tình hình tiêm chủng của trẻ
2.1. Yếu tố người mẹ
- Nhóm tuổi các bà mẹ: ≤ 30 tuổi chiếm 84,3%; > 30 tuổi chiếm 15,7%. - Lý do không đem trẻ đi tiêm chủng trong đó sợ tai biến chiếm cao nhất 47,7%.
- Liên quan giữa số con của bà mẹ với tiêm chủng đầy đủ: Nhóm bà mẹ có ≤ 2 con tiêm đầy đủ chiếm 90%, không đầy đủ chiếm 10%; ≥ 3 con tiêm đầy đủ chiếm 87,9%, không đầy đủ chiếm 12,1%.
- Liên quan giữa học vấn với tiêm chủng đầy đủ: Mù chữ - cấp I: tiêm đầy đủ chiếm 86,2%, không đầy đủ chiếm 13,8%; Cấp II, III, > III tiêm đầy đủ chiếm 97,1%, không đầy đủ chiếm 2,9%.
- Hiểu biết đúng về lợi ích tiêm chủng theo học vấn của bà mẹ: Nhóm bà mẹ : Mù chữ - cấp I biết đúng chiếm 97,2%, không đúng chiếm 2,8%; Cấp II, III; > cấp III hiểu biết đúng chiếm 98,6%, không đúng chiếm 1,4%.
- Liên quan nghề nghiệp của mẹ với tiêm chủng đầy đủ: Nhóm bà mẹ có nghề nghiệp làm nông tiêm đầy đủ chiếm 88,5%, tiêm không đầy đủ chiếm 11,5%; công nhân viên tiêm đầy đủ chiếm 95,1%, tiêm không đầy đủ chiếm 4,9%; buôn bán tiêm đầy đủ chiếm 93,1%, tiêm không đầy đủ chiếm 6,9%.
- Mức hiểu biết của các bà mẹ về lợi ích tiêm chủng để phòng bệnh chiếm 97,67% trẻ được tiêm chủng đầy đủ, bắt buộc 1,40%, không biết 0,93%.
- Tỷ lệ hiểu biết về sổ lần tiêm chủng trong năm đầu ( 8 lần tiêm và 3 lần uống ) là 11 lần tỷ lệ đúng 13,1%.
- Liên quan giữa hiểu biết đúng của bà mẹ với tỷ lệ tiêm chủng: Biết đúng: đầy đủ chiếm 90%, đúng không đầy đủ chiếm 10%; Biết không đúng: đầy đủ 80%, không đầy đủ chiếm 20%.
- Hiểu biết về lịch tiêm chủng: Đúng chiếm 59,3%, không đúng chiếm 40,7%.
- Hiểu biết về các bệnh phòng được trong TCMR: Trong đó bệnh lao chiếm cao nhất 46,7% và không biết chiếm 28%.
- Hiểu biết các dấu hiệu sau tiêm chủng: Trẻ sốt chiếm 70,8%; Sưng đỏ tại chỗ tiêm chiếm 55,6%; Bỏ bú, chán ăn chiếm 26,2%.
- Hiểu biết của các bà mẹ về các dấu hiệu sau tiêm vắc xin phòng lao: Sưng đỏ tại chỗ tiêm chiếm 52,6%: Sẹo 52,6%; Sốt chiếm 47%; Bỏ bú chán ăn chiếm 20,6%; có đến 7% không rõ các dấu hiệu trên.
2.2. Công tác tổ chức y tế cơ sở
- Tỷ lệ bà mẹ nhận được thông báo về tiêm chủng: Có chiếm 98,8%; không chiếm 1,2%.
- Nguồn thông tin cho bà mẹ về tiêm chủng: Trạm y tế chiếm 79,9%; y tế thôn, cộng tác viên chiếm 20,1%.
KIẾN NGHỊ
Để làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng tại tuyến y tế cơ sở, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác dân số kế hoạch hóa gia đình để làm giảm tỷ lệ sinh co thứ 3 cũng như nâng cao trình độ học vấn của các bà mẹ nhất là các bà mẹ dân tộc thiểu số.
2. Các trạm y tế tham mưu cho các UBND xã để tranh thủ có được sự chỉ đạo một số hoạt động sau:
* Chỉ đạo tích cực cho các ban, ngành đoàn thể lồng ghép các nội dung của chương trình TCMR vào các buổi họp dân. Nội dung do trạm y tế hoặc cán bộ y tế trực tiếp truyền đạt.
* Chỉ đạo cho Hội phụ nữ, hội nông dân có biện pháp giúp đỡ các chị em nghèo có con trong diện tiêm chủng, có giải pháp giúp đỡ họ thoát nghèo, nâng cao mức sống, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ trong xã thôn, xóm.
* Chỉ đạo cho ban văn hóa thông tin xã, thôn phát thông tin về tiêm chủng một cách thường xuyên và hiệu quả nhất là các vùng chưa có trạm truyền thanh cơ sở.
3. Trạm y tế các xã cần phát huy và nâng cao vai trò của y tế thôn bản và cộng tác viên dinh dưỡng mạng lưới y tế thôn bản phải đảm bảo (số lượng, chất lượng) để đủ nhân lực tuyên truyền, vận động, nhắc nhở các gia đình ( nhất là gia đình đông con, kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp đặc biệt là gai đình các dân tộc thiểu số) có trẻ tiêm sót mũi và tiêm không đúng lịch ( chú ý các mũi tiêm sởi và các mũi tiêm VGSV B).
4. Thường xuyên phối hợp với trung tâm y tế huyện tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trực tiếp lầm công tác tiêm chủng ở tuyến y tế cơ sở, chú ý các mũi tiêm ngừa Lao phải thực hiện đúng kỹ thuật và đạt được kết quả tốt nhất.
5. Sở y tế nhắc nhỡ chỉ đạo các khoa sản bệnh viện, các nhà hộ sinh trong toàn tỉnh cần chú ý thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của các mũi tiêm Lao để đảm bảo đạt được sự miễn dịch trong những năm đầu và tiêm vắc xin VGSV B1 trước 24 giờ sau sinh.