Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 27 - 31)

16 nước

2.2.2. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc có thể chia thành hai giai đoạn chính:

Giai đoạn từ 1979 – 1990: Giai đoạn hội nhập theo chiều rộng

Trọng tâm của các chính sách trong giai đoạn này là mở cửa, tăng thu hút đầu tư, phát triển ngoại thương, tìm kiếm đối tác và thị trường. Xác định mục tiêu như vậy, Trung Quốc đã đẩy mạnh thành lập các đặc khu kinh tế, mở cửa các thành phố ven biển, ven biên giới… Ngoài ra, Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và nỗ lực để tranh thủ vốn đầu tư của các nước khác, chuẩn bị cho bước hội nhập kinh tế quốc tế tiếp theo.

Giai đoạn từ 1990 đến nay: Hội nhập theo chiều sâu.

Trung Quốc kết hợp mở cửa theo khu vực địa lý với mở cửa các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, tiền tệ tiến đến tự do hóa tài chính.

Về ngoại thương: Tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, thực hiện các chính sách thúc đẩy xuất khẩu, thực hiện nhiều cuộc đàm phán đa phương, song phương, tiến hành nhiều cải cách, đổi mới: giảm thuế, mở cửa thị trường tài chính, dịch vụ, viễn thông…

Ngày 10/11/2001, tại Doha (Thủ đô Cata), Hội nghị lần thứ 4 cấp Bộ trưởng các nước thành viên WTO đã nhất trí thông qua quyết định về việc Trung Quốc gia nhập WTO. 30 ngày sau, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên WTO, sau 15 năm chuẩn bị. Mục tiêu của Trung Quốc khi gia nhập WTO là muốn tạo động lực tăng tốc quá trình cải cách, mở cửa, hiện đại hoá đất nước.

Nối tiếp thành công của việc gia nhập WTO, Trung Quốc đã ký kết hiệp định quan trọng với ASEAN: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), được bắt đầu thực hiện với việc ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002. Tiếp đó, để cụ thể hóa Hiệp định khung này, ASEAN và Trung Quốc đã đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11 năm 2004, Hiệp định dịch vụ ASEAN-Trung Quốc vào năm 2007 và Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc năm 2009. Hiệp định ACFTA là hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà ASEAN ký với một nước đối tác. Đây cũng có thể coi là thành công lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc còn tham gia nhiều tổ chức, định chế tài chính và ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương…với các nước, khu vực trên thế giới: tham gia diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM), hiệp định song phương Trung Quốc – EU, hiệp định thương mại song phương Trung Quốc – Mỹ…

Một số thành tựu của quá trình hội nhập:

Chỉ trong vòng hơn 30 năm sau hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc đã chuyển mình từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thành một mô hình kiểu mẫu của nền kinh tế định hướng thị trường, và đang dần trở thành “sân chơi” lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc được thể hiện trong việc tăng trưởng GDP, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư…

Tăng trưởng kinh tế: Hiện tại Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10% trong hơn ba thập kỷ qua). Nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục trong tương lai thì theo dự đoán của một số chuyên gia, Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu vào năm 2030, hoặc thậm chí 2020.

Theo các số liệu chính thức được công bố bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) từ năm 1982 đến năm 2012, tổng sản lượng quốc dân (GDP) của Trung Quốc đã tăng từ 281,3 tỉ USD lên đến 8.220,9 tỉ USD, tăng gấp 29 lần. Trong

những năm gần đây, trên toàn hành tinh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng là vô đối.

Hình 2.3: Tăng trưởng GDP của Trung Quốc so với các nước giai đoạn 2002 - 2011

(Nguồn: tinmoi.vn)

Dựa vào hình ta thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc khá cao, nổi trội hơn hẳn so với Mỹ, Nhật, Đức, Pháp – Các nền kinh tế lớn trên Thế giới.

Năm 2012, Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao: 7.8%.

Cũng theo số liệu của Trung Quốc vừa công bố cho biết mức tăng trưởng GDP năm 2013 có thể đạt 7,6%, trong đó Quí 1 tăng 7,7%, Quí 2 tăng 7,5%, Quí 3 tăng 7,8%. Do tình hình kinh tế thế giới vẫn ảm đạm và bản thân kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, nên cả năm đạt mức 7,6% là thích hợp. So với mức tăng 7,8% của năm 2012 sẽ suy giảm đôi chút, nhưng so với mức tăng chung của kinh tế thế giới thì vẫn đứng ở hàng đầu. Tỉ lệ lạm phát cả năm ở mức 2,8%.

Về xuất nhập khẩu: Báo cáo của Cục thông kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy nước này đạt nhiều thành tựu lớn về ngoại thương trong vòng 30 năm qua. Năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc đạt 2.170 tỷ USD, tăng 107 lần so với mức 20,6 tỷ USD của năm 1978. Từ vị trí 32 trong buôn bán trên thế giới kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cải cách mở cửa, đến năm 2004, Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ 3 thế giới. Trong giai đoạn từ 1978-1993, Trung Quốc luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, kể từ năm 1994, Trung Quốc bắt đầu có thặng dư trong ngoại thương với mức tăng thặng dư nhanh giúp Trung Quốc trở thành quốc gia có lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Nhờ

chính sách buôn bán khôn khéo trong thời gian cải cách mở cửa, Trung Quốc đã nhanh chóng tích lũy được lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào. Năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc đạt 1.899 tỷ USD và tăng lên 2.021 tỷ USD năm 2012 (đứng thứ 2 thế giới), tổng giá trị nhập khẩu nắm 2011 là 1.740 tỷ USD, tăng lên 1.780 tỷ USD năm 2012 (đứng thứ 3 thế giới) Qua đó cho chúng ta thấy, hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc phát triển khá mạnh.

Về đầu tư: Trước năm 1992, Trung Quốc hầu như phải mượn tiền của nước ngoài, đặc biệt là thông qua các khoản vay. Năm 1992, lần đầu tiên lượng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc vượt số tiền vay nước ngoài. Kể từ đó, FDI trở thành kênh quan trọng nhất để Trung Quốc thu hút tư bản nước ngoài. Kể từ năm 1993, Trung Quốc trở thành quốc gia hấp dẫn FDI nhất trong số các quốc gia đang phát triển.

Bảng 2.1: Vốn FDI vào Trung Quốc thời kỳ 2000 – 2010 Năm Số dự án Tốc độ tăng (%) Số vốn giải ngân (tỷ

USD) Tốc độ tăng (%) 2000 22,347 32.1 40.7 1.0 2001 26,140 17.0 46.9 15.1 2002 34,171 30.7 52.7 12.5 2003 41,081 20.2 53.5 1.4 2004 43,664 6.3 60.6 13.3 2005 44,001 0.8 60.3 -0.5 2006 41,485 -5.7 69.5 4.5 2007 37,871 -8.7 74.8 18.6 2008 27,514 -27.3 92.4 23.6 2009 23,435 -14.8 90.0 -2.6 2010 27,406 16.94 105.7 17.44 (Nguồn: MOFCOM)

FDI vào Trung Quốc tương đối ổn định kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001. Nguồn vốn này đạt kỷ lục 116 tỷ USD vào năm 2011 trước khi giảm nhẹ còn 111,7 tỷ USD năm 2012. Bộ Thương mại Trung Quốc dự đoán, lượng FDI năm 2013 sẽ ở mức tương tự năm 2012.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, kể từ đầu năm đến hết tháng 11, 10 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á đã đầu tư vào Trung Quốc tổng cộng 91,46 tỷ USD, tăng 7,45%, trong đó Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đầu tư vào Đại lục 69,32 tỷ USD, tăng 9,92%; Nhật Bản đầu tư 6,759 tỷ USD, tăng 2,29%; Hàn Quốc đầu tư

2,916 tỷ USD, tăng 8,57%. Đáng chú ý, trong thời gian này, Thái Lan cũng đầu tư vào Trung Quốc 480 triệu USD, tăng 466,04% so với cùng kỳ.

Ngoài châu Á, Liên minh châu Âu (EU) là khu vực đầu tư lớn thứ 2 vào Trung Quốc với 6,819 tỷ USD, tăng 17,36%, trong đó Đức đầu tư 2 tỷ USD, tăng 43,74%; Hà Lan đầu tư 1,199 tỷ USD, tăng 10,63%. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Quốc trong 11 tháng cũng tăng 8,6% với 3,162 tỷ USD.

Song song với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, Trung Quốc cũng đóng vai trò là một nhà đầu tư lớn.

Hình 2.4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc (2002 – 2010, triệu USD)

Từ hình trên ta thấy, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc tăng khá nhanh, khoảng 3.000 triệu USD năm 2002 tăng lên khoảng 26.000 triệu USD năm 2010.

Qua những phân tích trên ta thấy, kể từ khi hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động thu hút đầu tư và đầu tư của Trung Quốc phát triển khá mạnh.

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w