- Tìm kiếm tư liệu: phim (video), ảnh (image), hoạt cảnh (animation) Xử lí tư liệu.
2.2.5. Sử dụng tư liệu điện tử phầndẫn xuất hiđrocacbon Hóa học11 để nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích cực
2.2.5.1. Nguyên tắc lựa chọn tư liệu điện tử
Hệ thống tư liệu chúng tôi đưa vào đĩa CD bao gồm tất cả các phim thí nghiệm, mô phỏng, hình ảnh, ... liên quan tới mỗi bài học. Tuy nhiên, khi sử dụng giáo viên cần có sự lựa chọn phù hợp để đạt hiệu quả cao. Sau đây, chúng tôi đề xuất một số nguyên tắc lựa chọn tư liệu điện tử cho mỗi bài dạy như sau.
Phim thí nghiệ m
Thí nghiệm độc hại, phức tạp, xảy ra quá chậm.
Phim thí nghiệm thành công, có kết quả, đảm bảo tính khoa học giúp học sinh có lòng tin vào khoa học.
Phim thí nghiệm có hiện tượng rõ ràng, học sinh quan sát dễ dàng và tính đến tác dụng của các thí nghiệm đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.
Mô phỏng
Không có thiết bị thực nghiệm (máy đo pH, các dây chuyền sản xuất như sản xuất HNO , sản xuất H SO,chưng cất dầu mỏ hay các thiết bị
phân tích cơ bản khác cho trường học, ...).
Được dùng để chuẩn bị trước hoạt động thực nghiệm, giúp người sử dụng làm quen với những tính năng và thao tác cơ bản của thiết bị cũng như hiểu rõ nguyên lí hoạt động của thiết bị (máy quang phổ, máy sắc kí, …)
Mô phỏng các nội dung lí thuyết, gằn liền với các tình huống đời thực, hình thành các trò chơi trí tuệ với nội dung hóa học giúp hoạt động hóa người học.
Giúp mô hình hóa những khái niệm trừu tượng thường gặp trong khảo sát về những nội dung gắn liền với cấu tạo chất, như cấu trúc nguyên tử, phân tử, sự hình thành liên kết, cơ chế phản ứng hóa học, ...
Các hoạt động thực nghiệm đặc biệt: Chỉ được tiến hành một lần, nguy hiểm, cần rất nhiều mẩu khác nhau để minh họa, ...Ví dụ như phản ứng hạt nhân.
Mô tả các quá trình xảy ra quá nhanh hay quá chậm như: Chu trình cacbon trong tự nhiên, sự chuyển hoá lipit trong cơ thể, …
2.2.5.2. Nguyên tắc sử dụng tư liệu điện tử