Tiến trình và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Thái Lan

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 33 - 38)

16 nước

2.3.2.Tiến trình và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Thái Lan

2.3.2.1. Chính sách thương mại hướng về xuất khẩu.

Trước năm 1960, Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Thái Lan đã lựa chọn công nghiệp hóa theo hướng thay thế hang nhập khẩu để phát triển đất nước. Tuy nhiên, sau 11 năm thực hiện chiến lược đó người Thái đã nhận thấy những tiêu cực của nó, như : Kim ngạch nhập khẩu không hề giảm mà còn tăng lên do phải nhập khẩu nguyên liệu cho ngành công nghiệp; Tình trạng tập trung công nghệ tại Băng Cốc và vùng ngoại vi; Vốn đầu tư công nghiệp phải đi vay nên hàng hóa của Thái Lan sản xuất ra có giá thành cao, thậm chí cao hơn cả hàng hóa nhập từ bên ngoài.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, tháng 10/1972 kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ ba được ban hành. Theo đó, Thái Lan tiến hành chuyển đổi chiến lược công nghiệp hóa từ thay thế hàng nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu.

Ngoài ra, chính sách thương mại còn được hỗ trợ mạnh mẽ bởi Đạo luật đẩy mạnh xuất khẩu được thông qua năm 1977, theo đó, chính phủ Thái Lan quyết định miễn thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, thuế kinh doanh đối với các mặt hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu thô.

Xuất khẩu là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của Thái Lan. Vì vậy, đối với các hàng hóa xuất khẩu chỉ có một số loại thuế nhất định. Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan còn áp dụng nhiều quy định mang tính khuyến khích để thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu. Đồng thời các thành phần kinh tế được phép xuất khẩu cũng rất đa dạng : các công ty công cộng hoặc trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức kinh doanh nhà nước hoặc tư nhân, các hợp tác xã hoặc nhóm nông dân.

Chính sách sản phẩm của Thái Lan là một trong những nội dung quan trọng của chính sách thương mại và là cơ sở để xác định cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Những thành công trong phát triển kinh tế mà Thái Lan đạt được là nhờ chuyển từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế sang các mặt hàng chế tạo. Từ thập niên 70-80 trở đi, các mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan đã rất phong phú đa dạng, với nhiều chủng loại hàng hóa mà chỉ một nền sản xuất hiện đại mới có được. Bên cạnh hàng chế biến nông sản và thực phẩm truyền thống, Thái lan xuất khẩu ngày càng nhiều các mặt hàng chế tạo có giá trị gia tăng cao như : ô tô, xe máy, thiết bị điện – điện tử, máy tính và nhiều linh kiện phụ tùng của các máy móc thiết bị công nghiệp khác.

Bảng 2.2: Tỷ trọng đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan qua ba năm 2009-2011

Nhóm hàng 2009 2010 2011

Máy móc, linh kiện và các sản phẩm điện tử 22,51% 23,56% 22,01%

Ô tô, xe máy 11,75% 12,76% 11,08%

Nhựa và cao su 12,77% 14,91% 17,73%

Đồ ăn sẵn, nước giải khát và thuốc lá 9,72% 8,65% 9,23%

Dệt may 5,05% 4,62% 6,42%

Đá quý và kim loại hiếm 8,02% 7,36% 6,42%

Nông sản 6,21% 5,26% 5,43%

Nguồn: indexmundi.com

Chính sách thị trường là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của Thái Lan. Thái Lan hiện có quan hệ thương mại với trên 170 nước và xuất khẩu nhiều mặt hàng quan trọng như : nông sản, thực phẩm chế biến, đá quý, nguyên vật liệu, các mặt hàng chế tạo, hàng dệt may, hóa chất…. Các đối tác thương mại của Thái Lan cũng rất đa dạng, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển ở nhiều châu lục. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan vẫn là các nước công nghiệp phát triển như : Mỹ, Nhật Bản, các

nước thuộc liên minh EU, sau đó đến các nước ở Đông Bắc Á ( Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc), rồi đến các quốc gia trong hiệp hội ASEAN và Trung Quốc.

Bảng 2.3: Thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan năm 2012 STT Tên nước % trong tổng kim ngạch xuất khẩu

1 Trung Quốc 11,7%

2 Nhật Bản 10,2%

3 Mỹ 9,9%

4 EU 9,5%

5 Hồng Kông, Trung Quốc 5,7%

Nguồn: wto.org

Sau khủng hoảng kinh tế năm 1997, Chính phủ Thái Lan đã ban hành các chính sách tác động lên hoạt động thương mại quốc tế theo hướng thúc đẩy xuất khẩu. Trong điều kiện tăng năng suất lao động trước nước sau khủng hoảng gặp nhiều khó khăn, chính phủ Thái Lan chủ động một mặt giảm nhập khẩu, mặt khác tăng cường xuất khẩu dịch vụ, tìm kiếm các mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường mới, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. So với các nước Châu Á bị khủng hoàng khác, Thái Lan ưa thích ban hành các chính sách tác động trực tiếp đến thúc đẩy xuất khẩu hơn là các chính sách tác động gián tiếp. Các chính sách cơ bản nhằm tác động lên hoạt động thương mại quốc tế của Thái Lan gồm :

Việc hỗ trợ các ngành sản xuất của Thái Lan được thực hiện một cách có chọn lọc với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu có lợi cho cạnh tranh. Thứ nhất, đối với các ngành xuất khẩu truyền thống như dệt may, hàng nông sản, thực phẩm đông lạnh, đá quý… thì chính phủ tiếp tục hỗ trợ về vốn và công nghệ cho việc đổi mới mẫu mã, chất lượng và sức cạnh tranh; giảm thuế nhập khẩu các nguyên liệu, máy móc, giảm thuế VAT. Đồng thời với đó là chiến lược mới về nông nghiệp được thông qua với các trọng tâm cơ bản là nâng cao năng suất, giảm giá thành, khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt có chất lượng cao, gắn phát triển công nghệ với bảo vệ môi trường. Thứ hai, Thái Lan tăng cường xúc tiến việc tìm kiếm các sản phẩm xuất khẩu mới bằng việc chuyển mạnh sang các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao. Thái Lan hi vọng trong những năm tới sẽ trở thành trung tâm xuất khẩu phần mềm, thiết kế và sản xuất các vi mạch điện tử, các sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ.

Nguồn: wto.org

Hình trên thể hiện tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan trong hơn 20 năm, từ 1980 đến 2012. Như vậy, có thể thấy, nhờ việc thực hiện thành công chính sách thương mại hướng về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan có xu hướng tăng qua các năm. Nếu như năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan mới có hơn 6 triệu đô la Mỹ, thì đến năm 1995 con số này đã tăng hơn 7 lần, đạt mức 58,439 triệu đô. Năm 1997, mặc dù khủng hoảng kinh tế nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan vẫn không sụt giảm nhiều (đạt mức 57,374 triệu đô). Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan đạt 229,519 triệu đô – tăng khoảng hơn 4 lần so với năm 1997 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

2.3.2.2. Chính sách đầu tư

Chính sách thu hút đầu tư: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm 1964, năm 1972 luật đầu tư ban hành và sửa đổi vào năm 1986 và 1989. Chính sách đầu tư của Thái Lan luôn được sửa đổi cho phù hợp với các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trong năm 1997, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng nặng nề đến khu vực, đặc biệt là Thái Lan. Thái Lan đã phải trải qua rất nhiếu khó khăn từ sau suy thoái kinh tế năm 1997, đặc biệt là việc lòng tin của nhà đầu tư vào Thái Lan bị suy giảm nghiêm trọng. Đó cũng là thời điểm chính phủ Thái Lan nhận thấy cần phải cải tổ một số vấn đề về luật kinh tế và tổ chức lại nền kinh tế để phát triển. Một trong những mục tiêu của chính phủ lúc đó là tăng cường xuất khẩu hàng Thái Lan, như một trong những công cụ để thu hút ngoại tệ, xây dựng dự trữ ngoại hối và củng cố giá trị đồng baht. Cũng trong năm 1997, chính phủ Thái Lan đã thành lập lại Ủy ban Đầu tư (BOI) để cung cấp hỗ trợ về đầu tư cho cả doanh nghiệp nước ngoài và địa phương xúc tiến các hoạt động đầu tư.

Từ năm 1997 đến nay, chính sách thu hút đầu tư được điều chỉnh liên tục, nhằm tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư. Trong năm 2010, xét trên bình diện toàn cầu

về mở rộng đầu tư, Thái Lan khi đó xếp hạng thứ 15 thế giới, thứ 5 châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông, và Singapore. Trong số các thành viên ASEAN, Thái Lan chỉ xếp thứ hai sau Singapore.

Hình 2.6 dưới đây cho thấy luồng vốn FDI chảy vào Thái Lan trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2011. Có thể thấy, với chính sách thu hút đầu tư vô cùng hiệu quả, luồng vốn FDI vào Thái Lan không ngừng gia tăng. Trong đó, năm 1990, luồng vốn FDI chảy vào Thái Lan là gần 2,5 tỉ đô la thì năm 2007 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan đã đạt gần 12 tỷ đô (tăng khoảng gần 5 lần so với năm 1990). Trong đó, Nhật Bản là quốc gia cấp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất cho Thái Lan.

Hình 2.6: Dòng vốn FDI vào Thái Lan qua các năm

(Đvt: USD)

Nguồn: wto.org

Chính sách đầu tư ra nước ngoài:

Trong những năm gần đây, một nội dung quan trọng trong chiến lược hội nhập kinh tê quốc tế của Thái Lan là tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là thâm nhập vào các nền kinh tế mới mở cửa, gần gũi với Thái Lan như Cawmpuchia, Lào, Trung Quốc và

việt Nam. Sự gần gũi về mặt địa lý đã tạo cho Thái Lan những lợi thế nhất định so với các chủ đầu tư khác. Thái lan đã ký kết hợp tác kinh tế với tất cả các nước láng giềng, chẳng hạn như : tam giác kinh tế phía Nam, tứ giác kinh tế phía Bắc, lục giác kinh tế song Mê Kông.

Thái Lan là chủ đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Cawmpuchia và Lào. Mặc dù cơ sở hạ tầng tại hai nước này rất yếu kém, song hàng năm Thái Lan đã đầu tư vào đây hàng trăm triệu đô Mỹ. Các dự án chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ như : xây dựng, du lịch, khách sạn, ngân hàng, bảo hiểm và công nghiệp khai thác lâm sản.

Sự thâm nhập của Thái Lan vào Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở tỉnh Vân Nam. Tại đây, họ chủ yếu đầu tư vào các ngành chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, ngân hàng, bảo hiểm và du lịch.

Đối với Việt Nam, Thái lan đã từng là một trong mười chủ đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong giai đoạn 1988-2000. Riêng năm 1995, Thái Lan đầu tư vào đây 15 dự án với tổng số vốn đăng ký lên tới 189,9 triệu đô.

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 33 - 38)