1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

44 1,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 511,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Nhóm 07: Phùng Thị Hồng Hạnh Phan Thị Mai Ly Vũ Thị Thu Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc Hà Nội, 122013 MỤC LỤC BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BÁNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Dự kiến đóng góp của chuyên đề 3 7. Kết cấu của chuyên đề 3 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4 1.1. Hội nhập kinh tế khái niệm và bản chất. 4 1.1.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế. 4 1.1.2. Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4 1.1.3. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế. 5 1.2. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế. 6 1.2.1. Xuất nhập khẩu. 6 1.2.2. Đầu tư. 6 1.2.3. Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế. 7 1.3. Đặc trưng và chiều hướng mới của hội nhập kinh tế quốc tế. 8 1.3.1. Xét trên góc độ đơn phương. 8 1.3.2. Ở cấp độ song phương 8 1.3.3. Ở cấp độ đa phương. 9 Chương 2: KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG 10 2.1 Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Nhật Bản 10 2.1.1 Quan niệm hội nhập của Nhật Bản 10 2.1.2 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: 11 2.1.3 Những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Nhật Bản 16 2.2. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc 17 2.2.1. Quan niệm, mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc 17 2.2.2. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc. 18 2.2.3. Những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc 22 2.3. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Thái Lan 23 2.3.1. Quan niệm và tiến trình hội nhập kinh tế của Thái Lan. 23 2.3.2. Tiến trình và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Thái Lan. 24 2.3.3. Những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế của Thái Lan 29 Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 31 3.1 Về vấn đề cải cách hệ thống cơ chế, chính sách: 31 3.2. Về đàm phán tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và các hiệp định đa phương, song phương. 32 3.3. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 33 3.4. Đào tạo nguồn nhân lực. 34 3.5. Phát triển xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư 36 3.6. Đối với Việt Nam, hội nhập là một việc còn nhiều khó khăn thách thức. 37 KẾT LUẬN 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á 2 APEC AsiaPacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương 3 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 4 ASEM The AsiaEurope Meeting Hội nghị hợp tác Á–Âu 5 EPA Economic Partnership Agreements Hiệp định Đối tác Kinh tế 6 ESCAP (UNESCAP) Economic and Social Commission for Asia and the Pacific Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc 7 EU European Union Liên minh châu Âu 8 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 FTA Free Trade Agreements Hiệp định Thương mại Tự do 11 GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch 12 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước 14 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 15 OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 16 RCED Regional Comprehensive Economic Partnership Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực 17 TPP Pacific Three Closer Economic Partnership Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương 18 UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị thương mại và phát triển Liên Hiệp quốc 19 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BÁNG STT Số hiệu Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Một số tổ chức kinh tế khu vực và thế giới 7 2 Bảng 2.1 Vốn FDI vào Trung Quốc thời kỳ 2000 – 2010 21 3 Bảng 2.2 Tỷ trọng đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan qua ba năm 20092011 25 4 Bảng 2.3 Thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan năm 2012 26 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Số hiệu Tên hình Trang 1 Hình 2.1 GDP của Nhật Bản từ 2004 – 2012 15 2 Hình 2.2 Xuất khẩu của Nhật Bản từ 2000 đến 2012 15 3 Hình 2.3 Tăng trưởng GDP của Trung Quốc so với các nước giai đoạn 2002 2011 20 4 Hình 2.4 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc (2002 – 2010) 22 5 Hình 2.5 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan từ 1980 – 2012 27 6 Hình 2.6 Dòng vốn FDI vào Thái Lan qua các năm 28 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Châu Á – Thái Bình dương là một khu vực rộng lớn bao gồm hầu hết các nước nằm ven bờ của Đại dương lớn nhất thế giới này với các nền kinh tế có trình độ và đặc điểm phát triển rất khác biệt, đa dạng về văn hóa và phức tạp về chính trị xã hội. Trong mấy thập kỷ trở lại đây, Châu – Á Thái Bình Dương đã nổi lên như một khu vực tăng trưởng nhanh và năng động nhất thế giới. Với tiềm năng to lớn về kinh tế, khoa học – công nghệ, thậm chí cả văn hóa, sự phát triển năng động của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã thực sự mở ra một kỷ nguyên phát triển mới của thế giới. Trong những năm gần đây, xu hướng hội nhập và phát triển chủ yếu của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được thể hiện khá nổi bật trên các chiều cạnh: Xu thế tự do hóa thương mại ngày càng được đẩy mạnh; tiến trình liên kết khu vực không ngừng gia tăng cùng với xu thế toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức ở nhiều nước trong khu vực. Điều này đã tạo cho Châu Á – Thái Bình Dương có một diện mạo phát triển mới, tiếp tục giữ vị thế và ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hình thành một trật tự thế giới hoàn toàn khác trước. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước Châu Á – Thái Bình Dương làm chuyên đề nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan tới đề tài, ở trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách, tạp chí mà tiêu biểu có thể kể đến những công trình sau: GS.TS Nguyễn Xuân Thắng (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế với tiến trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đề cập và làm rõ khái niệm, biểu hiện mới của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, các xu hướng các chiều hướng tiến triển của hội nhập kinh tế quốc tế trên các cấp độ: song phương, đa phương khu vực và đa phương toàn cầu. Đồng thời, tác giả đề cập đến vị trí, vai trò, tính đặc thù, lộ trình và bước đi của Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bộ Thương Mại (2004), Tài liệu bồi dưỡng Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Thương Mại, Hà Nội. Tài liệu này được các giáo sư, tiến sỹ, các chuyên gia có nhiều năm công tác về lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế trong và ngoài ngành biên soạn, biên tập. Tài liệu tập trung làm rõ các vấn đề về sau : Toàn cầu hóa kinh tế; Nghị quyết 07 của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, Giới thiệu về các tổ chức kinh tế quốc tế; Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ; Các biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế và chiến lược xuất khẩu 20012020, một số mặt hàng xuất khẩu và thị trường chủ yếu. Thomas L.Friedman (2010), Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, Hà Nội. Đây là một cuốn sách nổi tiếng và là một trong những cuốn sách đầu tiên đề cập chi tiết đến khái niệm toàn cầu hóa cũng như đề cập đến tình hình toàn cầu hóa hiện nay của thế giới, sự bành trướng của Mỹ và sự lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia, cũng như những nhận định, dự báo trong tương lại của thế giới.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BÁNG ii

DANH MỤC CÁC HÌNH iii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 1

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Dự kiến đóng góp của chuyên đề 3

7 Kết cấu của chuyên đề 3

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4

1.1 Hội nhập kinh tế - khái niệm và bản chất 4

1.1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế 4

1.1.2 Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 4

1.1.3 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 5

1.2 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế 6

1.2.1 Xuất nhập khẩu 6

1.2.2 Đầu tư 6

1.2.3 Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế 7

1.3 Đặc trưng và chiều hướng mới của hội nhập kinh tế quốc tế 8

1.3.1 Xét trên góc độ đơn phương 8

1.3.2 Ở cấp độ song phương 8

1.3.3 Ở cấp độ đa phương 9

Chương 2: KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG 10

2.1 Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Nhật Bản 10

2.1.1 Quan niệm hội nhập của Nhật Bản 10

2.1.2 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: 11

2.1.3 Những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Nhật Bản 16

2.2 Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc 17

2.2.1 Quan niệm, mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc 17

2.2.2 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc 18

2.2.3 Những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc 22

2.3 Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Thái Lan 23

2.3.1 Quan niệm và tiến trình hội nhập kinh tế của Thái Lan 23

2.3.2 Tiến trình và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Thái Lan 24

2.3.3 Những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế của Thái Lan 29

Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 31

3.1 Về vấn đề cải cách hệ thống cơ chế, chính sách: 31

3.2 Về đàm phán tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và các hiệp định đa phương, song phương 32

3.3 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 33

3.4 Đào tạo nguồn nhân lực 34

3.5 Phát triển xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư 36

3.6 Đối với Việt Nam, hội nhập là một việc còn nhiều khó khăn thách thức 37

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 3

BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮTSTT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt

1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á

2 APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu

Á – Thái Bình Dương

3 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

4 ASEM The Asia-Europe Meeting Hội nghị hợp tác Á–Âu

5 EPA Economic Partnership Agreements Hiệp định Đối tác Kinh tế

Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc

8 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

11 GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch

12 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước

14 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

16 RCED Regional Comprehensive Economic Partnership Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực

17 TPP Pacific Three Closer Economic Partnership

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương

Trang 4

DANH MỤC CÁC BÁNG

1 Bảng 1.1 Một số tổ chức kinh tế khu vực và thế giới 7

2 Bảng 2.1 Vốn FDI vào Trung Quốc thời kỳ 2000 – 2010 21

3 Bảng 2.2 Tỷ trọng đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan

qua ba năm 2009-2011

25

4 Bảng 2.3 Thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan năm

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

2 Hình 2.2 Xuất khẩu của Nhật Bản từ 2000 đến 2012 15

3 Hình 2.3 Tăng trưởng GDP của Trung Quốc so với cácnước giai đoạn 2002 - 2011 20

4 Hình 2.4 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc

5 Hình 2.5 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan từ 1980– 2012 27

6 Hình 2.6 Dòng vốn FDI vào Thái Lan qua các năm 28

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Châu Á – Thái Bình dương là một khu vực rộng lớn bao gồm hầu hết các nước nằmven bờ của Đại dương lớn nhất thế giới này với các nền kinh tế có trình độ và đặc điểm pháttriển rất khác biệt, đa dạng về văn hóa và phức tạp về chính trị - xã hội Trong mấy thập kỷtrở lại đây, Châu – Á Thái Bình Dương đã nổi lên như một khu vực tăng trưởng nhanh vànăng động nhất thế giới Với tiềm năng to lớn về kinh tế, khoa học – công nghệ, thậm chí cảvăn hóa, sự phát triển năng động của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã thực sự mở ramột kỷ nguyên phát triển mới của thế giới

Trong những năm gần đây, xu hướng hội nhập và phát triển chủ yếu của khu vựcChâu Á – Thái Bình Dương được thể hiện khá nổi bật trên các chiều cạnh: Xu thế tự do hóathương mại ngày càng được đẩy mạnh; tiến trình liên kết khu vực không ngừng gia tăngcùng với xu thế toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức ở nhiều nước trong khu vực Điềunày đã tạo cho Châu Á – Thái Bình Dương có một diện mạo phát triển mới, tiếp tục giữ vịthế và ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hình thành một trật tự thế giới hoàn toàn khác

trước Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Kinh nghiệm hội nhập kinh tế

quốc tế của một số nước Châu Á – Thái Bình Dương làm chuyên đề nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu

Liên quan tới đề tài, ở trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách,tạp chí mà tiêu biểu có thể kể đến những công trình sau:

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế

với tiến trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Trong cuốn sách này, tác giả đề cập và làm rõ khái niệm, biểu hiện mới của toàn cầu hóakinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, các xu hướng các chiều hướng tiến triển của hội nhậpkinh tế quốc tế trên các cấp độ: song phương, đa phương khu vực và đa phương toàn cầu.Đồng thời, tác giả đề cập đến vị trí, vai trò, tính đặc thù, lộ trình và bước đi của Việt namtrong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bộ Thương Mại (2004), Tài liệu bồi dưỡng Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc

tế, Bộ Thương Mại, Hà Nội Tài liệu này được các giáo sư, tiến sỹ, các chuyên gia có nhiều

năm công tác về lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế trong và ngoài ngành biên soạn, biên tập.Tài liệu tập trung làm rõ các vấn đề về sau : Toàn cầu hóa kinh tế; Nghị quyết 07 của Bộchính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, Giới thiệu về các tổ chức kinh tế quốc tế; Hiệp định

Trang 7

thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ; Các biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế vàchiến lược xuất khẩu 2001-2020, một số mặt hàng xuất khẩu và thị trường chủ yếu.

Thomas L.Friedman (2010), Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, Hà Nội Đây là một cuốn sáchnổi tiếng và là một trong những cuốn sách đầu tiên đề cập chi tiết đến khái niệm toàn cầu hóacũng như đề cập đến tình hình toàn cầu hóa hiện nay của thế giới, sự bành trướng của Mỹ và

sự lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia, cũng như những nhận định, dự báo trong tươnglại của thế giới

Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn hội nhập những năm gầnđây, chưa có đề tài nào cập nhật đầy đủ và sâu rộng, chưa có một công trình nào nghiên cứuđầy đủ, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn về kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế củamột số nước Châu Á – Thái Bình Dương

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: chuyên đề được tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích phân tíchkinh nghiệm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước châu Á – Thái BìnhDương, từ đó rút ra bài học đối với Việt Nam trong tình hình hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được những mục tiêu đề ra, chuyên đề cần phải làm rõbốn vấn đề:

- Khái quát lý thuyết chung hội nhập kinh tế quốc tế

- Tìm hiểu các xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại ngày nay

- Dựa trên phân tích kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước châu Á– Thái Bình Dương

- Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: đối với chuyên đề này, đối tượng nghiên cứu các chính sáchthương mại và đầu tư cũng như quá trình tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khuvực của một số nước châu Á – Thái Bình Dương

Phạm vi nghiên cứu: Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước châu Á –Thái Bình Dương là một vấn đề rất rộng lớn Ở đây, chuyên đề khoa học chỉ tập trung nghiêncứu kinh nghiệm hội nhập kinh tế của ba nước là Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan từ khicác nước bắt đầu hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới cho đến nay, với Nhật Bản là từnhững năm 50, Trung Quốc là những năm 80 và Thái Lan từ những năm Đây là ba nền kinh

tế tiêu biểu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có những đóng góp vô cùng quan trọng

và to lớn đối với sự phát triển thần kì của khu vực này trong những thập kỉ gần đây

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề được sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: phương phápduy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp để phântích làm rõ kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của ba nền kinh tế trên Ngoài ra, chuyên đề

sử dụng phương pháp thống kê học để xử lý số liệu

6 Dự kiến đóng góp của chuyên đề

Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế Thôngqua nghiên cứu chính sách kinh tế và quá trình tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế củacác nước Châu Á – Thái Bình Dương, đề tài phân tích làm rõ kinh nghiệm hội nhập kinh tếquốc tế của các quốc gia này Từ đó đưa ra các cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệmcho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

7 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu làm 3 chương với nội dung như sau:Chương 1: Những vấn đề chung về hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước Châu Á – TháiBình Dương

Chương 3: Bài học Kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốctế

,

Trang 9

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC

TẾ1.1 Hội nhập kinh tế - khái niệm và bản chất.

1.1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một thuật ngữ đã xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây.Nhưng cho đến nay vẫn đang tồn tại các cách hiểu khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế Cóloại ý kiến cho rằng: Hội nhập kinh tế là tiến trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới, tức làxóa bỏ những khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia và khu vực Theo đó, các quốc gia, khuvực tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đaphương và toàn cầu Loại ý kiến khác cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình loại bỏdần các hàng rào thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuấtgiữa các nước

Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, nhưng hiện nay khái niệm tương đối phổbiến và được nhiều nước chấp nhận về hội nhập như sau : Hội nhập kinh tế quốc tế là quátrình liên kết có mục tiêu, định hướng cụ thể gắn với phạm vi, cấp độ cũng như điều kiện cụthể của mỗi nước Mỗi nước, do điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù sẽ có lộ trình, bước đi vàcác giải pháp hội nhập rất khác nhau

1.1.2 Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hợp tác kinh tế giữa các quốc gia xuất hiện khi lực lượng sản xuất và phân công laođộng đã phát triển đến một trình độ nhất định Ban đầu chỉ là những hình thức buôn bán songphương, sau đó mở rộng, phát triển dưới dạng liên kết sản xuất kinh doanh Trong thời đạingày nay, lực lượng sản xuất và công nghệ thông tin đã và đang phát triển với một tốc độnhanh chóng chưa từng thấy Tình hình đó vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo ra khả năng tổ chức lạithị trường trong phạm vi toàn cầu Các quốc gia ngày càng có nhiều mối quan hệ phụ thuộcnhau hơn, cần sự bổ trợ cho nhau, đặc biệt là các mối quan hệ về kinh tế thương mại cũngnhư đầu tư và các mối quan hệ khác như môi trường, dân số…Chính đây là những căn cứthực tế để đi tới cái đích cuối cùng của quá trình toàn cầu hoá hướng tới đó là một nền kinh

tế toàn cầu thống nhất không còn biên giới quốc gia về kinh tế ấy

Mỗi quốc gia dù ở trình độ phát triển đến đâu cũng tìm thấy lợi ích cho mình khi thamgia hôị nhập kinh tế quốc tế Đối với các nước phát triển họ có thể đẩy mạnh hoạt độngthương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, mở rông quy mô sản xuất, tậndụng và khai thác được các nguồn lực từ bên ngoài như tài nguyên, lao động và thị trường…

Trang 10

cũng như gia tăng các ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình trên trường quốc tế Còn đốivới các nước đang phát triển, lợi ích ở đây là mở rộng thị trường cho hàng hoá xuất khẩu,tiếp nhận vốn, tranh thủ được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó

sẽ tạo ra công ăn việc làm, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, học tập được trình độ và kinhnghiệm quản lý Đây chính là lý do đầu tiên mà một quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế

Thêm vào đó, trong mấy thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin và vận tải đã có nhữngtiến bộ vượt bậc, đã làm giảm chi phí vận tải quốc tế xuống cả chục lần và giảm chi phí liênlạc viễn thông xuống tới vài trăm lần Chính công nghệ toàn cầu này là cơ sở quan trọng đặtnền móng cho sự đẩy mạnh quá trình toàn cầu hoá Nhờ có công nghệ toàn cầu hoá pháttriển, sự hợp tác giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh doanh có thể mở rộng từ sản xuất đếnphân phối trên phạm vi toàn cầu, những quan hệ này tuỳ thuộc lẫn nhau cùng có lợi pháttriển

Cuối cùng, những vấn đề kinh tế toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều, trở nên bức xúc

và càng đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn cầu của các quốc gia Ngoài các căn cứ trên đâythúc đẩy quá trình toàn cầu hoá phát triển còn có thể có những căn cứ khác như: chiến tranhlạnh chấm dứt vào đầu thập kỷ 90 đã kết thúc sự đối đầu giữa các siêu cường, tạo ra một thời

kỳ hoà bình, hợp tác và phát triển mới

1.1.3 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế.

Về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tế được xem xét ở một số mặt sau đây:

Hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nềnkinh tế tế quốc gia với nhau và với nền kinh tế thế giới Nó vừa là quá trình hộp tác cùngphát triển, vừa là quán trình đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đangphát triển để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lícủa các cường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần các rào cản vềthương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế; Hội nhập kinh tế quốc

tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuát kinh doanh,mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao cạnh tranh trên thươngtrường

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho công cuộc cải cách ở các quốc gia nhưngđồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với mỗi nước trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế

Trang 11

Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự tạo dựng các nhân tố và điều kiện mới cho sựphát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càngcao và hiện đại của lực lượng sản xuất.

Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong vàngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệmquản lý

1.2 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế.

từ nước ngoài, bảo vệ nền sản xuất trong nước Các tổ chức kinh tế quốc tế hiện nay đều có

xu hướng thỏa thuận giảm bớt và dỡ bỏ các biện pháp hạn chế này, tạo thuận lợi tối đa cho

sự trao đổi tự do hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thế giới

Trong sự tăng trưởng chung của thương mại quốc tế, giá trị thương mại của các nướcđang phát triển, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng tănglên Với chiến lược nhập thay thế nhập khẩu và sau đó là chiến lược công nghiệp hóa hướng

về xuất khẩu, một số nền kinh tế Châu Á đã trở thành các nước công nghiệp mới, cất cánhthành những con rồng Châu Á trong khoảng thời gian lịch sử ngắn hơn nhiều so với cácnước công nghiệp phát triển Điều đó cho thấy lợi ích của việc tham gia vào thương mạiquốc tế là hết sức lớn lao và hoàn toàn hiện thực

1.2.2 Đầu tư.

Đầu tư quốc tế là xu hướng có tính quy luật trong điều kiện tăng cường quốc tế hóađời sống kinh tế hiện nay, tuy rằng trên thực tế, sự hợp tác này không đơn giản mà trái lạiluôn chứa đựng sự cạnh tranh gay gắt

Trang 12

Đầu tư quốc tế mang lại lợi ích to lớn cho các đối tượng tham gia Đối với các nướcchủ đầu tư mà phần lớn là các nước công nghiệp phát triển, lợi ích thu được là : Sử dụngđược lợi thế của nơi tiếp nhận đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như tỷ suất lợinhuận của vốn đầu tư; Khắc phục tình trạng lão hóa sản phẩm bằng cách di chuyển một bộphận sản xuất công nghiệp sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài chu

kỳ sống của sản phẩm; Xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phảichăng Đối với các nước nhận đầu tư, đầu tư nước ngoài cũng thể hiện được vai trò to lớntrong việc giải quyết vấn đề thiếu vốn ở các nước ngày, giải quyết một phần đáng kể tìnhtrạng thất nghiệp thông qua việc tạo ra các xí nghiệp mới hoặc làm tăng quy mô của các đơn

vị kinh tế, giúp nước nhận đầu tư tiếp thu công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý

và góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đưa nền kinh tế tham giaphân công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ

1.2.3 Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế.

Dưới sức ép của cạnh tranh, toàn cầu hóa và sự bành trướng của các công ty đa quốcgia như hiện nay, các quốc gia có xu hướng tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thếgiới Tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực nhằm tận dụng những lợi thế của nhau, dànhcho nhau những ưu đãi về thuế quan và mậu dịch, đồng thời phát huy sức mạnh tập thể đểcạnh tranh với các nước ngoài khối Song song với việc tham gia và các tổ chức kinh tế khuvực, các quốc gia đồng thời tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế toàn cầu nhằm tạo điềukiện cho tự do hóa thương mại và đầu tư, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độhội nhập vào nền kinh tế thế giới

Bảng 1.1 Một số tổ chức kinh tế khu vực và thế giới

1 Khu vực kinh tế Châu Âu

(EEA)

16 nước Brucxen -Thụy Điển 01/01/1994

2 Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á (ASEAN)

10 nước Jarkacta - Indonexia 08/08/1967

3 Diễn đàn hợp tác kinh tế

Châu Á – Thái BìnhDương (APEC)

4 Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN (AFTA)

Trang 13

5 Khu vực mậu dịch tự do

Bắc Mỹ (NAFTA)

6 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) 188 nước Washington,DC- Mỹ 27/12/1945

7 Tổ chức thương mại thế

giới(WTO)

159 nước Giơnevơ – Thụy Sĩ 01/01/1995

Nguồn: Wikipedia.org

1.3 Đặc trưng và chiều hướng mới của hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3.1 Xét trên góc độ đơn phương.

Từ nhận thức các yêu cầu của toàn cầu hóa và những thay đổi của bối cảnh quốc tế/khu vực, các quốc gia đã và đang đẩy mạnh các nỗ lực cải cách và chuyển đổi nền kinh tếtheo kinh tế thị trường tự do hóa, cam kết mở cửa thị trường bằng cách chủ động điều chỉnh

hệ thống môi trường pháp luật và thể chế, cải cách cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia để huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài vìmục tiêu phát triển của mình Những cải cách này là tự thân, lấy khuôn chung là các tiêu chíphát triển quốc tế làm định chuẩn chứ hoàn toàn chưa phải là tuân theo các cam kết cụ thểvào định chế/ tổ chức quốc tế/ khu vực mà họ chưa có điều kiện tham gia Có thể nói, hộinhập đơn phương là quá trình cải thiện liên tục bởi lẽ phạm vi, gia tốc và tần suất… của toàncầu hóa kinh tế diễn ra nhanh, mạnh và rộng khắp với nhiều biến động mới, khó lường trước.Đây là những tiền đề quan trọng để cac quốc gia hội nhập sâu hơn trên các cấp độ khác

1.3.2 Ở cấp độ song phương

Hầu hết các nước đã và đang đàm phán, ký kết với nhau các hiệp định song phương,đặc biệt là các hiệp định thương mại song phương – một xu hướng nổi bật nhất trong nhữngnăm gần đây Kể từ năm 1995, tức là kể từ sau khi GATT chuyển thành WTO, đến nay đã cótrên 300 FTA dưới nhiều hình thức khác nhau được ký kết và tính chung đến cuối năm 2008,các FTA song phương và khu vực đã chiếm tới gần 50% trao đổi thương mại quốc tế Hiệnnay, các FTA song phương và khu vực đã diễn ra phổ biến và rộng khắp ở hầu hết các khuvực trên thế giới, nổi bật và rầm rộ nhất là ở Đông và Đông Nam Á Các nước lớn và cácnước phát triển đều triển khai FTA với khu vực này – một khu vực phát triển năng động,thường đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 6% liên tục trong nhiều năm gần đây Mức camkết song phương tuy dễ dàng thông qua (vì chỉ đàm phán tay đôi) song các yêu cầu đặt ra lạirất cao, thúc đẩy mở cửa thị trường sớm và cam kết tự do hóa toàn diện hơn Dĩ nhiên, mọi

sự đàm phán đều phải đảm bảo lợi ích hài hòa từ hai bên song trên thực tế, các nước phát

Trang 14

triển hơn và có độ mở cửa thị trường lớn hơn thì dường như được hưởng lợi nhiều hơn Đó làchưa kể đôi lúc, các nước phát triển, nhờ lợi thế của mình có thể áp đặt một số điều kiện bấtlợi cho nước đối tác là các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển.

Tuy nhiên, trên thực tế, có thể thấy rõ rằng: FTA song phương thường có lợi chonhững nền kinh tế có độ mở cửa cao (Singapore, Chilê ); FTA song phương chỉ được ký kếtgiữa các nước đã là thành viên của WTO; và FTA song phương dù có làm giảm một số nỗlực đa phương song không thể loại trừ các tiến trình đa phương, trái lại nó làm thuận lợi hóaquá trình nội lại các vòng đa phương

1.3.3 Ở cấp độ đa phương.

Một số hoặc nhiều nước cùng nhau đẩy mạnh việc thành lập hoặc tham gia vào nhữngđịnh chế/ tổ chức khu vực và toàn cầu Các định chế này có thể hình thành từ các nước trongcùng một khu vực địa lý (EU, NAFTA, AFTA ); hoặc đó là định chế toàn cầu với hầu hếtcác nước trên thế giới (WTO với 159 thành viên hiện nay)

Về các định chế đa phương khu vực : Như đã nói ở trên, đó có thể là các khu vực mậudịch tự do (AFTA, NAFTA) hoặc một liên minh kinh tế tiền tệ như EU hoặc đôi khi chỉ lànhững thỏa thuận thương mại ưu đã giữa một số nước với nhau Sự phong phú về hình thức

và mức độ hội nhập cho thấy đặc điểm kinh tế - xã hội ở mỗi khu vực là nhân tố hàng đầuquy định tính đặc thù hội nhập của các định chế Ví dụ, ASEAN thành công nhờ nguyên tắc

“đồng thuận” và “không can thiệp” trong khi EU, nhờ tính tương đồng nhiều mặt về kinh tế

-xã hội, trong đó nguyên tắc “đa số quyết định” và “tính pháp lý cao” là nền tảng liên kết củanó

Về các định chế đa phương toàn cầu, xu hướng nổi trội là sự cải tổ và cấu trúc lại cácthể chế hiện có trên một số lĩnh vực (như về tài chính ngân hàng là đối với WB, IMF ; vềthương mại là sự tiếp tục nối lại vòng đàm phán Doha trong khuôn khổ WTO và cải tổ hoạtđộng của UNCTAD ) Các thể chế này có mối quan hệ gắn kết với nhau, bổ sung lẫn nhaukhi các vấn đề phát triển kinh tế đã xoắn bện chặt chẽ với các vấn đề chính trị - xã hội Trong

số các thể chế này, sự hội nhập vào WTO là mục tiêu và là khuôn khổ phát triển chung củamỗi quốc gia nhằm thích ứng hiệu quả nhất đối với tiến trình tự do hóa thương mại

Trang 15

Chương 2: KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA

MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG

2.1 Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Nhật Bản

2.1.1 Quan niệm hội nhập của Nhật Bản

Thời kỳ Tokugawa, Nhật Bản là một quốc gia biệt lập với thế giới bên ngoài CuộcDuy Tân Minh Trị năm 1968 đã giúp nước này chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp,phong kiến lạc hậu và khép kín hàng ngàn năm sang một nền kinh tế thị trường tư bản chủnghĩa Tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật và phương thức sảnxuất mới, góp phần tạo nên sự cất cánh lần thứ nhất của Nhật Bản Song theo nhiều phân tíchđánh giá, tuy Nhật Bản có mở cửa, học tập các quốc gia phương Tây, nhưng bản thân NhậtBản vẫn là một quốc gia có nền kinh tế đóng, sự thâm nhập của nước ngoài vào Nhật Bảncòn rất khó khăn và còn nhiều hạn chế Chỉ sau năm 1945, ngay sau khi Nhật Bản bị bại trậntrong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và phải đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện Tronggiai đoạn này, Nhật Bản chuyển từ nền kinh tế quân sự hoá sang một nền kinh tế thị trường

và mở cửa dần với bên ngoài, đây là thời điểm Nhật Bản bước vào con đường quốc tế hóathực sự

Tuy nhiên ở Nhật có rất nhiều quan điểm khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế Cóquan điểm cho rằng chưa nên hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế như GATT (sau này

là WTO), IMF… mà phải cần có thời gian để gia tăng sức mạnh của nền kinh tế Ngược lại,

có quan điểm cho rằng phải tranh thủ hội nhập, mở cửa thị trường để nhanh chóng tiếp cậncác cơ hội phát triển

Trên cơ sở bối cảnh quốc tế và nhu cầu mởi cửa, chính phủ Nhật đã đưa ra một

chiến lược chủ động hội nhập từ từ, không hội nhập hoàn toàn ngay lập tức vào nền kinh tế thế giới và khu vực Nhật đã kết hợp khéo léo chủ nghĩa bảo hộ và cạnh tranh đối ngoại ở mức độ thích hợp Mục đích thực thi chiến lược hội nhập này nhằm: trước hết là gia nhập các

tổ chức quốc tế, nhất là các tổ chức kinh tế quốc tế Bởi đây là cơ hội cho Nhật Bản thâmnhập thị trường, cạnh tranh bình đẳng với các quốc gia khác

Với chiến lược hội nhập từ từ, có tính toán, Nhật Bản thực hiện nghiệm ngặt nguyêntác kết hợp bảo hội với mở cửa cạnh tranh đối ngoại Nguyên tắc này được thể hiện cụ thểnhư sau:

Trang 16

Khi thực hiện tự do hóa, Nhật Bản có tính toán chọn lọc, chỉ mở cửa các lĩnh vực,ngành có khả năng cạnh tranh, ngành có đủ khả năng cạnh tranh, những lĩnh vực ít chịu áplực xã hội Chính sách hạn ngạch nhập khẩu là công cụ chính để điều tiết quá trình này.Nguyên tắc ưu tiên nhập khẩu để phát triển sản xuất xuất khẩu hoặc phát triển các ngành gắnliền thúc đẩy xuất khẩu thu ngoại tệ luôn được nhấn manh.

Nhật kiểm soát chặt chẽ thị trường công nghệ, nhập khẩu công nghệ phải đảm bảonguyên tắc không kìm hãm sự phát triển công nghệ trong nước, không làm phá vỡ cơ cấungành kinh tế, không làm tổn hại các công ty nhỏ

Đối với việc mở cửa thị trường vốn, nguyên tắc cũng được định ra rất rõ ràng trong

“Luật đầu tư nước ngoài” Đầu tư nước ngoài chỉ được chấp nhận nếu như góp phần cải thiệncán cân thu chi quốc tế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, phải có lợi cho phát triển các ngànhnghề quan trọng hoặc thúc đẩy các ngành phục vụ cho lợi ích công cộng, không được tácđộng xấu tới tiến trình tái thiết nền kinh tế Nhật Bản

Mở cửa hội nhập nhưng phải đảm bảo sự phát triển độc lập, không bị khống chế, kiểmsoát bởi các công ty nước ngoài Để đảm bảo nguyên tắc này, nhà nước can thiệp vào quátrình hợp tác liên kết kinh doanh của các doanh nghiệp qua các quy định cụ thể về lĩnh vực

và mức độ cho phép sự hiện diện của nước ngoài với lịch trình và thời gian rõ ràng

2.1.2 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế của Nhật Bản nhằm xây dựng, phát triển nền kinh tế bị tànphá sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay và có thể chia thành hai thời kỳ Thời kỳ đầugắn liền với giai đoạn tăng trưởng nhanh và ổn định Trong thời kỳ này, Nhật Bản tham giacác tổ chức kinh tế quốc tế và hoàn thành tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư Thời kỳthức hai từ giữa những năm 80 đến nay là đẩy mạnh quá trình hội nhập, cắt giảm quy chếtrên thị trường nội địa, tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, ký kết các hiệp định thươngmại, đầu tư song phương, nhằm hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới

Trong thời kỳ đầu, Nhật Bản đã từng bước hoàn thành tiến trình tự doa hóa thươngmại và đầu tư Tính đến năm 1972 Nhật Bản đạt mức tự do hóa thương mại là 95% Cùngvới sự phát triển mạnh của sản xuất, khi đã nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thành mộtđối tác ngang ngửa với các quốc gia phát triển khác, Nhật Bản chủ động đẩy mạnh giảm thuếnhập khẩu Vào năm 1975, Nhật Bản là quốc gia có biểu thuế nhập khẩu vào hàng thấp nhấttrong số các quốc gia phát triển thuộc GATT

Trang 17

Cùng với tự do hóa thương mại, Nhật Bản đã đề ra chiến lược từng bước tự do hóađầu tư, và trên thực tế, tự do hóa đầu tư đã được thực hiện chậm hơn Nhật Bản xây dựngchương trình tự do hóa theo 5 giai đoạn, và trong mỗi giai đoạn, Nhật Bản lựa chọn nhữngngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh để cho phép nước ngoài thamgia Trong đợt tự do hóa đầu tiên năm 1967, Chính phủ đã xác định danh sách 33 ngành chophép nước ngoài tham gia sở hữu tới 50% và 12 ngành tham gia tới 100% Trong lần thứ hai(3/1969) và thứ ba (9/1970) các ngành cho phép nước ngoài được kinh doanh đã tăng lên.Đến lần thứ tư (8/1971) đã có tới 228 ngành tự do hóa 100% Trong lần tự do hóa thứ 5(9/1973) về nguyên tắc, hầu hết các ngành được tự do hóa với mức sở hữu cho phép 100%,chỉ trừ có 5 ngành Các ngành còn lại này cũng dần dần được tự do hóa trong những năm tiếptheo

So với việc mở cửa thị trường nội địa thì việc bành trướng xâm nhập của Nhật Bảnvào nền kinh tế thế giới với tốc độ mạnh hơn nhiều Nhờ có sự ủng hội của Mỹ, nên NhậtBản đã có cơ hội gia nhập các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, như:

1952 – Gia nhập vào các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới là WB và IMF

1955 – Tham gia GATT, Nhật đã hoãn thực thi điều 11 của GATT cho phép Nhật hạnchế nhập khẩu Đồng thời Nhật tích cự áp dụng biệp pháp thuế quan để điều tiết hoạt độngxuất, nhập khẩu

1964 – Nhật Bản gia nhập tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

1966 – Nhật Bản tham gia sáng lập Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế tạo cho Nhật cơ hội bình đẳng trong cạnh tranhquốc tế Nhật Bản không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường thế giới Năm

1955, thị phần của Nhật trong xuất khẩu thế giới chỉ có 2,4 %, năm 1960 tăng lên 3,8%, vànăm 1970 tăng lên 6,9% Sự tăng mạnh về xuất khẩu, nhất là sau năm 1960 đã giúp chothặng dư cán cân thanh toán của Nhật đã tăng lên Về tốc độ gia tăng trong 10 năm (1965-1972) xuất khẩu của Nhật tăng tới 45%, vào loại cao nhất thế giới Cũng tương tự như vậy,

từ nửa sau những năm 60, mức đầu tư ra nước ngoài của Nhật cũng không ngừng tăng cao

Suốt nhiều thập kỷ sau chiến tranh, cho đến giữa những năm 80, về nguyên tắc, NhậtBản đã hoàn thành tự do hóa thương mại và đầu tư, chỉ còn 27 mặt hàng, chủ yếu là nông sảnchưa được tự do hóa Tuy vậy, trên thực tế, thị trường nội địa vẫn bị phê phán là có tính chấtkhép kín làm các doanh nghiệp nước ngoài khó xâm nhập, khó hòa đồng “Nhật Bản vẫnchưa chịu chơi một sân chơi chung” như của các nền kinh tế khác Và do vậy nền kinh tếNhật Bản vẫn chưa được quốc tế hóa đầy đủ Chẳng hạn, cho đến tận cuối những năm 90,trước tình trạng khép kín và bài ngoài của thị trường Nhật Bản, các công ty và lao động nước

Trang 18

ngoài không những khó bán hàng vào thị trường Nhật mà còn rất khó đầu tư hoặc vào làmviệc ở Nhật Bản Riêng lĩnh vực đầu tư, người ta tính rằng, Nhật Bản cứ đầu tư trực tiếp 18USD ra nước ngoài thì mới tiếp nhận 1 USD FDI từ nước ngoài Sự khép kín của thị trườngNhật Bản như vậy đã khiến cho các nhân tố nước ngoài rất khó thâm nhập vào thị trường, vàhậu quả là tính cạnh tranh, cởi mở, đổi mới và năng động, được coi là điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển của nền kinh tế tri thức Nhật Bản, bị hạn chế Nước này đứng trước sức ép lớnphải cải cách hệ thống chính sách, xóa bỏ các quy chế, lành mạnh hóa thị trường tự do kinhdoanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Trong giai đoạn này, Nhật Bản đã hình thành bốn Hội đồng xúc tiến cải cách Khuyếnnghị của các Hội đồng này bao gồm những vấn đề về bãi bỏ các quy định, thực hiện tư nhânhóa, phân quyền và cải cách cơ cấu cùng cơ chế quản lý Đáng chú ý là Hội đồng xúc tiếnlần thứ ba (1990-1993) đã tập trung bãi bỏ các quy định nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhậpquốc tế hóa của Nhật Bản, thông qua chương trình cải cách trong 6 lĩnh vực cơ bản nhằmkhắc phục những hạn chế bất cập của mô hình Nhật Bản cho phù hợp với nhu cầu phát triểnmới của đất nước trong bối cảnh gia tăng hội nhập khu vực và quốc tế Đó là cải cách hànhchính, cơ cấu kinh tế, cơ cấu tiền tệ, ngân sách, phúc lợi và giáo dục

Trong chương trình cải cách bãi bỏ các quy định năm 1998-2000, Nhật đã xóa bỏ 624mục quy định trong 15 lĩnh vực như: chính sách cạnh tranh, qui phạm tiêu chuẩn nhập khẩuthông tin viễn thông, việc làm và lao động… Trong chương trình cải cách của cựu thủ tướngKoizumi đã đề xuất 7 lĩnh vực, trong đó có việc đẩy mạnh tư nhan hóa và cải cách cơ cấu

Cụ thể sẽ tư nhân hóa ba lĩnh vực kinh doanh trước đây luôn có sự bảo trợ cao của nhà nướclà: bưu chính, tiết kiệm và bảo hiểm nhân thọ; hợp nhất ngành truyền thanh với thông tinviễn thông; thực hiện tự do hóa các lĩnh vực ý tế, phúc lợi xã hội, chăm sóc người già và giáodục

Về tài chính- tiền tệ, vào tháng 4/1997, Nhật Bản đã sửa đổi luật ngoại hối cho phép

tự do hóa hoàn toàn các giao dịch liên quan Trong các năm 1998-2000, Nhật bản đã thôngqua các quy định cho phép các pháp nhân tài chính được thực hiện kinh doanh chéo, mở ra

cơ hội kinh doanh và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Cùng với mở cửa thị trường, chiến lược hội nhập quốc tế của Nhật Bản trong giaiđoạn hiện nay đang tập trung vào tạo lập các quan hệ hợp tác kinh tế khu vực

11/1989 – Nhật Bản tham gia sáng lập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái BìnhDương (APEC)

1/1/1995 – Nhật Bản gia nhập WTO – (Sau khi tham gia vào hiệp định chung về thuếquan và thương mại)

Trang 19

3/1996 – Nhật Bản tham gia với tư cách là thành viên sáng lập diễn đàn hợp tác kinh

tế Á- Âu (ASEM)

Nhật Bản còn đẩy mạnh “chiến lược FTA đa chiều”, đàm phán và ký kết hiệp định đốitác kinh tế (EPA) và hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác thương mại chủ chốtcũng như với các nền kinh tế mới nổi có tiềm năng Đồng thời Nhật Bản cũng xúc tiến việc

ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư

Hơn một thập kỷ trôi qua kể từ khi Nhật Bản ký kết hiệp định thương mại đầu tiên vớiSingapore, đến nay Nhật Bản đã ký kết FTA/ EPA với 13 quốc gia, khu vực, bao gồm:

1/2002 – Ký kết Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Singgapo (JSEPA) vàchính thức có hiệu lực từ tháng 11 năm 2003

9/2004 – Ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Nhật Bản và Mexico (JMFTA) vàchính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2005

12/2005 – Ký kết Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Malaysia (JMEPA) 9/2006 – Ký kết Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Philippin (JPEPA)

11/2006 – Ký kết Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Chile (JCEPA)

4/2007 – Ký kết Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Thái Lan (JTEPA)

6/2007 - Ký kết Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Brunei (BJEPA)8/2007 – Ký kết Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Indonesia (JIEPA)

4/2008 – Hoàn thành ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản và Asean(AJCEP)

12/2008 – Ký kết Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam (VJEPA)2/2009 – Ký kết Hiệp định tự do thương mại và hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản vàThụy Sỹ (JSFTEPA)

2/2011 – Ký kết Hiệp định đối tác kinh tế doàn diện giữa Nhật Bản và Ấn Độ(IJCEPA)

5/2011 – Ký kết Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Peru

Ngoài 13 Hiệp định FTA/ EPA đã được ký kết trên thì Nhật Bản đang tiến hành đàmphán Hiệp định hợp tác với các nước, khu vực : Hàn Quốc, Úc, GCC, Canada, Mông Cổ,Columbia, EU Ngoài ra Nhật Bản cũng đang tiến hành đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tếChiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực(RCEP)

Thông qua việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế và ký kết các hiệp định thươngmại song phương, kinh tế Nhật Bản đã có những bước phát triển mạnh mẽ Thể hiện ở sự

Trang 20

tăng trưởng GDP và xuất nhập khẩu Riêng trong năm 2012 GDP của Nhật Bản đạt tới 5,960

tỷ USD, chiếm 9,61% nền kinh tế thế giới

Trang 21

2.1.3 Những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Nhật Bản

Nhật Bản đã thực hiện điều chỉnh cơ cấu ngành nghề theo hướng phát huy lợi thế so sánh gia tăng năng lực cạnh tranh Sau thời kỳ hồi phục kinh tế, Nhật đã ban hành “chính

sách lý hóa công nghiệp” nhằm điều chỉnh kết cấu ngành nghề Thời kỳ này, các ngành côngnghiệp nặng và hóa chất được chú trọng phát triển Bởi lẽ đây là những ngành góp phần làmthay đổi cơ bản diện mạo kinh tế Nhật trong quá trình công nghiệp hóa Sang thời kỳ khủnghoảng dầu mỏ, lợi thế cạnh tranh ngành nghề có sự thay đổi do sự biến đổi của môi trườngkinh doanh quốc tế, Nhật đã thực hiện điều chỉnh kết cấu ngành nghề theo hướng chú trọngcác ngành sử dụng nhiều hàm lượng chất xám, ít ô nhiễm và làm sạch môi trường Đó là cácngành công nghệ cao, ngành lắp ráp tiên tiến, thiết kế thời trang và ngành phân phối xử lýthông tin Trong giai đoạn từ những năm 90 đến nay, sự phát triển mạnh của công nghệthông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới đã làm cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế giatăng mạnh mẽ, lôi cuốn các quốc gia vào mạng lưới kinh doanh có tính khu vực và toàn cầu.Không nằm ngoài xu hướng chung đó, Nhật đã điều chỉnh cơ cấu kinh tế tập trung vào cácngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và các ngành dịchj vụ, qua đó đẩy mạnh hộinhập vào kinh tế khu vực và thế giới

Nhật Bản đã tiến hành cải cách về thể chế Để hội nhập tốt việc cải cách thể chế có ý

nghĩa vô cùng quan trọng Các quy định pháp lý liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanhcủa các ngành được ấn định ưu tiên trong từng thời kỳ phải tạo khuôn khổ thể chế tươngthích cho chúng phát triển Ví dụ như từ những năm 90, một loạt chương trình, chính sáchkinh tế được thông qua hàng năm đã thúc đẩy hỗ trợ chuyển dịch kinh tế Luật ngoại hối4/1997, luật sửa đổi về các ngành công nghiệp vừa và nhỏ 3/2000, chương trình phát triểncông nghệ thông tin 2001-2005, rất có ý nghĩa trong hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng trí tuệ hóa và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu

Thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu Nhật Bản đã sử dụng các

chính sách ưu tiên xuất khẩu qua thuế và lãi suất Đáng chú ý là chinh sách “Khấu hao đặcbiệt dựa vào xuất khẩu”, chính sách này có từ năm 1961 đã đẩy mạnh xuất khẩu làm tăngthặng dư thương mại (tuy nhiên vì mẫu thuẫn thương mại nên đến năm 1972, chính sách này

đã bị bãi bỏ) Từ những năm 90, những can thiệp trực tiếp của chính phủ đối với xuất khẩucũng được giảm bứt, chính phủ chú trọng tập trung cải cách cơ cấu bên trong với các chươngtrình hỗ trợ lớn Những can thiệp điều chỉnh tỷ giá hối đoái, cho phép tự do hóa chuyển đổingoại tệ… chính là những chính sách góp phần thúc đẩy xuất- nhập khẩu Bên cạnh việcthực hiện những chính sách này Nhật Bản còn tạo lập các tổ chức nâng cao sức mạnh công ty

Trang 22

cũng như hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu Ngay trong những năm 60-70 của thế kỷ trước, NhậtBản đã đẩy mạnh tạo lập các doanh nghiệp lớn, xây dựng thương hiệu sản xuất uy tín, nângcao sức mạnh cạnh tranh như: Mitsubishi, Nissan, Nippon Steel, ; hình thành các tổ chứcxúc tiến xuất khẩu như: Ngân hàng xuất khẩu, Hội đồng tối cao bàn về xuất khẩu, Tổ chứcxúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) Hiện nay, hoạt động của JETRO cùng với việc cungcấp viện trợ chính thức đóng vai trò rất quan trọng trong việc xâm nhập của Nhật Bản vàonhững thị trường mới, tiềm năng như Việt Nam.

Nhật Bản tăng cường việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ.

Với tiến trình toàn cầu hóa ngày một gia tăng, Nhật Bản đã có sự điều chỉnh trong đào tạonguồn lực tập trung hướng tới tạo ra đội ngũ lao động có trình độ và khả năng thích ứng cao.Thực hiện những cải cách trong chương trình phổ thông từ mục tiêu cung cấp khối lượng lớnkiến thức sách vở sang cung cấp những kỹ năng cần cho cuộc sống, cung cấp cơ hội học tậpđộc lập Sử dụng chế độ mới trong tuyển dụng nhân lực, không chỉ căn cứ vào khả năngtrung thành hay tên tuổi các trường mà chủ yếu còn dựa vào trình độ thực tế Bên cạnh đóNhật Bản đã ban hành chính sách ưu đãi về thuế nhằm khuyến kích đầu tư vào R&D nhưgiảm thuế cho những chi tiêu nghiên cứu thực nghiệm, miễn trừ thuế quan nhập khẩu máymóc, thực hiện trợ cấp phát triển và hoàn thiện công nghệ, đặt hàng các hợp đồng nghiêncứu, lập ra các việc nghiên cứu và hỗ trợ ngân sách cho các hoạt động này Với chính sáchtrên, Nhật đã có được đội ngũ lao động có chất lượng, có tiềm lực khoa học công nghệ lớn,

là những nhân tó góp phần trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở cho Nhật hộinhập kinh tế quốc tế thành công

2.2 Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc

2.2.1 Quan niệm, mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc

Trước 1979, Trung Quốc áp dụng mô hình quản lý tập trung, gần như đóng cửa, khépkín với các nền kinh tế khu vực và trên thế giới Do vậy, một thời gian dài chìm trong khủnghoảng và trì trệ

Trong khi đó, nhiều nền kinh tế khác cùng khu vực đã có những bước phát triểnmạnh: Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trước hoàn cảnh thực tế trong và ngoài nước, Trung Quốc buộc phải tiến hành cảicách, mở cửa để hội nhập với các nền kinh tế Khi làn sóng toàn cầu hóa phát triển và lanrộng, buộc các quốc gia phải lựa chọn hoặc là hội nhập, hoặc là đóng cửa chịu sự cô lập, trì

Ngày đăng: 11/07/2014, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS Ngô Văn Điểm (2004), “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Tác giả: TS Ngô Văn Điểm
Nhà XB: NxbChính trị Quốc gia
Năm: 2004
2. GS.TS. Dương Phú Hiệp, TS Vũ Văn Hà (đồng tác giả) (2001), “Toàn cầu hóa kinh tế”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa kinh tế
Tác giả: GS.TS. Dương Phú Hiệp, TS Vũ Văn Hà (đồng tác giả)
Nhà XB: Nxb Khoahọc xã hội
Năm: 2001
3. Joseph E. Stiglitz (2008), “Toàn cầu hóa và những mặt trái”, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa và những mặt trái
Tác giả: Joseph E. Stiglitz
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2008
4. Larousse (2011), “Toàn cầu hóa duy nhất một hành tinh, nhiều dự án khác nhau”, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa duy nhất một hành tinh, nhiều dự án khác nhau
Tác giả: Larousse
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
5. Võ Đại Lược (chủ biên)( 2003), “Bối cảnh quốc tế và xu hướng điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế ở một số nước lớn”, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bối cảnh quốc tế và xu hướng điều chỉnh chính sách phát triểnkinh tế ở một số nước lớn”
Nhà XB: Nxb KHXH
6. PGS.TS Kim Ngọc (2005), “Triển vọng kinh tế thế giới 2020”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng kinh tế thế giới 2020
Tác giả: PGS.TS Kim Ngọc
Nhà XB: Nxb Lý luận Chính trị
Năm: 2005
7. Lê Kim Sa (2013), “Tổng quan kinh tế thế giới 2012”, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng quan kinh tế thế giới 2012”
Tác giả: Lê Kim Sa
Năm: 2013
8. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng (2007), “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Khoa Học Xã Hội - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế với tiến trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Tác giả: GS.TS Nguyễn Xuân Thắng
Nhà XB: Nxb Khoa Học Xã Hội - Hà Nội
Năm: 2007
9. Thomas L.Friedman (2010), “Thế giới phẳng”, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thế giới phẳng
Tác giả: Thomas L.Friedman
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2010
10. Tài liệu Hội thảo “Hội nhập kinh tế quốc tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Hà Nội ngày 11- 03-2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập kinh tế quốc tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn
12. Nguyễn Minh Phong: “Kinh nghiệm Nhật Bản và các nước đang phát triển châu Á trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, Số 3, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm Nhật Bản và các nước đang phát triển châu Á trong hội nhậpkinh tế quốc tế”
13. Phạm Quốc Trụ, “Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua và triển vọng những năm tới”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 1 (80) tháng 3/2010.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua và triển vọngnhững năm tới”", Tạp chí "Nghiên cứu quốc tế
14. www.worldbank.org 15. www.untacd.org 16. www.imf.org 17. www.jetro.go.jp 18. www.mofa.go.jp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1  Hình 2.1 GDP của Nhật Bản từ 2004 – 2012 15 - Chuyên đề khoa học  KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
1 Hình 2.1 GDP của Nhật Bản từ 2004 – 2012 15 (Trang 9)
Bảng 1.1 Một số tổ chức kinh tế khu vực và thế giới - Chuyên đề khoa học  KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Bảng 1.1 Một số tổ chức kinh tế khu vực và thế giới (Trang 16)
Hình 2.1: GDP của Nhật Bản từ 2004 – 2012 - Chuyên đề khoa học  KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Hình 2.1 GDP của Nhật Bản từ 2004 – 2012 (Trang 24)
Hình 2.2: Xuất khẩu của Nhật Bản từ 2000 đến 2012 - Chuyên đề khoa học  KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Hình 2.2 Xuất khẩu của Nhật Bản từ 2000 đến 2012 (Trang 24)
Hình 2.3: Tăng trưởng GDP của Trung Quốc so với các nước giai đoạn 2002 - 2011 - Chuyên đề khoa học  KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Hình 2.3 Tăng trưởng GDP của Trung Quốc so với các nước giai đoạn 2002 - 2011 (Trang 29)
Bảng 2.1: Vốn FDI vào Trung Quốc thời kỳ 2000 – 2010 Năm Số dự án Tốc độ tăng (%) Số vốn giải ngân (tỷ - Chuyên đề khoa học  KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Bảng 2.1 Vốn FDI vào Trung Quốc thời kỳ 2000 – 2010 Năm Số dự án Tốc độ tăng (%) Số vốn giải ngân (tỷ (Trang 30)
Hình 2.4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc (2002 – 2010, triệu USD) - Chuyên đề khoa học  KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Hình 2.4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc (2002 – 2010, triệu USD) (Trang 31)
Bảng 2.2: Tỷ trọng đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan qua ba năm 2009-2011 - Chuyên đề khoa học  KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Bảng 2.2 Tỷ trọng đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan qua ba năm 2009-2011 (Trang 34)
Bảng 2.3: Thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan năm 2012 STT Tên nước % trong tổng kim ngạch xuất khẩu - Chuyên đề khoa học  KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Bảng 2.3 Thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan năm 2012 STT Tên nước % trong tổng kim ngạch xuất khẩu (Trang 35)
Hình trên thể hiện tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan trong hơn 20 năm, từ 1980 đến 2012 - Chuyên đề khoa học  KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Hình tr ên thể hiện tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan trong hơn 20 năm, từ 1980 đến 2012 (Trang 36)
Hình 2.6 dưới đây cho thấy luồng vốn FDI chảy vào Thái Lan trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2011 - Chuyên đề khoa học  KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Hình 2.6 dưới đây cho thấy luồng vốn FDI chảy vào Thái Lan trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2011 (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w