Tình hình tiêm chủng của trẻ dưới 1 tuổ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 45)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tình hình tiêm chủng của trẻ dưới 1 tuổ

4.1.1. Tỷ lệ tiêm chủng của trẻ dưới 1 tuổi

Tiêm chủng là quyền lợi của trẻ, tất cả trẻ em sinh ra tại đất nước Việt Nam trong năm đầu đời đều được tiêm chủng để phòng 7 bệnh truyền nhiễm theo sự chỉ đạo của chương trình TCMRQG và tiêm chủng không tốn tiền. Do đó tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn huyện đều có nhiệm vụ thực hiện công tác TCMR và các trẻ em trên toàn huyện trong độ tuổi tiêm chủng đều được tiêm. Huyện Đông Giang là một huyện miền núi trên 90% là người dân tộc thiểu số (CơTu) điều kiện kinh tế còn nghèo, trình độ dân trí còn hạn chế, trình độ văn hóa còn thấp và chênh lệch. Tuy nhiên những năm gần đây công tác tuyên truyền về tiêm chủng có chiều sâu, rộng khắp trong cộng đồng dân cư đã phần nào tích cực thay đổi được nhận thức tiêm chủng của cộng đồng và đây là vấn đề cần thiết nhằm giảm được các bệnh, tật thường xảy ra cho trẻ.

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy toàn bộ 428 trẻ dưới 1 tuổi của huyện đều được tới cơ sở y tế để tiêm chủng chiếm tỷ lệ 100%. Đây là điều đáng mừng đối với một huyện miền núi trên 90% là dân tộc thiểu số.

4.1.2.Kết quả giữ phiếu tiêm chủng của trẻ

Quản lý phiếu tiêm chủng là một trong những yêu cầu của CTTCMR, nhằm đảm bảo cho trẻ có những mũi tiêm chủng an toàn, biết được trẻ đã tiêm

phòng những loại vaccin gì, đã tiêm đủ hay còn thiếu để tiếp tục tiêm bổ sung để trẻ có đủ miễn dịch chống lại bệnh tật. Dựa vào đó khi ốm đau trẻ được đưa đến các cơ sở y tế, các thầy thuốc biết và có những chẩn đoán thích hợp giúp cho công tác điều trị cũng như định hướng tiêm những loại kháng huyết thanh nào đó. Ngoài ra phiếu tiêm chủng còn được dùng để đánh giá tiêm chủng qua các cuộc điều tra và đánh giá kết quả tiêm chủng mở rộng của địa phương, đồng thời cũng đưa ra được các giải pháp thích hợp cho từng địa bàn, nhằm định hướng nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ và chất lượng cho từng mũi tiêm.

Qua bảng 3.4. cho thấy tỷ lệ trẻ bị mất phiếu tiêm chủng chiếm tỷ lệ 3,40%; tỷ lệ mất phiếu tiêm chủng của trẻ trong cuộc điều tra này thấp hơn so với kết quả điều tra tại huyện Thủ Thừa tỉnh Long An năm 2005 là 6,34% [38]. Qua đó cũng phần nào cho thấy sự quan tâm của các bà mẹ đến sức khỏe của con em mình, các bà mẹ đã hiểu được tiêm chủng để phòng bệnh cho trẻ là quan trọng và việc giữ phiếu tiêm chủng của con mình là cần thiết.

4.1.3. Kết quả sẹo sau khi tiêm vaccine BCG của trẻ

Sẹo BCG đúng kỹ thuật phải có đường kính từ 3 – 5mm là bằng chứng phản ánh trẻ được tiêm vaccin BCG, tiêm đúng kỹ thuật, đủ liều lượng, vaccin được bảo quản tốt và cơ thể có được miễn dịch để chống lại bệnh lao.

Sẹo BCG là một trong những minh chứng để đánh giá sự miễn dịch có được của trẻ trong những năm đầu phòng chống bệnh lao, tiêm BCG có sẹo không đạt yêu cầu sẽ không đánh giá được tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ. Mục tiêu và hiệu quả của chương trình cần được chú trọng bởi cán bộ làm công tác TCMR, y tế cơ sở và nhân viên y tế thôn bản.

Do đó kết quả sẹo BCG sẽ giúp đánh giá phần nào về kỹ thuật tiêm chủng của tuyến y tế cơ sở và được xem là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trẻ được TCĐĐ trong năm đầu cuộc sống để chống lại 7 bệnh truyền nhiễm mà CTTCMR đề ra. Sẹo BCG đạt yêu cầu, là yếu tố rất quan trọng vì

nó quyết định sự thành công của công tác tiêm chủng mở rộng, đặc biệt trong tiêm chủng BCG. Để đánh giá đúng hơn về ảnh hưởng của kỹ thuật tiêm với lên sẹo BCG cần có cuộc nghiên cứu với quy mô lớn hơn và kết quả áp dụng cho việc nâng cao chất lượng CTTCMR [36].

Qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.1 nhận thấy: Sau khi tiêm BCG trẻ có sẹo đạt kỹ thuật chiếm 89,7%, kết quả này cao hơn so với điều tra của huyện Phước Sơn là 84,2%, huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam[ 10 ].

Để giải thích có nhiều yếu tố dẫn đến tiêm BCG đạt tỷ lệ sẹo đạt cao, phần lớn là do sự nỗ lực trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của các cán bộ y tế cơ sở đó là:

- Kỹ thuật tiêm vắc xin BCG đòi hỏi cán bộ y tế tuyến cơ sở phải nắm kiến thức chuyên môn, thành thạo trong thao tác chuẩn xác từng mũi tiêm.

- Quản lý và bảo quản vắc xin tuân thủ đúng qui trình.

- Tâm huyết với nghề và sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đó là 3 lý do chính để tỷ lệ sẹo BCG đạt cao. Để đạt tỷ lệ sẹo yêu cầu cao cần phải có sự gắn kết các tuyến như: Huyện, xã và nhân viên y tế thôn bản, có kế hoạch tập huấn thường xuyên về kỹ thuật tiêm cũng như quản lý và sử dụng vắc xin cho cán bộ làm công tác TCMR và tuyến y tế cơ sở.

4.1.4. Kết quả tiêm chủng đầy đủ và không đầy đủ (bao gồm trẻ bỏ sót mũi).

Bảng 3.6 và biểu đồ 3.2 nhận thấy: số trẻ tiêm chủng 7 loại vaccin (chưa tính tiêu chuẩn sẹo BCG đạt yêu cầu) trẻ tiêm chủng đầy đủ chiếm tỷ lệ 90,2%, đạt kế họach so với mục tiêu của CTTCMRQG đề ra là đạt trên 90% trẻ được TCĐĐ trên phạm vi toàn quốc. So với kết quả điều tra của các tỉnh trong khu vực năm 2006, tỷ lệ TCĐĐ tại Quảng Nam 94,3%, Quảng Ngãi 96,4 % [1 ], [ 2]. Điều này cho thấy:

- Công tác triển khai tiêm chủng diễn ra rộng khắp trong toàn huyện và được sự hổ trợ nhân lực, vật lực của TTYTDP huyện, sự hướng ứng tích cực của cộng đồng, đặc biệt là các bà mẹ có con trong diện tiêm chủng.

- CTTCMR triển khai trong một thời gian dài, đã đem lại lợi ích phòng bệnh, nhân dân hiểu được tiêm chủng là phòng bệnh cho con họ.

- Tỷ lệ bỏ mũi tiêm chủng của trẻ trong cuộc điều tra ghi nhận 9,8% cho thấy sự nhận thức về tiêm chủng để phòng bệnh cho con em mình ở một số bà mẹ còn phần nào chua đầy đủ. Tỷ lệ này được hạn chế một phần nhờ y tế cơ sở làm tốt công tác nhắc nhở thời gian thực hiện các mũi tiêm tiếp theo bằnh nhiều hình thức. Do đó giúp các bà mẹ nhận thức được lợi ích của tiêm chủng, tin tưởng và thực hiện tốt.

4.1.5. Kết quả tiêm chủng đầy đủ (tiêm đủ 7 loại vaccine và có sẹo BCG đạt yêu cầu)

Qua bảng 3.7 nhận thấy: Trẻ tiêm chủng đầy đủ 7 loại vaccine (có sẹo BCG đạt yêu cầu) chiếm tỷ lệ 89,7%, trẻ tiêm chủng không đầy đủ chiếm 10,3%.

Điều này có thể giải thích tỷ lệ tiêm không đầy đủ cao do nhiều yếu tố: Do nhận thức của các bà mẹ, thay đổi lịch tiêm, mất phiếu tiêm chủng, trẻ ốm…Tuy vậy các đối tượng trẻ trong diện tiêm đầy đủ chiếm tỷ lệ 89,7% tương đương kết quả toàn tỉnh 89,9%, cao hơn các huyện miền núi trong tỉnh: Tây giang 88,3%, Phước Sơn 85,4%, Nam Trà my 84,9% [ ]

Phân tích tỷ trên ta thấy có 100% các bà mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm chủng, nhưng tỷ lệ tiêm đầy đủ chỉ đạt 89,7%, không đạt được 100% trẻ tiêm đầy đủ có 3 vấn đề chính:

- Bỏ mũi tiêm tiếp theo. - Vấn đề về bà mẹ.

- Đã tiêm BCG nhưng không có sẹo.

Xét thấy những vấn đề trên chúng ta cần tuyên truyền kiến thức về các bệnh truyền nhiễm, giải thích đơn giản và hiệu quả về tiêm chủng mở rộng

nhằm mục tiêu phòng bệnh cho trẻ. Không nên bỏ sót mũi tiêm theo qui định (8 lần tiêm và 3 lần uống) trong năm đầu tiên thì trẻ không đủ miễn dịch để phòng bệnh. Kỹ thuật, bảo quản vắc xin và kỷ năng chuyên môn thuộc về cán bộ làm công tác TCMR và y tế cơ sở, cần phải tập huấn nhiều lần về tiêm BCG và các loại vắc xin khác trong chương trình.

4.1.6. Tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccine

Kết quả ở bảng 3.8 nhận thấy: Tỷ lệ vaccine được tiêm chiếm cao nhất là BCG 99,8%. Sự khác biệt này cho thấy công tác quản lý các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh rất tốt, y tế xã làm công tác tiêm chủng nhạy bén trong công tác tiêm phòng BCG cho trẻ sơ sinh. Cần biểu dương và khích lệ tinh thần các cán bộ làm công tác tiêm chủng và động viên tuyên truyền cho các bà mẹ có con trong diện tiêm chủng cần đưa con đến tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm nhằm tạo miễn dịch và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

4.1.7. Lý do không đem trẻ đi tiêm chủng đầy đủ hoặc bỏ sót mũi tiêm

Kết quả ở bảng 3.9 nhận thấy: Lý do không đem trẻ đi tiêm chủng đầy đủ là sợ tai biến do tiêm chủng chiếm tỷ lệ cao nhất 47,7%. So sánh với kết quả nghiên cứu của Võ Phi Hồng về TCMR tại huyện Nhơn Trạch năm 2008 lý do không đưa trẻ đi tiêm chủng là do mẹ quá bận tỷ lệ 50,79% [33]. Vì vậy Cán bộ y tế cơ sở làm công tác TCMR của huyện Đông Giang cần quan tâm hơn trong giáo dục truyền thông về tác dụng phụ của tiêm chủngđể bà mẹ yên tâm khi đem con đi tiêm chủng.

4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêm chủng của trẻ

4.2.1. Liên quan giữa tiêm chủng đầy đủ và số con của bà mẹ

Bảng 3.2 cho thấy các bà mẹ có ≤ 2 con chiếm tỷ lệ 86,4%, số bà mẹ có ≥ 3 con là 13,6%. Điều này cho thấy hiệu quả của chương trình dân số – kế hoạch hoá gia đình chúng ta đã và đang triển khai thực hiện, tuy nhiên kết quả này chưa đảm bảo bền vững. Qua bảng 3.10 và biểu đồ 3.3 nhận thấy: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ ở bà mẹ có số con ≤ 2 cao (90,0%) so với tỷ lệ tiêm

chủng đầy đủ của trẻ ở bà mẹ có số con ≥ 3 (87,9%). Sự khác biệt này lý giải một khi gia đình có nhiều con thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sẽ không tốt bằng những gia đình ít con; hơn nữa gia đình đông con thì khả năng kinh tế thấp, mức sống thấp, trẻ ít được quan tâm và như vậy nhiều khả năng gia tăng tình trạng TCKĐĐ ở trẻ. Do đó khi thực hiện chương trình tại cộng đồng cần chú ý đến những gia đình đông con và cần thực hiện tốt chương trình sinh đẻ có kế họach.

4.2.2. Liên quan giữa tiêm chủng đầy đủ với trình độ học vấn của bà mẹ

Bảng 3.11 cho thấy: Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ ở nhóm bà mẹ có học vấn ≥ Cấp II (97,1%) cao hơn tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ ở nhóm bà mẹ có học vấn Mù chữ và Cấp I (86,2%). Sự khác biệt này cho thấy trình độ học vấn của các bà mẹ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho con cái mình. Các bà mẹ có trình độ học vấn thấp có thể hạn chế khả năng tiếp cận thông tin nhiều mặt trong đời sống, vì vậy thiếu kiến thức chung và như thế dễ thiếu kiến thức nuôi con, hậu quả là con của họ có khả năng TCKĐĐ cao hơn.

4.2.3. Tình hình tiêm chủng đầy đủ phân bố theo nghề nghiệp của mẹ.

Bảng 3.12 cho thấy: Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ ở nhóm bà mẹ là CBCC (95,1%) và buôn bán (93,1%) cao hơn nhóm bà mẹ làm nông (88,5%). Sự khác biệt này do điều kiện miền núi không có đất canh tác, tập quán phát rẫy làm nương của địa phương nên người dân phải vào rừng sâu đồi núi cao để phát rẫy và lưu trú dài ngày. Chặng đường quá xa nên hầu hết các bà mẹ này không đủ thời gian để đem con đến tiêm đầy đủ được, vì vậy tỷ lệ tiêm không đầy đủ ở bà mẹ làm nghề nông chiếm 11,5% cao hơn bà mẹ là CBCC và buôn bán. Đây cũng là một thiệt thòi lớn cho những đứa trẻ trong gia đình này và cũng là bài toán nang giải đối với những người làm công tác TCMR ở huyện này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w