Định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 45 - 49)

Từ những phân tích ở trên cho ta thấy, việc thực hiện chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới và hội nhập kinh tế quốc từ năm 1986 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp tài nguyên và lãnh thổ, biển đảo, bạo loạn, khủng bố diễn biến phức tạp. Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực; kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Mức độ tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày một gia tăng. Các cơ chế đa phương, các tổ chức quốc tế có vai trò ngày càng quan trọng trong mọi mặt của đời sống nhân loại. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển năng động, đang trở thành trung tâm phát triển của thế giới. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tiến tới hình thành Cộng đồng, tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong phần lớn các cơ chế hợp tác ở khu vực, đồng thời, có vị trí ngày càng cao trong chiến lược của các nước lớn.

trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nước ta hiện nay là thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước, nhanh chóng nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, đồng thời đáp ứng những yêu cầu mới về bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) đã xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”.

Trong tình hình đó Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 04 năm 2013 về hội nhập quốc tế trong đó có các định hướng về hội nhập quốc kinh tế quốc tế chủ yếu sau.

Thứ nhất là tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới” trong tình hình mới gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Thứ hai là không ngừng cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, gắn thu hút đầu tư với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và các hoạt động hợp tác công – tư. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; quản lý chặt chẽ nợ công, bao gồm cả vay nợ nước ngoài.

Cuối cùng là thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận. Xây dựng và triển khai chiến lược, tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình

hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước. Đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế thương mại – tài chính – tiền tệ khu vực và toàn cầu, xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của đất nước.

Chúng ta hy vọng rằng, với những định hướng nêu trên, cùng với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một vấn đề được toàn thế giới quan tâm, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và kém phát triển. Hòa nhập với nền kinh tế thế giới không chỉ tạo điều kiện cho một quốc gia có thể tham gia vào những hoạt động chung của toàn cầu, mà còn giúp quốc gia đó học hỏi thêm kinh nghiệm , rút ra được những bài học quý báu để từ đó vạch định ra những chính sách kinh tế, xã hội phù hợp với tình hình đất nước mình, đưa đất nước dần vượt qua những khó khăn, thử thách, để ngày càng vững bước trên con đường hội nhập, ngày càng giàu mạnh văn minh hơn. Việt Nam là một nước đang phát triển và trong tiến trình hội nhập, bên cạnh những thành tựu nổi bật vẫn còn không ít những khó khăn, nhưng với những đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm của mỗi người dân Việt, chúng ta đã và đang từng bước đi lên, khẳng định vi thế của mình trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 45 - 49)