Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 39 - 45)

Trong tiến trình hội nhập trên, Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu nhất định được thể hiện ở các dưới đây.

Trước hết, do thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước và có quan hệ kinh tế - thương mại với trên 160 nước và vùng

lãnh thổ, với hầu hết các tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng. Đẩy lùi được chính sách bao vây, cấm vận của các nước, thế lực thù địch. Tạo được thế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường và thương trường quốc tế.

Thứ hai, chính sách đổi mới mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới để phát huy những lợi thế so sánh vốn có về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, sử dụng những lợi thế đó vào việc phát triển các nguồn hàng xuất khẩu ngày càng lớn, tiêu thụ tại thị trường các nước, mang lại một nguồn thu ngoại tệ ngày càng cao phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa; đồng thời, khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu sụp đổ, cũng như khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997 và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 2008 đến nay. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng qua các năm và thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ngày càng mở rộng đã chứng tỏ đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Ðảng và Nhà nước ta đang được thực tiễn khẳng định.

từ 1986-2005

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 3.2: Tổng mức lưu chuyển ngoại thương Việt Nam từng năm từ 2005-2012

Thứ ba, về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta đã thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn và giảm đáng kể nợ nước ngoài. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo thêm việc làm cho hàng vạn lao động Việt Nam. Việc tăng cường vận động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, việc ký kết và thực hiện các hiệp định song phương liên quan đến đầu tư đã xuất hiện động thái mới về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thể hiện qua việc gia tăng số lượng nhà đầu tư vào Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh. Trong mười năm 2001-2010, nước ta đã cấp 10.468 giấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài, gấp gần 3,3 lần số giấy phép đầu tư cấp trong mười năm 1991-2000. Tổng số vốn đăng ký trong các giấp phép đầu tư được cấp và số vốn bổ sung cho các giấy phép đã cấp trước đạt trên 168,8 tỷ USD, gấp trên 3,8 lần số vốn đăng ký những năm 1991-2000. Tổng số vốn thực hiện mười năm 2001-2010 đạt gần 58,5 tỷ USD, gấp 3 lần mười năm trước đó.

mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong 12 năm (1989-2000) nước ta chỉ tiến hành được 46 dự án đầu tư ở nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 32,9 triệu USD, nhưng mười năm (2001-2010) đã đầu tư ở nước ngoài 533 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 10,7 tỷ USD. Sau 22 năm, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước ta đã triển khai trong 15 ngành, trong đó, một số ngành có nhiều dự án và số vốn đăng ký cao là: Nông, lâm nghiệp; khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối điện nước; kinh doanh tài sản; dịch vụ tư vấn,…

Bảng 3.1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989 - 2012

Diễn giải Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*)

Tổng số 729 15106,0 1989 1 0,6 1990 1 0,0 1991 3 4,0 1992 3 5,3 1993 4 0,5 1994 3 1,3 1998 2 1,9 1999 9 5,6 2000 15 4,7 2001 13 4,4 2002 15 147,9 2003 24 28,1 2004 15 9,5 2005 36 367,5 2006 36 221,0 2007 80 977,9 2008 104 3147,5 2009 91 2597,6

2011 82 2531,0

Sơ bộ 2012 84 1546,7

(*) Chỉ tính phần vốn của nhà đầu tư Việt Nam; bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước,

Thứ tư, Việt Nam đã tiếp thu được nhiều thành tựu mới về khoa học, công nghệ và kỹ năng quản lý. Nhiều ngành kinh tế mới đã xuất hiện dựa trên cơ sở tăng cao hàm lượng chất xám trong sản xuất - kinh doanh. Các ngành cơ khí chế tạo, đóng tàu… từng bước được nâng lên tầm cao mới, sản phẩm ngày càng tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngày càng tăng, nông nghiệp ngày càng giảm. Trong đó xu hướng tỷ trọng giá trị của dịch vụ ngày càng tăng, tổng giá trị sản phẩm nông - công nghiệp ngày càng giảm tương ứng.

Thứ năm, nước ta đã giữ vững sự ổn định về kinh tế. Điều này thể hiện ở nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng liên tục khá cao và tương đối ổn định, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Từ năm 1991 đến năm 2000, GDP tăng liên tục qua các năm với nhịp tăng bình quân hàng năm 7,5%. So với năm 1990, năm 2000 GDP tăng gấp 2,07 lần. Tuy xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997, sau đó lại chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 2008 đến nay, nhưng từ năm 2001 đến nay, GDP của Việt Nam vẫn có nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 6,86%. Như vậy liên tục trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines. Đặc biệt, Theo phân loại hiện nay của Ngân hàng thế giới (WB) về thu nhập tính theo tổng thu nhập quốc gia, từ năm 2008 nước ta đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp, bước vào nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp. Trong số những nước kém phát triển (LDCs) mà Liên hợp quốc công bố những năm gần đây, nước ta cũng không có tên trong danh sách nhóm

này.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 3.3: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam từ 1986-2013

Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được là điều rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước những năm về sau này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số mặt hạn chế, yếu kém nhất định. Cụ thể là: Nhận thức về hội nhập của cán bộ và nhân dân chưa được nhất trí cao. Chưa có một kế hoạch tổng thể và dài hạn để hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống chính sách, luật pháp quản lý kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh, còn có những chính sách, luật chưa thực sự phù hợp với thông lệ

thế giới, do đó sức cạnh tranh hàng hóa kém, hiệu quả đầu tư thấp. Cơ cấu hàng hóa chủ yếu là bán sản phẩm và gia công, xuất khẩu tuy với khối lượng lớn nhưng giá trị thu được thấp. Trước xu thế nhập khẩu và sức cạnh tranh chưa đủ mạnh, có thể dẫn đến khả năng mất thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, mục tiêu phát triển kinh tế của ta là hướng về xuất khẩu, nhưng thực tế lại có xu hướng thực hiện theo mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Nền kinh tế đang ở trình độ phát triển chậm, còn chênh lệch quá nhiều so với các nước trong khu vực; đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu, yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại; bản sắc văn hóa đang bị đe dọa đặc biệt là đời sống lớp trẻ.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w