Về đàm phán tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và các hiệp định đa phương, song phương.

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 41 - 42)

16 nước

3.2. Về đàm phán tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và các hiệp định đa phương, song phương.

phương, song phương.

Việc hội nhập kinh tế quốc tế của các nước đều được triển khai đồng thời trên các tuyến: song phương, đa phương, tiểu vùng, khu vực, toàn cầu và trên các phương diện: đầu tư, thương mại, lao động… Việt Nam cũng như nhiều nước Châu Á- Thái Bình Dương đã gia nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế lớn trong khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, ASEM, và đặc biệt là WTO. Song song với quá trình này là việc phát triển mạnh mẽ FTA song phương hoặc nhiều bên. FTA mang đến một phạm vi hợp tác rộng lớn giữa các nước với nhau, không chỉ thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hóa đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường. Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu, FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc, FTA Việt Nam và Liên minh Hải quan. Và việc học tập những kinh nghiệm về đàm phán ký kết các Hiệp định từ các nước Châu Á- Thái Bình Dương là điều vô cùng quan trọng.

Nên có những tính toán kỹ càng để đưa vào đàm phán những lĩnh vực mạnh và quan tâm nhất của mình, đồng thời cân nhắc về mức độ cam kết, hạn chế cam kết mở cửa quá những lĩnh vực mà mình còn yếu hoặc nhạy cảm. Đây là một trong những vấn đề hệ trọng vì

nó tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của nhiều ngành sản xuất và hàng loạt doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và an toàn xã hội.

Trong đàm phán song phương với các nước phát triển, Việt Nam cần có quan điểm toàn cục, có thể linh hoạt nhân nhượng ở những lĩnh vực không thật thiết yếu để đạt được lợi ích tổng thể. Phải có sự chuẩn bị và phối hợp tốtgiữa các ngành trong nước để thống nhất lập trường trước khi đàm phán. Đồng thời, cần tham khảo rộng ý kiến giới doanh nghiệp trong nước về những cam kết, lộ trình sẽ đưa ra đàm phán và thực hiện trong các thể chế hội nhập và phải có sự phối hợp hài hoà về nội dung và mức độ của những cam kết của một nước khi nước đó tham gia những thể chế hội nhập khác nhau.

Với một nước nhỏ như Việt Nam, cũng nên tranh thủ các tổ chức quốc tế mà mình tham gia để tăng khả năng và vị thế của mình trong đàm phán.

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w