Hiểu biết về lợi ích của tiêm chủng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 46 - 48)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1. Hiểu biết về lợi ích của tiêm chủng

Qua bảng 3.13 và biểu đồ 3.4 nhận thấy: 97,7% bà mẹ hiểu được lợi ích của tiêm chủng là phòng bệnh cho trẻ. Kết quả cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Võ Phi Hồng về TCMR tại huyện Nhơn Trạch năm 2008 (93,63%). Điều này là đáng khích lệ thể hiện được sự quan tâm của các bà mẹ vì hiểu biết đúng về lợi ích của tiêm chủng giúp các bà mẹ hành động đúng là tự giác đưa trẻ đi tiêm chủng và sự tin tưởng vào tiêm chủng, tin tưởng vào cán bộ y tế. Điều này cũng cho thấy rằng Y tế cơ sở đã làm tốt công tác tuyên truyền và các ban ngành đoàn thể cùng tham gia tích cực trong chương trình TCMR của địa phương.

Bảng 3.14 và 3.15 cho thấy : không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiểu biết đúng lợi ích của tiêm chủng của 2 nhóm bà mẹ có trình độ văn hoá mù chữ - cấp I và cấp II, cấp III, ≥ cấp III.

Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ ở nhóm bà mẹ hiểu đúng lợi ích của tiêm chủng là 90,0% cao hơn nhóm bà mẹ hiểu không đúng là 80,0%. Sự khác biệt này cho thấy thiếu trình độ văn hóa, thiếu kiến thức hiểu biết, thiếu thông tin về tiêm chủng mở rộng đưa đến thiệt thòi về sự miễn dịch nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ dẫn đến bệnh tật thất thường và ảnh hưởng đến tình hình kinh tế gia đình nói riêng xã hội nói chung. Do vậy cần quan tâm hơn nữa về văn hóa, giáo dục, tập huấn, trao dồi thông tin cơ sở nhằm cung cấp cơ bản kiến thức và hiểu biết cho các bà mẹ về bệnh tật nói chung và 7 bệnh truyền nhiễm trẻ em nói riêng để các bà mẹ biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho con mình tốt hơn.

Do đó Cán bộ y tế cơ sở làm công tác TCMR của huyện Đông Giang trong giáo dục truyền thông cần quan tâm đến các bà mẹ có học vấn thấp.

4.3.2. Hiểu biết của các bà mẹ về số mũi tiêm chủng cho trẻ trong năm đầu

Bảng 3.16 cho thấy chỉ 13,1% bà mẹ trả lời đúng số lần tiêm chủng của trẻ. Có đến 17,8% bà mẹ trả lời không biết.

Theo lịch tiêm chủng của chương trình TCMR Việt Nam có nhiều mũi tiêm trong năm đầu của trẻ (8 mũi tiêm và uống 3 lần) [45 ]. Vì vậy trong công tác tuyên truyền về tiêm chủng của y tế cơ sở cần quan tâmgiải thích rõ cho các bà mẹ trong năm đầu đời trẻ phải tiêm đúng 8 mũi và uống 3 lần (5 lần đưa trẻ đi tiêm chủng)theo qui định của chương trình TCMR Quốc Gia.

Công việc ghi chép sổ sách, phiếu tiêm chủng, việc giữ phiếu tiêm chủng cũng góp phần giúp các bà mẹ nhớ các lần tiêm chủng tiếp theo, biết được các mũi tiêm bị bỏ sót. Do đó cần đa dạng hóa các loại hình truyền thông, hình thức và nội dung truyền thông phải được đổi mới và phù hợp với từng đối tượng.

4.3.3. Hiểu biết về lịch tiêm chủng

Sự hiểu biết của bà mẹ về tiêm chủng sẽ có tác dụng rất tốt trong nâng cao chất lượng của chương trình tiêm chủng, đảm bảo cho trẻ đi tiêm đầy đủ và đúng lịch. Tiêm đúng lịch là đảm bảo mỗi liều vaccine được tiêm, uống vào độ tuổi thích hợp (khoảng cách thích hợp) với mục đích tạo cho trẻ miễn dịch cao nhất trước khi trẻ mắc bệnh.

Qua bảng 3.17 và biểu đồ 3.5 nhận thấy: Tỷ lệ bà mẹ kể đúng lịch tiêm chủng chiếm 59,3%., kể không đúng lịch chiếm 40,7%.

Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Bùi Văn Hoàng tại huyện Như Thanh năm 2005, tỷ lệ bà mẹ biết lịch tiêm chủng là 32% [20]. Do đó cán bộ y tế cơ sở cần quan tâm, tuyên truyền tập huấn về lịch tiêm chủng cho trẻ, để các bà mẹ hiểu biết về lịch tiêm, nhớ chính xác lịch đưa con đi tiêm đúng lịch, đủ mũi đảm bảo sự miễn dịch cơ bản cho trẻ.

4.3.4. Kiến thức của các bà mẹ về bệnh truyền nhiễm trong CTTCMR

Bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết các bệnh có thể phòng được nhờ vaccine trong chương trình tiêm chủng là thấp, cao nhất được kể đến là bệnh lao 46,7%, tiếp đến là viêm gan B 45,1%, bại liệt 44,6%, sởi 41,4%. Có đến

28,0% trả lời không biết. Điều này phải chăng do công tác tuyên truyền, tập huấn về kiến thức các bệnh truyền nhiễm cho các bà mẹ có con trong diện tiêm chủng không được thường xuyên, do kinh phí địa phương hạn hẹp, tầm nhận thức của dân địa phương có hạn, do nghề nghiệp của mẹ tác động đến, do các gia đình không phối hợp. Từ những lý do trên có thể ảnh hưởng đến chương trình TCMR của địa phương. Đây cũng là vấn đề mà cán bộ y tế cơ sở cần quan tâm.

4.3.5. Hiểu biết của các bà mẹ về các dấu hiệu sau tiêm chủng

Bảng 3.19 cho thấy 70,8% bà mẹ biết dấu hiệu sau tiêm chủng là trẻ sốt 70,8%, sưng đỏ tại chỗ tiêm 55,6%, bỏ bú 26,2%. Điều này gây ảnh hưởng lớn đối với tâm lý người mẹ và gây khó khăn trong công tác TCMR cho nên các cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng phải giải thích rõ ràng về các phản ứng này bất thường hay không bất thường, nhất là đối với người dân tộc thiểu số.

Thông thường, ngay sau khi tiêm vaccin BCG, thường xuất hiện nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Sau khoảng 2 tuần, xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó 2 tuần, vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ đường kính 5mm. Điều đó chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch phòng bệnh.

Qua bảng 3.20. cho thấy tỷ lệcác bà mẹ nhận biết các dấu hiệu sau khi trẻ được tiêm vắc xin phòng lao là sưng đỏ tại chỗ tiêm và sẹo chiếm 52,6%; Sốt chiếm 47,0%; bỏ bú, chán ăn chiếm 20,6%.

Cần thông tin chocác bà mẹ hiểu được sự xuất hiện của sẹo BCG là rất cần thiết, phòng lao có được kết quả tốt thì có sự xuất hiện để lại sẹo ở cánh tay trái khoảng 3-5mm, như vậy trẻ mới được phòng bệnh tốt, nếu sau tiêm mà không có sẹo thì phải tiêm lại cho trẻ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w