1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

50 562 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 453 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Nhóm 08: Nguyễn Ngọc Long Nguyễn Thị Thanh Thúy Dương Thị Mến Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc Hà Nội, tháng 12 năm 2013 MỤC LỤC BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC HÌNH ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 5 1.1. Toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế 5 1.1.1. Toàn cầu hoá 5 1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế 5 2.1. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế 7 2.1.1 Thoả thuận thương mại ưu đãi 7 2.1.2 Hiệp định thương mại tự do và Khu vực mậu dịch tự do 8 2.1.3 Hiệp định đối tác kinh tế 9 2.1.4 Thị trường chung 9 2.1.5 Liên minh thuế quan 9 2.1.6 Liên minh kinh tế và tiền tệ 10 2.3. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế 10 Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 16 2.1. Tác động tích cực 16 2.1.1 Tác động đến thương mại, đầu tư, tài chính 16 2.1.2 Tác động đến chính sách kinh tế 22 2.1.3 Tác động đến các lĩnh vực khác 23 2.2. Tác động tiêu cực 25 2.2.1 Tác động đến kinh tế 25 2.2.2 Tác động đến chuyển giao công nghệ 26 2.2.3 Tác động đến văn hoá, xã hội, chính trị 27 2.3. Tác động của các khối kinh tế khu vực trong nền kinh tế thế giới 28 2.3.1 Điều kiện ra đời cuả một tổ chức kinh tế khu vực 28 2.3.2 Điều kiện một quốc gia muốn tham gia có hiệu quả vào các khối kinh tế khu vực 29 2.3.3 Tác động của các khối kinh tế khu vực trong nền kinh tế thế giới 31 Chương 3: TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY, NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ, ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI 33 3.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 19862012 33 3.2. Những thành tựu đạt được 34 3.3. Định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới 41 KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 2 CACM Central American Common Market Thị trường chung Trung Mỹ 3 CARICOM Caribe Community Cộng đồng Caribê 4 EEC European Economic Community Cộng đồng Kinh tế châu Âu 5 EU European Union Liên minh châu Âu 6 EFTA Eroupean Free Trade Assocition Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu 7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm Quốc nội 9 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 10 NAFTA North America Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do Bắc Hoa Kỳ 11 NIEs Newly Industrialized Economies Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá 12 SEV Council of Mutual Economic Assistance Hội đồng Tương trợ kinh tế 13 WB World Bank Ngân hàng thế giới 14 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC HÌNH STT Số hiệu Tên hình Trang 1 2.1 Xuất khẩu trong khối NAFTA và xuất khẩu của NAFTA với thế giới 18 2 2.2 Xuất khẩu của Mexico sang Hoa Kỳ, Canađa và các nước khác 19 3 2.3 Xuất khẩu của Mexico sang các nước trong vòng 20 năm kể từ khi gia nhập NAFTA 19 4 2.4 Cán cân thương mại của Mexico trong vòng 20 năm kể từ khi gia nhập NAFTA 20 5 2.5 Tổng mức FDI của các nước trên thế giới 21 6 3.1 Tổng mức lưu chuyển ngoại thương Việt Nam theo thời kỳ 5 năm từ 19862005 36 7 3.2 Tổng mức lưu chuyển ngoại thương Việt Nam từng năm từ 20052012 36 8 3.3 Tốc độ tăng GDP của Việt Nam từ 19862013 40 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu Tên bảng Trang 1 3.1 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989 2012 38 LỜI MỞ ĐẦU Những ngày tháng 12 năm 2013 này, trong khi tại Xinhgapo (Singapore) hội nghị các bộ trưởng và trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) vừa bế mạc nhưng chưa đi đến chung kết và vẫn còn để lại nhiều điểm chưa đồng thuận và nhiều việc phải làm; thì ở trong nước, chính quyền và người dân đang thực hiện tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh đạt được và chưa làm được trong năm, cũng như việc đảm bảo hàng hoá tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh năm tới 2014. Tạm biệt năm 2013 và chào đón năm mới với nhiều mong ước tốt đẹp nhưng đất nước ta vẫn đang đứng trước thử thách tụt hậu nói chung và suy thoái kinh tế nói riêng, một cách nghiêm trọng. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, được nhắc đến nhiều nhất là tái cơ cấu ngành ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước vẫn đang diễn ra và chắc còn lâu nữa mới đến hồi kết thúc… Trong hoàn cảnh đó, chúng tôi bắt tay vào việc nghiên cứu chuyên đề khoa học “Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế”, một nội dung nằm trong môn học Toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, vốn đã được nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Nam từ hơn 10 năm trước đến nay. Việc nghiên cứu dựa trên một nền móng cơ sở lý luận đã có và tương đối đầy đủ, với sự hướng dẫn của một người thầy giỏi chuyên môn và phương pháp là chuyên gia cao cấp về kinh tế quốc tế, không thể nào thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu thực sự nghiên cứu một cách nghiêm túc trên tinh thần tư duy độc lập, đòi hỏi tính sáng tạo và khám phá cái mới, để đạt được kết quả cao trong khoa học đòi hỏi nhiều công sức của người làm nghiên cứu. Lý luận đã có, đọc, nghiền ngẫm và suy xét lại. Tư liệu cuộc sống nhiều năm qua của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thật là bổ ích cho công việc tổng hợp lại chuyên đề khoa học này. Nằm trong một loạt chuyên đề khoa học của môn học Toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, theo lịch trình nghiên cứu, trình bày, nhận xét và phản biện; Nhóm 08 chúng tôi gồm ba thành viên: Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Thị Thanh Thuý và Dương Thị Mến, tiếp thu được những kiến thức cơ bản, những điểm mới, các điểm được đánh giá cao và cả các điểm hạn chế của các nhóm thực hiện chuyên đề trước đó, để xây dựng cho mình phương hướng và phương pháp nghiên cứu, cách thức trình bày chuyên đề, cũng như quan trọng hơn cả là kết quả có được ở những phát hiện mới, thể hiện được quan điểm mới trong chuyên đề. 1. Sự cần thiết của chuyên đề Hội nhập kinh tế quốc tế nằm trong một xu thế lớn của thế giới và là một xu thế chung lôi cuốn sự tham gia của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) đến nay, Việt Nam ta đã và đang nắm bắt tốt các cơ hội mở cửa và hội nhập để vươn lên thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Đứng trước thách thức của toàn cầu hoá làm biến chuyển đất nước cả về kinh tế và chính trị, bài toán đặt ra là phải hội nhập như thế nào để phát triển kinh tế bền vững trong khi vẫn đảm bảo độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững hoà bình và ổn định… Vì thế chuyên đề khoa học này vẫn luôn có ý nghĩa thời sự và học thuật trong khuôn khổ toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Chuyên đề khoa học này có mục đích làm sáng rõ việc tại sao một nước trong đó có Việt Nam lại phải hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào, hội nhập kinh tế quốc tế có vai trò và tác động đến mọi mặt đời sống đặc biệt là đời sống kinh tế ra làm sao, chúng ta nên, cần và phải làm gì khi hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu chuyên đề này là phải khái quát được về mặt lý thuyết các vấn đề chung của hội nhập kinh tế quốc tế từ trước đến nay, thu thập được kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của các nước, nhất là từ các nước tương đồng, tương đương với nước ta, và từ các nước mà chúng ta đang hướng đến để đạt được thành tựu như họ. Cùng với đó phân tích và đánh giá thực trạng nền kinh tế nước ta từ trước đến nay gắn với tình hình và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đề xuất các giải pháp vàhoặc đưa ra được các nhận định về xu thế, vàhoặc dự báo, dự đoán về triển vọng hội nhập kinh tế của nước ta trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề khoa học này sẽ chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò (tác động) đối với các hoạt động kinh tế của việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá. Việc không nghiên cứu sâu về lịch sử và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ xét về hội nhập kinh tế trong hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, và chỉ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Nhóm 08: Nguyễn Ngọc Long Nguyễn Thị Thanh Thúy Dương Thị Mến Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc Hà Nội, tháng 12 năm 2013 MỤC LỤC BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 2 CACM Central American Common Market Thị trường chung Trung Mỹ 3 CARICOM Caribe Community Cộng đồng Caribê 4 EEC European Economic Community Cộng đồng Kinh tế châu Âu 5 EU European Union Liên minh châu Âu 6 EFTA Eroupean Free Trade Assocition Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu 7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm Quốc nội 9 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 10 NAFTA North America Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do Bắc Hoa Kỳ 11 NIEs Newly Industrialized Economies Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá 12 SEV Council of Mutual Economic Assistance Hội đồng Tương trợ kinh tế 13 WB World Bank Ngân hàng thế giới 14 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC HÌNH STT Số hiệu Tên hình Trang 1 2.1 Xuất khẩu trong khối NAFTA và xuất khẩu của NAFTA với thế giới 18 2 2.2 Xuất khẩu của Mexico sang Hoa Kỳ, Canađa và các nước khác 19 3 2.3 Xuất khẩu của Mexico sang các nước trong vòng 20 năm kể từ khi gia nhập NAFTA 19 4 2.4 Cán cân thương mại của Mexico trong vòng 20 năm kể từ khi gia nhập NAFTA 20 5 2.5 Tổng mức FDI của các nước trên thế giới 21 6 3.1 Tổng mức lưu chuyển ngoại thương Việt Nam theo thời kỳ 5 năm từ 1986-2005 36 7 3.2 Tổng mức lưu chuyển ngoại thương Việt Nam từng năm từ 2005-2012 36 8 3.3 Tốc độ tăng GDP của Việt Nam từ 1986-2013 40 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu Tên bảng Trang 1 3.1 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989 - 2012 38 LỜI MỞ ĐẦU Những ngày tháng 12 năm 2013 này, trong khi tại Xinh-ga-po (Singapore) hội nghị các bộ trưởng và trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) vừa bế mạc nhưng chưa đi đến chung kết và vẫn còn để lại nhiều điểm chưa đồng thuận và nhiều việc phải làm; thì ở trong nước, chính quyền và người dân đang thực hiện tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh đạt được và chưa làm được trong năm, cũng như việc đảm bảo hàng hoá tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh năm tới 2014. Tạm biệt năm 2013 và chào đón năm mới với nhiều mong ước tốt đẹp nhưng đất nước ta vẫn đang đứng trước thử thách tụt hậu nói chung và suy thoái kinh tế nói riêng, một cách nghiêm trọng. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, được nhắc đến nhiều nhất là tái cơ cấu ngành ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước vẫn đang diễn ra và chắc còn lâu nữa mới đến hồi kết thúc… Trong hoàn cảnh đó, chúng tôi bắt tay vào việc nghiên cứu chuyên đề khoa học “Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế”, một nội dung nằm trong môn học Toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, vốn đã được nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Nam từ hơn 10 năm trước đến nay. Việc nghiên cứu dựa trên một nền móng cơ sở lý luận đã có và tương đối đầy đủ, với sự hướng dẫn của một người thầy giỏi chuyên môn và phương pháp là chuyên gia cao cấp về kinh tế quốc tế, không thể nào thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu thực sự nghiên cứu một cách nghiêm túc trên tinh thần tư duy độc lập, đòi hỏi tính sáng tạo và khám phá cái mới, để đạt được kết quả cao trong khoa học đòi hỏi nhiều công sức của người làm nghiên cứu. Lý luận đã có, đọc, nghiền ngẫm và suy xét lại. Tư liệu cuộc sống nhiều năm qua của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thật là bổ ích cho công việc tổng hợp lại chuyên đề khoa học này. Nằm trong một loạt chuyên đề khoa học của môn học Toàn cầu hoá và Hội 1 nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, theo lịch trình nghiên cứu, trình bày, nhận xét và phản biện; Nhóm 08 chúng tôi gồm ba thành viên: Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Thị Thanh Thuý và Dương Thị Mến, tiếp thu được những kiến thức cơ bản, những điểm mới, các điểm được đánh giá cao và cả các điểm hạn chế của các nhóm thực hiện chuyên đề trước đó, để xây dựng cho mình phương hướng và phương pháp nghiên cứu, cách thức trình bày chuyên đề, cũng như quan trọng hơn cả là kết quả có được ở những phát hiện mới, thể hiện được quan điểm mới trong chuyên đề. 1. Sự cần thiết của chuyên đề Hội nhập kinh tế quốc tế nằm trong một xu thế lớn của thế giới và là một xu thế chung lôi cuốn sự tham gia của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) đến nay, Việt Nam ta đã và đang nắm bắt tốt các cơ hội mở cửa và hội nhập để vươn lên thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Đứng trước thách thức của toàn cầu hoá làm biến chuyển đất nước cả về kinh tế và chính trị, bài toán đặt ra là phải hội nhập như thế nào để phát triển kinh tế bền vững trong khi vẫn đảm bảo độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững hoà bình và ổn định… Vì thế chuyên đề khoa học này vẫn luôn có ý nghĩa thời sự và học thuật trong khuôn khổ toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Chuyên đề khoa học này có mục đích làm sáng rõ việc tại sao một nước trong đó có Việt Nam lại phải hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào, hội nhập kinh tế quốc tế có vai trò và tác động đến mọi mặt đời sống đặc biệt là đời sống kinh tế ra làm sao, chúng ta nên, cần và phải làm gì khi hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu chuyên đề này là phải khái quát được về mặt lý thuyết các vấn đề chung của hội nhập kinh tế quốc tế từ trước đến nay, thu thập được kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của các nước, nhất là từ các nước tương đồng, tương đương với nước ta, và từ các nước mà chúng ta đang hướng đến để đạt được thành tựu như họ. Cùng với đó phân tích và đánh giá thực trạng nền kinh tế 2 nước ta từ trước đến nay gắn với tình hình và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đề xuất các giải pháp và/hoặc đưa ra được các nhận định về xu thế, và/hoặc dự báo, dự đoán về triển vọng hội nhập kinh tế của nước ta trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề khoa học này sẽ chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò (tác động) đối với các hoạt động kinh tế của việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá. Việc không nghiên cứu sâu về lịch sử và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ xét về hội nhập kinh tế trong hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, và chỉ đề cập sâu đến những tác động kinh tế mà không xem xét nhiều những tác động về chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ… là sự giới hạn cần thiết trong phạm vi của một chuyên đề khoa học nhỏ với thời lượng học tập và nghiên cứu có hạn, để mong đạt được kết quả có tính sâu sắc hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu Từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chuyên đề khoa học đòi hỏi nhóm thực hiện phải luôn dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng và lịch sử; độc lập nhìn nhận, phân tích, tổng hợp và đánh giá các sự kiện, xu hướng trong mối liên hệ tương tác về lợi ích kinh tế, chính trị là chủ yếu (tạm thời chưa thể xem xét lợi ích phi kinh tế, phi chính trị như là văn hoá, truyền thống,…). Thêm nữa, phương pháp thống kê học và dự báo kinh tế cũng được áp dụng một cách phù hợp khi cần thiết. 5. Dự kiến đóng góp của chuyên đề Chuyên đề được thực hiện với mong muốn tiếp tục hệ thống hoá được những vấn đề lý luận và thực tiễn về hội nhập kinh tế quốc tế, kỳ vọng đưa ra được cách nhìn nhận mới và phù hợp hơn về quan điểm và cách thức hội nhập kinh tế, mạnh dạn phân tích và làm rõ được thực trạng tác động của hội nhập kinh tế ở Việt Nam, nhận định xu thế và đưa ra được các dự đoán, dự báo về những biến chuyển kinh tế và chính trị của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ trước đến nay và trong tương lai. 3 6. Kết cấu của chuyên đề Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung chính của chuyên đề được thể hiện trong kết cấu gồm 3 chương như sau: - Chương 1: Một số lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế. - Chương 2: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. - Chương 3: Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay, những thành tựu đạt được và hạn chế, định hướng trong thời gian tới. 4 Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1. Toàn cầu hoá Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá. Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 15, sau khi có những cuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng quanh thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522. Cũng như việc xuất hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ không phải là hiện tượng gần đây. Ngoài những trao đổi về hàng hoá vật chất, một số giống cây cũng được đem trồng từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (chẳng hạn như khoai tây, cà chua và thuốc lá). Do có hai khía cạnh kỹ thuật và chính trị, "toàn cầu hoá" sẽ có nhiều lịch sử khác nhau. Thông thường trong phạm vi của môn kinh tế học và kinh tế chính trị học, toàn cầu hoá chỉ là lịch sử của việc trao đổi thương mại không ngừng giữa các nước dựa trên những cơ sở ổn định cho phép các cá nhân và công ty trao đổi hàng hoá với nhau một cách trơn tru nhất. 1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. 5 [...]... phạm vi của chuyên đề, nội dung của chương 2 xin được tổng quan về các tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời phân tích để bạn đọc có thể thấy rõ được các điều kiện để gia nhập một tổ chức kinh tế khu vực và các tác động của các tổ chức kinh tế khu vực trong nền kinh tế thế giới 2.1 Tác động tích cực 2.1.1 Tác động đến thương mại, đầu tư, tài chính Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi...Những năm gần đây, cụm từ hội nhập quốc tế (thậm chí nói ngắn gọn là hội nhập ) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế. Có một thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế được đưa vào sử dụng, trong tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết kinh tế quốc tế và “nhất thể hóa kinh tế quốc tế Cả ba thuật ngữ này thực ra... minh kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện Tuy nhiên trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn Hội nhập kinh tế quốc tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy mô toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại thế giới đang hướng tới 2.1 Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế. .. tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế, sự lựa chọn tất yếu này còn được quyết định bởi rất nhiều lợi ích hay những tác động tích cực mà hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cho các nước Tuy nhiên, các nước cũng phải đối mặt với các tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế Dưới đây... đắn đó là chủ động hội nhập gắn với chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý, cải cách hành 14 chính trên cơ sở đó mà phát huy nội lực, vượt qua khó khăn thách thức, khai thác triệt để các cơ hội để phát triển đất nước 15 Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Mặc dù khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế... chính sách tiền tệ riêng của mình, mà thay vào đó là một chính sách tiền tệ chung của toàn khối do một ngân hàng trung ương chung của khối đó thực hiện, như trường hợp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu Khi mà ngay cả chính sách tài chính cũng được thực hiện chung, Hội nhập kinh tế quốc tế đạt đến độ hoàn toàn 2.3 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế Hợp tác kinh tế giữa các quốc gia xuất hiện khi... thế nhau và hầu như không có sự khác biệt về ý nghĩa Hội nhập kinh tế quốc tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế quốc tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế quốc tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao... nền kinh tế, từ cơ cấu ngành nghề, cơ cấu kỹ thuật đến cơ cấu các thành phần kinh tế Cùng với cải cách cơ cấu kinh tế là cải cách thể chế kinh tế, chuyển từ thể chế kế hoạch tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường mở cửa, hội nhập Thật vậy, để thấy rõ hơn tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chúng ta phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, một trong bộ phận quan trọng của hoạt động kinh. .. được trên thực tế từ quá trình hội nhập vẫn lớn hơn cái giá mà họ phải trả cho những tác động tiêu cực xét trên phương diện tăng trưởng và phát triển kinh tế Điều này giải thích tại sao hội nhập quốc tế trở thành lựa chọn chính sách của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay 2.3 Tác động của các khối kinh tế khu vực trong nền kinh tế thế giới 2.3.1 Điều kiện ra đời cuả một tổ chức kinh tế khu vực Quy... thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu Trong các giáo trình nhập môn về kinh tế học quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế thường được cho là có sáu cấp độ: khu vực/hiệp . nhập kinh tế quốc tế như thế nào, hội nhập kinh tế quốc tế có vai trò và tác động đến mọi mặt đời sống đặc biệt là đời sống kinh tế ra làm sao, chúng ta nên, cần và phải làm gì khi hội nhập kinh. do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong các giáo trình nhập môn về kinh tế học quốc tế, hội nhập kinh tế quốc. nước thành viên. 9 2.1.6 Liên minh kinh tế và tiền tệ Hội nhập kinh tế quốc tế đến cấp độ này tạo ra một thị trường chung giữa các nền kinh tế (không còn hàng rào kinh tế nào nữa) với một đơn vị

Ngày đăng: 11/07/2014, 16:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT - CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC  TÁC ĐỘNG CỦA  HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT (Trang 3)
Hình 2.2: Xuất khẩu của Mexico sang Hoa Kỳ, Canađa và các nước khác  Đơn vị: tỷ USD - CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC  TÁC ĐỘNG CỦA  HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Hình 2.2 Xuất khẩu của Mexico sang Hoa Kỳ, Canađa và các nước khác Đơn vị: tỷ USD (Trang 24)
Hình 2.4: Cán cân thương mại của Mexico trong vòng 20 năm kể từ khi gia   nhập NAFTA - CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC  TÁC ĐỘNG CỦA  HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Hình 2.4 Cán cân thương mại của Mexico trong vòng 20 năm kể từ khi gia nhập NAFTA (Trang 25)
Bảng 3.1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989 - 2012 - CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC  TÁC ĐỘNG CỦA  HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Bảng 3.1 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989 - 2012 (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w