Những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 25 - 26)

16 nước

2.1.3 Những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Nhật Bản

Nhật Bản đã thực hiện điều chỉnh cơ cấu ngành nghề theo hướng phát huy lợi thế so sánh gia tăng năng lực cạnh tranh. Sau thời kỳ hồi phục kinh tế, Nhật đã ban hành “chính sách lý hóa công nghiệp” nhằm điều chỉnh kết cấu ngành nghề. Thời kỳ này, các ngành công nghiệp nặng và hóa chất được chú trọng phát triển. Bởi lẽ đây là những ngành góp phần làm thay đổi cơ bản diện mạo kinh tế Nhật trong quá trình công nghiệp hóa. Sang thời kỳ khủng hoảng dầu mỏ, lợi thế cạnh tranh ngành nghề có sự thay đổi do sự biến đổi của môi trường kinh doanh quốc tế, Nhật đã thực hiện điều chỉnh kết cấu ngành nghề theo hướng chú trọng các ngành sử dụng nhiều hàm lượng chất xám, ít ô nhiễm và làm sạch môi trường. Đó là các ngành công nghệ cao, ngành lắp ráp tiên tiến, thiết kế thời trang và ngành phân phối xử lý thông tin. Trong giai đoạn từ những năm 90 đến nay, sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới đã làm cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế gia tăng mạnh mẽ, lôi cuốn các quốc gia vào mạng lưới kinh doanh có tính khu vực và toàn cầu. Không nằm ngoài xu hướng chung đó, Nhật đã điều chỉnh cơ cấu kinh tế tập trung vào các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và các ngành dịchj vụ, qua đó đẩy mạnh hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.

Nhật Bản đã tiến hành cải cách về thể chế. Để hội nhập tốt việc cải cách thể chế có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các quy định pháp lý liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành được ấn định ưu tiên trong từng thời kỳ phải tạo khuôn khổ thể chế tương thích cho chúng phát triển. Ví dụ như từ những năm 90, một loạt chương trình, chính sách kinh tế được thông qua hàng năm đã thúc đẩy hỗ trợ chuyển dịch kinh tế. Luật ngoại hối 4/1997, luật sửa đổi về các ngành công nghiệp vừa và nhỏ 3/2000, chương trình phát triển công nghệ thông tin 2001-2005, rất có ý nghĩa trong hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng trí tuệ hóa và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu. Nhật Bản đã sử dụng các chính sách ưu tiên xuất khẩu qua thuế và lãi suất. Đáng chú ý là chinh sách “Khấu hao đặc biệt dựa vào xuất khẩu”, chính sách này có từ năm 1961 đã đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng thặng dư thương mại (tuy nhiên vì mẫu thuẫn thương mại nên đến năm 1972, chính sách này đã bị bãi bỏ). Từ những năm 90, những can thiệp trực tiếp của chính phủ đối với xuất khẩu cũng được giảm bứt, chính phủ chú trọng tập trung cải cách cơ cấu bên trong với các chương trình hỗ trợ lớn. Những can thiệp điều chỉnh tỷ giá hối đoái, cho phép tự do hóa chuyển đổi ngoại tệ… chính là những chính sách góp phần thúc đẩy xuất- nhập khẩu. Bên cạnh việc thực hiện những chính sách này Nhật Bản còn tạo lập các tổ chức nâng cao sức mạnh công ty

cũng như hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu. Ngay trong những năm 60-70 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã đẩy mạnh tạo lập các doanh nghiệp lớn, xây dựng thương hiệu sản xuất uy tín, nâng cao sức mạnh cạnh tranh như: Mitsubishi, Nissan, Nippon Steel,...; hình thành các tổ chức xúc tiến xuất khẩu như: Ngân hàng xuất khẩu, Hội đồng tối cao bàn về xuất khẩu, Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO). Hiện nay, hoạt động của JETRO cùng với việc cung cấp viện trợ chính thức đóng vai trò rất quan trọng trong việc xâm nhập của Nhật Bản vào những thị trường mới, tiềm năng như Việt Nam.

Nhật Bản tăng cường việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Với tiến trình toàn cầu hóa ngày một gia tăng, Nhật Bản đã có sự điều chỉnh trong đào tạo nguồn lực tập trung hướng tới tạo ra đội ngũ lao động có trình độ và khả năng thích ứng cao. Thực hiện những cải cách trong chương trình phổ thông từ mục tiêu cung cấp khối lượng lớn kiến thức sách vở sang cung cấp những kỹ năng cần cho cuộc sống, cung cấp cơ hội học tập độc lập. Sử dụng chế độ mới trong tuyển dụng nhân lực, không chỉ căn cứ vào khả năng trung thành hay tên tuổi các trường mà chủ yếu còn dựa vào trình độ thực tế. Bên cạnh đó Nhật Bản đã ban hành chính sách ưu đãi về thuế nhằm khuyến kích đầu tư vào R&D như giảm thuế cho những chi tiêu nghiên cứu thực nghiệm, miễn trừ thuế quan nhập khẩu máy móc, thực hiện trợ cấp phát triển và hoàn thiện công nghệ, đặt hàng các hợp đồng nghiên cứu, lập ra các việc nghiên cứu và hỗ trợ ngân sách cho các hoạt động này. Với chính sách trên, Nhật đã có được đội ngũ lao động có chất lượng, có tiềm lực khoa học công nghệ lớn, là những nhân tó góp phần trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở cho Nhật hội nhập kinh tế quốc tế thành công.

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w