Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 118 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
118
Dung lượng
1,76 MB
Nội dung
đặt vấn đề Chấn thương ngực (CTN) do tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ được xếp vào nhóm tổn thương nặng cần được chẩn đoán và xử trí kịp thời vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân. Khoảng 70% sè người chết do TNGT có CTN trong đã 25% là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong, khoảng 10- 15% số nạn nhân bị CTN cần phải có can thiệp của y học, 85% số nạn nhân bị CTN chỉ cần can thiệp đơn giản, không cần phải điều trị ngoại khoa [2,5,20]. Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong vì CTN do TNGT mỗi ngày là 12/1triệu dân, ước tính hàng năm số người chết do CTN là 16.000 người, là hậu quả trực tiếp của sự gia tăng số lượng các phương tiện giao thông tốc độ cao. Brian Mullan (Trường đại học tổng hợp IOWA - Mỹ) cũng nhận định trong các vô TNGT gây chết người có 25% nạn nhân tử vong do CTN và 25% là yếu tố góp phần trong các trường hợp tử vong do đa chấn thương. Nghiên cứu của Shorr RM và cộng sự trên những nạn nhân tử vong do TNGT tại Oxford (Anh) năm 1988, đã kết luận trong tổng số nạn nhân tử vong do TNGT có 20% bị CTN có thể được cứu sống nếu cấp cứu kịp thời[25,97]. Tại Việt Nam, từ năm 1989-1990, số vô TNGT và người bị thương vong tăng nhanh trên khắp địa bàn cả nước với nguyên nhân chủ yếu là chấn thương sọ não (CTSN). Những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống đường giao thông và tăng nhanh về số lượng các loại xe ôtô cùng với quy định về đội mũ bảo hiểm đã làm cho đặc điểm chấn thương do TNGT có xu hướng chuyển dịch từ CTSN sang CTN và các loại hình chấn thương khác[1,14]. Chức năng của giám định Y- Pháp (GĐYP) trong các vụ TNGT rất quan trọng với các nhiệm vụ chính là xác định nguyên nhân tử vong, cơ chế gây thương tích, dựng lại hiện trường vụ tai nạn, nghiên cứu đặc điểm tổn thương của những nạn nhân tử vong do TNGT nhằm tìm ra những biện pháp phòng 1 tránh TNGT phù hợp nhất, đồng thời giúp các thầy thuốc lâm sàng trong chẩn đoán, hồi sức cấp cứu, tiên lượng và điều trị những người bị tai nạn được tốt hơn. Mặc dù đã có quy định của luật pháp về chức năng của GĐYP trong các vụ TNGT, nhưng trên thực tế ở nước ta việc khám nghiệm tử thi không phải lúc nào cũng thuận lợi do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, rất nhiều trường hợp giám định viên không giải thích được cơ chế hình thành dấu vết thương tích và nguyên nhân tử vong của nạn nhân, đặc biệt trong những trường hợp có chấn thương ngực . Nghiên cứu về CTN ở nước ta có nhiều, nhưng tập trung chủ yếu trong các chuyên khoa lâm sàng, trong lĩnh vực GĐYP cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào được công bố, vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm của chấn thương ngực trên những nạn nhân tử vong do TNGT qua giám định Y Pháp trong 3 năm 2004-2006 ” nhằm mục tiêu : 1. Mô tả đặc điểm hình thái học của chấn thương ngực ở những nạn nhân tử vong do TNGT. 2. Phân tích mối liên quan giữa dấu vết thương tích bên ngoài với tổn thương bên trong và giá trị của chúng trong giám định Y Pháp. 3. Rót ra một số ý kiến trong công tác giám định Y pháp các vụ tai nạn giao thông. 2 3 Chương 1 Tổng quan 1. Tình hình chung về TNGT trên thế giới và Việt nam. 1.1.1. Trên thế giới : Trong 100 năm hình thành và phát triển ngành sản xuất xe hơi (1896 - 1996) đã làm hơn 30 triệu người trên thế giới thiệt mạng vì tai nạn ôtô, hiện nay TNGT đã trở thành quốc nạn đối với nhiều quốc gia, chủ yếu ở những nước đang phát triển với 85% số người chết, 90% số người bị thương và 96% số trẻ em bị chết mỗi năm do TNGT. Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á là hai khu vực có số người chết do TNGT cao nhất thế giới với trung bình hàng năm ở mỗi nơi có trên 300.000 người thiệt mạng, chiếm hơn 50% tổng số người chết vì TNGT trên toàn thế giới[15,16, 110,119]. Theo số liệu thống kê năm 2002 của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và ngân hàng thế giới ( WB), tỷ lệ tử vong do TNGT cao nhất là 28,3 ở châu Phi (tính trên 100.000 dân), tiếp đến là 26,4 với các nước phía đông Địa Trung Hải, ở khu vực Đông Nam Á là 19,0, các nước có thu nhập cao tại châu Âu là 11. Tính trung bình cứ 1 người chết vì TNGT thì có 15 người bị thương nặng cần phải điều trị tại các cơ sở y tế và 70 người bị thương nhẹ[86,87,119]. Trung bình mỗi ngày trên thế giới có hơn 1000 người dưới 25 tuổi thiệt mạng vì TNGT, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19, trong đó nạn nhân chủ yếu là người đi bộ, xe đạp và xe máy ở các nước châu Phi, ven Địa Trung Hải và Đông nam Á [37]. Tại Mỹ, trong năm 2004 số người bị chết và bị thương do TNGT trong độ tuổi từ 16-20 chiếm tỷ lệ cao nhất, lứa tuổi 5-9 có tỷ lệ tử vong thấp nhất, trẻ dưới 5 tuổi Ýt bị thương nhất[119]. 4 Số nạn nhân bị thương và tử vong do TNGT là nam giới cao gấp 3 lần so với nữ giới, năm 2002 nạn nhân nam giới chiếm 73% tổng số nạn nhân tử vong do TNGT trên toàn thế giới, số nạn nhân nam giới tử vong hàng ngày do TNGT ở châu Á và châu Phi cao nhất thế giới. Năm 2004 tỷ lệ tử vong của nam giới ở Mỹ là 26,7 và 8,4 với nữ giới là (tính trên 100.000 dân)[87]. Thiệt hại kinh tế do TNGT gây ra chiếm khoảng 1% GNP với những nước có thu nhập thấp, 1,5% GNP ở các nước có mức thu nhập trung bình và 2% GNP với các nước có thu nhập cao, TNGT còn tác động trực tiếp tới lực lượng lao động chính trong xã hội ở các nước đang phát triển, năm 1998 có 51% số người thiệt mạng và 59% số người tàn tật do TNGT là lao động chính trong mỗi gia đình và xã hội[86].Theo John H. Siegel thiệt hại kinh tế do TNGT gây ra tại nước Mỹ trong năm 2002 chiếm 2,3% tổng ngân sách, tương đương 230 tỷ đôla[88]. Mặc dù TNGT đã gây ra những tổn thất rất lớn cho mỗi gia đình và xã hội, nhưng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở những nước có thu nhập trung bình và thấp, hoạt động nhằm làm giảm thiểu TNGT như giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông, cải tạo hệ thống đường giao thông, xử phạt người vi phạm, cấp cứu người bị nạn…cũng như chi phí cho nghiên cứu về ATGT còn ở mức rất thấp so với chi phí cho chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Ước tính thiệt hại kinh tế do TNGT gây ra với các nước có thu nhập trung bình và thấp mỗi năm khoảng 100 tỷ USD, vượt xa mức viện trợ hàng năm mà những nước này nhận được. Trong khi đó, tại nước Anh, chi phí nghiên cứu phòng chống TNGT cho một trường hợp tử vong tương đương 1.492.910 bảng Anh, chi phí cho một nạn nhân bị thương tích nặng là 174.520 bảng. Năm 2002, chi phí cho phòng chống TNGT tại nước Anh là 18 tỷ bảng trong đó 13 tỷ bồi thường cho nạn nhân và 5 tỷ đền bù các phương tiện giao thông bị hư hỏng[79]. 5 Trước những diễn biến phức tạp về TNGT nên ngay từ năm 1962 và liên tục cho đến nay, WHO đã tổ chức nhiều cuộc vận động về ATGT trên khắp thế giới. Năm 1974 dự luật WHA27.59 được thông qua nhằm tuyên bố tình trạng nghiêm trọng về TNGT và kêu gọi các quốc gia là thành viên cùng tham gia để giải quyết vấn đề. WHO cũng quyết định ngày 7 tháng 4 hàng năm, kể từ năm 2004 là ngày ATGT trên toàn thế giới[86]. Trong năm 2007, tuần lễ ATGT được tổ chức từ ngày 23/4 đến 29/4 trên toàn cầu nhằm đạt được sự quan tâm đúng mức từ chính phủ, các cơ quan chức năng cho đến mỗi người dân về thực trạng TNGT, trong đó vai trò chức năng chính thuộc về Bộ giao thông vận tải và Bộ Y tế của các quốc gia trên thế giới[87]. 1.1.1. Tại Việt Nam. Với hệ thống giao thông đường bộ có chiều dài hơn 2 triệu km nhưng phần lớn không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông trong thời kỳ phát triển kinh tế với số lượng các phương tiện giao thông cơ giới ngày càng gia tăng[63]. Theo số liệu của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia (UBATGTQG), năm 2001 cả nước có hơn 8 triệu xe máy đến cuối năm 2006 đã có 18,4 triệu xe máy được đăng ký trên toàn quốc, được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ xe máy/người dân cao nhất thế giới. Số lượng xe máy tăng nhanh được xem là một trong những nguyên nhân làm TNGT ở Việt Nam tăng lên đáng kể những năm gần đây, trong 10 năm 1989-1998 có 130.820 vô TNGT làm chết 43.675 người và 137.280 người bị thương, năm 1998 số vụ TNGT và số người thiệt mạng vì tai nạn TNGT tăng gấp 3 lần so với năm 1989. Năm 2001, số nạn nhân tử vong tăng gấp 5 lần so với năm 1990, năm 2006 cả nước có 14.161 vô TNGT làm chết 12.373 người, tăng 10,7% so với năm 2005( số liệu của UBATGTQG 2005-2006). Theo số liệu của một công trình nghiên cứu về tình hình tai nạn giao thông tại Việt Nam của trường đại học Massachusetts ( Mỹ) trong năm 2002, tỷ 6 lệ tử vong do TNGT ở Việt Nam là 26,7/100.000 dân, trung bình mỗi ngày có 58 người chết vì TNGT, số người bị thương tật vĩnh viễn gấp 2-3 lần số tử vong. TNGT cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em bằng hoặc lớn hơn 15 tuổi với số lượng trung bình hàng năm là 4750 nạn nhân ( 13 nạn nhân /ngày) và 275.000 nạn nhân bị thương tích ( 750/ngày). Trẻ em không những là nạn nhân trực tiếp phải gánh chịu thương tích do TNGT mà còn là những nạn nhân gián tiếp khi cha mẹ của các em bị chết, bị thương trong các vụ TNGT. Thiệt hại kinh tế do TNGT ở Việt Nam trong năm 2003-2004 là 900 triệu USD[62,63]. 2. Nghiên cứu CTN do TNGT trên thế giới và Việt Nam. 2.1.1. Trên thế giới : Trong thời kỳ từ 3000-1600 năm trước công nguyên tại Ai Cập cổ đại đã có nhiều tài liệu Y học ghi trên giấy cói về cách chữa trị bệnh nhân bị CTN[]. Tại Trung Quốc, thời Chiến Quốc (475-221 trước Công nguyên), sách “Lễ ký” và “Lã Thị Xuân Thu” đã ghi: “ mệnh lý chiêm thương, sát sáng, thị tích, thẩm đoán, quyết ngục tụng, tất đoan bình”, có nghĩa là “Lý giải về mạng người, quan sát thương tích, phân tích vết thương, thẩm tra phán đoán để định tội tất sẽ công bằng”. Thời nhà Tần ( 220 năm trước Công nguyên) đã có nhiều văn bản viết trên thẻ tre liên quan đến y pháp, trong đó có nội dung “phong chẩn thức” qui định người gây ra những vết thương nặng nhẹ khác nhau sẽ phải chọn những hình phạt nặng nhẹ khác nhau. Khoảng đầu thế kỷ thứ V sau Công nguyên, người Đức là dân tộc đầu tiên thời bấy giờ đề ra việc giám định thương tích để xác minh hung khí, thầy thuốc phải gửi văn bản giám định cho tòa án. Ở Pháp, dưới thời Vua Hăng-ri đệ tứ luật pháp qui định các bác sĩ, nội, ngoại, sản sau khi được trưng dụng giám định những trường hợp chết do thương tích hoặc thai nghén đều phải làm nhân chứng tại tòa án[1]. Mặc dù tài liệu về CTN và cách chữa trị đã có từ thời Hyppocrates, nhưng phải đến năm 1764 tổn thương đụng dập cơ tim mới được Akenside mô tả, sau 7 đó John Hunter(1794) mô tả chi tiết tổn thương tràn máu màng phổi (TMMP) và cách thức điều trị[49,71]. Năm 1826 Berart mô tả tổn thương vỡ tim ở nạn nhân bị CTN do ngã từ cao, đến năm 1897 Rehn là người đầu tiên trên thế giới đều trị thành công một nạn nhân bị vết thương tim. Còng trong thời gian này đã hình thành cách phân loại chấn thương ngực do vật nhọn và chấn thương ngực do vật tày[1,26 ]. Trước thế kỷ 20, nạn nhân bị CTN chủ yếu là những người lính trong chiến tranh, một số Ýt nạn nhân trong các vụ án mạng, rất hiếm gặp CTN do TNGT[80]. Đến những năm giữa thập kỷ 50 và 60, với sự ra đời của các loại xe ôtô tốc độ cao và hình thành hệ thống đường cao tốc ở những nước công nghiệp phát triển đã làm số vụ TNGT tăng nhanh trong đó số nạn nhân bị CTN tăng lên đáng kể. Trong thời gian này đã có rÊt nhiều công trình nghiên cứu về CTN do TNGT được thực hiện như Avery(1956), Griffiths(1960), Windsor và Dwyer(1961)[32, 49] Năm 1956, trong cuốn sách giáo khoa “Thực hành giám định Y Pháp ” lần đầu tiên Francis Edward Camps mô tả các pha va chạm trong TNGT và đặc điểm tổn thương tương ứng với từng pha va chạm ở nạn nhân là lái xe, hành khách hoặc người đi bộ. Tác giả đã nêu và sơ đồ hoá cơ chế CTN của người lái xe khi va đập trực tiếp vào vô lăng[29]. Năm 1958, Parmley và cộng sự thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm tổn thương qua khám nghiệm tử thi 546 nạn nhân bị vỡ tim do vật tày” được ghi nhận là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về tổn thương tim và mạch máu lớn trong CTN do vật tày. Tác giả kết luận 7 yếu tố có thể gây tổn thương tim là : (a) do tác động trực tiếp, (b) do tác động gián tiếp, (c) do tác động từ hai bên thành ngực, (d) do bị đè Ðp hoặc sóng nổ, (e) do chấn động và (f) tổng hợp của các yếu tố trên [82]. 8 Sau đó W.Bargh(1967), G.M.Mackay(1969) đã nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm của tổn thương ở ngực nạn nhân bị TNGT, các tác giả đã đi sâu phân tích mối liên quan giữa tổn thương các tạng trong lồng ngực như tim, phổi, quai động mạch chủ với tốc độ xe chạy và loại hình tai nạn trên những nạn nhân là lái xe hoặc người ngồi ở ghế trước [ 47, 115]. Năm 1972 Donald F Huelk nêu cơ chế gây tổn thương tim và động mạch chủ ở người lái xe ô tô là do giảm tốc độ đột ngột, tác giả nhận xét dấu vết thương tích ở thành ngực nạn nhân không phải là yếu tố quyết định để đánh giá, tiên lượng mức độ tổn thương nặng hay nhẹ các tạng bên trong lồng ngực[55]. Những năm tiếp theo, rất nhiều nhà khoa học như Pevec (1986), Shorr RM(1987), Brathwaite(1990), Paula D Tomczak và Jane E.Buikstra(1999) , Dileck Durak(2001) tiếp tục nghiên cứu về CTN[25, 98, 89, 109, 40]. Trong thời gian này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dịch tễ học của CTN do TNGT ở nhiều quốc gia trên thế giới như : Tại Mỹ : Nghiên cứu của Locicero và Mattox(1989) đã ghi nhận trung bình hàng năm ở nước Mỹ có 150.000 người chết vì chấn thương, trong đó CTN là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 25% tổng số nạn nhân tử vong do tai nạn thương tích, CTN cũng là yếu tố phối hợp gây tử vong của 50% tổng số nạn nhân tử vong do chấn thương[64]. Nghiên cứu của Devitt năm 1991 cho kết quả tỷ lệ tử vong ở những nạn nhân phải nhập viện vì CTN là 62,5%[38]. Nghiên cứu của John H. Siegel và cộng sự đã ghi nhận trong năm 2002, nước Mỹ có 42.815 nạn nhân tử vong do TNGT, hơn 5 triệu người bị thương trong đó 356.000 người bị thương nặng cần phải có can thiệp của y học. Trung bình cứ 1 triệu người thì có 12 người tử vong do CTN mỗi ngày, tương đương với số người chết vì CTN trong 1 năm là 16.000 người[57] Số liệu của trung tầm hồi sức cấp cứu tại Maryland cho thấy có 70,9% số nạn nhân bị CTN do TNGT, trong số này chỉ có 16,3% số nạn nhân có CTN đơn 9 thuần, 47,5% số nạn nhân có nhiều chấn thương phối hợp với CTN[44]. Sawyer MA ghi nhận 25% số nạn nhân bị TNGT có CTN và 50% số nạn nhân bị CTN có tổn thương thành ngực, trên 80% số nạn nhân CTN nặng có tổn thương khác phối hợp[41]. Peter.J Shirley kết luận ở những nạn nhân bị đa chấn thương do TNGT, tỷ lệ bị CTN chiếm khoảng 45-65% và là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 60% số nạn nhân[38]. Theo Hill (1991), qua nghiên cứu những bệnh nhân cấp cứu ở một trung tâm cấp cứu ở ngoại ô thủ đô Toronto – Canada cho kết quả trong tổng số những người bị CTN có 96,3% số nạn nhân bị chấn thương ngực do vật tày, trong đó trên 70% là nạn nhân của các vụ TNGT. Nguyên nhân tử vong do CTN là 15,7%[54]. Tại Áo, chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong cộng đồng ở lứa tuổi từ 26-35, trong đó CTN là tổn thương có liên quan đến hơn 50% sè nạn nhân tử vong do chấn thương[114]. Tây Ban Nha : Nghiên cứu của Galan và cộng sự trên 1696 bệnh nhân bị CTN trong đó 710 nạn nhân bị chấn thương ở mức độ nhẹ, 746 ở mức độ trung bình và 246 nạn nhân phải nằm điều trị tại viện, nguyên nhân chủ yếu do TNGT[48]. Đan Mạch : Trung bình hàng năm có 1300 người phải vào bệnh viện điều trị CTN do TNGT, trong đó có hơn 40% số nạn nhân có CTN kết hợp với đa chấn thương[90]. Nước Anh và xứ Wales : trung bình hàng năm có khoảng 60.000 người phải nhập viện do bị chấn thương trong các vụ TNGT, ở London và các tỉnh thuộc miền đông nam nước Anh, trung bình có khoảng 57 nạn nhân bị tử vong hoặc chấn thương nặng trên quãng đường 100km. Trong các vụ TNGT, chấn thương ngực là đặc trưng của tổn thương do giảm tốc độ đột ngột[118]. 10 [...]... Đặc điểm hình thái học của CTN 2 Liên quan giữa dấu vết thơng tích bên ngoài và tổn thơng bên trong Kiến nghị 1 Kiến nghị về quy trình giám định Y Pháp Tăng cờng các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông nhằm giảm thiểu số vụ TNGT trên phạm vi toàn quốc 2/ Thành lập các trạm cấp cứu lu động để hỗ trợ kịp thời cho các nạn nhân khi có TNGT x y ra 4/ X y dựng mẫu chuẩn bản giám định pháp y để xử dụng trên. .. liờn quan gia cỏc loi hỡnh tn thng bờn ngoi thnh ngc (du vt x y sỏt da bm t mỏu, vt thng rỏch da v vt võn lp ụtụ) vi cỏc tn thng ca 33 thnh ngc v cỏc tng trong lng ngc nh t mỏu mụ liờn kt di da v c thnh ngc, g y xng c, g y xng sn v tn thng ca tim, phi S di y túm tt cỏc bc thc hin : 34 Phơng pháp nghiên cứu (Phơng pháp thống kê mô tả) Nạn nhân tử vong do TNGT đợc GĐYP 1 Tuổi, giới 4 Phân loại nguyên nhân. .. nguyên nhân tử vong do : 2 Loại hình tai nạn CTN đơn thuần 3 Thời gian sống sau tai nạn CTN và CTSN CTN và ĐCT Mô tả tổn thơng bên ngoài ( đại thể và vi thể) Mô tả tổn thơng thành Mô tả tổn thơng các tạng trong ngực( bên trong) lồng ngực( đại thể và vi thể) - X y sát da, bầm tím Vết rách da Vết vân lốp ôtô Biến dạng thành ngực Tụ máu cơ thành ngực G y xơng ức G y xơng sờn G y xơng đòn Tổn... t vong do TNGT l 38 0, tỏc gi nhn xột s nn nhõn t vong ngay khi n vin chim t l ln [10] Cũng trong thi gian ny giỏo s Nguyn Vng thc hin ti nghiờn cu nhng c im ca tn thng do TNGT, c ghi nhn l cụng trỡnh nghiờn cu khoa hc u tiờn trong lnh vc Y Phỏp v TNGT Nhng nm sau ú cụng trỡnh nghiờn cu khoa hc ca PGS Trn Vn Liu v BS o Th Tõn trờn 132 9 nn nhõn t vong do chn thng trong ú 35 nn nhõn cú tn thng tim v 32 /35 ... tai nn xe cụng nụng, xe p, xe thụ x Kt qu thng kờ giỳp ỏnh giỏ thc trng v tỡnh hỡnh tai nn giao thụng trong ú liờn quan n c ch chn thng ngc hay gp nht loi hỡnh tai nn giao thụng no Thi gian sng sau tai nn : Dựa theo phõn loi ca hip hi ngoi khoa Hoa K (ATLS)[], chỳng tụi sp xp thi gian sng sau tai nn ca cỏc i tng nghiờn cu thnh cỏc nhúm (1) t vong ngay sau tai nn,(2) sau 30 phỳt n trc 3h (3) sau 3h-24h... thng ó t vong Trong mt nghiờn cu khỏc trờn nhng nn nhõn t vong do TNGT tỏc gi Nguyn Mnh Nhõm cng a ra kt lun nhng nn nhõn b a chn thng chim t l cao nht ti bnh vin Vit c ( 73, 9%) gp 3 ln so vi con s t vong do bnh lý[8,9] 3 Phõn loi chn thng ngc 3. 1.1 nh ngha : Chn thng ngc l mi tn thng ca thnh ngc v cỏc tng trong lng ngc, bao gm chn thng ngc kớn v vt thng ngc h, nguyờn nhõn ch yu do TNGT[2,5,7,20] 3. 1.2... quốc 35 2 .3 Cỏc ch tiờu nghiờn cu 2 .3. 1 Mt s c im v dch t hc Tui /gii ca nn nhõn : c chia thnh cỏc nhúm t 1-14, 15-29, 30 -44, 45-59 v trờn 60 tui theo cỏch phõn loi ca WHO[118], nhm ỏnh giỏ t l t vong hay gp nht nhúm tui no , t l nam/n ? Loi hỡnh tai nn : c phõn loi theo cỏc loi hỡnh tai nn giao thụng ng b hay gp l ụtụ - xe m y, ụtụ - ụtụ, xe m y xe m y, xe m y t g y, b hnh- ụtụ, b hnh - xe m y v... thut ng mi trong chuyờn ngnh GYP nh Virtual Autopsy , Digital Autopsy, Minimally Invasive Autopsy[1 03] Nhng nm gn y ó cú nhiu cụng trỡnh nghiờn cu th nghim k thut chp cng hng t ht nhõn trong khỏm nghim t thi (Magnetic Resonance Imaging - Postmortem MRI) xỏc nh nguyờn nhõn t vong v c im tn thng xng v cỏc tng trong lng ngc v bng[104] Chớnh ph Anh cng by t s quan tõm ti ng dng cụng ngh chp MRI trong giỏm... PHỏP NGHIấN CứU 2.1 i tng nghiờn cu 2.1.1 i tng Nghiờn cu c thc hin trờn 1104 nn nhõn t vong do TNGT qua giỏm nh Y Phỏp trong thi gian t 1.1 .2004 n 30 .12.2007 ti B mụn Y Phỏp i hc Y H Ni, Khoa Gii Phu Bnh bnh vin Vit c v Vin Y hc T Phỏp trung ng Chỳng tụi chn lc c 519 nn nhõn t vong do TNGT ng b cú chn oỏn chn thng ngc 32 Tỏt c c phõn loi thnh cỏc nhúm cú tn thng thnh ngc, tn thng cỏc tng trong lng ngc,... 3h-24h v (4) sau mt ngy n mt vi tun Kt qu thng kờ s gúp phn phn ỏnh mc chn thng ca nn nhõn t vong do TNGT 2 .3. 2 Tn thng phi hp v nguyờn nhõn t vong Tn thng phi hp : Thng kờ t l xut hin ca cỏc loi tn thng phi hp gm : Chn thng s nóo Chn thng ct sng c Chn thng bng a chn thng Nguyờn nhõn t vong : c chia thnh mt s nguyờn nhõn ch yu sau: 36 T vong do chn thng ngc n thun T vong do CTN kt hp vi CTSN, . chấn thương ngực trên những nạn nhân tử vong do TNGT qua giám định Y Pháp trong 3 năm 2004-2006 ” nhằm mục tiêu : 1. Mô tả đặc điểm hình thái học của chấn thương ngực ở những nạn nhân tử vong do. những người bị CTN có 96 ,3% số nạn nhân bị chấn thương ngực do vật t y, trong đó trên 70% là nạn nhân của các vụ TNGT. Nguyên nhân tử vong do CTN là 15,7%[54]. Tại Áo, chấn thương là nguyên. rất quan trọng với các nhiệm vụ chính là xác định nguyên nhân tử vong, cơ chế g y thương tích, dựng lại hiện trường vụ tai nạn, nghiên cứu đặc điểm tổn thương của những nạn nhân tử vong do