TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

14 921 5
TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TCH HNKTQT 1. TCH HNKTQT – Xu hướng hiện thực khách quan a) Khái niệm: Quốc tế hóa đời sống kinh tế là một u thế khách quan, gắn liền với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động quốc tế qui định. Toàn cầu hóa và Khu vực hóa kinh tế là những hệ quả bắt nguồn từ xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế; Hợp tác kinh tế và Hội nhập kinh tế quốc tế lại là những nội dung cơ bản của Toàn cầu hoá và Khu vực hóa kinh tế Thuật ngữ Toàn cầu hóa (Globalization) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 1980 cho tới nay. Thuật ngữ Khu vực hóa xuất hiện phổ biến từ sau thế chiến II với sự nổi lên của xu hướng tập hợp thành những nhóm khu vực ở nhiều lĩnh vực khác nhau của các nước, các dân tộc Hai thuật ngữ Toàn cầu hóa và Khu vực hoá sử dụng trong lĩnh vực kinh tế được hiểu là: Quá trình hình thành và phát triển của các quan hệ kinh tế vượt qua biên giới giữa các quốc gia; Quá trình gia tăng sự tương tác và tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng giao lưu hàng hoá và nguồn lực; Sự hình thành các định chế các tổ chức quốc tế nhằm quản lý – điều tiết các hoạt động giao dịch kinh tế trên phạm vi khu vực và toàn cầu Điểm khác nhau cơ bản giữa hai thuật ngữ trên là ở qui mô và phạm vi địa lý: Khi quá trình này diễn ra giữa hai hoặc nhiều quốc gia – lãnh thổ trong một khu vực địa lý nhất định, được gọi là Khu vực hoá; Khi quá trình có sự tham gia của rất nhiều quốc gia – lãnh thổ ở những khu vực địa lý khác nhau trên toàn thế giới, được gọi là Toàn cầu hóa. Tuy là hai hiện tượng khác biệt nhưng về cơ bản, Toàn cầu hóa và Khu vực hóa là thống nhất với nhau. Khu vực hoá là quá trình Toàn cầu hóa diễn ra theo từng bộ phận và từng khu vực địa lý. Khu vực hóa là bộ phận của quá trình Toàn cầu hóa, là những bước đi để tiến tới Toàn cầu hóa. Cũng như Toàn cầu hóa và Khu vực hóa, thuật ngữ Hội nhập (Integration) cũng xuất phát từ các nước phương Tây. Trên thế giới, từ nửa cuối thập niên 1950, đặc biệt là vào thập niên 1960 và 1970 đã ra đời nhiều công trình lý luận và nghiên cứu thực tiễn về integration. Ở Việt Nam, thuật ngữ này được sử dụng nhiều từ giữa thập niên 1990 trở lại đây. Hội nhập Kinh tế Quốc tế (International Economic Intergration) là: Quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế của từng quốc gia và vùng lãnh thổ với nền kinh tế khu vực và thế giới, thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. HNKTQT thực chất chính là sự chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế Hợp tác kinh tế quốc tế và Hội nhập kinh tế quốc tế là hai khái niệm khác nhau Hợp tác Kinh tế Quốc tế là quá trình hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế (phân công, trao đổi, liên kết, phối hợp …) một cách chủ động, tích cực giữa hai h

[...]... trước những thách thức của cạnh tranh yêu cầu của việc điều chỉnh, từ đó tạo động lực cho sự phát triển Xu thế TCH & HNKTQT đòi hỏi mỗi nước phải mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hóa thương mại - đầu tư, điều này cũng có nghĩa là đưa nền kinh tế các DN trong nước tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế, đặt các nền kinh tế DN trước những thách thức ngày càng lớn Dưới áp lực của xu thế TCH & HNKTQT,... hoảng kinh tế ở các nước lớn, các trung tâm kinh tế các khu vực quan trọng trên thế giới vẫn luôn là một nguy cơ tiềm tàng Những biến động kinh tế tại các nước các trung tâm kinh tế lớn đều có ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình phát triển của TCH&HNKTQT, không chỉ làm giảm khối lượng của các dòng lưu chuyển kinh tế - tài chính, mà còn mở đường cho sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tăng... bình - an ninh quốc tế Quá trình TCH & HNKTQT làm ra đời củng cố mạng lưới dày đặc các thiết chế quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc tế trong mọi lĩnh vực, góp phần hạn chế giúp giải quyết xung đột giữa các nước, duy trì củng cố hoà bình, an ninh quốc tế Thông qua các thiết chế tổ chức quốc tế này, các nước, đặc biệt là các nước vừa nhỏ, có khả năng bảo vệ tốt hơn lợi ích quốc gia cũng... hết sức sâu sắc tới hầu 11 hết mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của từng nước các mối quan hệ quốc tế Tuy nhiên sự đánh giá tác động này là rất khác nhau giữa các nước, nhóm nước các nhóm xã hội trong mỗi nước, chủ yếu tùy thuộc vào nhận thức lợi ích mà họ được hưởng hoặc mất đi trong quá trình này Dựa trên những cơ sở khoa học kết quả của các công trình nghiên cứu thực tiễn,... sách các hoạt động thực tiễn theo hướng tự do hóa mở cửa nhiều hơn, bảo đảm thực hiện được các cam kết quốc tế làm cho quá trình hội nhập đưa lại hiệu quả thiết thực đối với sự phát triển đất nước Những điều chỉnh như vậy thực sự là những cải cách quan trọng tạo động lực mạnh mẽ đối với sự phát triển của mỗi nước 12 Thứ ba, TCH & HNKTQT góp phần bảo đảm an ninh của các quốc gia, duy trì và. .. thách thức bởi sự gia tăng tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, sự hạn chế thẩm quyền khả năng hành xử theo ý chí của riêng của mỗi quốc gia Sự ổn định của hệ thống chính trị các thiết chế xã hội sẽ luôn chịu áp lực của đòi hỏi phải đổi mới để phù hợp với quá trình tự do hóa mở cửa Sự lợi dụng, can thiệp của các thế lực bên ngoài vào các nước luôn là vấn đề có thể xảy ra Giải quyết vấn... ninh quốc phòng yêu cầu mở cửa để phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác quốc tế Về mặt xã hội: Những thách thức của quá trình TCH & HNKTQT mà các nước phải đối mặt thể hiện tính phức tạp, chứa đựng nhiều hiểm họa đối với sự ổn định cũ Có thể nêu ra những hiểm họa chính như: Nguy cơ gia tăng thất nghiệp xáo trộn công ăn việc làm của một bộ phận người lao động trong xã hội do kết quả tất yếu của. .. cấu kinh tế cạnh tranh; Nguy cơ suy giảm nền văn hóa, tuyền thống đạo đức bản sắc dân tộc; Nguy cơ truyền bá – lây lan các nạn khủng bố, các tệ nạn xã hội như ma túy, mãi dâm; Nguy cơ gia tăng khoảng cách giàu nghèo bất công trong xã hội v.v **Trong bối cảnh hiện nay, để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các quốc gia vùng lãnh thổ không có con đường nào khác là phải nỗ lực hội nhập. .. vùng lãnh thổ không có con đường nào khác là phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung của khu vực thế giới, hợp tác cạnh tranh vì sự tồn tại phát triển của mình TCH & HNKTQT thực chất chính là một cuộc đấu tranh quyết liệt để góp phần phát triển kinh tế củng cố an ninh chính trị, độc lập kinh tế giữ gìn bản sắc dân tộc của mỗi nước 14 ... thực hiện tự do hóa mậu dịch trên phạm vi toàn cầu cũng như từng khu vực Bốn là: Sự thay đổi trong xu hướng tập hợp lực lượng quốc tế cũng như quá trình đa cực hóa (với ít nhất ba trung tâm chính trị – kinh tế lớn trong tương lai là Bắc Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) Đông Á) có ảnh hưởng to lớn đối với cơ cấu địa – chính trị toàn cầu Cùng với nhiều nhân tố khác, sự phát triển nói trên của quá trình biến . vực hóa kinh tế là những hệ quả bắt nguồn từ xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế; Hợp tác kinh tế và Hội nhập kinh tế quốc tế lại là những nội dung cơ bản của Toàn cầu hoá và Khu vực hóa kinh. vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế Hợp tác kinh tế quốc tế và Hội nhập kinh tế quốc tế là hai khái niệm khác nhau Hợp tác Kinh tế Quốc tế là quá trình hình thành và phát triển các quan hệ kinh. đề TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TCH & HNKTQT 1. TCH & HNKTQT – Xu hướng hiện thực khách quan a) Khái niệm: Quốc tế hóa

Ngày đăng: 12/06/2014, 16:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan