1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam

27 462 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 148 KB

Nội dung

nói chung, vai trò của Nhà nước trong giải quyết cơ hội và thách thức của hộinhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam nói riêng vẫn chưa được phát huy đầy đủtrong công tác dự báo tình hình, trong

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: PGS TS NGUYỄN ANH TUẤN Hướng dẫn 2: PGS TS TRẦN THÀNH

Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp cơ sở, họp tại:

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Khoa Triết học

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Cùng với sự vận động chung của nhân loại, xu thế toàn cầu hóa diễn

ra ngày càng mạnh mẽ, lôi cuốn tất cả các quốc gia, từ nhỏ đến lớn; từ cácquốc gia đang phát triển đến các quốc gia phát triển; không phân biệt chế độchính trị hay tôn giáo Nếu như toàn cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếukhách quan thì hội nhập quốc tế là một quá trình phù hợp với những quy

luật khách quan đó Trong hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là mặt cơ bản, trung tâm, vừa chi phối hội nhập trên tất cả các lĩnh vực khác.

Quá trình này đã và đang tạo ra cho Việt Nam những cơ hội để bứtphá và phát triển Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đem đếnnhững cơ hội mà còn đặt ra cho mỗi quốc gia, dân tộc, nhất là những quốcgia nhỏ, yếu, đang phát triển những khó khăn, thách thức to lớn trên mọiphương diện Cơ hội và thách thức luôn song hành, tác động qua lại trongquá trình hội nhập Cơ hội không tự nó phát huy tác dụng, mang lại lợi ích,nếu chủ thể không thể hiện khả năng tận dụng đúng lúc Tận dụng tốt cơ hội

sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua thách thức, để không chỉ chờ cơ hội đến

mà còn có thể biến khó khăn, thách thức thành cơ hội, “tự mình” tạo ra cơhội lớn hơn Ngược lại, nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ

lỡ, thách thức sẽ tăng lên, cản trở sự phát triển

Thực tiễn đã chứng minh, để hội nhập thành công các quốc gia phảibiết phát huy cao độ vai trò nhân tố chủ quan, nhất là vai trò của nhà nướctrong việc tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức Nắm bắt được xu hướng pháttriển của thế giới đương đại, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện phương châmchủ động, tích cực hội nhập kinh tế, hội nhập quốc tế và đã đạt được nhiềuthành tựu quan trọng như: Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút vốnđầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng GDP, đờisống nhân dân được cải thiện đáng kể v.v Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước

Trang 4

nói chung, vai trò của Nhà nước trong giải quyết cơ hội và thách thức của hộinhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam nói riêng vẫn chưa được phát huy đầy đủtrong công tác dự báo tình hình, trong hoạch định chính sách, ban hành phápluật cũng như trong quản lý, điều tiết nền kinh tế, khiến cho không ít cơ hội bị

bỏ lỡ, một vài thách thức lấn tới, gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển Bởivậy trong điều kiện nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giớinhư hiện nay, vấn đề củng cố, phát huy vai trò của nhà nước để nắm bắt cơhội, nhận diện và đẩy lùi thách thức là vô cùng cần thiết Xuất phát từ thực

tiễn nêu trên, tôi lựa chọn vấn đề Vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay làm đề

tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ triết học của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1 Mục đích

Mục đích của luận án là làm rõ lý luận và thực tiễn vai trò Nhà nướctrong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ởViệt Nam; luận giải những vấn đề đặt ra trong thực hiện vai trò của Nhànước; từ đó, nêu quan điểm và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thựchiện tốt hơn vai trò nhà nước trong giải quyết cơ hội và thách thức của hộinhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn mới hiện nay

2.2 Nhiệm vụ

- Phân tích những vấn đề lý luận về cơ hội và thách thức của hộinhập kinh tế quốc tế; vai trò của Nhà nước giải quyết cơ hội và thách thứctrong hội nhập kinh tế quốc tế

- Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện vaitrò của Nhà nước giải quyết cơ hội và thách thức qua thực tiễn hội nhậpkinh tế quốc tế ở Việt Nam

- Dự báo xu hướng biến đổi vai trò nhà nước trong thời gian tới;khẳng định quan điểm và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện

Trang 5

tốt hơn vai trò Nhà nước giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh

tế quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn mới hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò Nhà nước trong việc giảiquyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam vànhững vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ đề cập đến hội nhập kinh tế quốc

tế với tư cách là mặt cơ bản, trung tâm của hội nhập quốc tế ở Việt Nam

trong công cuộc đổi mới đất nước; đặc biệt, là từ năm 2006 khi Việt Namchính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận án kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu khoa học

về nhà nước, vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhậpkinh tế quốc tế, v.v

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 6

Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biệnchứng, sử dụng rộng rãi các phương pháp phân tích, tổng hợp; thống nhấtlịch sử - lôgic, thống kê và một số phương pháp khác.

5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Một là, làm rõ lý luận về vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết

cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế

Hai là, từ kết quả đánh giá vai trò của Nhà nước giải quyết cơ hội và

thách thức trong thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay,luận án khái quát một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện vai trò của Nhànước Việt Nam trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh

tế quốc tế

Ba là, dự báo xu hướng biến đổi vai trò nhà nước trong thời gian tới;

khẳng định quan điểm và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiệntốt hơn vai trò Nhà nước giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh

tế quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn mới hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Ý nghĩa lý luận: Cung cấp luận cứ khoa học cho việc giải quyết mối

quan hệ giữa cơ hội và thách thức, vai trò nhà nước giải quyết cơ hộ vàthách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể là tài liệu tham khảo tốt cho các

cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, những nhà quản

lý kinh tế, các doanh nghiệp, trong việc nhận thức và giải quyết cơ hội vàthách thức của thực tiễn hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc

tế nói riêng

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận ánđược kết cấu thành 04 chương, 11 tiết

Chương 1

Trang 7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Có rất nhiều các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước bàn về

vấn đề này Điển hình như: Một số vấn đề về toàn cầu hóa [53] của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000); Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, vấn đề và giải pháp [14] của Vụ hợp tác kinh tế đa phương, Bộ ngoại giao, (2002); Toàn cầu hóa - một số vấn

đề lý luận và thực tiễn” [92] của tác giả Lê Hữu Nghĩa (2003); Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam [23] do tác giả Tô Xuân Dân và Nguyễn Thành Công (đồng chủ biên, 2006); Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [52] của tác giả Hoàng Ngọc Hòa (chủ biên, 2007); Toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển bền vững từ góc nhìn triết học đương đại [120] của các tác giả Hồ Bá Thâm, Nguyễn Thị Hồng Diễm (đồng chủ biên, 2011); Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam [58] của tác giả Mai Lan Hương (2012), … Ở nước ngoài là các công trình: Toàn cầu hóa với thế giới thứ ba [in trong 53] của tác giả Lý Thận Minh (2000); Chiếc Lexus và Cây ôliu [76] của Nhà báo nổi tiếng người Mỹ Thomas Friedman

(2005)

Hầu hết các công trình nghiên cứu đó đã cung cấp những cái nhìn đachiều về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Về mặt định nghĩa có thểchưa tương đồng nhưng các tác giả lại tương đối nhất quán trong quan niệm

về các đặc trưng, nguồn gốc và nội dung của quá trình này Các tác giả đềuthừa nhận toàn cầu hóa mà hạt nhân là toàn cầu hóa kinh tế và hội nhậpquốc tế, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là cơ bản nhất, đã trở thành xu thế

Trang 8

chung của thời đại, đang tác động mạnh mẽ và làm biến đổi căn bản đờisống của các quốc gia

1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế

Nghiên cứu về những cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc

tế, đã có nhiều các công trình khoa học có giá trị sâu sắc, thể hiện sự tiếp cậndưới nhiều khía cạnh khác nhau và tạo ra “một cách nhìn” vừa mang tính

tổng thể, vừa đa chiều Điển hình như: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam [131] của các tác giả Trần Trọng Toàn, Đinh Nguyên Khiêm (đồng chủ biên, 1999); Toàn cầu hóa, nguy cơ tha hóa

và vấn đề giá trị văn hóa tinh thần [129] của tác giả Đặng Hữu Toàn (2006); Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa [69] của tác giả Thái Văn Long (2006), …Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài phải kể đến: Những thách thức của Toàn cầu hóa - 50 năm sau tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 [15] của tác giả Bonnie Campbell (1998); Khi toàn cầu hóa đẩy nhanh sự rò rỉ chất xám

[72] của tác giả Cristina L’Homme (2002), …

Hầu hết các tác giả đều thống nhất với nhau khi cho rằng, toàn cầu hóa

và hội nhập kinh tế quốc tế là các quá trình phức tạp đầy mâu thuẫn, mangđến cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia, dân tộc

Các tác giả đều khẳng định, các nước để khỏi bị gạt ra ngoài quỹ đạocủa sự phát triển thì cần chủ động, tích cực tham gia vào quá trình hội nhậpquốc tế Mỗi nước căn cứ theo khả năng, điều kiện thực tế và mục tiêu pháttriển của mình mà đề ra chủ trương, chính sách hội nhập phù hợp nhằm tranhthủ các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa,chuyển hóa thách thức thành cơ hội, chuyển hóa cơ hội thành hiện thực.Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập sâu và có hệthống về những cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế Về cơ

Trang 9

bản chúng tôi kế thừa và phát triển những kết luận của các công trình khithực hiện luận án

1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến nhà nước, vai trò nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc

Các công trình nghiên cứu đã đề cập tương đối sâu sắc và toàn diệnđến những tác động - chủ yếu là tiêu cực của toàn cầu hóa và hội nhập kinh

tế quốc tế đến nhà nước, vai trò của nhà nước dân tộc Đó cũng là nhữngthách thức của các nước, nhất là các nước đang phát triển phải đối mặt và

giải quyết thấu đáo Điển hình như: Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam [58] của Mai Lan Hương; Toàn cầu hóa và sự tồn vong của nhà nước [87] của tác giả Nguyễn Vân Nam ; (2006); Vai trò, chức năng và hiệu lực của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh

tế quốc tế [41] của Bùi Xuân Đức; Toàn cầu hoá: Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa [145] của tác giả Phạm Thái Việt (2008); Nhà nước với phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa [73] của tác giả Nguyễn Thị Luyến (chủ biên, 2005); Về xu thế toàn cầu hóa/khu vực hóa: Tiến trình phát triển, yếu tố quyết định và cơ hội/thách thức [118] của tác giả Phạm Quốc Trụ, … Ở nước ngoài là công trình: Toàn cầu hóa với thế giới thứ ba [53] của tác giả Lý Thận

Minh (2000);

Về cơ bản, các tác giả đều khẳng định một số quyền lực nhà nước cóthể bị xói mòn nhưng vai trò của nhà nước trong hội nhập quốc tế là khôngthể mất đi, và vai trò đó vẫn là yếu tố mang tính quyết định đến sự phát triểnkinh tế - xã hội của mỗi quốc gia

Trong bối cảnh của Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, vai trò củanhà nước đã được phát huy mạnh mẽ, tạo ra sự đổi thay to lớn trong toàn bộđời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Tuy nhiên, các tác giả cũng

Trang 10

cho rằng, dưới tác động đa chiều của hội nhập kinh tế quốc tế, cần tăng cườnghơn nữa vai trò tổ chức và quản lý của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước ViệtNam trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hội nhập kinh tế quốc tếnói riêng nêu trên chủ yếu vẫn từ góc độ kinh tế học Hơn nữa các tác giảchưa đi sâu vào vai trò của nhà nước trong giải quyết các cơ hội và tháchthức của hội nhập kinh tế quốc tế cũng như quan tâm giải quyết các vấn đề

xã hội đặt ra trong quá trình này

Như vậy, từ tổng quan tình hình nghiên cứu về vai trò nhà nướctrong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ởViệt Nam và những vấn đề liên quan đến luận án, đã giúp chúng tôi xácđịnh những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu của luận án, đó là:

Thứ nhất: Phân tích, làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về toàn

cầu hóa, hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế; những cơ hội và tháchthức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và vận dụng vào ViệtNam; phân tích vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và tháchthức trong hội nhập kinh tế quốc tế, v.v

Thứ hai: Đánh giá thực trạng vai trò nhà nước trong việc giải quyết

cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam; khái quátnhững vấn đề đặt ra đặt ra đối với việc phát huy vai trò của nhà nước trongviệc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở ViệtNam trong những năm qua

Thứ ba: Nghiên cứu xu hướng biến đổi vai trò nhà nước trong thời

gian tới; khẳng định quan điểm và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằmphát huy hơn nữa vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và tháchthức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

Chương 2

Trang 11

VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa

2.1.1 Hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế là một quá trình tham gia một cách chủ động của các quốc gia vào đời sống quốc tế nhằm khai thác hiệu quả những lợi thế quốc gia và lợi thế quốc tế cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc Mặt khác, là việc thực hiện các nghĩa vụ quốc gia đối với các cam kết quốc tế, luật pháp quốc tế mà quốc gia đã ký kết hoặc tham gia.

2.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế

Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là sự chủ động của mỗi quốc gia, dân tộc hòa mình vào cộng đồng nền kinh tế thế giới, từng bước tự do hóa các hoạt động kinh tế và tham gia vào phân công lao động quốc tế

2.2 Cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế

2.2.1 Cơ hội và thách thức tồn tại đan xen lẫn nhau trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Mối quan hệ và tác động qua lại giữa cơ hội và thách thức của hộinhập kinh tế quốc tế tạo thành mâu thuẫn biện chứng

Cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế là những hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi, mà nếu nắm bắt được chúng, thì sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ đạt được những kết quả cao, có thể tạo nên những bước ngoặt, nhảy vọt,

mà sự vận động bình thường có khi hàng thế kỷ không đạt được.

Thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế là những khó khăn, cản trở

do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại, có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia dân tộc.

Mỗi bước tiến của hội nhập quốc tế về kinh tế luôn có cả cơ hội và cảthách thức Cơ hội và thách thức tồn tại một cách tất yếu trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên chúng không được chia đều, lần lượt cho

Trang 12

các quốc gia, càng không thể có những cơ hội mang tính chung chung, trừutượng, mà nó hết sức cụ thể, đa dạng và phong phú

2.2.2 Khái quát một số cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế

Một số cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế

Một là, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho việc phát huy lợi thế

Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho việc mở rộng kinh tế đối ngoại Năm là, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho việc thay đổi cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Một số thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế

Một là, hội nhập kinh tế quốc tế khiến cho lợi thế so sánh có thể bị suy yếu dần.

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu, sức cạnh tranh yếu kém và môi trường sinh thái ngày càng xấu đi

Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến sự gia tăng nợ nần, tăng khoảng cách giàu nghèo.

Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến thách thức không nhỏ về văn hóa khi mà các giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc có nguy cơ bị xói mòn.

Năm là, hội nhập kinh tế có thể làm suy yếu vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm độc lập tự chủ quốc tế.

Trang 13

2.3 Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế

2.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trước tác động của toàn cầu hóa và sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế

Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm

an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ độnghội nhập, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế - đó là chức năng nhànước mà mọi quốc gia, dân tộc đều phải thực hiện trong bối cảnh toàn cầu hóa

2.3.2 Nội dung vai trò nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, nhà nước giữ vai trò định hướng, xác định quan điểm, xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập trên cơ sở nhận thức và dự báo chính xác các cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, với tư cách chủ thể quan trọng nhất tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế, nhà nước giữ vai trò người thực hiện các điều chỉnh trong nước

để tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất về thể chế, chính sách, pháp luật cho việc nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, nhà nước giữ vai trò người quản lý, điều tiết nền kinh tế đất nước, phát huy tối đa nội lực kết hợp với tranh thủ ngoại lực nhằm tận dụng cơ hội vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, nhà nước giữ vai trò chủ thể đàm phán, ký kết và thực hiện các hiệp định, hợp đồng kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia dân tộc.

Thứ năm, nhà nước giữ vai trò chủ thể đảm bảo quyền quốc gia, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, giữ gìn bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 3

Ngày đăng: 23/01/2015, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w