Phương pháp dạy Mỹ thuật - Phần 4 ppsx

29 485 1
Phương pháp dạy Mỹ thuật - Phần 4 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC MĨ THUẬT I I . . 4 4 5 5 T T I I Ế Ế T T ( ( 3 3 0 0 , , 1 1 5 5 ) ) I. MỤC TIÊU Kiến thức - Hiểu biết thêm về lịch sử mĩ thuật Việt Nam, về cuộc đời - sự nghiệp và những đóng góp to lớn cho nền văn hoá - nghệ thuật của một số hoạ sĩ tiêu biểu Việt Nam và thế giới. - Hiểu được vẻ đẹp một số tác phẩm mĩ thuật và tranh thiếu nhi. - Nắm được phương pháp dạy-học mĩ thuật ở ti ểu học. Kĩ năng - Cảm thụ tác phẩm mĩ thuật và tranh thiếu nhi. - Vận dụng phương pháp dạy - học mĩ thuật ở trường phổ thông. - Tổ chức được các hoạt động chủ yếu trong bài dạy mĩ thuật chính khoá và ngoại khoá. - Thiết kế được bài dạy mĩ thuật và thực hiện các thao tác thực hành sư phạm. Thái độ - Yêu quí văn hóa truyền thống của dân tộc; tôn trọng các tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam và thế giới. - Chủ động, sáng tạo trong dạy-học mĩ thuật. II. GIỚI THIỆU TIỂU MÔ ĐUN - Thời gian cần thiết để hoàn thành tiểu mô đun : 45 tiết. - Tiểu môđun này gồm 2 phần: Phần 1: Thường thức mĩ thuật (15 tiết ) Phần 2: Phương pháp dạy - học mĩ thuật (30 tiết ) TT Phần Chủ đề Số tiết Trang Giới thiệu mĩ thuật Việt Nam 9 (6, 3) 108 1 Thường thức mĩ thuật Giới thiệu sơ lược một số hoạ sĩ tiêu biểu của mĩ thuật thế giới 6 (5, 1) 159 Môn MT ở trường tiểu học và phương pháp dạy-học mĩ thuật 15 (10, 5) 177 2 Phương pháp dạy - học mĩ thuật Thực hành sư phạm 15 (5,10) 205 III. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN TIỂU MÔ ĐUN III.1. Tài liệu 108 III.1.1. Tài liệu in - 8 nghệ sĩ tạo hình được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Mĩ thuật, năm 1997. - Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ, Tranh dân gian Việt Nam, NXB Văn hoá, 1984. - Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2002. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập Mĩ thuật lớp 1, 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục. - Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai, Lược sử Mĩ thuật và Mĩ thuật học, NXB Giáo d ục, 1998. - Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình, Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật tiểu học - Tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999. - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, NXB Giáo dục,2004. - Tập tranh vẽ thiếu nhi , NXB Kim Đồng, NXB Giáo dục, NXB VH-TT. 1.2. Tài liệu băng hình, băng tiếng Băng hình - Phương pháp hướng dẫn thực hành bài xé dán. - Các hoạt động dạy-học trong một giờ dạy vẽ theo mẫu. III.2. Thiết bị Đầu máy Video hoặc đầu máy CD, ti-vi màn hình rộng. IV. NỘI DUNG Phần 1 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT Thời gian: 15 tiết Chủ đề 1 GIỚI THIỆU MĨ THUẬT VIỆT NAM Thời gian: 9 tiết (6, 3) 1. Hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại và thời kì xây dựng - bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập Thời gian: 3 tiết ³ Thông tin cho hoạt động 1 1. Mĩ thuật Việt Nam thời cổ đại Mĩ thuật cổ đại nước ta có thể chia hai thời kì: - Thời đồ đá (còn gọi là thời nguyên thuỷ, cách nay khoảng hàng vạn năm). - Thời đồ đồng (còn gọi là thời Hùng Vương dựng nước, cách nay khoảng 4000 - 5000 năm). 1.1. Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời đồ đá 109 - Ở thời kì này, người nguyên thủy đã biết tạo ra công cụ lao động bằng đá và có ý thức tìm tòi hình dáng để thích ứng khi sử dụng, sau này họ còn quan tâm đến mặt thẩm mĩ trong việc chế tác các công cụ trên. Việc phát hiện và chế tạo ra đồ gốm đã tạo điều kiện cho sự phát triển trang trí và tạo hình của người Việt cổ, làm nền tảng cho nghệ thuật trang trí đồ gốm và đồ đồng sau này. - Mĩ thuật thời đồ đá được thể hiện qua các di vật như: công cụ lao động bằng đá, đồ gốm, đồ trang sức (bằng vỏ ốc biển mài thủng lỗ, hạt chuỗi bằng đất nung, bằng phiến đá có lỗ), thổ hoàng (đất màu vàng để vẽ lên người trong các buổi tế lễ, vẽ trên vỏ ốc, trên rìu đá, trên đồ gốm), hình khắc mặt người, các con thú, lá cây trên vách đá, vách hang, trên đá cuội, … Những di vật trên được tìm thấy tại Núi Đọ (Thanh Hóa), hang Đồng Nội (Hoà Bình), Bắc Sơn, Quỳnh Văn (đồng bằng ven biển miền Trung), … có đặc điểm: công cụ lao động còn thô sơ, đơn giản nhưng có hình thể nhất định; hình mặt người khắc trên vách hang Đồng Nội có đường nét dứt khoát, hình rõ ràng, cách sắp xếp cân xứng; đồ gốm còn thô, dần dần có nhiều hình dạng và hoa văn phong phú, … Hình khắc trên vách hang Đồng Nội (Hoà Bình) Viên đá có khắc hình mặt người (Nà-Ca, Thái Nguyên) 1.2. Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời đồ đồng (gồm các giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông sơn) - Ngay trong thời các vua Hùng, tổ tiên chúng ta đã xây dựng một nền văn minh trước khi người Hán xâm nhập, khởi đầu từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trước công nguyên, gồm bốn giai đoạn kế tiếp từ thấp đến cao là: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và đỉnh cao là thời Đông sơn. Trong thời đồ đồng, sự hình thành của nghề luyện kim (đồng và sắt) đã thay đổi cơ bản xã hội của người Việt cổ: chuyển từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội văn minh. - Mĩ thuật giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun + Mĩ thuật giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun được thể hiện qua các di vật như rìu, đục, đồ gốm, đồ trang sức bằng đá, bằng đồng, được tìm thấy tại Phùng nguyên (Phú Thọ), Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Gò Mun (Phú Thọ), … có đặc điểm: công cụ lao động đẽo gọt tinh vi, nhiều loại hình phong phú, sinh động; đồ gốm được chế tạo bằng bàn xoay, có dáng đẹp, chắc khoẻ, hình trang trí phong phú, đa dạng; đồ trang sức bằng đồng, bằng đá,… của giai đoạn sau được làm theo mẫu của giai đoạn trước. 110 Hoa văn trang trí ở giai đoạn này là những hoa văn đơn giản như vòng tròn đồng tâm, vòng tròn có tiếp tuyến, hoa văn chữ S đơn hay kép được cách điệu, lặp đi lặp lại thành dải dài hoặc được đơn giản hóa thành những hình tam giác, chữ nhật, hình tròn. Những hoa văn trên là kết quả của hàng vạn năm lao động tìm tòi của người xưa, các nghệ nhân đã kế thừa và nắm vững nguyên tắc căn bản của nghệ thuật trang trí là: nhắc lại, xen kẽ, đối xứng nên đã tạo ra được sự hài hòa, làm tiền đề cho sự phát triển mĩ thuật Đông Sơn sau này. - Mĩ thuật giai đoạn Đông Sơn + Mĩ thuật giai đoạn Đông Sơn được thể hiện qua các di vật như đồ trang sức, đồ gốm và những đồ vật bằng đồng như: rìu, dao găm, mũi tên, trống, thạp, đồ gia dụng, … được tìm thấy ở Duy Tiên, Kim Bảng (Hà Nam), Đông Sơn (Thanh Hoá), Làng Vạc (Nghệ Tĩnh), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Dốc Chùa (lưu vực sông Đồng Nai), một số vùng như nam Trung Hoa, vùng Đông Nam Á như Thái Lan, ….có đặc điểm: thể loại đồ đồng đa dạng, được trang trí tinh tế, đặc biệt trống đồng Đông Sơn đạt tới đỉnh cao về chế tác, về cách tạo dáng và nghệ thuật trang trí chạm khắc. Trống đồng Đông Sơn có giá trị như một bộ sử bằng hình ảnh phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu và những hình thức tín ngưỡng, vui chơi của cư dân thời Hùng Vương. Hoa văn trang trí Đông Sơn mang truyền thống của các giai đoạn trước nhưng mang tính biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao, các đường nét hoa văn khúc triết, gồm các hoa văn hình học, hình chữ S, hình người, chim, thú, nhà, thuyền, … hình người được tả ở tư thế đầu và chân nhìn nghiêng, thân nhìn thẳng, thấy cả hai vai; các con vật khác đều được tả ở tư thế nhìn nghiêng. Khi miền Bắc được giải phóng, chúng ta đã tiến hành khai quật và phát hiện ở vùng đất tổ Hùng Vương những di chỉ của các giai đoạn thời kỳ dựng nước như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, đã chứng minh hùng hồn sự phát triển của nền văn hóa nội địa mà tổ tiên chúng ta đã sáng tạo liền mạch cho đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn, đả phá thuyết thiên di cho rằng văn hóa Đông Sơn do nước ngoài đem lại. Thạp Đào Thịnh Muôi đồng có pho tượng nhỏ hình (văn hóa Đông Sơn) người đang thổi kèn (văn hóa Đông Sơn) 111 Tìm hiểu vài nét về cách trang trí hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (Nam Hà) Đông Sơn (xem hình 63, trang 102) Trống cao 63 cm, có bốn quai to, đường kính mặt trống là 86cm. Trên mặt trống và tang trống đều có hình khắc chìm mang tính khái quát, biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao, các đường nét hoa văn khúc triết, đơn giản nhưng sinh động, tự nhiên: ở giữa mặt trống là hình mặt trời (hay ngôi sao) mười bốn tia, xung quanh có mười hai vành đồng tâm, mỗi vành đều có hình trang trí, trong đó có ba vành được trang trí hình người và vật: một vành có hình khắc phản ánh một số nét về đời sống người Việt cổ, một vành có hình hươu và chim xen kẽ, một vành có hình loại chim ăn cá, con đứng, con bay, một số nhà khảo cổ học cho rằng những hình chim trang trí trên mặt trống là chim lạc, vật tổ của người Lạc Việt… Trống đồng Ngọc Lũ là một sản phẩm lao động, một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo tuyệt vời của người Việt cổ. 112 63 Trống đồng Ngọc Lũ và mặt trống đồng Ngọc Lũ (văn hóa Đông Sơn) 113 H Hoa văn trên gốm thời đồ đồng (hình trong tài liệu Lịch sử mĩ thuật Việt Nam, tác giả Nguyễn Phi Hoanh) Hình nhà khắc trên trống đồng Ngọc Lũ 1 (văn hóa Đông Sơn) 114 2. Mĩ thuật Việt Nam thời kì xây dựng - bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập (từ đầu thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XX) Mĩ thuật Văn Lang-Âu Lạc có nền móng vững chắc nên mặc dù bị suy tàn bởi sự tàn phá và âm mưu đồng hoá thâm độc của xâm lược phương Bắc nhưng vẫn tồn tại ngầm trong suốt thời kì Bắc thuộc để sang thời kì xây dựng - bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập, nền mĩ thuật đó được khôi phục và phát triển đến đỉnh cao, thể hiện qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, đồ gốm, hội hoạ, … Thời kì xây dựng - bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập trải qua nhiều triều đại, mĩ thuật mỗi triều đại có một phong cách riêng nhưng đều mang đậm nét truyền thống văn hoá dân tộc. 2.1. Kiến trúc a) Kiến trúc kinh thành - Một số công trình tiêu biểu: Thành Thăng Long (Hà Nội), khu cung điện Thiên Trường (Nam Định), khu cung điện Lam Kinh (Thanh Hoá), kinh đô (Huế), … - Kiến trúc kinh thành có đặc điểm sau: + Kiến trúc đa dạng, độc đáo với qui mô to lớn, chắc chắn, thường hoà hợp với cảnh trí thiên nhiên xung quanh. + Các công trình được trang trí với nhiều loại hình phong phú, đặc sắc. + Vật liệu xây dựng đa phần bằng đá, gạch, gỗ, … Dấu tích kiến trúc thành Thăng Long thời Lý, TK.XI- XIII (khai quật tháng 12-2002) Kinh đô Huế TK.XIX b) Kiến trúc tôn giáo (chùa, tháp) - Một số công trình tiêu biểu: Chùa Diên Hựu (hay gọi là chùa Một Cột - Hà Nội) TK.XI- XII, chùa Phật Tích (Bắc Ninh) TK.XI, chùa Thầy (Hà Tây) TK.XVII, chùa Tây Phương (Hà Tây) TK.XIX, chùa Thiên Mụ (Huế) TK.XIX, … tháp Chương Sơn (Hà Nam) TK.XI- XII, tháp Phổ Minh (Nam Định) TK.XIII-XIV,…. nhóm tháp Chiêu Đàn (Tam kì, Quảng Nam), Hòa Lai ( Phan Rang), … của người Chăm. - Kiến trúc chùa, tháp có đặc điể m sau: + Trước chùa thường có cửa tam quan hoặc gác chuông. + Kiến trúc tháp cao tầng, các tầng càng lên cao càng thu nhỏ lại. + Kiến trúc chùa và tháp có hình dáng, đường nét hài hòa, phong cách trang trí phong phú, đặc sắc. 115 + Vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ và gạch, … đặc biệt kiến trúc tháp Chàm được xây dựng bằng gạch xếp gắn chồng khít lên nhau, giữa các viên gạch không thấy có hồ vữa mà vẫn bền vững qua hàng mấy trăm năm thậm chí hơn nghìn năm. Chùa Một Cột (Hà Nội) TK.XI-XII (đã trùng tu) (chùa Trăm Gian-Hà Tây), TK XVIII 116 Chùa Tây Phương (Hà Tây)TKXIX Tháp Phổ Minh (Nam Định)TK XIII-XIV Tháp Chàm ( Ninh Thuận) c) Kiến trúc đình làng - Một số công trình tiêu biểu: Đình Tây Đằng (thị trấn Ba Vì, Hà Tây) TK.XVI, đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc) TK.XVII, đình Chu Quyến (Hà Tây) TK. XVII, đình Đình Bảng (Bắc Ninh) TK.XVIII, đình Hưng Lộc (NamĐịnh) TK.XIX,…. - Kiến trúc đình làng có đặc điểm sau: + Vật liệu xây dựng của một số đình chủ yếu là gỗ, ngoài ra có những đình được xây dựng bằ ng gỗ và vôi vữa, …. [...]... 0,6m, ct nh 0,55m 64 ỡnh ỡnh Bng (Bc Ninh-TK.XIIX) Mỏi ỡnh ỡnh Bng (Bc Ninh) 2.2 iờu khc a) Tng - Mt s tỏc phm tiờu biu: Tng Adi (chựa Pht Tớch - TK.XI), tng u ngi mỡnh chim (chựa Pht Tớch - TK XI), tng Pht B nghỡn mt, nghỡn tay (chựa Bỳt Thỏp - Bc 118 Ninh - TK XI), tng cỏc v La Hỏn (chựa Tõy Phng - H Tõy - TK.XVIII), tng h ỏ (lng Trn Th -Thỏi Bỡnh - TK.XIII-XIV), V n (thỏp Chm), - Cỏc tng cú c im... chm ni) - Mt s tỏc phm tiờu biu: Hỡnh rng c chm mt ỏ trũn (thỏp Chng Sn-Nam H) TK XI, cỏnh ca bng g lim (chựa Ph Minh- Nam nh) TK XIII-XIV, hỡnh phng, hỡnh ngi, hoa dõy, súng nc chm g (chựa Thỏi Lc-Hi Hng) TK XIII-XIV, lan can rng ỏ (in Lam Kinh, Kớnh Thiờn-H Ni) TK XV, cỏc hỡnh iờu khc trang trớ trong ỡnh lng nh i cy, ỏ cu (ỡnh Th Tang-Vnh Phỳc) TK XVII, cht liu thng bng ỏ, g, t nung, 120 - iờu... phng, chm tr tinh vi b) Mt s tỏc phm chm khc g ỡnh lng tiờu biu Chốo thuyn ngm cnh, Gỏnh con (ỡnh Tõy ng-H Tõy) TK.XVI, ỏnh c (ỡnh Ngc Canh-Vnh Phỳc) TK XVII - XVIII, Bn h, Sinh hot xó hi (ỡnh Th TangVnh Phỳc- TK XVII) , Quan quõn cp búc (ỡnh H Hip-H Tõy- TK XVII ), Quan quõn cp búc (ỡnh H Hip- H Tõy) chm khc g, TK XVII Ngi ci nga (ỡnh H Hip, H Tõy) chm khc g, TK XVI 126 ỏnh c (ỡnh H Hip, H Tõy)... trỡnh kin trỳc, vi tm vúc con ngi - Ngoi ra cũn cú tng nh m ca Tõy nguyờn, tng th ca ngi Chm nh tng Si-va, tng Thn Voi, v n mỳa, tng th ca ngi Chm nh hng ngh thut to hỡnh n , theo hng hin thc nhng khụng sa vo t nhiờn, Tng Pht A-di- (chựa Pht Tớch, Bc Ninh) ỏ,TK.XI Tng Pht b Quan m nghỡn mt nghỡn tay (chựa Bỳt Thỏp, H Bc) g, TK.XIIX 119 Tng Tuyt Sn (chựa Trm Gian-H Tõy) g, TK XVIII Tng Hip Tụn Gi... trong tng th chung Gỏc chuụng ca chựa khụng c chm tr nhiu tr tng hai c trang trớ cụng phu 117 63 Gỏc chuụng chựa Keo (Thỏi Bỡnh) TK.XVI-XVIII - ỡnh ỡnh Bng (Bc Ninh), TK XVIII (xem hỡnh 64, trang 119) ỡnh ỡnh Bng cú vt liu kin trỳc ch yu l g Tũa bỏi ng di 20m, rng 14m, t nn ti b núc cao 8m, gm by gian chớnh, hai gian ph, cú gian bỏi ng, cỏc gian khỏc cú sn bng g cao hn nn gian bỏi ng 0,7m B khung bng... TK XVII - c im to hỡnh con rng qua mt s thi phong kin Vit Nam 121 Con rng l hỡnh tng trong vn hoỏ, tớn ngng ca dõn tc Vit c th hin t thi xa xa trờn trng ng ụng Sn, l hỡnh tng ma thun giú ho, nim m c ca c dõn trng lỳa nc n thi phong kin, hỡnh tng con rng tng trng cho vng quyn (vua-hong tc), l s cht lc cú tớnh k tha, tỡm tũi v tip thu vn húa trong nc v cỏc nc trong khu vc + Con rng thi Lý (TK.XI-XIII)... cha cú tai v sng + Hỡnh tng con rng thi Trn (TK.XIII- u TK.XV) tr nờn uy nghi, quyn lc hn, trờn u xut hin cp sng, ụi tai, thõn mp mp, trũn ln, uụi thng nhn + Con rng thi hu Lờ (TK.XV-XVI) c din t vi nhiu t th khỏc nhau, u to, bm ln ngc ra sau, mo la mt hn Thay vo ú l chic mi to, thõn thng cun ln, múng chõn qup li d tn + Con rng thi Nguyn (TK.XIX n 1 945 ) uy nghi, tng trng cho sc mnh thiờng liờng, c biu... Bc, H Ni) la Thp gm cú trang trớ hoa vn thi Trn TK XIII Bn cú th tỡm hiu thờm thụng tin ny trong nhng ti liu sau: - Lờ Thanh c, ng vn hoỏ ụng Sn, NXB Giỏo dc, tỏi bn 2000 - Chu Quang Tr, Phm Th Chnh, Nguyn Thỏi Lai, Lc s M thut v m thut hc giỏo trỡnh CSP m thut, NXB Giỏo dc, 1999 Nhim v - Nhim v 1: Tỡm hiu vi nột v m thut ca nc ta thi kỡ c i + Bn c thụng tin ca hot ng tỡm hiu: m thut c nc ta c th... khi chm khc trờn ct, x, kốo, do nhng ngi nụng dõn - th mc sỏng tỏc a) c im - iờu khc trang trớ ỡnh lng cú ti a dng phn ỏnh nhng vn xó hi, nhng sinh hot rt i thng ca ngi nụng dõn, ca ngi s phn thc, hnh phỳc ca con ngi, cnh thiờn nhiờn nh: trai gỏi chi ựa, tm kho thõn, chốo thuyn ngm cnh, gỏnh con, chi c, ỏnh ghen, hỡnh hoa lỏ cõy c, rng, chim, thỳ, - iờu khc trang trớ ỡnh lng biu hin xu hng ngh thut... cụng trỡnh kin trỳc ỡnh, chựa - Mỏi gỏc chuụng chựa Keo (Thỏi Bỡnh), TK.XVI-XVIII (xem hỡng 63, trang 118) Gỏc chuụng chựa Keo cú ba tng mỏi, cú dỏng hi ho to p; mỏi tng thng dc, di hi loe ra, cong dn lờn cun thnh song loan mõy cun; u ao tng hai v tng ba cng theo phong cỏch y, nhng dy dn hn, kho hn, cõn i vi xoố dn ca cỏc mỏi khin cho c ba tng trụng nh nhng, thanh thoỏt - õy l li kin trỳc truyn thng . nhi. - Nắm được phương pháp dạy- học mĩ thuật ở ti ểu học. Kĩ năng - Cảm thụ tác phẩm mĩ thuật và tranh thiếu nhi. - Vận dụng phương pháp dạy - học mĩ thuật ở trường phổ thông. - Tổ chức được. - Tiểu môđun này gồm 2 phần: Phần 1: Thường thức mĩ thuật (15 tiết ) Phần 2: Phương pháp dạy - học mĩ thuật (30 tiết ) TT Phần Chủ đề Số tiết Trang Giới thiệu mĩ thuật Việt Nam 9 (6, 3). mĩ thuật Giới thiệu sơ lược một số hoạ sĩ tiêu biểu của mĩ thuật thế giới 6 (5, 1) 159 Môn MT ở trường tiểu học và phương pháp dạy- học mĩ thuật 15 (10, 5) 177 2 Phương pháp dạy - học

Ngày đăng: 02/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan