1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam

61 13,3K 116

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 452 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀTheo Tổ chức Y tế Thế giới năm 1997 tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trên thế giới vẫn còn cao 6,1%, trong đó các nước công nghiệp 0,7%, các nước phát triển 6,7% và các nước kém phát triển 10,9%. Tiêm chủng phòng bệnh bằng các vaccine là một thành tựu trong y học ở thế kỷ XX, có ý nghĩa to lớn trong Y học dự phòng. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết của trẻ em dưới 1 tuổi và 5 tuổi về các bệnh truyền nhiễm. Ước tính hàng năm tiêm chủng đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển 1Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ nhi Đồng liên Hiệp Quốc với vaccine phòng 6 bệnh truyền nhiễm: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Lao, Bại liệt cho trẻ em dưới 1 tuổi. Năm 1985 tiêm chủng mở rộng được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước. Mục tiêu tiêm chủng mở rộng đã hoàn thành với tỷ lệ 87% năm 1990 và trên 90% vào năm 1993 cho toàn trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccin. Năm 2003 có 100% số huyện trên cả nước được tiêm vaccine viêm gan B. Năm 2004 tỷ lệ tiêm 3 mũi viêm gan B đạt 94,2%. Từ đó vaccine viêm gan B được coi là vaccine thứ 7 trong chương trình tiêm chủng mà trẻ em Việt Nam dưới 1 tuổi phải được tiêm chủng đầy đủ 2.Chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ bảo vệ sức trẻ em mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội và quan hệ quốc tế quan trọng 3. Là một trong những chương trình y tế Quốc gia ưu tiên hàng đầu và được đưa vào 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, đã mang lại thành công lớn trong việc giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết ở trẻ em do 7 bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra. Việt Nam ta đã thanh toán bại liệt năm 2000, dần dần loại trừ Uốn ván sơ sinh và tiến tới khống chế bệnh Sởi.Nâng cao sức khỏe con người là nhiêm vụ trọng tâm của ngành y tế, sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là sự nghiệp của toàn xã hội. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban ngành, ngành y tế đã đạt một số thành tích trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác tiêm chủng nói riêng.Đông Giang là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, chủ yếu là người dân tộc CơTu sống bằng nghề nông. Công tác tiêm chủng mở rộng luôn đạt chỉ tiêu trên 96% trong nhiều năm. Năm 2007 tiêm chủng đầy đủ là 97,25% đạt chỉ tiêu, tuy nhiên tiến độ tiêm chủng hàng tháng giao động từ 6 8%, nhất là chênh lệch giữa các mũi tiêm 18. Phải chăng điều này có liên quan đến hiểu biết của các bà mẹ về tiêm chủng. Do đó việc tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi của huyện Đông Giang là yêu cầu cần thiết. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam”. Mục tiêu nghiên cứu:1. Xác định tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng phòng 7 bệnh truyền nhiễm ở huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam . 2. Đánh giá kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam.

ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 1997 tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trên thế giới vẫn còn cao 6,1%, trong đó các nước công nghiệp 0,7%, các nước phát triển 6,7% và các nước kém phát triển 10,9%. Tiêm chủng phòng bệnh bằng các vaccine là một thành tựu trong y học ở thế kỷ XX, có ý nghĩa to lớn trong Y học dự phòng. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết của trẻ em dưới 1 tuổi và 5 tuổi về các bệnh truyền nhiễm. Ước tính hàng năm tiêm chủng đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển [1] Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ nhi Đồng liên Hiệp Quốc với vaccine phòng 6 bệnh truyền nhiễm: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Lao, Bại liệt cho trẻ em dưới 1 tuổi. Năm 1985 tiêm chủng mở rộng được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước. Mục tiêu tiêm chủng mở rộng đã hoàn thành với tỷ lệ 87% năm 1990 và trên 90% vào năm 1993 cho toàn trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccin. Năm 2003 có 100% số huyện trên cả nước được tiêm vaccine viêm gan B. Năm 2004 tỷ lệ tiêm 3 mũi viêm gan B đạt 94,2%. Từ đó vaccine viêm gan B được coi là vaccine thứ 7 trong chương trình tiêm chủng mà trẻ em Việt Nam dưới 1 tuổi phải được tiêm chủng đầy đủ [2]. Chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ bảo vệ sức trẻ em mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội và quan hệ quốc tế quan trọng [3]. Là một trong những chương trình y tế Quốc gia ưu tiên hàng đầu và được đưa vào 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, đã mang lại thành công lớn trong việc giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết ở trẻ em do 7 bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra. Việt Nam ta đã thanh toán bại liệt năm 2000, dần dần loại trừ Uốn ván sơ sinh và tiến tới khống chế bệnh Sởi. Nâng cao sức khỏe con người là nhiêm vụ trọng tâm của ngành y tế, sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là sự nghiệp của toàn xã hội. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban ngành, ngành y tế đã đạt một số thành tích trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác tiêm chủng nói riêng. Đông Giang là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, chủ yếu là người dân tộc CơTu sống bằng nghề nông. Công tác tiêm chủng mở rộng luôn đạt chỉ tiêu trên 96% trong nhiều năm. Năm 2007 tiêm chủng đầy đủ là 97,25% đạt chỉ tiêu, tuy nhiên tiến độ tiêm chủng hàng tháng giao động từ 6 - 8%, nhất là chênh lệch giữa các mũi tiêm [18]. Phải chăng điều này có liên quan đến hiểu biết của các bà mẹ về tiêm chủng. Do đó việc tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi của huyện Đông Giang là yêu cầu cần thiết. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng phòng 7 bệnh truyền nhiễm ở huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam . 2. Đánh giá kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Chương trình tiêm chủng mở rộng Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR: Expanded Programe on Immunization: EPI) là một trong những chương trình bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam, mục tiêu nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh, giảm tử vong và di chứng 7 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em: Bại liệt, bạch hầu, ho gà, sởi, lao, uốn ván sơ ván sơ sinh và gần đây là viêm gan siêu vi B. Nhằm tiến đến loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế bệnh sởi bằng cách gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin trẻ em, phụ nữ có thai, nữ 15 - 35 tuổi (tại các huyện điểm). Đối tượng của chương trình TCMR là trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai và nữ 15 - 35 tuổi (lứa tuổi trong độ tuổi sinh đẻ có thể chưa có gia đình thì được tiêm 3 liều vắc xin uống ván hoặc đã có gia đình với 1 con đầu tiên và đã tiêm 2 liều vắc xin phòng uốn ván thì được tiêm 1 liều nữa) tại các huyện điểm trên toàn quốc. Tiêu chuẩn để chọn huyện điểm là huyện có nhiều ca đỡ đẻ tại nhà nhất, có tỷ lệ tiêm vắc xin liều thứ hai thấp nhất, có ca uốn ván sơ sinh được báo cáo liên tục trong 3 năm qua [5]. 1.2.Các hình thức tiêm chủng mở rộng: - Tiêm chủng thường xuyên: Một hình thái của tiêm chủng được tổ chức thường xuyên cố định vào các ngày 25-30 hàng tháng tùy điều kiện từng địa phương. Chiến lược này chủ yếu ở thành phố, đồng bằng, nơi đông dân cư có nhiều điều kiện thuận lợi. - Tiêm chủng định kỳ :Tại những vùng khó khăn về giao thông, cơ sở y tế, điện…đặc biệt là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, áp dụng hình thức tiêm chủng định kỳ. Đây là hình thức tiêm chủng mang tính đối phó với các khó khăn của một số vùng đặc biệt để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. Hình thức này ngày càng được thay thế bằng hình thức tiêm chủng thường xuyên để nâng cao chất lượng của dịch vụ TCMR. - Tiêm chủng chiến dịch : Đây là hình thức tiêm chủng đồng loạt cho đối tượng lớn, trên phạm vi rộng trong một thời gian ngắn. Hình thức tiêm chủng này được áp dụng trong chiến dịch những ngày tiêm chủng toàn quốc để thanh toán bệnh bại liệt, chiến dịch tiêm nhắc mũi 2 vaccin Sởi cho trẻ em từ 9 tháng đến 10 tuổi nhằm đạt mục tiêu loại trừ Sởi vào năm 2010 1.3. Tình hình tiêm chủng mở rộng trên thế giới Kỷ nguyên của tiêm chủng bắt đầu từ năm 1796 khi một thầy thuốc người Anh ở nông thôn tên là Edward Jenner, đã cấy cho một đứa trẻ 8 tuổi những chất tiết lấy từ tổn thương của bệnh đậu bò và cho thấy rằng đứa trẻ đã được bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa. Sau khi tiến hành thí nghiệm này nhiều lần với một kết quả giống hệt nhau, năm 1798 Jenner công bố kết quả nghiên cứu vaccine phòng bệnh đậu mùa. Đến năm 1810, nhiều nước ở Châu Âu đã thực hiện tiêm chủng bắt buộc đối với bệnh đậu mùa. Bệnh đậu mùa là bệnh đầu tiên trên thế giới thanh toán được trong thập niên 70 của thế kỷ XX, đến nay toàn thế giới chưa phát hiện bệnh đậu mùa quay trở lại [19]. Đây là một kết quả có ý nghĩa lớn cho nền y học và là cơ sở cho việc thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên toàn thế giới sau này. Gần một thế kỷ sau phát minh của Jenner, Louis Pasteur phát hiện ra rằng người ta có thể thu được tác nhân gây miễn dịch bằng cách bất hoạt vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng và ông gọi chúng là những vaccine. Năm 1885, sau khi đã thử trên súc vật một vaccine sản xuất từ vi rút bất hoạt gây bệnh dại, ông Louis Pasteur đã đem thử nghiệm cho một đứa trẻ 9 tuổi bị thương rất nặng do chó dại cắn và chắc chắn đứa trẻ này sẽ tử vong. Đứa trẻ được tiêm 14 mũi vaccine và không bị bệnh dại. Từ năm 1890, những thành phố lớn trên thế giới đã có những trung tâm tiêm chủng phòng bệnh dại và có thể nói cho đến nay bệnh dại đã được khống chế một cách hiệu quả. Trong thế kỷ XX, nhiều loại vaccine đã được tạo ra và chương trình TCMR đã thu hút được nhều thành công. Năm 1921 Albert Calmette và Calmille Guerín đã thành công trong việc tạo ra một chủng vi khuẩn lao giảm độc lực, và từ đó sản xuất vaccine BCG. Việc tiêm BCG đã nhanh chóng triển khai ở nhiều nước để phòng bệnh lao cho cộng đồng. Chỉ trong năm 1955 hơn 60 triệu người trên thế giới đã được tiêm phòng BCG. Năm 1923 Gaston Ramon đã phát hiện ra độc tố vi khuẩn gây bệnh uốn ván và bạch hầu bất hoạt bằng Formandehyde (gọi là giải độc tố) và có thể dung để phòng bệnh đó. Năm 1925 vaccine phòng bệnh ho gà ra đời, tiếp theo là sự ra đời của vaccine phòng bệnh sốt vàng vào năm 1930. Chỉ trong những năm 40, hơn 20 triệu người Tây Phi đã được phòng bệnh sốt vàng, cho phép khống chế về cơ bản bệnh dịch này tại khu vực Tây Phi. Vaccine bại liệt được thử nghiệm và sau đó sử dụng rộng rãi trên thế giới năm 1950. Với việc sử dụng vaccine phòng bệnh bại liệt nhanh chóng được đưa vào chương trình tiêm chủng phòng bệnh. Cho đến nay, hầu hết các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới đã tuyên bố thanh toán bệnh bại liệt. Tuy nhiên đây là một trong những thách thức của một số nước Châu Phi, Châu Á chưa thanh toán bệnh bại liệt là đang có nguy cơ tiềm ẩn cho các nước đã thanh toán bệnh bại liệt quay trở lại [17]. Hiện nay có nhiều vaccine gây miễn dịch chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Những vaccine được dùng phổ biến trong chương trình TCMR của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam bao gồm: Vaccine BCG, bại liệt, sởi và DPT… đó là những vaccine WHO và UNICEF muốn làm cho phổ cập đến tất cả mọi người. Chương trình TCMR được WHO chính thức thành lập và triển khai từ năm 1974 chủ yếu phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, lao, sởi…Thực tế cho thấy chương trình tiêm chủng hàng năm đã cứu sống hàng triệu trẻ em ở các nước đang phát triển, tuy vậy vẫn còn hơn 3.5 triệu trẻ em bị tử vong hoặc tàn phế mà lẽ ra có thể phòng tránh được bằng tiêm chủng vaccine phòng bệnh [1],[10]. Tháng 5 năm 1977 Chương trình TCMR được WHO xác định mục tiêu quan trọng là: “ Giảm tỷ lệ tử vong có thể quy cho 6 bệnh: bạch hầu, ho gà uốn ván, bại liệt, sởi, lao bằng cách tạo miễn dịch cho tất cả các trẻ em trên toàn cầu năm 1990. Đây là những bệnh mà hàng năm trong thập niên 70 của thế kỷ XX ước tính đã giết hại và gây ra tàn phế cho hàng triệu trẻ em. Việc tiêm chủng phòng ngừa các bệnh trên vừa hiệu quả, vừa an toàn và thực tế các nước đã cho thấy các trường hợp mắc, chết của 6 bệnh giảm đi một cách nhanh chóng khi hầu hết các trẻ em được tiêm vaccine phòng bệnh. Theo dự đoán của WHO, nếu tiêm chủng cho trẻ em trên toàn thế giới, có thể cứu sống 3 triệu trẻ em trên toàn thế giới [24]. Chương trình TCMR đã được WHO xác định là 1 trong 8 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu theo tuyên ngôn Alma- Ata năm 1978, kêu gọi và vận động các nước thành viên thực hiện chương trình có ích trong khuôn khổ hoạt động, nhằm thực hiện mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người năm 2000”. Mục đích của chương trình này là mở rộng, phát triển công tác tiêm chủng cho toàn thể trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt là trẻ em ở các nước đang phát triển sẽ được tiêm phòng 6 loại vaccine phòng 6 bệnh truyền nhiễm [25]. Cho đến nay các nước thành viên liên hợp quốc đều có chương trình TCMR, trong đó có Việt Nam đã đạt được mục tiêu phổ cập tiêm chủng cho trẻ em dưới một tuổi. Cách đây hai thập kỷ có 5% trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển được tiêm chủng miễn dịch phòng 6 bệnh chính. Ngày nay tỷ lệ tiêm chủng trên toàn thế giới đã đạt được 80% [21], đây là một đỉnh cao thành tựu và các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em đã được đẩy lùi một cách đáng kể. 1.4. Tình hình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam Ở Việt Nam chương trình TCMR được đưa vào 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, là một trong những chương trình y tế quốc gia được ưu tiên hang đầu và được triển khai rất sớm từ những năm 1981. Với sự giúp đỡ của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, nhà nước và sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, hưởng ứng tích cực của nhân dân và các gia đình có con diện tiêm chủng, chương trình TCMR đã được triển khai khắp cả nước trong những năm qua [1], [2], [5], [10], [21]. Chương trình đã và đang phát huy có hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ, hạ một cách rõ rệt tỷ lệ mắc/ chết 6 bệnh truyền nhiễm trẻ em, giảm bớt chi tiêu về điều trị [33], [34]. Chương trình TCMR ở nước ta hoạt động theo bốn thời kỳ [3],[18], [27],[28]: - 1981-1982: Làm thí điểm một số tỉnh, thành. - 1982-1985: Phát triển ra 20 tỉnh, thành. - 1986-1990: Đẩy mạnh tiêm chủng trong toàn quốc(100% số tỉnh, huyện; 92% số xã, phường. - 1990-2000: Triển khai chương trình thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh, tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng đạt được. Tiêm chủng mở rộng có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế. Năm 1988 chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện lời cam kết với Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc với mục tiêu là 80% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống 6 loại vắc xin. Trong những năm đầu, việc thực hiện tiêm chủng có rất nhiều khó khăn song Đảng, nhà nước, cán bộ y tế và nhân dân dân ta đã cố gắng vượt qua những trở ngại khó khăn đã đưa vaccine đến tận những vùng xa xôi, hẻo lánh để tiêm chủng cho trẻ. Những nơi có điều kiện tổ chức tiêm chủng thường xuyên, có thể vừa kết hợp tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch. Tỷ lệ tiêm chủng được là 80% ở trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng trong cả nước là rất cao so với thực trạng nền kinh tế đất nước ta lúc bấy giờ. Từ năm 1989 chuyển sang tiêm chủng thường xuyên kết hợp tiêm chủng chiến dịch và đã duy trì tiêm chủng ở tỷ lệ cao [2],[7]. Trước năm 1985, điạ bàn thực hiện tiêm chủng chỉ giới hạn trong 1313 xã, phường thuộc 166 huyện, đến năm 1990 đã triển khai được ở 8933 xã, thuộc 522 huyện trong cả nước. Đến năm 1995 toàn quốc đã xóa xã trắng về TCMR. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng ngày càng cao, những năm cuối thế kỷ XX tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ luôn đạt trên 90%. Bảng 1.1. Kết quả tiêm chủng những năm cuối thế kỷ XX Năm Tỷ lệ tiêm chủng (%) 1997 95,28 1998 95,10 1999 93,46 2000 96,0 2002 96,65 2004 97,0 2007 97,65 Chương trình TCMR đã đạt được một số thành tích nhất định, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố thanh toán bệnh bại liệt tháng 12 năm 2000. Phấn đấu loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế bệnh sởi năm 2010. Tuy nhiên việc bảo vệ thanh quả thanh toán bệnh bại liệt là rất khó khăn vì các nước xung quanh Việt Nam còn lưu hành bệnh bại liệt. Uốn ván sơ sinh giảm rất nhiều nhưng số mắc còn cao ở nhiều nước. Sởi vẫn là bệnh có số ca mắc cao ở cộng đồng, đặc biệt là bệnh sởi đang quay trở lại và mắc bệnh ở những người lớn của miền Bắc nước ta vào những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 [3], [4], [6], [7]. Viêm gan vi rút B và viêm não Nhật Bản là những bệnh đang lưu hành và đe dọa đến sức khỏe và tính mạng trẻ em…Những nguy cơ trên đòi hỏi Việt Nam cần nổ lực hơn nữa trong việc thực hiện TCMR, không những phải đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ mà còn phải đặc biệt chú trọng đến chất lượng công tác tiêm chủng, an toàn tiêm chủng và quan trọng hơn nữa là tiêm chủng đúng lịch. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả các nước cần đưa vaccine viêm gan B vào chương trình TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi. Năm 1997, vaccine viêm gan B được đưa vào chương trình tiêm chủng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hàng năm TCMR mới chỉ đủ vắc xin cho khoảng 20% số trẻ dưới 1 tuổi trong cả nước [11]. Năm 2003 vắc xin viêm B đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc với sự giúp đỡ về vaccine, dụng cụ tiêm chủng của Liên minh toàn cầu về vaccine tiêm chủng (GAVI). 1.5. Tình hình tiêm chủng mở rộng tỉnh Quảng Nam Quảng Nam là một tỉnh nằm ở miền trung trung bộ dân số 1.489.279 người, toàn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An) và 16 huyện, trong đó có 8 huyện miền núi và 8 huyện đồng bằng. Phía Đông giáp biển đông, Phía Tây giáp nước bạn Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi huyện Nam Đông Thừa Thiên-Huế. Chương trình TCMR được triển khai 100% các xã trong toàn tỉnh, trong đó ở 8 huyện miền núi có tình hình kinh tế và dân trí còn thấp, đường sá đi lại rất khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các chương trình y tế Quốc Gia nói chung và chương trình TCMR nói riêng. Chỉ tiêu tiêm chủng đầy đủ của các huyện miền núi còn thấp, tuy vậy nhưng ngành y tế toàn tỉnh đã thực hiện tiêm chủng đầy đủ trong năm 2008, tỷ lệ BCG đạt 90,4%; tiêm chủng đầy đủ đạt 89,9%, tiến độ cao hơn so với năm 2007 (84,7%). Tỷ lệ tiêm VG B1 < 24h đạt 9,9% còn thấp so với chỉ tiêu 40%; là do các sự cố xảy ra trùng hợp sau tiêm chủng, chính điều này cũng ảnh hưởng kết quả VG B3. Bộ y tế đã có công văn chỉ đạo các bệnh viên tiếp tục triển khai tiêm VG B1 trong vòng 24h [1]. Chỉ đạo của Sở Y tế trong những năm đến toàn tỉnh duy trì thành quả thanh toán bại liệt năm 2000, bảo vệ thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005, 100% các huyện đạt tỷ lệ UVSS < 1/1.000 trẻ sống, giảm tỷ lệ mắc sởi < 0,8 < 100.000 dân, giảm tỷ lệ mắc Bạch hầu < 0,05/100.000 dân, giảm tỷ lệ mắc Ho gà xuống < 0,5/100.000 dân, tỷ lệ phát hiện LMC > 1/100.000 trẻ 15 tuổi, phát hiện nghi sởi > 2/100.000 dân, 100% ca bệnh trong chương trình được điều tra giám sát [5]. 1.6. Tình hình tiêm chủng mở rộng của huyện Đông Giang. Đông Giang là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp huyện Nam Giang, phía Bắc giáp huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Đông Thừa Thiên- Huế, dân số 23.390.000 người, chủ yếu là người dân tộc CơTu sống bằng nghề nông. Huyện có 11 xã, trình độ dân trí thấp, thu nhập kém, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình TCMR của huyện. 1.6.1. Kết quả TCMR tại huyện Đông Giang từ năm 2005-2008 Bảng 1.2. Tình hình TCMR tại huyện Đông Giang 2005-2008 Năm Tổng số trẻ Tiêm chủng đầy đủ Tỷ lệ % 2005 470 452 96,1 2006 474 465 98,1 2007 482 471 97,7 2008 428 386 90,2 Chương trình TCMR được triển khai rộng khắp, tiêm chủng thường xuyên ở toàn huyện. Kết quả tổng kết tình hình tiêm chủng của huyện từ 2005-2008, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ được duy trì trung bình đạt 97,35%. 1.7. Dịch tễ học 7 bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR 1.7.1. Bệnh Sởi: Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi thuộc họ Paramixovirut influenzae, giống Morbillivirut gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây qua đường hô hấp gây ra. Trong năm 2001, ước tính khoảng 30 triệu trường hợp mắc sởi trên thế giới và 745.000 trường hợp tử vong có liên quan tới bệnh sởi. Bệnh sởi gây tử vong cao hơn so với các bệnh khác trong chương trình TCMR. Việt Nam đạt mục tiêu phòng chống sởi vào năm 1995 và cam kết thực hiện mục tiêu loại trừ sởi vào năm 2010. TCMR cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam sẽ loại trừ bệnh sởi, do vậy ngay từ năm 2006, việc tiêm nhắc vaccin sởi mũi 2 đã được đưa vào lịch tiêm chủng thường xuyên cho trẻ bắt đầu vào lớp 1 [27],[30]. [...]... tiêm chủng đầy đủ ở nhóm bà mẹ là CBCC (95 ,1% ) và buôn bán (93 ,1% ) cao hơn nhóm bà mẹ làm nông (88,5%) 3.4 Kiến thức của các bà mẹ về tiêm chủng 3.4 .1 Hiểu biết về lợi ích của tiêm chủng Bảng 3 .13 Hiểu biết của các bà mẹ về lợi ích của tiêm chủng Hiểu biết Số lượng Tỷ lệ % Phòng bệnh 418 97,7 Bắt buộc 06 1, 4 Không biết 04 428 Tổng cộng 0,9 10 0,0 Biểu đồ 3.4 Hiểu biết của bà mẹ về lợi ích của tiêm chủng. .. 10 428 p > 0,05 Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ ở nhóm bà mẹ hiểu đúng lợi ích của tiêm chủng là 90,0% cao hơn nhóm bà mẹ hiểu không đúng là 80,0% 3.4.2 Kiến thức của các bà mẹ về số mũi tiêm chủng cho trẻ trong năm đầu Bảng 3 .16 Hiểu biết của các bà mẹ về số mũi tiêm chủng Số mũi tiêm chủng 7 8 9 10 11 12 Không biết Tổng cộng Số lượng 96 85 42 52 56 21 76 428 Tỷ lệ % 22,4 19 ,9 9,8 12 ,1 13 ,1 4,9 17 ,8 10 0,0... trẻ 3.3 .1 Liên quan giữa tiêm chủng đầy đủ và số con của bà mẹ Bảng 3 .10 Liên quan giữa số con của bà mẹ với tiêm chủng đầy đủ Tiêm chủng ≤ 2 con n 333 % 90,0 Không đầy đủ N % 37 10 ,0 ≥ 3 con 51 87,9 7 Tổng cộng Đầy đủ 384 χ2 = 0,06 12 ,1 44 Tổng số N % 370 10 0.0 58 10 0.0 428 p > 0,05 Biểu đồ 3.3 Phân bố số con ở các bà mẹ với tỷ lệ tiêm chủng Qua bảng 3 .10 và biểu đồ 3.3 nhận thấy ở bà mẹ có ≤ 2 con thì... - Tiêm chủng đầy đủ của trẻ, gồm 02 giá trị: có và không tiêm chủng đầy đủ - Trẻ được tiêm từng loại vaccin: BCG, DPT 1, 2,3, Sabin 1, 2,3, VGB 1, 2,3 - Sẹo BCG - Trẻ có phiếu tiêm chủng - Trẻ được quản lý trong sổ tiêm chủng * Biến số độc lập - Kiến thức về tiêm chủng của bà mẹ là những kiến thức về lợi ích tiêm chủng, lịch tiêm chủng, các bệnh có thể phòng được nhờ tiêm chủng, phản ứng phụ sau khi tiêm. .. của trẻ em dưới 1 tuổi 3.2 .1 Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng Bảng 3.3 Tỷ lệ trẻ có tiêm chủng Tiêm chủng Không Có Tổng cộng Số lượng 0 428 428 Tỷ lệ % 0 10 0,0 10 0,0 Số trẻ có đến cơ sở y tế tiêm chủng chiếm tỷ lệ 10 0% 3.2.2 Tình trạng quản lý phiếu tiêm chủng của trẻ Bảng 3.4 Tỷ lệ trẻ còn được giữ phiếu tiêm chủng Phiếu tiêm chủng Còn phiếu Mất phiếu Tổng cộng Số lượng 415 13 428 Tỷ lệ % 96,6 3,4 10 0,0 Trẻ... Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiểu biết đúng lợi ích của tiêm chủng của 2 nhóm bà mẹ có trình độ văn hoá ≤ cấp I và ≥ cấp II 3.4.3 Hiểu biết đúng, đầy đủ của bà mẹ về tiêm chủng Bảng 3 .15 Liên quan giưã hiểu biết đúng của bà mẹ với tỷ lệ tiêm chủng Tiêm chủng Đầy đủ N % 376 90,0 Biết đúng Không đúng 8 Tổng cộng Không đầy đủ N % 42 10 ,0 80,0 384 2 Tổng số n % 10 0,0 418 20,0 44 χ2 = 0,25 10 0,0... không có sẹo BCG ∗ Kiểm tra sổ quản lý chương trình TCMR tại xã ghi đầy đủ số lần tiêm và uống 7 loại vaccin kèm theo sẹo BCG không đạt tiêu chuẩn hoặc không có sẹo BCG + Trẻ không được tiêm chủng: Trẻ không có phiếu tiêm chủng và không có sẹo BCG Đánh giá kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng mở rộng - Biết đúng lợi ích của tiêm chủng: Khi bà mẹ trả lời tiêm chủng để phòng bệnh - Biết đúng lịch tiêm chủng: ... bảng 3 .13 và biểu đồ 3.4 nhận thấy tỷ lệ bà mẹ hiểu biết lợi ích của tiêm chủng để phòng bệnh là cao nhất chiếm 97.7% 3.4.2 Lợi ích của tiêm chủng với trình độ học vấn của bà mẹ Bảng 3 .14 Hiểu biết đúng về lợi ích của tiêm chủng theo học vấn của bà mẹ Lợi ích Biết đúng N % Không đúng N % Tổng số N % Mù chữ- Cấp I 282 97,2 8 2,8 290 10 0,0 Cấp II, III, >III 13 6 98,6 2 1, 4 13 8 10 0,0 Tổng cộng 418 10 χ2... 3 .1 Tỷ lệ giới tính của trẻ dưới 1 tuổi Giới Nam Nữ Tổng cộng Số lượng 200 228 428 Tỷ lệ % 46,7 53,3 10 0,0 Trẻ nam chiếm tỷ lệ 46,73% và trẻ nữ chiếm 53,27% 3 .1. 2 Đặc điểm chung của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi Bảng 3.2 Phân bố tuổi, học vấn, nghề nghiệp, số con của các bà mẹ Các đặc điểm ≤ 30 Tuổi > 30 Mù chữ - Cấp I Trình độ Cấp II, III, trên cấp III Nông dân Nghề CBCC nghiệp Buôn bán ≤ 2 con Số con. .. là 90%, ≥ 3 con thì tỷ lệ TCKĐĐ là 87,9% 3.3.2 Liên quan giữa tiêm chủng đầy đủ với trình độ học vấn của bà mẹ Bảng 3 .11 Liên quan giữa học vấn của mẹ với tiêm chủng đầy đủ Tiêm chủng Đầy đủ Không đầy đủ Tổng số Mù chữ- Cấp I N 250 % 86,2 N 40 % 13 ,8 n 290 % 10 0,0 Cấp II, III, >III 13 4 97 ,1 4 2,9 13 8 10 0.0 Tổng cộng 384 44 χ2 = 10 ,88 428 p < 0,05 Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ ở nhóm bà mẹ có học vấn ≥ . giá kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. 1. Chương trình tiêm chủng mở rộng Chương trình tiêm chủng. về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi của huyện Đông Giang là yêu cầu cần thiết. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ. mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam . Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng phòng 7 bệnh truyền nhiễm ở huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam

Ngày đăng: 23/07/2014, 01:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Nhiệt độ và thời gian bảo quản vaccine - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 1.2. Nhiệt độ và thời gian bảo quản vaccine (Trang 17)
Bảng 1.3. Lịch TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 1.3. Lịch TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam (Trang 19)
Bảng 1.4. Lịch tiêm chủng vaccine uốn ván cho phụ nữ - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 1.4. Lịch tiêm chủng vaccine uốn ván cho phụ nữ (Trang 20)
Bảng 3.2. Phân bố tuổi, học vấn, nghề nghiệp, số con của các bà mẹ - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 3.2. Phân bố tuổi, học vấn, nghề nghiệp, số con của các bà mẹ (Trang 28)
Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ còn được giữ phiếu tiêm chủng - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ còn được giữ phiếu tiêm chủng (Trang 29)
Bảng 3.6. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ 7 loại vaccine - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 3.6. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ 7 loại vaccine (Trang 30)
Bảng 3.7. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ (có sẹo BCG đạt yêu cầu) - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 3.7. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ (có sẹo BCG đạt yêu cầu) (Trang 31)
Bảng 3.8. Tỷ lệ trẻ tiêm các loại vaccine - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 3.8. Tỷ lệ trẻ tiêm các loại vaccine (Trang 32)
Bảng 3.10. Liên quan giữa số con của bà mẹ với tiêm chủng đầy đủ - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 3.10. Liên quan giữa số con của bà mẹ với tiêm chủng đầy đủ (Trang 33)
Bảng 3.13. Hiểu biết của các bà mẹ về lợi ích của tiêm chủng. - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 3.13. Hiểu biết của các bà mẹ về lợi ích của tiêm chủng (Trang 34)
Bảng 3.14. Hiểu biết đúng về lợi ích của tiêm chủng theo học vấn của - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 3.14. Hiểu biết đúng về lợi ích của tiêm chủng theo học vấn của (Trang 35)
Bảng 3.15. Liên quan giưã hiểu biết đúng của bà mẹ với tỷ lệ tiêm chủng - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 3.15. Liên quan giưã hiểu biết đúng của bà mẹ với tỷ lệ tiêm chủng (Trang 36)
Bảng 3.17. Tỷ lệ bà mẹ biết đúng lịch tiêm chủng: - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 3.17. Tỷ lệ bà mẹ biết đúng lịch tiêm chủng: (Trang 37)
Bảng 3.19. Hiểu biết của bà mẹ về các dấu hiệu sau tiêm chủng - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 3.19. Hiểu biết của bà mẹ về các dấu hiệu sau tiêm chủng (Trang 38)
Bảng 3.21. Tỷ lệ bà mẹ nhận được thông báo về tiêm chủng - Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam
Bảng 3.21. Tỷ lệ bà mẹ nhận được thông báo về tiêm chủng (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w