Những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế của Thái Lan

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 38 - 40)

16 nước

2.3.3.Những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế của Thái Lan

Về chính sách thương mại.

So với các quốc gia trong khu vực, Thái Lan ưa thích ban hành các chính sách tác động trực tiếp đến thúc đẩy xuất khẩu hơn là các chính sách tác động gián tiếp. Các chính sách cơ bản nhằm tác động lên hoạt động thương mại quốc tế của Thái Lan gồm : nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, điều chỉnh định hướng xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu thương mại quốc tế, và điều chỉnh cơ cấu tổ chức hoạt động ngoại thương.

Tăng cường tự do hóa thương mại và nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm hội nhập sâu hơn nữa vào nền kinh tế thế giới. Chính phủ Thái Lan cho rằng, để mở rộng thị trường xuất khẩu cần có sự điều chỉnh quan điểm về “tự do hóa thương mại song phương” và cần đặt nó song song với “tự do hóa thương mại đa phương”.

Việc hỗ trợ các ngành sản xuất của Thái Lan được thực hiện một cách có chọn lọc với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu có lợi cho cạnh tranh. Thứ nhất, đối với các ngành xuất khẩu truyền thống như dệt may, hàng nông sản, thực phẩm đông lạnh, đá quý… thì chính phủ tiếp tục hỗ trợ về vốn và công nghệ cho việc đổi mới mẫu mã, chất lượng và sức cạnh tranh; giảm thuế nhập khẩu các nguyên liệu, máy móc, giảm thuế VAT. Đồng thời với đó là chiến lược mới về nông nghiệp được thông qua với các trọng tâm cơ bản là nâng cao năng suất, giảm giá thành, khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt có chất lượng cao, gắn phát triển công nghệ với bảo vệ môi trường. Thứ hai, Thái Lan tăng

cường xúc tiến việc tìm kiếm các sản phẩm xuất khẩu mới bằng việc chuyển mạnh sang các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao. Thái Lan hi vọng trong những năm tới sẽ trở thành trung tâm xuất khẩu phần mềm, thiết kế và sản xuất các vi mạch điện tử, các sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ.

Về chính sách thu hút đầu tư

Thái Lan đã thay đổi những chính sách của mình để tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực.

Chính sách thu hút đầu tư được điều chỉnh để thu hút thêm thương nhân, chuyển từ tập trung sang phi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp và điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của tương lai.

Chú trọng thay đổi hoạt động xúc tiến đầu tư, đặc biệt là vào 10 ngành công nghiệp quan trọng, như dịch vụ cơ sở hạ tầng và logistic, công nghiệp trọng yếu, thiết bị khoa học và y tế, dịch vụ và công nghiệp năng lượng tái tạo, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, kĩ thuật lõi, chế biến sản phẩm thực phẩm và nông nghiệp, du lịch và sức khỏe, xe hơi, thiết bị điện tử.

Bên cạnh đó, có sự thay đổi về khái niệm và nhận thức đối với một số vấn đề chủ yếu, ví dụ:

- Từ cách nhìn rộng đến cách nhìn có ưu tiên và chi tiết hơn

- Từ phân chia theo lĩnh vực ngành nghề đến phân chia theo cấp độ ưu tiên - Từ phân chia theo khu vực hoạt động đến phân chia thành cụm

- Từ ưu đãi về thuế đến ưu đãi về cơ sở vật chất

- Từ thu hút đầu tư trong nước đến khái niệm gộp bao gồm cả thu hút đầu tư nước ngoài.

Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học KINH NGHIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 38 - 40)