lí. Cần tính toán hợp lí số lượng thí nghiệm cần trình chiếu trong một bài lên lớp và thời gian dành cho mỗi thí nghiệm, không nên trình chiếu quá nhiều phim thí nghiệm, mô phỏng trong một bài học.
- Thí nghiệm, tranh ảnh, hình vẽ phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng.
+ Nội dung của phim thí nghiệm, mô phỏng, tranh ảnh, sơ đồ phải phù hợp với chủ đề của bài học, giúp học sinh nắm vững bản chất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội dung bài học. Giáo viên phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích mục đích của thí nghiệm, hình vẽ và tác dụng của từng dụng cụ, lưu ý về kĩ năng kĩ xảo làm thí nghiệm. Cần tập luyện cho học sinh quan sát hình vẽ, quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra trong movie thí nghiệm, thí nghiệm mô phỏng, rút ra kết luận.
+ Phối hợp lời giảng của giáo viên với việc trình chiếu tranh ảnh, sơ đồ, phim thí nghiệm, mô phỏng... Những tư liệu điện tử đó làm nguồn thông tin đối với học sinh, lời nói của giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn học sinh suy nghĩ rút ra kết luận đúng đắn, hợp lí, qua đó lĩnh hội được kiến thức. Giáo viên căn cứ vào tính chất nội dung nghiên cứu, trình độ lĩnh hội của học sinh để phối hợp sử dụng các biện pháp dùng lời và tư liệu điện tử sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
+ Đảm bảo và duy trì được trật tự của lớp trong khi trình chiếu phim thí nghiệm, tranh ảnh, mô phỏng, ...
- Sử dụng tư liệu điện tử theo các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm,...
2.2.5.3. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp dạy học khi sử dụng tư liệu điện tử
Sơ đồ: Nguyên tắc lựa chọn phương pháp dạy học khi sử dụng tư liệu điện tử
2.2.5.4. Sử dụng hệ thống tư liệu dạy học điện tử theo các phương pháp dạy học tích cực
Lựa chọn tư liệu điện tử
Mục tiêu của đơn vị kiến thức
Phương pháp dạy
* Sử dụng phim thí nghiệm
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
Hình 2.16: Tư liệu 55.6. Phenol tác dụng với dung dịch Brom- Tư liệu điện tử
+ Mục đích: Hiểu vì sao phản ứng của phenol với dung dich brom xảy ra rất dễ dàng ở điều kiện thường không cần có xúc tác.
+ Vận dụng : Viết phương trình hóa học (PTHH) minh họa tính chất hóa học của phenol tác dụng với dung dịch brom.
PHIẾU HỌC TẬP: Nhóm…….
Trả lời các câu hỏi sau :
1. So sánh đặc điểm cấu tạo của phenol và benzen?
……… 2. Dựa vào thí nghiệm em hay cho biết đặc điểm của phản ứng giữa phenol và Br2? ……… 3. So sánh khả năng phản ứng của phenol và benzen với Br2?
………
4. Dựa vào thí nghiệm hóa học, viết PTHH khi cho phenol tác dụng với dung dịch Br2? ………
Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của học sinh (HS)
nghiệm phản ứng của phenol và Br2 (tư liệu 55.6). Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng ? - GV nêu vấn đề: So với benzen, phenol phản ứng với dung dịch Br2
dễ dàng hơn, ở điều kiện thường và không cần xúc tác, tại sao lại có sự khác nhau đó?
- GV: hướng dẫn, điều khiển HS giải quyết vấn đề. Yêu cầu HS