Một số giải pháp, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 31 - 32)

16 nước

2.2.3. Một số giải pháp, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc

Cải cách và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước

Từ 1993, quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc chuyển sang giai đoạn mới: xây dựng thể chế xí nghiệp hiện đại với nội dung chính: Doanh nghiệp có cả quyền sở hữu và quyền kinh doanh, nhà nước chỉ là chủ sở hữu doanh nghiệp như các cổ đông; Các doanh nghiệp hoạt động theo chế độ công hóa dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Thi hành chính sách tiền tệ ổn định, lành mạnh, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tiền tệ. Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường dự trữ ngoại tệ để sẵn sàng đổi phó với tình hình mới trong quá trình hội nhập. Qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc ta thấy, trong nhiều trường hợp khủng hoảng kinh tế, tài chính xảy ra nhưng do có sự tích lũy, dự trữ tiền tệ, Trung Quốc vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.

Tự do hóa chế độ thương mại

Tăng thêm số lượng và loại hình các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân làm thương mại: xóa bỏ độc quyền nhà nước, hủy bỏ dần trợ cấp xuất khẩu, thực hiện hạch toán kinh doanh, cho phép các công ty tư nhân trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu…

Ngoài ra, Trung Quốc thực hiện mở cửa thị trường theo thứ tự: giảm thuế, mở cửa thị trường sản phẩm trong nước và cam kết trao đổi tự do đồng nhân dân tệ ở các hạng mục thông thường, mở cửa hoạt động thị trường tiền tệ và bảo hiểm, cho phép vốn đầu tư nước ngoài xâm nhập, cam kết và thực hiện không phá giá đồng nhân dân tệ đồng thời tham gia viện trợ cho vay đối với các nước như Thái Lan, Indonesia…

Hoạch định, điều chỉnh chính sách cơ cấu kinh tế ngành, vùng

Chính phủ Trung Quốc tiến hành điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, chú trọng phát triển hài hòa giữa miền Đông, Trung và Tây.

Đào tạo nguồn nhân lực

Trung Quốc tăng cường giáo dục cơ sở, coi trọng giáo dục phổ cập 9 năm bắt buộc trong toàn quốc; phát triển giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng như đào tạo chuyên tu, tại chức; mở rộng giáo dục đại học và sau đại học. Ngoài ra, Trung Quốc còn sử dụng nhiều chính sách để thu hút và sử dụng các sinh viên đi du học về nước để làm việc…

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w