1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực

119 737 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 4,71 MB

Nội dung

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông ( ICT Information and Communication Technology) đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục nước ta đã và đang đổi mới theo hướng ứng dụng ICT và thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta chú trọng đặc biệt đến việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học như là một hướng đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Chỉ thị 292001CT BGDĐT của Bộ trưởng BGDĐT ngày 3072001 và chỉ thị số 552008CTBGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 20082012 đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học. Gần đây nhất Bộ GDĐT đã ra công văn số 4960BGDĐTCNTT ngày 2772011 về việc thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 20112012. Yêu cầu các sở GDĐT hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2011 – 2012 nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng công nghệ thông tin một cách thiết thực và hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường và công tác đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Các sở GDĐT giao bộ phận chuyên trách về CNTT xây dựng kế hoạch dạy, học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn 20112015. Bộ GDĐT (Cục CNTT) hướng dẫn khung xây dựng kế hoạch. Dự án ứng dụng CNTT cần xây dựng trên tinh thần hiệu quả, tiết kiệm, tránh trùng lặp và cần có công nghệ hiện đại song phù hợp với điều kiện thực tế. Qua đó vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường phổ thông hiện nay đang có những chuyển biến rõ rệt và đã cho những hiệu quả thiết thực trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn hóa học nói riêng. Đối với giáo viên phổ thông để ứng dụng CNTT vào dạy học, cần có một nguồn tài liệu dạy học phong phú, chính xác và khoa học. Các nguồn tài liệu này có thể khai thác từ nhiều nguồn khác nhau : Các đĩa CDROM phần mềm tư liệu dạy học trong và ngoài nước, từ internet, từ trao đổi tư liệu sưu tầm của giáo viên… Thực tế cho thấy, hầu hết việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên còn mang tính tự phát, nên có rất nhiều tư liệu được xây dựng chưa phù hợp với nội dung kiến thức, cũng như phương pháp dạy học. Muốn có được tư liệu dạy học điện tử một cách hữu ích, người giáo viên bên cạnh thời gian sưu tầm tư liệu còn phải bỏ nhiều thời gian cho việc lựa chọn tư liệu, tìm hiểu tư liệu và cách khai thác và sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả. Để GV phổ thông có một nguồn tư liệu dạy học điện tử Hoá học 11 nâng cao phong phú, chính xác, khoa học, dễ dàng khai thác, sử dụng theo hướng mở, phù hợp với mục tiêu, phương pháp dạy học và đối tượng học tập thì việc “Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông ( ICT- Information andCommunication Technology) đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến mọi lĩnh vực củađời sống xã hội trong đó có giáo dục Trong bối cảnh đó, nền giáo dục nước ta đã vàđang đổi mới theo hướng ứng dụng ICT và thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học

Những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta chú trọng đặc biệt đến việc ápdụng công nghệ thông tin trong dạy học như là một hướng đổi mới phương phápdạy học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học Chỉ thị29/2001/CT BGD-ĐT của Bộ trưởng BGD&ĐT ngày 30/7/2001 và chỉ thị số55/2008/CTBGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ

thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 20082012 đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học" Gần đây nhất Bộ GD&ĐT đã ra công văn số 4960/BGDĐT-CNTT

ngày 27/7/2011 về việc thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011-2012 Yêu cầucác sở GDĐT hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ côngnghệ thông tin năm học 2011 – 2012 nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương phápgiảng dạy, học tập và ứng dụng công nghệ thông tin một cách thiết thực và hiệu quảtrong công tác quản lý của nhà trường và công tác đào tạo nguồn nhân lực về côngnghệ thông tin Các sở GDĐT giao bộ phận chuyên trách về CNTT xây dựng kếhoạch dạy, học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn 2011-2015 BộGDĐT (Cục CNTT) hướng dẫn khung xây dựng kế hoạch Dự án ứng dụng CNTTcần xây dựng trên tinh thần hiệu quả, tiết kiệm, tránh trùng lặp và cần có công nghệhiện đại song phù hợp với điều kiện thực tế

Qua đó vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường phổ thông hiệnnay đang có những chuyển biến rõ rệt và đã cho những hiệu quả thiết thực trong đổimới phương pháp dạy học nói chung và môn hóa học nói riêng Đối với giáo viênphổ thông để ứng dụng CNTT vào dạy học, cần có một nguồn tài liệu dạy học

Trang 2

phong phú, chính xác và khoa học Các nguồn tài liệu này có thể khai thác từ nhiềunguồn khác nhau : Các đĩa CDROM phần mềm tư liệu dạy học trong và ngoàinước, từ internet, từ trao đổi tư liệu sưu tầm của giáo viên…

Thực tế cho thấy, hầu hết việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viêncòn mang tính tự phát, nên có rất nhiều tư liệu được xây dựng chưa phù hợp với nộidung kiến thức, cũng như phương pháp dạy học

Muốn có được tư liệu dạy học điện tử một cách hữu ích, người giáo viên bêncạnh thời gian sưu tầm tư liệu còn phải bỏ nhiều thời gian cho việc lựa chọn tư liệu,tìm hiểu tư liệu và cách khai thác và sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả

Để GV phổ thông có một nguồn tư liệu dạy học điện tử Hoá học 11 nâng caophong phú, chính xác, khoa học, dễ dàng khai thác, sử dụng theo hướng mở, phù

hợp với mục tiêu, phương pháp dạy học và đối tượng học tập thì việc “Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực” là rất cần thiết, có ý nghĩa

cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông,việc tự học qua mạng, qua hệ thống E-learning và các E-book đang được phổ biếnrộng rãi Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất kì ở đâu, với bất kì ai, học nhữngvấn đề mà bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêucầu công việc …qua đó mỗi cá nhân có thể tự bổ sung nguồn tri thức cho chínhmình Trên mạng Internet đã xuất hiện rất nhiều website viết về học tập như:violet.vn, hocmai.vn, onthi.com, onbai.com Cũng có không ít các website về Hoáhọc cung cấp các tư liệu điện tử để giúp cho GV và HS phổ thông có thể tham khảo

để dạy và học nhưng đối với GV và HS phổ thông sẽ chưa thực sự thuận lợi khi tìmkiếm kiến thức bộ môn bởi lẽ đa số các trang web trên là những trang web mở, các

tư liệu mà các thành viên cung cấp có thể chưa được kiểm định một cách chính xác

Trang 3

Bên cạnh đó đã có khá nhiều đề tài về thiết kế trang web, e-book ,thư viện tưliệu điện tử từ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đến các luận văn thạc sỹ của họcviên cao học như:

- Phạm Ngọc Bằng (2004) Nghiên cứu và xây dựng phần mềm một số mô

phỏng để dạy các bài về sản xuất hoá học trong chương trình phổ thông Luận văntốt nghiệp thạc sĩ tại trường ĐHSPHN

- Nguyễn Thị Ánh Mai (2006) Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các

chương về lí thuyết chủ đạo sách giáo khoa hoá học lớp 10 THPT Luận văn Thạc sĩ

khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội

- Nguyễn Thị Kim Ánh (2007) Thiết kế giáo trình điện tử và áp dụng phương

pháp dạy học vi mô để rèn luyện một số kĩ năng dạy học, góp phần nâng cao nănglực tự học cho sinh viên khoa Hóa học ĐHSP Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tại trườngĐHSPHN

- Phạm Ngọc sơn ( 2007) Đồ họa cơ chế phản ứng Hóa hữu cơ Luận văn

thạc sĩ khoa học giáo dục/ Phạm Ngọc sơn ĐHSP Hà Nội

- Đinh Thị Hồng Nhung (2007) Thiết kế E -book hoá học vô cơ 11 ban nâng

cao Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội

- Nguyễn Thúy Hằng (2008) Thiết kế E-book hóa học lớp 12 nâng cao phần

kim loại Đại học Sư phạm Hà Nội

- Lê Thị Dạ Thảo (2008) Thiết kế E-book hóa học lớp 11 phần hữu cơ ban

KHTN Đại học Sư phạm Hà Nội

- Nguyễn Thị Thủy (2008) Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây

dựng phần mềm kiểm tra hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phần hóa học cơ

sở góp phần nâng cao năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh chuyên hóa Luậnvăn tốt nghiệp thạc sĩ tại trường ĐHGD-ĐHQGHN

- Hoàng Anh Tuấn (2010) Xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu điện tử môn

hoá học lớp 12 góp phần đổi mới phương pháp dạy học hoá học ở trường trung họcphổ thông, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tại trường ĐHSPHN

Trang 4

- Nguyễn Trí Ngẫn (2010) Thiết kế E-book hỗ trợ học sinh tự học phần kim

loại hóa học lớp 12 chương trình nâng cao, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tại trườngĐHSPTPHCM

- Trịnh Lê Hồng Phương (2011) Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy và học

phần cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học – chương trìnhtrung học phổ thông chuyên, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, trườngĐHSPTPHCM

Trên đây chúng tôi mới chỉ liệt kê tên đề tài của một số khoá luận tốt nghiệp

và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề có liên quan đến ứng dụng CNTT trongdạy và học hoá học, còn khá nhiều các khoá luận tốt nghiệp luận văn thạc sĩ khácnghiên cứu về vấn đề này Tuy nhiên các khoá luận, luận văn đều có ưu điểm chung

là góp phần nâng cao hiệu quả cho việc tự học, tự nghiên cứu kiến thức của họcsinh, cung cấp tư liệu cho GV và học sinh tham khảo để dạy học và tự học Bêncạnh những ưu điểm các đề tài nghiên cứu còn một số tồn tại sau:

- Một số website đòi hỏi phải truy cập Internet mới sử dụng được

- Một số tư liệu trên các website mở chưa được kiểm định chất lượng một cáchchắc chắn từ những tổ chức kiểm định có thẩm quyền

- Các tư liệu điện tử còn chưa được đa dạng phong phú, chủ yếu dưới dạng tư liệu chưa có sự hướng dẫn sử dụng trong dạy học như thế nào cho có hiệu quả

- Phần dẫn xuất hiđrocacbon là phần nội dung khó nên các đề tài chưa khai thác được sâu và vốn tư liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy

và học tập chưa đa dạng

3 Mục đích nghiên cứu

Sưu tầm, xây dựng hệ thống tư liệu dạy học điện tử hóa học lớp phần dẫnxuất hiđrocacbon lớp 11 nâng cao và đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống tư liệuđiện tử đó góp phần đổi mới phương pháp dạy và học hóa học ở trường phổ thônghiện nay

Trang 5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương hướng đổi mới phương pháp dạy học theo

hướng dạy học tích cực Việc sử dụng các phương tiện dạy học hóa học và vấn đềứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học ở trường phổ thông

4.2 Phân tích nội dung chương SGK Hóa học 11 nâng cao ( đặc biệt phần Hóa học

hữu cơ) làm cơ sở cho việc sưu tầm, xây dựng hệ thống tư liệu điện tử hỗ trợ cho

GV trong dạy học môn hóa học ở trường phổ thông

4.3 Xây dựng hệ thống tư liệu dạy học điện tử hóa học 11 nâng cao, chương 8: Dẫn

xuất halogen Ancol-Phenol và chương 9: Andehit-Xeton- Axit cacboxylic

4.4 Hướng dẫn khai thác sử dụng hệ thống tư liệu dạy học điện tử tạo điều kiện cho

giáo viên sử dụng dễ dàng trong quá trình dạy học

4.5 Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của hệ thống tư

liệu điện tử sử dụng trong dạy học hóa học 11 THPT

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT.

5.2 Đối tượngnghiên cứu: Xây dựng và hướng dẫn sử dụng hệ thống tư liệu điện

tử Hóa học 11 nâng cao theo hướng dạy học tích cực

6 Phạm vi nghiên cứu

Chương 8 : Dẫn xuất halogen Ancol - Phenol

Chương 9: An đehit – Xeton – Axitcacboxylic

Hoá học 11 nâng cao – Trung học phổ thông

7 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết (Phương pháp phân tích, tổng hợp,

lý luận, mô hình hoá, chuyên gia, sưu tầm tài liệu…)

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (dự giờ học tập và trao đổi kinhnghiệm, phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn, thực nghiệm sư phạm,…)

- Nhóm phương pháp toán học (phương pháp thống kê toán học trong nghiêncứu khoa học giáo dục, )

Trang 6

8 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được một hệ thống tư liệu dạy học điện tử (dưới dạng Web)phong phú , sắp xếp một cách khoa học và hướng dẫn khai thác sử dụng hệ thống

tư liệu dạy học điện tử theo hướng dạy học tích cực một cách cụ thể sẽ giúp chogiáo viên sử dụng một cách dễ dàng thuận tiện, góp phần đổi mới phương pháp dạyhọc hoá học ở trường phổ thông

9 Đóng góp mới của đề tài.

9.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, vai

trò của CNTT và vấn đề sử dụng CNTT trong dạy học hóa học Điểu tra phân tíchthực trạng việc sử dụng các ứng dụng của CNTT trong dạy học nói chung và mônhóa học nói riêng ở một số trường THPT thuộc thành phố Hà Nội

9.2 Xây dựng hệ thống các tư liệu hình ảnh ( tĩnh , động), movie thí

nghiệm, thí nghiệm mô phỏng thiết kế dưới dạng Single file Executable (exe) và

đề xuất cách sử dụng hệ thống tư liệu điện tử đó trong dạy học theo hướng dạy họctích cực

9.3 Thiết kế các hoạt động dạy học có sử dụng tư liệu điện tử theo phương

pháp dạy học tích cực cho 7 bài thuộc chương 8,9 Hóa học 11 – Nâng cao và tiếnhành TNSP

10 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề đổi mới phươngpháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học

Chương 2: Xây dựng và hướng dẫn sử dụng hệ thống tư liệu dạy học điện tửhóa học 11 nâng cao – Trung học phổ thông

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: [12], [13], [14]

1.1.1 Phương hướng chung.

Với sự phát triển của các mạng khoa học - công nghệ tạo nên những bướcnhảy vọt trong thời buổi hiện nay đã đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghệsang kỷ nguyên thông tin và phát triển tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnhvực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hộihiện nay Vì thế mà khoảng cách giữa các phát minh khoa học - công nghệ và ápdụng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp; kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng

đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân

Với sự phát triển của các quốc gia hiện nay thì nó càng đòi hỏi phải tăng suấtlao động, năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa và đổi mới công nghệmột cách nhanh chóng Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, internet đãtạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hóa, đồng thời cũng đang diễn ra cuộcđấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc dân tộc

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng độngcủa các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang làm cho việc rút ngắnkhoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên thực tiễn hơn và nhanhchóng hơn Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh

tế - xã hội Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triểnnguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trongviệc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thệ hệ hiệnnay và mai sau

Đổi mối giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu Bối cảnh trên tạo nênnhững thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xâydựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục Nhàtrường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bóchặt chẽ với nghiên cứu khoa học- công nghệ và ứng dụng; nhà giáo thay vì chỉ

Trang 8

truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhậnthông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp Đầu tư cho giáo dục

từ chỗ được xem như là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển

Vì vậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước pháttriển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mớigiáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơnnhững nhu cầu của sự phát triển đất nước

Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồmcác yêu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học,phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phươngpháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phùhợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học Bởi vậy,việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới phương pháp dạy học

1.1.2 Những xu hướng dạy học hóa học hiện nay[12]

1.1.2.1 Dạy học hướng vào người học.

Đây là quan điểm được đánh giá là tích cực vì việc dạy học chú trọng vàongười học để tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả Có thể nhấn mạnh một sốđiểm quan trọng trong phương pháp dạy học hướng vào người học như sau:

- Về mục tiêu dạy học: Chuẩn bị cho học sinh thich nghi với đời sống xã hội.Tôn trọng nhu cầu, khả năng, hứng thú và lợi ích của học sinh

- Về nội dung: Chú trọng việc bồi dưỡng kĩ năng thực hành, vận dụng kiếnthức, năng lực để giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bịkiến thức cho học sinh hòa nhập với xã hội Dạy học không chỉ đơn giản là cungcấp tri thức mà còn phải hướng dẫn hành động Khả năng hành động là một yêu cầuđược đặt ra không phải đối từng cá nhân mà cả ở cấp độ cộng đồng địa phương vàtoàn xã hội Chương trình giảng dạy phải giúp cho từng cá nhân người học biếthành động và tích cực tham gia vào các chương trình hành động của cộng đồng; “từhọc làm đến biết làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại phát triển như nhân cáchmột con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo”

Trang 9

- Về phương pháp: Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập hoặctheo nhóm (thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích bảng số liệu…)thông qua đó học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rènluyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu Giáo viênquan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thểhọc sinh để xây dựng bài học Giáo án được thiết kế theo kiểu phân nhánh Những

dự kiến của giáo viên phải được tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh

và cách tổ chức các hoạt động đó, cùng với khả năng diễn biến các hoạt động củahọc sinh để khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh theo diễn tiến của tiết học, thựchiện giờ học phân hóa theo trình độ và năng lực của học sinh, tạo điều kiện thuậnlợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của mỗi em

- Về hình thức tổ chức dạy học: Không khí lớp học thân mật tự chủ, bố trílớp học linh hoạt phù hợp với hoạt động học tập và đặc điểm của từng tiết học Giáo

án bài dạy cấu trúc linh hoạt và có sự phân hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển năngkhiếu của từng cá nhân

- Về kiểm tra đánh giá: Giáo viên đánh giá một cách khách quan, học sinh tựgiác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia tự đánh giá và tựđánh giá lẫn nhau về mức độ đạt các mục tiêu của từng phần trong chương trình họctập, chú trọng bổ khuyết những mặt chưa đạt được so với mục tiêu trước khi bướcvào một phần mới của chương trình Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh pháttriển kĩ năng tự đánh giá, không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại

kĩ năng đã học mà phải khuyến khích óc sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ

và xu hướng hành vi của học sinh trước những vấn đề của đời sống gia đình và cộngđồng, rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong tìnhhuống thực tế Nội dung kiểm tra cần chú ý đến các mức độ: Tái hiện, vận dụng,suy luận, sáng tạo kết hợp với các phương tiện kĩ thuật sẽ tạo điều kiện tăng nhịp độkiểm tra, giúp học sinh có thể thường xuyên tự kiểm tra, làm giảm nhẹ lao độngchấm bài của giáo viên

Trang 10

- Kết quả đạt được: Tri thức thu được vững chắc bằng con đường tự tìm tòi,học sinh được phát triển cao hơn về nhận thức, tình cảm, hành vi, tự tin trong cuộcsống

Như vậy việc dạy học hướng vào người học đã đặt người học vào vị trí trungtâm của hoạt động dạy - học, xem cá nhân người học, với những phẩm chất và nănglực riêng của mỗi người vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấutiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiệnđại, để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quảvào việc xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội, đóchính là cốt lõi tinh thần nhân văn trong dạy học hướng vào người học

1.1.2.2 Dạy học theo hướng “hoạt động hóa người học”.

- Bản chất của dạy học theo hướng “hoạt động hóa người học” là định hướngngười học đến việc giải quyết các vấn đề, dạy học thông qua hoạt động tự giác, tíchcực của người học Sử dụng phương tiện, kĩ thuật trong dạy học đặc biệt là côngnghệ thông tin, hình thành công nghệ kiểm tra đánh giá Theo hướng đó, các nhànghiên cứu đã đề xuất:

+ Học sinh phải hoạt động nhiều hơn và trở thành chủ thể hoạt động, đặc biệt

là hoạt động tư duy

+ Dựa vào tính đặc thù của bộ môn để tạo ra các hình thức hoạt động đadạng và phong phú trong giờ học

+ Hướng đẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu trong quá trìnhhọc tập

- Học tập và sáng tạo - Vai trò mới của người giáo viên: Nét đặc trưng cơbản của định hướng hoạt động hoá người học là sự học tập tự giác và sáng tạo củahọc sinh Để học sinh học tập tích cực tự giác cần làm cho học sinh biết biến nhucầu của xã hội thành nhu cầu nội tại của bản thân ḿình Để có tư duy sáng tạo th́phải tập luyện hoạt động sáng tạo thông qua học tập Muốn vậy ngay trong bài họcđầu tiên của môn học phải đặt HS vào vị trí của người nghiên cứu,người khám phá.Ngược lại nhờ cách học nghiên cứu khám phá và cách học sáng tạo đó mà học sinh

Trang 11

nắm vững kiến thức, biết sử dụng kiến thức mét cách linh hoạt rồi tiếp tục sáng tạo

ra cái mới Cách tốt nhất để h́nh thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lựcsáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cựccủa bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, h́nh thành quanđiểm đạo đức Vì vậy cần phải coi xây dựng phong cách “học tập sáng tạo” là cốtlõi của việc đổi mới PPDH

Ngày nay việc học tập của học sinh mang nhiều ý nghĩa tự học, c ̣òn ngườigiáo viên cần chú ý đến dạy cách học thông qua quá trình dạy học Trong khi khẳngđịnh vai tṛò của người giáo viên không hề suy giảm, cần phải thấy rằng tính chấtcủa vai tṛò này đã thay đổi: người GV không phải là nguồn phát thông tin duy nhất,không chỉ lo truyền thụ kiến thức, không phải là người làm mọi việc cụ thể trên lớp.Trách nhiệm chủ yếu của GV là làm các công việc sau:

+ Thiết kế: Lập kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch dạy học, bao gồm: mục đích,nội dung, phương pháp, phương tiện và h́ình thức tổ chức (tức là soạn giáo án theonhững yêu cầu mới, có chỉ rõ mục tiêu, nội dung, cách tổ chức và điều khiển họatđộng của HS, chỉ rõ hệ thống họat động của HS )

+ Ủy thác, tạo động cơ: Biến ý đồ của dạy học của GV thành nhiệm vụ họctập tự nguyện, tự giác của HS

+ Điều khiển: Điều khiển và tổ chức hoạt động của HS theo cá nhân haynhóm, kể cả điều khiển về mặt tâm lý, bao gồm sự động viên, trợ giúp, đánh giá

+ Thể chế hoá: Biến những kiến thức riêng của từng HS thành tri thức khoahọc của xã hội mà HS cần tiếp thu, tạo điều kiện cho HS vận dụng tri thức thu được

để giải quyết một số vấn đề liên quan trong đời sống và sản xuất

- Các biện pháp hoạt động hoá người học:

+ Khai thác nét đặc thù môn hoá học tạo ra các h́nh thức hoạt động đa dạng

phong phú giúp HS chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng trong giê học như:

Tăng cường sử dụng TN hoá học, các phương tiện trực quan

Trong giờ học cần sử dụng phối hợp nhiều h́ình thức hoạt động của HS như:

TN, dự đoán lí thuyết, mô h́ình hoá, giải thích, thảo luận nhóm giúp HS được

Trang 12

hoạt động tích cực chủ động

+ Đổi mới hoạt động học tập của HS và tăng thời gian dành cho HS hoạt

động trong giờ học Hoạt động của GV chú trọng đến việc thiết kế, hướng dẫn, điều

khiển các hoạt động và tư duy của HS khi giải quyết các vấn đề học tập thông quacác hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm GV cần động viên HS hoạt động nhiềuhơn trong giờ học, giảm tối đa các hoạt động nhận thức thụ động Việc tăng thờigian hoạt động của HS có thể thực hiện bằng nhiều cách như:

Giảm thuyết tŕình của GV xuống dưới 40-50% thời gian của một tiết học,tăng đàm thoại giữa thầy và tṛò, trong đó ưu tiên sử dụng PP đàm thoại nêu vấn đề.Tập luyện cho HS được thảo luận, tranh luận

Khi HS nghiên cứu sách giáo khoa tại lớp, GV cần đặt ra những câu hỏi tổnghợp, HS phải so sánh, khái quát hóa, suy luận nhằm khắc sâu và vận dụng sáng tạokiến thức Cần yêu cầu HS phát biểu nội dung theo ý hiểu của các em

mà không phụ thuộc vào từng từ trong sách

Dành thời gian thích đáng để chỉ dẫn, uốn nắn PP học tập của HS trên cơ sởluyện tập cho HS được trình bày về PP tiếp cận vấn đề và vận dụng tổng hợp, sángtạo kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập hay trong thực tiễn

+ Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động tích cực sáng tạo của HS Có thểthực hiện biện pháp này bằng nhiều cách như:

Thường xuyên sử dụng tổ hợp PPDH phức hợp - dạy học nêu vấn đề và dạycho HS giải quyết các vấn đề học tập (bài toán nhận thức) và các vấn đề có liênquan đến thực tiễn từ thấp đến cao

Tăng cường sử dụng các câu hỏi, bài tập để HS phải suy luận, sáng tạo, trong

đó có các bài tập sử dụng h́ình vẽ

Từng bước đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá cao (và ngàycàng cao) những biểu hiện chủ động sáng tạo của HS và đánh giá cao kiến thức về

TN hoá học, kĩ năng thực hành cũng như kĩ năng biết vận dụng sáng tạo kiến thức

để giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn

+ Sử dụng phương tiện kĩ thụât dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin

Trang 13

trong dạy học hoá học Các phương tiện kĩ thuật dạy học bao gồm: đèn chiếu, máy

chiếu phim, rađio, cacset, tivi, camera, máy vi tính …,cùng các giá mang thông tinnhư: bản trong (sử dụng cho máy chiếu hắt ), phim, đĩa và băng từ (sử dụng chocamera, máy vi tính, đầu kĩ thuật số…)

Máy chiếu hắt được sử dụng để tŕnh chiếu các h́ình ảnh tĩnh được in lên bảntrong, do đó có thể vẽ, in các h́ình vẽ, sơ đồ, bài tập, câu hỏi hệ thống hoá…để tiếtkiệm thời gian dành cho HS hoạt động

Sử dụng máy chiếu đa năng kết hợp cùng với máy vi tính cho phép ta đưa racác h́ình ảnh động phục vụ rất tốt cho việc mô tả các quá tŕnh hoá học, giúp các em

dễ dàng tưởng tượng hơn, tiết kiệm được thời gian hơn…

Hiện nay đã có nhiều phần mềm hoá học do các tác giả trong nước và cácphần mềm của nước ngoài phục vụ rất tốt cho việc dạy học hoá học ở trường phổthông như: phầm mềm xây dựng bài tập trắc nghiệm, TN ảo, biểu diễn cấu tạokhông gian của hợp chất hữu cơ, mô phỏng, đĩa CD, TN hoá học …

1.1.2.3 Phương pháp dạy học tích cực.[12]

Phương pháp dạy và học tích cực phát triển ở học sinh năng lực sáng tạo, nănglực giải quyết vấn đề, do đó nó đề cao vai trò của học sinh: Học bằng hoạt động,thông qua hoạt động của chính bản thân mình mà học sinh chiếm lĩnh kiến thức,hình thành năng lực và phẩm chất đạo đức, còn giáo viên chủ yếu giữ vai trò người

tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho học sinh có thể thực hiện thànhcông các hoạt động học tập Có thể nêu ra các dấu hiệu đặc trưng của phương phápdạy và học tích cực là:

- Những phương pháp dạy học có chú trọng đến việc tổ chức, chỉ đạo để ngườihọc trở thành chủ thể hoạt động, tự khám phá những kiến thức mà mình chưa biết.Khi giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, người học được đặt vào những tìnhhuống, họ được trực tiếp quan sát, thảo luận, trao đổi, được làm thí nghiệm, đượckhuyến khích đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề theo cách của mình, được độngviên trình bày quan điểm riêng của người học Qua đó, người học không nhữngchiếm lĩnh các kiến thức và kĩ năng mới mà còn làm chủ được cách thức xây dựng

Trang 14

kiến thức, do đó tính tự chủ và sáng tạo có cơ hội được rèn luyện.

- Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh phải trở thành trung tâm của quátrình giáo dục Giáo viên cần biết lập kế hoạch dạy học để hướng dẫn học sinh pháttriển các năng lực mà họ có thể sử dụng trong cuộc sống, trong và ngoài nhà trường,

ở hiện tại cũng như trong tương lai

- Những phương pháp dạy học có chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng,phương pháp và thói quen tự học từ đó mà tạo cho học sinh sự hứng thú, lòng hammuốn, khát khao học tập, khởi động lòng ham muốn vốn có trong mỗi học sinh đểgiúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống của xã hội phát triển, xã hội tri thức

- Những phương pháp dạy học chú trọng đến việc tăng cường học tập cá thể,phối hợp với học tập hợp tác theo nhóm, lớp học Khi áp dụng phương pháp dạy vàhọc tích cực thì giáo viên buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ làm việc,tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập của học sinh

- Những phương pháp dạy học có sự phối hợp sử dụng rộng rãi các phươngtiện trực quan, nhất là các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn như: máy vi tính, cácphần mềm dạy học đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo năng lực vànhu cầu của mỗi học sinh, giúp các em tiếp cận được với các phương tiện kĩ thuậthiện đại trong xã hội phát triển

- Những phương pháp dạy học có sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá

đa dạng khách quan, tạo điều kiện để học sinh được tham gia tích cực vào hoạt động

tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau Nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra đánhgiá phải đa dạng phong phú với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, máy vi tính vàphần mềm kiểm tra để đảm bảo tính khách quan, phản ánh trung thực tình trạngkiến thức của học sinh và quá trình đào tạo Sự thay đổi khâu đánh giá sẽ có tácđộng mạnh mẽ đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực

- Một số phương pháp dạy học tích cực

a Phương pháp trực quan

Là phương pháp dạy học có sử dụng các phương tiện trực quan bao gồm mọidụng cụ, đồ dùng, thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp dùng trong quá trình

Trang 15

dạy học

b Phương pháp đàm thoại tìm tòi

Đàm thoại tìm tòi là phương pháp trao đổi giữa GV và HS, trong đó thầy đặt ramột hệ thống câu hỏi “dẫn dắt” gắn bó logic với nhau để trò lần lượt trả lời, đồngthời có thể trao đổi qua lại dưới sự chỉ đạo của thầy Qua hệ thống hỏi – đáp, tròlĩnh hội được nội dung của bài học

Có ba phương án cơ bản sử dụng phương pháp đàm thoại:

- GV đặt ra hệ thống những câu hỏi riêng rẽ rồi chỉ định HS trả lời Nguồnthông tin cho cả lớp là tổ hợp các câu trả lời của HS

- GV đặt cho cả lớp một câu hỏi chính, HS lần lượt trả lời từng bộ phận củacâu hỏi đó Người sau bổ sung cho người trước, cuối cùng GV chỉnh lí, kết luận vềkiến thức HS cần nắm vững

- GV nêu ra câu hỏi chính, kèm theo những gợi ý nhằm tổ chức cho HS tranhluận hoặc đặt ra những câu hỏi phụ cho nhau để giúp nhau giải đáp

Nhìn chung phương pháp dạy học này thường được sử dụng nhiều vì qua cáccâu hỏi, GV tìm hiểu được việc nắm và vận dụng kiến thức của HS, biết được điểmyếu, điểm mạnh của HS để kịp thời có biện pháp điều chỉnh Hơn nữa, nó đảm bảođược hiệu quả giờ ôn tập, luyện tập

c Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề (PP phát hiện và GQVĐ) [13] Khái niệm: Dạy học phát hiện và GQVĐ là quan điểm dạy học nhằm phát triển

năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề HS được đặt trong tìnhhuống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việcgiải quyết vấn đề giúp HS lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức Dạyhọc phát hiện và GQVĐ là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thứccủa HS, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lựckhác nhau của HS

Cấu trúc của một bài học theo PP phát hiện và GQVĐ thường gồm 3 giai đoạn và 10 bước :

Giai đoạn 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức

Trang 16

+ Tạo tình huống có vấn đề

+ Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh

+ Phát biểu vấn đề cần giải quyết

Giai đoạn 2: Giải quyết vấn đề đặt ra

+ Đề xuất cách giải quyết

+ Lập kế hoạch giải quyết

+ Thực hiện kế hoạch giải quyết

Giai đoạn 3: Kết luận

+ Thảo luận kết quả và đánh giá

+ Khẳng định hay bác bỏ giải thuyết nêu ra

+ Phát biểu kết luận

+ Đề xuất vấn đề mới

Khâu quan trọng nhất trong PPDH này là tạo tình huống có vấn đề, điềuchưa biết là yếu tố trung tâm gây sự hứng thú nhận thức, kích thích tư duy, tính tựgiác tích cực trong hoạt động nhận thức của HS Trong dạy học hóa học, GV có thể

sử dụng thí nghiệm hoá học, bài tập nêu vấn đề để tạo tình huống có vấn đề

Như vậy, trong dạy học phát hiện và GQVĐ, GV đưa HS vào tình huống cóvấn đề rồi giúp HS tự lực giải quyết vấn đề đặt ra Bằng cách đó HS vừa nắm đượctri thức, vừa nắm được phương pháp nhận thức tri thức đó, tư duy sáng tạo pháttriển, HS còn có được khả năng phát hiện vấn đề và vận dụng kiến thức vào tìnhhuống mới

Có thể tổ chức các hoạt động học tập theo các mức độ HS tham gia phát hiện và giải quyết vấn đề:

- Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu vấn đề, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề HS thựchiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV GV đánh giá kết quả làm việccủa HS

- Mức 2: GV đặt vấn đề, nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm cách giải quyết vấn đề HSthực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần GV và HS cùngđánh giá

Trang 17

- Mức 3: GV cung cấp thông tin, tạo tình huống có vấn đề HS phát hiện và xácđịnh vần đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp HS thực hiệncác cách giải quyết vần đề GV và HS cùng đánh giá.

- Mức 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộngđồng, lựa chọn vấn đề giải quyết HS giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệuquả, có ý kiến bổ sung của GV khi kết thúc

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng:

Điều kiện thực hiện phương pháp này có hiệu quả khi:

d Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề

Là phương pháp dùng lời để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chitiết dễ hiểu cho học sinh tiếp thu Phương pháp này được sử dụng lâu đời nhất tronglịch sử dạy học

Trước một vấn đề hoàn toàn mới hay tóm tắt các kiến thức đã học, GV có thểtrình bày bài giảng với một khối lượng kiến thức lớn cho nhiều người cùng nghe,đối với HS sẽ dễ hiểu vấn đề

Tuy nhiên, đây là phương pháp độc thoại, HS bị rơi vào tình trạng thụ động,phải cố gắng nghe để hiểu, để ghi nhớ

Nhiệm vụ của GV khi diễn giảng là làm nổi bật những điểm cơ bản trong toàn

bộ bài giảng hoặc từng phần Để đạt được hiệu quả cao trong giờ học, GV cầnchuẩn bị chu đáo:

- Nêu bật được những điểm cơ bản nhất, quan trọng nhất dưới dạng các vấn đề,các câu hỏi, và giải quyết dần từng vấn đề

- Hệ thống được các kiến thức cần nhớ, cần hiểu

- Chỉ ra được các kiến thức HS thường hiểu sai hoặc nhầm lẫn

Trang 18

Giáo viên thường sử dụng phương pháp này khi tiến hành tóm tắt các nội dungkiến thức cần nhớ trong bài ôn tập, thể hiện mối liên hệ kiến thức trong một phầnhay toàn bộ chương trình.

e Phương pháp dạy học theo nhóm

Phương pháp dạy học này được đánh giá là phương pháp dạy học tích cực,hướng vào HS và đạt hiệu quả cao Trong đó thảo luận nhóm đóng vai trò chủ yếunhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, đồng thờiphát huy cao độ khả năng hợp tác, giúp đỡ nhau học tập Mỗi cá nhân HS được giúpđỡ nhau trong hoạt động chung nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập HS học đượcphương pháp hợp tác, trình bày và bảo vệ ý kiến riêng của mình

Dạy học theo nhóm dưới sự tổ chức và điều khiển của GV, HS chia thành từngnhóm nhỏ rồi liên kết lại với nhau trong một hoạt động chung, với phương thức tácđộng qua lại của các thành viên và bằng trí tuệ tập thể để hoàn thành các nhiệm vụhọc tập

Cấu trúc chung của quá trình dạy học theo nhóm:

Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu Tự nghiên cứu cá nhân

Tổ chức thảo luận nhóm Hợp tác với các bạn trong nhóm

Tổ chức thảo luận lớp Hợp tác với các bạn trong lớpKết luận, đánh giá Tự đánh giá, tự điều chỉnhPhương pháp này được sử dụng trong trường phổ thông như một phương pháptrung gian giữa hoạt động độc lập của từng HS với hoạt động chung của cả lớp.Phương pháp này còn bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gianhạn định cho một tiết học nên GV phải biết tổ chức hợp lí và HS đã quen với hoạtđộng này thì mới có kết quả tốt Mỗi tiết học chỉ nên tổ chức từ một đến ba hoạtđộng nhóm, mỗi hoạt động cần 5 đến 10 phút

Hoạt động trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân cônghợp tác trong lao động xã hội, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức cộngđồng Mô hình này nhằm chuẩn bị cho HS thích ứng với đời sống xã hội trong đómỗi người sống và làm việc theo phân công hợp tác với tập thể cộng đồng

Trang 19

Ngoài ra còn có một số phương pháp dạy học theo hướng tích cực như:Phương pháp grap dạy học trong dạy học hoá học, phương pháp algorit dạy họctrong dạy học hoá học, dạy học theo hoạt động, …

1.2 Phương tiện dạy học và đổi mới phương tiện dạy học hóa học THPT

1.2.1 Phương tiện dạy học hóa học [12]

1.2.1.1 Khái niệm phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học là tập hợp các đối tượng vật chất (sự vật, hiện tượng,thiết bị và mô hình đại diện cho hiện thực khách quan) được GV sử dụng với tưcách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS Nó là nguồn trithức phong phú sinh động, là phương tiện giúp cho HS lĩnh hội tri thức và rèn luyện

kĩ năng, kĩ xảo

1.2.1.2 Các phương tiện dạy học trong dạy học hóa học

Phương tiện dạy học cơ bản phổ biến rộng rãi trong nhà trường bao gồm 4 loại:

- Phương tiện trực quan

- Các phương tiện kĩ thuật dạy học

- Thí nghiệm nhà trường (gồm các thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm, hóa chất,

kĩ thuật tiến hành các thí nghiệm trong nhà trường)

- Sách giáo khoa

Ở phần này chỉ xét các phương tiện trực quan và các phương tiện kĩ thuật dạy học,trong đó có các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông

* Các loại phương tiện trực quan trong dạy học hóa học

+ Mẫu vật: vật thật, mẫu vật phân phát (mẫu các chất hóa học, kim loại, phi kim,

hợp kim, các loại dầu mỏ, tơ, lụa), các sản phẩm nhân tạo (cao su, tơ lụa, gốm sứ,thủy tinh, polime,…), các bộ sưu tập (về quặng kim loại, về nguyên liệu và sảnphẩm sản xuất gang, thép, )

+ Mô hình: như mô hình cấu tạo nguyên tử, mô hình obitan nguyên tử, mô hình

cấu tạo phân tử một số hợp chất hữu cơ như metan, etilen, axetilen, benzen…

Trang 20

+ Hình vẽ, sơ đồ: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bảng tính tan, sơ đồ

cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố hóa học, sơ đồ cấu tạo lò luyện gang vàthép, lò quay sản xuất clanh-ke…

+ Tranh vẽ, ảnh: Ảnh một số nhà máy sản xuất, ảnh một số nhà khoa học nổi

tiếng…

* Các loại phương tiện kĩ thuật dạy học:

Các phương tiện kĩ thuật dạy học bao gồm các phương tiện nghe – nhìn và cácmáy dạy học, trong đó các phương tiện nghe – nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất Các phương tiện nghe – nhìn bao gồm:

+ Các giá mang thông tin: bản trong, phim, băng từ ghi âm, băng từ ghi hình,

đĩa ghi âm, đĩa ghi hình,…

+ Các máy móc chuyển tải thông tin ghi ở các giá mang thông tin: đèn chiếu

hắt, đèn chiếu đa năng (Projector), máy chiếu phim, radio, băng, máy thu hình (tivi), máyghi hình (camera), đầu video, máy vi tính

1.2.1.3 Vai trò của phương tiện dạy học trong dạy học hóa học

- Cung cấp cho HS những kiến thức đầy đủ, rõ ràng, chính xác, sâu sắc, bền

vững Phương tiện dạy học được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, là xuất xứ của

kiến thức để HS tìm kiếm, phát hiện, xây dựng kiến thức hóa học mới, hoặc với tưcách kiểm tra lí thuyết Phương tiện dạy học có thể được sử dụng trong tất cả cáckhâu của quá trình dạy học, được dùng trong nghiên cứu tài liệu mới, trong khâuhoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo Dùng các phương tiện dạy học trong dạy họchóa học nên HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh, hiểu bài sâu sắc và nhớ bài lâu hơn.Khi nghiên cứu thế giới vi mô như nguyên tử, ion, phân tử thì vai trò của phươngtiện dạy học lại càng quan trọng

- Làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập hóa học, nâng

cao lòng tin của HS vào khoa học Nội dung học tập hóa học sinh động hơn là do

phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái trừu tượng, đơn giản hóa những máymóc thiết bị quá phức tạp, giúp làm sáng tỏ cấu tạo của các dụng cụ máy móc phức

Trang 21

tạp trong sản xuất hóa học Cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn là thí nghiệm Nó làtiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, giúp HS có lòng tin vào khoa học.

- Phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực tư

duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa), tính tích cực tự giác, óc sáng tạo của HS, làm thay đổi phong cách tư duy và hành động của các em Khi sử dụng các

phương tiện dạy học, HS sẽ tăng cường sức chú ý, quan sát đối với các hiện tượngnghiên cứu, dễ dàng tiến hành các quá trình phân tích, tổng hợp các hiện tượng đểrút ra kết luận chính xác

- Tăng năng suất lao động của giáo viên và học sinh Sử dụng phương tiện

dạy học giúp GV tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình học tập của HS; Tiết kiệm đượcthời gian trên lớp trong mỗi tiết học, giải phóng GV khỏi những công việc đơn thuần:đọc cho HS chép câu hỏi, bài tập, vẽ sơ đồ, mô tả dụng cụ thí nghiệm…; Việc kiểmtra, đánh giá kết quả học tập của HS được thuận lợi và có hiệu quả cao hơn Như vậy,phương tiện dạy học giúp tối đa hóa thời gian học tập, tối thiểu hóa các lao động cấpthấp, tạo thuận lợi cho các mối quan hệ tương tác thầy – trò, trò – trò

1.2.2 Sử dụng phương tiện dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực[11], [12], [14], [19]

Trong các phương tiện dạy học hóa học, thí nghiệm hóa học có vai trò rất quantrọng Dưới đây chúng tôi trình bày những phương pháp dạy học tích cực có sử dụngthí nghiệm hóa học và cách sử dụng một số phương tiện dạy học khác

1.2.2.1 Sử dụng thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực.

Trong dạy học hoá học, thí nghiệm hoá học thường được sử dụng để chứngminh, minh hoạ cho những thông báo bằng lời của GV về các kiến thức hoá học.Thí nghiệm cũng được dùng làm phương tiện để nghiên cứu tính chất các chất, hìnhthành các khái niệm hoá học Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học được coi làtích cực khi thí nghiệm hoá học được dùng làm nguồn kiến thức để HS khai thác,tìm kiếm kiến thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận líthuyết, hình thành khái niệm Các thí nghiệm dùng trong giờ dạy hoá học chủ yếu

do HS thực hiện nhằm nghiên cứu kiến thức, kiểm tra giả thuyết, dự đoán Các thí

Trang 22

nghiệm phức tạp được GV biểu diễn và cũng được thực hiện theo hướng nghiêncứu Các dạng sử dụng thí nghiệm hoá học nhằm mục đích minh hoạ, chứng minhcho lời giảng được hạn chế dần và được đánh giá là ít tích cực Thí nghiệm hoá họcđược tiến hành theo phương pháp nghiên cứu do GV biểu diễn hay do HS, nhóm

HS tiến hành đều được đánh giá là có mức độ tích cực cao

a Sử dụng theo phương pháp kiểm chứng:

Có thể dùng thí nghiệm hóa học để kiểm chứng lại các lí thuyết đã học hoặc

để kiểm chứng những dự đoán, suy lí lí thuyết Với những kiến thức mà HS đã biếtđược dạy lại với mục đích mở rộng, đào sâu kiến thức hoặc với những kiến thức cóthể dự đoán được từ các lí thuyết đã học (đa số thí nghiệm về tính chất của hợp chất

vô cơ học ở trung học phổ thông được sử dụng theo phương pháp này)

b Sử dụng theo phương pháp nghiên cứu:

Khi sử dụng phương pháp này học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng, đềxuất các giả thuyết khoa học, những dự đoán, những phương án giải quyết vấn đề

và lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết Thí nghiệm hóa học được dùng như lànguồn kiến thức để HS nghiên cứu tìm tòi, như là phương tiện xác nhận tính đúngđắn của các giả thuyết, dự đoán khoa học đưa ra Người GV cần hướng dẫn các hoạtđộng của HS như:

- Học sinh hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu

- Nêu ra các giả thuyết, dự đoán khoa học trên cơ sở kiến thức đã có

- Lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết

- Quan sát, mô tả đầy đủ các hiện tượng thí nghiệm

- Xác nhận giả thuyết, dự đoán đúng qua kết quả của thí nghiệm

- Giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học và rút ra kết luận

Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu sẽ giúp HS hình thành kĩnăng nghiên cứu khoa học hoá học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

c Sử dụng theo phương pháp nêu vấn đề:

Trong dạy học nêu vấn đề khâu quan trọng nhất là xây dựng bài toán nhậnthức hay tạo ra các tình huống có vấn đề Trong dạy học hoá học ta có thể dùng

Trang 23

movie thí nghiệm, hình ảnh để tạo ra mâu thuẫn nhận thức, gây ra nhu cầu tìmkiếm kiến thức mới trong HS Khi dùng movie thí nghiệm để tạo tình huống có vấn

đề, có thể tiến hành như sau:

- Giáo viên nêu ra vấn đề cần nghiên cứu bằng movie thí nghiệm.

- Tổ chức cho HS dự đoán kết quả thí nghiệm, hiện tượng sẽ xảy ra trên cơ sở

kiến thức đã có của HS

- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng Hiện tượng của thí nghiệm không đúng

với đại đa số dự đoán của HS sẽ tạo ra mâu thuẫn nhận thức, kích thích HS tìm tòigiải quyết vấn đề Kết quả là HS nắm vững kiến thức, tìm ra con đường giải quyếtvấn đề và có niềm hứng thú khám phá

d Sử dụng theo phương pháp đối chứng:

Để hình thành khái niệm hoá học giúp HS có kết luận đầy đủ, chính xác vềmột quy tắc, tính chất của các chất cần hướng dẫn HS sử dụng thí nghiệm hóa học ởdạng đối chứng để làm nổi bật, khắc sâu nội dung kiến thức mà HS cần chú ý.Từcác thí nghiệm đối chứng, tiến hành và quan sát sẽ rút ra được nhận xét đúng đắn,xác thực và nắm được phương pháp giải quyết vấn đề học tập bằng thực nghiệm

GV cần chú ý HS cách tiến hành thí nghiệm đối chứng, dự đoán hiện tượng trongcác thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận về kiến thức thu được

Trong dạy học hoá học, phương pháp nghiên cứu và phương pháp nêu vấn đềđược đánh giá là phương pháp dạy học tích cực vì tư liệu điện tử được dùng làmnguồn kiến thức để HS khai thác, tìm kiếm rút ra tính chất hóa học, hình thành cáckhái niệm, giúp HS cách tư duy độc lập, tự lực sáng tạo và có kĩ năng nghiên cứutìm tòi

1.2.2.2 Sử dụng phương tiện dạy học khác theo hướng dạy học tích cực.

Ngoài thí nghiệm hoá học, GV còn sử dụng các phương tiện dạy học hoá họckhác như: mô phỏng, sơ đồ, hình vẽ, biểu bảng, phương tiện nghe nhìn (máy chiếu,bản trong, băng hình, máy tính, …) Phương tiện dạy học được sử dụng trong cácloại bài dạy hoá học nhưng phổ biến hơn cả là các bài hình thành khái niệm, nghiêncứu các chất Các bài dạy hoá học có sử dụng phương tiện dạy học đều được coi là

Trang 24

giờ học tích cực nhưng nếu GV dùng phương tiện dạy học là nguồn kiến thức để HStìm kiếm, phát hiện, kiến tạo kiến thức mới sẽ là các giờ học có tính tích cực caohơn nhiều.

Hoạt động của GV:

- Nêu mục đích và phương pháp quan sát phương tiện trực quan

- Trưng bày phương tiện trực quan và nêu yêu cầu quan sát

- Nêu yêu cầu nhận xét, kết luận và giải thích

Hoạt động tương ứng của HS:

- Nắm được mục đích nghiên cứu qua phương tiện trực quan

- Quan sát phương tiện trực quan, tìm ra những kiến thức cần tiếp thu

- Rút ra nhận xét, kết luận về những kiến thức cần lĩnh hội qua các phương tiệntrực quan đó

a Sử dụng mô hình, hình vẽ

Thực hiện một cách đa dạng dưới các hình thức như :

- Dùng mô hình, hình vẽ, sơ đồ, … có đầy đủ chú thích là nguồn kiến thức để HSkhai thác thông tin, hình thành kiến thức mới Ví dụ như các hình vẽ dụng cụ điềuchế các chất giúp HS nắm được các thông tin về thiết bị, dụng cụ, hoá chất dùng đểđiều chế chúng

- Dùng hình vẽ, sơ đồ, … không có đầy đủ chú thích giúp học sinh kiểm tra cácthông tin còn thiếu

- Dùng hình vẽ, mô hình, … không có chú thích nhằm yêu cầu HS phát hiện kiếnthức ở mức độ khái quát hoặc kiểm tra kiến thức, kĩ năng

Ví dụ: Dụng cụ dưới đây dùng để điều chế chất khí nào trong số các khí sau:

O 2 , Cl 2 , H 2 , NO, N 2 , CO 2 , CH 3 Cl ,CFCl 3 Hãy xác định các chất trong dụng cụ A, B được dùng để điều chế các khí đó.

Trang 25

Như vậy HS phải quan sát hình vẽ, phân tích đi đến nhận xét khái quát:

- Chất khí được điều chế phải nặng hơn không khí và không tác dụng với khôngkhí ở nhiệt độ thường

- Chất khí được điều chế bằng tương tác của một chất rắn với một chất lỏnghoặc tương tác giữa một chất lỏng với một chất lỏng

Từ sự phân tích khái quát đó HS xác định dụng cụ trên được dùng để điều chếcác chất khí: O2, Cl2, CO2

Các chất dùng để điều chế các khí đó được chứa trong:

- Dụng cụ A: H2O2, HClđ , dd HCl hoặc H2SO4

- Dụng cụ B: MnO2, KMnO4, CaCO3

b Sử dụng bản trong và máy chiếu:

Thực tế dạy học đã xác định sử dụng bản trong và máy chiếu đã trợ giúp tíchcực cho quá trình dạy học hoá học ở tất cả các cấp học, bậc học Việc sử dụng bảntrong, máy chiếu rất đa dạng giúp cho GV cụ thể hoá các hoạt động một cách rõràng và tiết kiệm được thời gian cho các hoạt động của GV và HS Bản trong vàmáy chiếu có thể được sử dụng trong các hoạt động:

- Đặt câu hỏi kiểm tra: Giáo viên thiết kế câu hỏi, làm bản trong và chiếu lên

- GV giao nhiệm vụ, điều khiển các hoạt động của HS (qua phiếu học tập), GVthiết kế nhiệm vụ, làm bản trong,chiếu lên và hướng dẫn HS thực hiện

- Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tính chất các chất

- Giới thiệu mô hình, hình vẽ mô tả thí nghiệm… GV chụp vào bản trong, chiếulên cho HS quan sát, nhận xét…

- Tóm tắt nội dung, ghi kết luận, tổng kết một vấn đề học tập, lập sơ đồ tổng kếtvào bản trong rồi chiếu lên

Trang 26

- Chữa bài tập, bài kiểm tra: GV in nội dung bài giải, đáp án vào bản trong vàchiếu lên.

Hoạt động của HS chủ yếu là đọc thông tin trên bản trong, tiến hành các hoạtđộng học tập và dùng bản trong để viết kết quả hoạt động (câu trả lời, báo cáo kếtquả hoạt động, nhận xét, kết luận…) rồi chiếu lên để cho cả lớp nhận xét đánh giá

1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học [2], [8], [9], [22]

Hiện nay, thế giới đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảotrong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệthông tin (CNTT) CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tốnăng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UWcủa Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTTphục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngànhgiáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trongcông tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao chongành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg;Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạngInternet và tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết

bị ghi âm, chụp hình, quay phim, máy quét hình, và một số thiết bị khác, tạo cơ sở

hạ tầng CNTT cho GV sử dụng vào quá trình dạy học của mình

Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phươngpháp và hình thức dạy học Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiếntạo, dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điềukiện để ứng dụng rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theonhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyềnthông Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theohình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình Nếu trước kiangười ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho HS nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phảiđặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho HS các phương pháp học chủ động

Trang 27

Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức vàthực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sángtạo của HS Như vậy, việc chuyển từ “lấy GV làm trung tâm” sang “lấy HS làmtrung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũngđạt được những thành tựu đáng kể như: ChemOffice, Cabri, Crocodile, ChemWin,Violet, … , hệ thống www, Elearning và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác Do

sự phát triển của CNTT và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công

cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng Nhờ có

sử dụng các phần mềm dạy học này mà HS trung bình, thậm chí HS trung bình yếucũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập Phần mềm dạy học được sửdụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của GV tới từng gia đình HS thông qua hệthống mạng Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trênmáy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạytheo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hìnhhiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thuhút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi HS Thông qua giáo án điện tử, GV cũng cónhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho HS hoạt động nhiều hơntrong giờ học Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT và truyền thông

đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy vàquan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người

Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng caomột bước cơ bản chất lượng học tập cho HS, tạo ra một môi trường giáo dục mangtính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyềnthống, HS được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động khám phá, tìm kiếm trithức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình

Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng CNTT so với phương pháp dạydạy truyền thống là:

Trang 28

- Môi trường thông tin đa phương tiện kết hợp hình ảnh, video, âm thanh, văn bản,biểu đồ, … được trình bày sinh động tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức,gây hứng thú học tập nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan.

- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong

tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điềukiện nhà trường

- Công nghệ và trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mangtính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau; lànguồn thông tin phong phú, sinh động, lượng thông tin truyền đạt cao trong thờigian ngắn

- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và vớingười sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet,…có thể được khai thác đểtạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để HS học tậpvới các hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc tronggiao lưu

Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênhchữ, âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý,

HS có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới Đây là một côngdụng lớn của CNTT và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học

Có thể khẳng định rằng, môi trường CNTT và truyền thông chắc chắn sẽ có tácđộng tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS và điều này làm nảy sinh những lýthuyết học tập mới

1.4 Cơ sở lí luận về tư liệu điện tử (TLĐT) [18]

1.4.1 Khái niệm tư liệu điện tử

TLĐT là các tài liệu dạy học được số hóa theo một cấu trúc, định dạng và kịchbản nhất định được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy và học qua máytính Dạng thức số hóa có thể là văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh,video clip, các ứng dụng tương tác và hỗn hợp của các dạng thức nói trên TLĐT

Trang 29

bao gồm tư liệu tĩnh và tư liệu đa phương tiện Tư liệu tĩnh là các file text, slide,bảng dữ liệu Tư liệu đa phương tiện có thể gồm những loại sau đây:

- Các file âm thanh để minh họa hay diễn giảng kiến thức

- Các file flash hoặc tương tự được tạo ra từ các phần mềm đồ họa dùng để

mô phỏng kiến thức

- Các file video được lưu trữ trong các định dạng mpeg, avi hay các địnhdạng có hiệu ứng tương tự

- Các file trình diễn tổ hợp các thành phần trên theo một cấu trúc nào đó

1.4.2 Đặc điểm của tư liệu điện tử

Người học luôn được tiếp xúc, nắm bắt thông tin từ nhà trường, trong lớp học

và các tổ chức khác, điều này có tác động quan trọng thúc đẩy HS học tập Tất cảcác giao tiếp nói trên đều được TLĐT chuyển tải qua tất cả các dạng truyền thông(media) như: văn bản, âm thanh, hình ảnh và hình ảnh động

TLĐT sử dụng trong giáo dục phải đạt các yêu cầu sau: đơn giản, gọn nhẹ dễ mang theo, dễ sử dụng, không đòi hỏi hệ thống thiết bị phức tạp và đặc biệt là giá thành rẻ, chi phí sử dụng thấp để tạo thuận lợi cho việc dạy và học có thể chủ động

mọi lúc, mọi nơi

Như vậy TLĐT là tài liệu được sử dụng thông qua các thiết bị điện tử, nó có thể thay thế người GV để truyền đạt kiến thức đồng thời HS có thể phần nào tìm kiếm được các giải đáp khi có thắc mắc cần hỏi Ngoài ra TLĐT cần có khả năng rèn luyện tư duy và kỹ năng cho HS, có thể tạo được những tương tác hai chiều người - máy.

1.4.3 Những ưu điểm và hạn chế của tư liệu điện tử

1.4.3.1 Ưu điểm

- GV sử dụng tư liệu điện tử tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS nghiên cứu bàihọc HS cũng có thể sử dụng đĩa tư liệu để tự học trên máy tính

- Chuyển tải được thông tin kiến thức bằng đầy đủ các media: văn bản, hình ảnh,

âm thanh và tiếng nói, hình ảnh động (video)

- Có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc, sử dụng nhiều lần, lặp lại từng phần tùy nhu cầu

Trang 30

- Kích thước gọn nhẹ, dễ dàng mang theo người, sử dụng dễ dàng, chỉ cần có mộtmáy tính với cấu hình vừa phải.

- Giá thành rẻ, chỉ bằng 25 - 30% so với giáo trình in cùng khối lượng nội dung

- Khả năng tái sử dụng rất cao: có thể chỉnh sửa (cỡ chữ, màu sắc, các thao tác cánhân hóa tùy theo sở thích người sử dụng) nếu cần, sử dụng độc lập trên web vàtrên cácn phương tiện lưu trữ khác (USB, CD, )

- Dễ vận chuyển đến mọi nơi thông qua gửi e-mail hoặc truyền tệp trên mạng

- Dễ dàng đưa vào các thư viện điện tử hiện đang rất phát triển

1.4.3.2 Hạn chế

- Do hạn chế về tốc độ đường truyền nên các tư liệu điện tử đặt trên mạnghoặc trong đĩa CD chủ yếu là dạng text, hình ảnh, ít dùng media đa phương tiện(video, âm thanh), nếu sử dụng nhiều media thì tốc độ truyền tải của tư liệu sẽchậm

- Việc học qua tư liệu điện tử sẽ có một số vấn đề HS khó tiếp thu hơn so vớiđược nhìn và nghe giảng trực tiếp, ví dụ đối với những phần thao tác thực hành HScần được nhìn kỹ cách làm mẫu của GV

- Mặt khác cũng có một số trường không đáp ứng được đủ phương tiện dạy họchiện đại nên không phải lúc nào cũng có thể sử dụng tư liệu điện tử trong dạy học

1.4.4 Sử dụng một số phần mềm để xây dựng tư liệu điện tử

Hiện nay có rất nhiều phần mềm có thể xây dựng tư liệu điện tử như: LectoraEnterprise Edition, LectureMaker, Adobe Dream Weaver CS3, Adobe Presenter 7

Qua một thời gian tìm hiểu, chúng tôi đi đến việc lựa chọn phần mềm

Lectora Enterprise Edition Sở dĩ tôi sử dụng Lectora làm công cụ để xây dựng đĩa

tư liệu điện tử vì nó có một số ưu điểm sau :

+ Dễ sử dụng, thao tác đơn giản do Lectora làm việc chủ yếu bằng biểu tượng.+ Các trang liên kết với nhau bằng cách link, vì thế thuận lợi cho việc xâydựng đĩa tư liệu dưới dạng Web

+ Sản phẩm được đóng gói thành file chạy autorun dưới nhiều dạng: Rom, HTML, SCORM, hay single file Executable đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu

Trang 31

CD-của một phần mềm xây dựng tư liệu điện tử.

Ngoài ra chúng tôi sử dụng một số phần mềm tiện ích khác:

* Phần mềm viết và vẽ công thức cấu tạo ChemOffice

Chương trình ChemOffice có rất nhiều tính năng và hỗ trợ nhiều chương trìnhhóa học khác Trong ChemOffice chúng tôi sử dụng chủ yếu 2 chương trình:

- Chem3D Ultra 10.0: dùng để vẽ hoặc chuyển công thức dạng 2D sang 3D

- ChemDraw Ultra 10.0: dùng để vẽ công thức cấu tạo (dạng 2D) của các chất

vô cơ và hữu cơ, từ công thức có thể biết tên chất hoặc ngược lại, có thể viết tên gọicủa chất, sau đó ChemDraw có thể tự vẽ công thức cấu tạo của chất

* Phần mềm SWF & FLV Converter

Phần mềm SWF & FLV Converter giúp chuyển đổi định dạng swf, flv, exe…

sang định dạng avi, images…

* Phần mềm Total Video Converter (TVC)

TVC hỗ trợ chuyển đổi qua lại hơn 30 định dạng file video phổ biến hiện nay(trong đó có đuôi Flv mà rất ít các chương trình khác có) và hỗ trợ cả các loại file

âm thanh

* Phần mềm Adobe Photoshop CS3

Adobe Photoshop CS3 là một phần mềm xử lý ảnh chuyên nghiệp Photoshop

cho phép chỉnh sửa ảnh, ghép ảnh, phục chế ảnh, … một cách dễ dàng và hiệu quả

1.5 Thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông

1.5.1 Điều tra thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông

1.5.1.1 Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có ứng dụngCNTT trong dạy học hóa học trong trường Trung học phổ thông (THPT) tại huyệnGia Lâm thành phố Hà Nội

1.5.1.2 Đối tượng điều tra

Tiến hành thăm dò ý kiến của các GV bộ môn hóa tại 5 trường THPT thuộc

Trang 32

huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012(xem phiếu điều tra số 1 ở phụ lục).

Bảng 1.1 Địa điểm điều tra

1.5.1.3 Kết quả điều tra

Bảng 1.2 Thâm niên công tác

Thâm niên giảng dạy

xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không dùng

Bảng 1.4 Ảnh hưởng của cơ sở vật chất

Điều kiện cơ sở vật Số phiếu Tỉ lệ % có ứng dụng công nghệ thông

Trang 33

Dù đều công nhận vai trò của CNTT trong dạy học ngày nay nhưng đa số

GV vẫn chỉ sử dụng các hoạt động đơn giản, ít sử dụng đến sự hỗ trợ của các thiết

bị, máy móc đặc biệt và CNTT (Ví dụ dạng: Phiếu học tập, thảo luận câu hỏi, báocáo TNG ) hoặc chỉ sử dụng CNTT như là công cụ để soạn giáo án, hay trình chiếubài giảng bằng powerpoint hỗ trợ viết bảng Nguyên nhân do trình độ tin học vàthời gian còn hạn chế do HS thiếu sự hợp tác, kết hợp nhịp nhàng, thiếu chủ động,cách bố trí lớp học của các trường để chia nhóm, góc chưa thuận lợi…

Như vậy, việc ứng dụng CNTT trong dạy học Hoá học của giáo viên đã vàđang rất phát triển Hiện nay, tư liệu dạy học điện tử hóa học được tìm thấy ở nhiềutrang web, và các đề tài luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoahóa học với số lượng khá lớn, Tuy nhiên, tư liệu dạy học điện tử vẫn chưa đượcbiên soạn một cách hệ thống, tài liệu hướng dẫn sử dụng chưa đáp ứng được yêucầu cấp thiết của GV và HS Nhiều GV vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn tư

Trang 34

liệu điện tử cho từng phần, từng bài học Đã có nhiều bài giảng sử dụng tư liệu điện

tử nhưng GV vẫn chưa biết cách lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để khaithác các kiến thức từ hệ thống tư liệu dạy học điện tử theo hướng tích cực sao chohiệu quả

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, thông qua các cơ sởđược điều tra và thực trạng ở một số trường Trung học phổ thông, chúng tôi thấyrằng: Việc xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu dạy học điện tử môn hóa học 11nâng cao Trung học phổ thông góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướngdạy học tích cực là hết sức cần thiết Tư liệu dạy học điện tử giúp HS có thể nắmbắt được các khái niệm khó, trừu tượng một cách nhanh chóng mà không phải phụthuộc quá nhiều vào lời giảng diễn tả của GV Nhờ đó GV không mất nhiều thờigian vào việc diễn giảng mà dành thời gian đó hướng dẫn HS học cách học Mặtkhác nó chính là nguồn tư liệu quý giá của mỗi GV để sử dụng, từ đó tiếp tụcnghiên cứu, xây dựng hoàn thiện thêm những hệ thống tư liệu mới, tiếp cận đượcvới CNTT và bắt nhịp được với sự phát triển về CNTT và truyền thông như vũ bãocủa thế giới

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU DẠY HỌC

ĐIỆN TỬ HÓA HỌC 11 - NÂNG CAO

(Chương 8, chương 9)

2.1 Phân tích cấu trúc chương trình sách giáo khoa phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao [5], [26]

Trang 35

Phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao gồm hai chương:

- Chương 8: Dẫn xuất halogen, ancol – phenol

- Chương 9: An đehit, xeton – Axit cacboxylic

- Về nội dung: Trong nội dung mỗi bài đều giới thiệu về khái niệm, phân laoị, đồng phân, danh pháp và tính chất của các loại hợp chất có nhóm chức halogen

và OH Các kiến thức mới được giới thiệu sau khi học sinh đã có một số kiến thức chung về hóa học hữu cơ như đồng đẳng, đồng phân, thuyết cấu tạo hóa học do đó trong phương pháp giảng dạy cần khai thác mối quan hệ cấu tạo – tính chất giúp học sinh hoạt động tư duy có hiệu quả

+ Giữa halogen và ancol, anđehit và axit cacboxulic có những nét tương tự nhau về cách viết công thức cấu tạo và gọi tên do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận biết đặc điểm này từ đó đưa ra mối liên hệ và phương pháp học chung cho phần kiến thức trên

+ Cần lưu ý các phản ứng điều chế cập nhật theo các phương pháp hiện đại đang dược sử dụng

+ Đưa ra những tư liệu về các sản phẩm được sản xuất từ dẫn xuất halogen, ancol – phenol, anđehit và axit cacboxylic được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay

2.1.1 Mục tiêu Chương 8: Dẫn xuất halogen, ancol – phenol

Biết:

Trang 36

Kiến thức

- Khái niệm dẫn xuất halogen, ancol, phenol

- Biết được các tính chất hóa học của ancol, phenol

- Một số ứng dụng quan trọng của ancol, phenol

- Viết được các phương trình hóa học thể hiện tích chất hóa học của các dẫn xuất halogen, ancol, phenol, thể hiện được mối quan

hệ giữa đặc điểm cấu tạo phân tử và tích chất hóa học

- Thấy được điểm khác nhau giữa ancol và phenol, ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử

- Giải các dạng bài tập liên quan về ancol và phenol

2.1.2 Mục tiêu Chương 9: An đehit, xeton – Axit cacboxylic

Kiến thức

Biết:

- Khái niệm về anđehit, xeton và axit cacboxylic.

- Cách phân loại và gọi tên của chúng, tính chất hóa học

- Phương pháp điều chế của anđehit, xeton và axit cacboxylic

Hiểu:

- Đặc điểm liên kết, cấu trúc, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

Trang 37

của anđehit, xeton và axit cacboxylic.

- Bản chất các phản ứng hóa học của anđehit, xeton và axit cacboxylic với các chất tương ứng

2.2 Xây dựng hệ thống tư liệu dạy học điện tử cho phần dẫn xuất hiđrocacbon chương trình hóa học lớp 11 nâng cao Trung học phổ thông

2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn xây dựng TLĐT [21]

Nguyên tắc 1 Đảm bảo tính định hướng vào việc thực hiện mục tiêu bài học

Các TLĐT được lựa chọn cần đảm bảo các mục tiêu bài học (về kiến thức và

kĩ năng), chú ý khả năng vận dụng kiến thức của học sinh Chú ý các kiến thứctrọng tâm của bài

Nguyên tắc 2. Nội dung các TLĐT phải đảm bảo tính chính xác, khoa học

Nội dung của movie thí nghiệm, thí nghiệm mô phỏng, tranh ảnh, sơ đồ phảiphù hợp với chủ đề của bài học, giúp học sinh nắm vững bản chất của vấn đề và tạothành một thể thống nhất với nội dung bài học

Nguyên tắc 3 Đảm bảo tính sư phạm

- Lựa chọn movie thí nghiệm thành công, có kết quả, đảm bảo tính khoa học

giúp học sinh có lòng tin vào khoa học

Trang 38

- Lựa chọn movie thí nghiệm có hiện tượng rõ ràng, học sinh quan sát dễ dàng,

và tính đến tác dụng của các thí nghiệm đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo chohọc sinh

Nguyên tắc 4 Đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học về hình thức trình bày

- Màu sắc của hình nền Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉnên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màusáng Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng haytrắng

- Font chữ Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, TimesNew Roman, VNI-Helve…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễmất nét khi trình chiếu

- Cỡ chữ Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một flipchart

nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếutrên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projectorchiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì cỡ chữ thích hợp phải từ cỡ 20 trở lên

- Nội dung trên nền hình Không nên để nội dung lấp đầy nền hình từ trênxuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo

tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mấtchi tiết khi chiếu lên màn hình

Nguyên tắc 5 Phần hướng dẫn sử dụng HLĐT phải dễ hiểu và rõ ràng

Đề phòng trường hợp có những máy cá nhân của không cài đăt đủ các phầnmềm hỗ trợ chuyên dụng, học liệu phải có phần hướng dẫn cách sử dụng học liệumột cách chi tiết kèm theo sẵn những phần mềm hỗ trợ những tiện ích cần thiết đểđọc chương trình (Internet Explorer, Windows Media Player, Acrobat Reader nếucần thiết)

Nguyên tắc 6 Dễ dàng sử dụng ở các máy tính thông thường

Cần bảo đảm dung lượng bị chiếm dụng không quá lớn để máy tính cấu hìnhthấp không bị chậm đi khi dùng HLĐT Sử dụng đồ họa để trang trí là rất tốt nhưngkhông lạm dụng, bởi việc này vừa làm giảm tính thẩm mỹ vừa làm tăng dung lượng

Trang 39

HLĐT lên gấp nhiều lần.

Nguyên tắc 7 Đảm bảo tính tương tác cao và tính hiệu quả khi sử dụng TLĐT

Xây dựng TLĐT trong hoàn cảnh cụ thể của nền giáo dục nước ta, trước tiêncần phải lấy tính tương tác cao và tính hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu GV phải sửdụng thuận tiện mới phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông tin màbảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được

2.2.2 Công cụ thiết kế tư liệu điện tử (Giới thiệu phần mềm Lectora)

Giới thiệu về Lectora

Lectora là một phần mềm cho phép cá nhân hay một nhóm tạo ra những khóahọc có tính tương tác một cách dễ dàng Những khóa học này có thể được phát triểndưới dạng một website hay dưới dạng một ứng dụng độc lập Phần mềm này hỗ trợnhiều định dạng thông tin khác nhau như: chữ, hình ảnh, âm thanh, phim hay hoạthình cũng như hỗ trợ các chuẩn internet như HTML, Java hay JavaScript Lectora

là một phần mềm dễ học với công cụ “kéo- thả” dễ dàng tạo ra các tương tác củacác đối tượng trong khóa học

Cấu trúc một khóa học tạo bởi Lectora

Cách đơn giản nhất để hình dung cấu trúc khóa học của bạn là hãy so sánhkhóa học đó với một cuốn sách Cấu trúc của một cuốn sách bao gồm nhiều trangthông tin và thường được chia thành các chương; mỗi chương có thể tiếp tục chiathành các phần Với phần mềm Lectora, cấu trúc khóa học có thể được thiết kếgiống như một cuốn sách Tuy nhiên, bạn có thể xây dựng cấu trúc khóa học theocách của mình

Những định dạng thông tin Lectora hỗ trợ

Hoạt hình GIF Animations (.gif) ; Flash Animations (.swf.spl)

Hình ảnh JPEG (.jpeg.jpg) ; GIF (.tif) ; Windows bit map (.bmp) ; Windows

metafiles (.wmf); Portable Network Graphics (.png)

Phim

Microsoft (.avi) ; Quicktime (.mov) ; MPEG (.mpg; mpeg) ; RealMedia (rm; rmm; ram) ; Microsofl Streaming Video (.asf) ;RealMedia Streaming Video (.rm)

Trang 40

Âm thanh

Wave (.wav) ; MIDI (.mid; .rmi); MP3 (.mp3) ; Sun (.au) ;Macintosh (.aiff hoặc aif) ; Microsofl Streaming Audio (.asf) ;RealMedia Streaming Audio (.rm)

Văn bản Rich-Text documents (.rtf) ; Text documents (.txt)

2.2.3 Quy trình xây dựng TLĐT

Bước 1: Xác định mục tiêu của chương và của bài học

Việc đầu tiên khi xây dựng TLĐT là phải xác định mục tiêu của chương và của bài học

Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản

- Cần bám sát vào chương trình dạy học và giáo trình dạy học bộ môn

- Cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn

đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản

- Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếplại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức củabài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài

Bước 3: Xây dựng cấu trúc của TLĐT

Bước 4: Lựa chọn tư liệu cần thiết cho từng hoạt động

- Tìm kiếm tư liệu: phim (video), ảnh (image), hoạt cảnh (animation)

- Xử lí tư liệu

- Phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động

Bước 5: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa kịch bản dạy học

- Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp

- Cài đặt (số hóa) nội dung

- Tạo hiệu ứng trong các tương tác

Bước 6: Chạy thử, xin ý kiến chuyên gia và đồng nghiệp

- Trình diễn thử

- Soát lỗi

- Kiểm tra tính logic, hợp lí của các thành phần

- Lấy ý kiến nhận xét của chuyên gia và đồng nghiệp

Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Thâm niên công tác - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Bảng 1.2. Thâm niên công tác (Trang 32)
Hình 2.1. Trang chủ của tư liệu điện tử 2.2.4.2. Cách sử dụng TLĐT - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.1. Trang chủ của tư liệu điện tử 2.2.4.2. Cách sử dụng TLĐT (Trang 42)
Hình 2.2. Chương 8 : Dẫn xuất halogen – Ancol - Phenol - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.2. Chương 8 : Dẫn xuất halogen – Ancol - Phenol (Trang 42)
Hình 2.6. Tư liệu 51.8. /+ Cơ chế SN1. – Tư liệu điện tử - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.6. Tư liệu 51.8. /+ Cơ chế SN1. – Tư liệu điện tử (Trang 45)
Hình 2.7. Tư liệu 55.5. Phenol tác dụng với dd NaOH- Tư liệu điện tử Phim phóng sự - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.7. Tư liệu 55.5. Phenol tác dụng với dd NaOH- Tư liệu điện tử Phim phóng sự (Trang 46)
Hình 2.8. Tư liệu 51.13. Chất CFC và sự phá hủy tầng Ôzon - Tư liệu điện tử - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.8. Tư liệu 51.13. Chất CFC và sự phá hủy tầng Ôzon - Tư liệu điện tử (Trang 46)
Hình 2.9. Tư liệu 51.1. Phản ứng Clo hóa Metan - Tư liệu điện tử Hình ảnh - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.9. Tư liệu 51.1. Phản ứng Clo hóa Metan - Tư liệu điện tử Hình ảnh (Trang 47)
Hình 2.11. Tư liệu 51.3. Dẫn xuất halogen không no   - Tư liệu điện tử - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.11. Tư liệu 51.3. Dẫn xuất halogen không no - Tư liệu điện tử (Trang 48)
Hình 2.10. Tư liệu 51.5. Danh pháp thông thường - Tư liệu điện tử - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.10. Tư liệu 51.5. Danh pháp thông thường - Tư liệu điện tử (Trang 48)
Hình 2.12. Tư liệu 51.12. Nhựa PVC và môi trường - Tư liệu điện tử - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.12. Tư liệu 51.12. Nhựa PVC và môi trường - Tư liệu điện tử (Trang 49)
Hình 2.13. Tư liệu Bài 52: Luyện tập dẫn xuất halogen - Tư liệu điện tử Tài liệu hướng dẫn xây dựng tư liệu - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.13. Tư liệu Bài 52: Luyện tập dẫn xuất halogen - Tư liệu điện tử Tài liệu hướng dẫn xây dựng tư liệu (Trang 50)
Hình 2.14. Tư liệu A Hướng dẫn xây dựng tư liệu điện tử Tài liệu hướng dẫn sử dụng tư liệu - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.14. Tư liệu A Hướng dẫn xây dựng tư liệu điện tử Tài liệu hướng dẫn sử dụng tư liệu (Trang 50)
Hình 2.15. Tư liệu B Hướng dẫn sử dụng tư liệu điện tử - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.15. Tư liệu B Hướng dẫn sử dụng tư liệu điện tử (Trang 51)
Hình 2.16: Tư liệu 55.6. Phenol tác dụng với dung dịch Brom- Tư liệu điện tử - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.16 Tư liệu 55.6. Phenol tác dụng với dung dịch Brom- Tư liệu điện tử (Trang 54)
Hình 2.17: Tư liệu 54.1. Phản ứng của ancol etylic với Na - Tư liệu điện tử - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.17 Tư liệu 54.1. Phản ứng của ancol etylic với Na - Tư liệu điện tử (Trang 56)
Hình 2.18: Tư liệu 55.1: Phân biệt phenol và ancol thơm - Tư liệu điện tử - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.18 Tư liệu 55.1: Phân biệt phenol và ancol thơm - Tư liệu điện tử (Trang 57)
Hình 2.19: Tư liệu 51.9: Mô phỏng phản ứng thế Cl bằng nhóm OH- TLĐT - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.19 Tư liệu 51.9: Mô phỏng phản ứng thế Cl bằng nhóm OH- TLĐT (Trang 58)
Hình 2.20: Tư liệu 53.6 : Hằng số vật lí của một số ancol - Tư liệu điện tử - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.20 Tư liệu 53.6 : Hằng số vật lí của một số ancol - Tư liệu điện tử (Trang 60)
Hình 2.21: Tư liệu 54.9 : Quy trình nấu rượu ngô Bắc Hà- Tư liệu điện tử - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.21 Tư liệu 54.9 : Quy trình nấu rượu ngô Bắc Hà- Tư liệu điện tử (Trang 61)
Hình 2.22: Tư liệu 55.8 : Nhân chứng chất độc màu da cam- Tư liệu điện tử - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 2.22 Tư liệu 55.8 : Nhân chứng chất độc màu da cam- Tư liệu điện tử (Trang 62)
Bảng 3.2. Bảng tiêu chí Cohen - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Bảng 3.2. Bảng tiêu chí Cohen (Trang 85)
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra chương 8 của  4 lớp - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra chương 8 của 4 lớp (Trang 87)
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra chương 9 của  4 lớp - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra chương 9 của 4 lớp (Trang 88)
Bảng 3.7. Bảng phân loại kết quả học tập - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Bảng 3.7. Bảng phân loại kết quả học tập (Trang 89)
Hình 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh chương 8 - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Hình 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh chương 8 (Trang 89)
Bảng 3.10. Bảng hệ số tương quan r SB - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Bảng 3.10. Bảng hệ số tương quan r SB (Trang 90)
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng xử lí bằng phần mềm - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Bảng 3.9 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng xử lí bằng phần mềm (Trang 90)
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng các lớp TN, lớp ĐC của trường THPT Dương Xá và THPT Yên Viên - Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông  theo hướng dạy học tích cực
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng các lớp TN, lớp ĐC của trường THPT Dương Xá và THPT Yên Viên (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w