăng 77,02% so với năm 2009, trong đó nợ ngắn hạn chỉ tăng 58,59% trong khi nợ dài hạn tăng tới 183,83% làm cho tỷ trong nợ dài hạn tăng lên đáng kể. Trong nợ ngắn hạn thì có sự thay đổi tỷ trọng, qua bảng 2.21 ta thấy vay ngắn hạn năm 2010 mặc dù tăng so với năm 2009 nhưng tỷ trọng lại giảm xuống bởi các khoản phải trả phải nộp tăng tỷ trọng trong nợ phải trả. Điều đó chứng tỏ Công ty đã tăng các khoản chiếm dụng vốn lên (31,98% năm 2010) so với năm 2009 (18,48%). Trong đó thì Công ty chiếm dụng từ các khoản phải trả người bán là chủ yếu. Sang năm 2011 thì tốc độ gia tăng các khoản vốn chiếm dụng ngày càng cao, năm 2011 tăng lên 43,18% so với năm 2010 là 31,98% trong khi vay ngắn hạn lại giảm dần tỷ trọng xuống qua ba năm. Điều này cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của Công ty là rất tốt.
Chỉ tiêu đánh giá cấu trúc vốn còn gọi là chỉ số đòn cân nợ, những chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty trong kinh doanh, đồng thời cũng phản ánh những rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với Công ty cũng như các chủ nợ.
* Tỷ số nợ trên tài sản:
Tỷ số này nói lên kết cấu vốn nợ và tình trạng góp vốn của Công ty ở từng thời điểm. Các chủ nợ không muốn Công ty có tỷ số này cao, có như vậy thì món nợ của họ mới được đảm bảo thanh toán trong trường hợp Công ty bị phá sản.
𝐻ệ𝑠ố𝑛ợ = 𝑁ợ𝑝ℎả𝑖𝑡𝑟ả
𝑇ổ𝑛𝑔𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Bảng 2.22 : Tình hình sử dụng nợ của Công ty qua hai năm (2009-2010)
(ĐVT:Đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng
(%)
Nợ 22.757.325.035 40.285.524.170 17.528.199.135 77,02
Tổng tài sản 48.835.883.434 74.912.345.824 26.076.462.390 53,40
Hệ số nợ 0,47 0,54 0,07 15,40
Bảng 2.23 : Tình hình sử dụng nợ của Công ty qua hai năm (2010-2011)
(ĐVT:Đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%)
Nợ 40.285.524.170 46.300.022.737 6.014.498.568 14,93
Tổng tài sản 74.912.345.824 90.985.018.311 16.072.672.488 21,46
Hệ số nợ 0,54 0,51 -0,03 -5,37
Qua bảng 2.22 và bảng 2.23 ta thấy hệ số nợ của Công ty tăng từ 0,47 trong năm 2009 lên đến 0,54 trong năm 2010, và sang năm 2011 thì hệ số này giảm xuống còn 0,51. Điều này có nghĩa là cứ 1đồng tài sản được hình thành từ 0,47 đồng nợ phải trả năm 2009, 0,54 đồng nợ phải trả năm 2010 và 0,51 đồng nợ phải
trả năm 2011. Sở dĩ năm 2010, có sự tăng lên ở hệ số nợ vì tốc độ tăng của nợ là 77,02% cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản là 53,40%. Do trong năm 2010 Công ty cần nguồn vốn lớn để đầu tư máy móc thiết bị cũng như nhu cầu vốn cho chiến lược phát triển thương hiệu nên Công ty đã chọn giải pháp đi vay ngân hàng nên đã làm cho hệ số nợ tăng lên. Sang năm 2011, hệ số này lại giảm từ 0,54 của năm 2010 còn 0,51 là do tốc độ tăng của nợ chỉ có 14,93% trong khi tốc độ tăng của tài sản lên đến 21,46%. Hệ số nợ giảm là do trong năm Công ty đã dùng nguồn vốn chủ sở hữu để bổ sung vốn cho Công ty. Điều này cho thấy Công ty ngày càng phát triển và làm chủ được về mặt tài chính, là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của Công ty trong tương lai.
* Hệ số thanh toán lãi vay:
𝐻ệ𝑠ố𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ𝑡𝑜á𝑛
𝑙ã𝑖𝑣𝑎𝑦 =
𝐸𝐵𝐼𝑇 +𝐼 𝐼
Bảng 2.24 : Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua hai năm (2009-2010)
(ĐVT:Đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng
(%)
EBIT 6.813.964.419 6.446.729.622 -367.234.798 -5,39
Lãi vay ( I ) 2.070.338.923 3.339.063.011 1.268.724.088 61,28
Hệ số thanh toán lãi vay 4,29 2,93 -1,36 -31,70
Bảng 2.25 : Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua hai năm (2010-2011)
(ĐVT:Đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%)
EBIT 6.446.729.622 8.519.343.901 2.072.614.279 32,15
Lãi vay ( I ) 3.339.063.011 3.219.068.234 -119.994.777 -3,59
Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khả năng thanh toán của Công ty và mức độ an toàn có thể có đối với nhà cung cấp tín dụng, qua bảng 2.24 và 2.25 ta thấy chỉ số thanh toán qua ba năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ Công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán lãi.
Năm 2009, hệ số thanh toán lãi vay cao nhất là 4,29 nghĩa là cứ 1 đồng lãi vay được đảm bảo thanh toán bằng 3,29 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trong năm nay Công ty đã hoạt động thật sự có hiệu quả nên khả năng thanh toán lãi vay là cao nhất.
Sang năm 2010, hệ số thanh toán lãi vay giảm xuống còn 2,93, nghĩa là cứ 1 đồng lãi vay được đảm bảo thanh toán bằng 1,93 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Sự sụt giảm này là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm 5,39% trong khi lãi vay tăng đến 61,28%. Do trong năm Công ty đã đề ra mục tiêu trong năm là phát triển thương hiệu chứ không phải đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Do đó có thể nói Công ty cũng đã dự đoán trước kết quả này. Tuy hệ số này có sụt giảm nhưng vẫn lớn hơn 1, điều đó có nghĩa Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay của mình. Điều đó tạo sự tin cậy cho các nhà đầu tư và các ngân hàng.
Đến năm 2011, trải qua giai đoạn ban đầu thực hiện kế hoạch phát triển thương hiệu trong năm 2010, giờ đây là giai đoạn Công ty bắt đầu gặt hái được những thành quả ban đầu của chiến lược. Điều đó thể hiện qua tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 32,15% so với năm 2010 trong khi lãi vay lại giảm xuống 3,59% đã làm cho hệ số thanh toán lãi vay tăng lên 3,65. Điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng lãi vay được đảm bảo thanh toán bằng 2,65 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đây là dấu hiệu rất tốt cho sự phát triển của Công ty trong tương lai.
2.6.2.2. Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và
rủi ro của chủ sở hữu thông qua phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS.
Thông thường các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng thu nhập cho cổ đông. Tuy nhiên, việc đạt được lợi nhuận gia tăng này sẽ kéo theo gia tăng rủi ro. Để thấy rõ tác động của đòn bẩy tài chính đối với thu nhập và rủi ro của cổ đông, ta đi phân tích số rõ số liệu của ba năm 2009-2010-2011.
Thu nhập trên một cổ phiếu được tính theo công thức:
𝐸𝑃𝑆 = 𝐸𝐵𝐼𝑇 − 𝐼 1− 𝑡 − 𝑃𝐷 𝑁𝑆
Trong đó : t là thuế thu nhập doanh nghiệp (25%)
PD là lợi tức cổ phiếu ưu đãi và NS là số cổ phiếu thường đang lưu thông.