0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Kiến nghị với các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể xã hội:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 56 -61 )

1 Đại Bình 488 5 0,45 488 34 6,95 2Đầm Hà.06858,0.06746,

3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể xã hội:

Cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành, và các cơ quan nhà nước phụ trách về nông nghiệp để có thể đạt kết quả cao hơn trong quá trình mở rộng tiếp cận của hộ nghèo đến các dịch vụ tài chính.

Trạm thú y: Phòng bệnh cho cây, con, thú y trưởng chịu trách nhiệm về vấn đề chăn nuôi.

Trưởng mạng lưới bảo vệ thực vật, tìm cách nâng cao năng suất lao động. Khuyến nông trưởng: Khuyến khích sản xuất trồng cây, các kỹ thuật về giống cây, con và phương pháp chăn nuôi trồng trọt. Phương pháp và kỹ thuật chăn nuôi năng suất cao cần được chú trọng phải định hướng cho người dân (chủ yếu là các hộ nông dân nghèo) về loại hình cây, con, loại hình sản xuất phù hợp việc hoạch định cơ cấu cây trồng vật nuôi phải do Phòng kế hoạch kinh tế nông thôn huyện và Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh nghiên cứu thực hiện.

Cần quan tâm phát triển các nghề phụ ở các địa phương có như vậy mới tận dụng được sức lao động vào thời gian nông nhàn và tạo thêm nguồn thu nhập cho nông dân, không bị phụ thuộc quá nhiều vào công việc nhà nông. Sự hỗ trợ về tài chính từ phía chính phủ đồng thời chính sách mà Chính phủ đề ra sẽ giúp cho các tổ chức liên quan nỗ lực ở mức cao nhất trong quá trình thực hiện công việc của mình. Cụ thể:

Một là Hội phụ nữ và Hội nông dân cần xem xét lại và hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Hiện tại bộ phận phụ trách các dự án tín dụng tiết kiệm ở Hội phụ nữ là Ban gia đình đời sống của Hội, còn ở Hội nông dân là Ban xã hội. Các tổ

chức này cần thành lập một bộ phận chuyên trách về tín dụng tiết kiệm trong cơ cấu tổ chức của mình và tiến hành tổ chức lại các hoạt động hiện tại trong lĩnh vực này một cách có hệ thống, đồng thời tiến hành đào tạo các nhân viên ở vị trí tương ứng. Hoạt động đào tạo cần tập trung chủ yếu cho các chủ đề như quản lý chương trình, vận động quần chúng, thành lập và tổ chức các hoạt động nhóm, kế toán nhóm, khuyến khích các hộ nghèo thành lập và vận hành các doanh nghiệp nhỏ.

Hai là cần lồng ghép có hệ thống các hoạt động của tổ với các chương trình khác trong kế hoạch hoạt động của hội (như sức khoẻ gia đình, chống suy dinh dưỡng, áp dụng các giống cây con mới với năng suất cao...).

Ba là Hội phụ nữ và Hội nông dân cần khẳng định thế mạnh của mình bằng cách xác định các vai trò trong tương lai của hội trong hoạt động cấp tín dụng bao gồm:

- Nâng cao năng lực quản lý theo dõi các chương trình tín dụng của Hội, phân tích các hoạt động tín dụng và trình độ kế toán, lồng ghép các chương trình cho cán bộ cơ sở. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kiểm tra về hoạt động tín dụng từ cấp huyện lên cấp tỉnh .

- Tăng cường thông tin tuyên truyền về chương trình của Hội trên các phương tiện thông tin, báo, tạp chí của hội và trong xã hội.

Bốn là các cán bộ cấp cơ sở của hội cần phải được đào tạo cơ bản về các nghiệp vụ tín dụng và tiết kiệm, hoạt động tư vấn cho các nhóm, nâng cao năng lực kinh doanh phát triển các doanh nghiệp vi mô, những khó khăn trong quá trình sản xuất mà họ có khả năng gặp phải. Tổ chức đoàn thể cũng nên tăng cường năng lực trong việc thành lập nhóm, năng lực lãnh đạo nhóm trong các nhóm hiện có cũng như các nhóm mới thành lập.

KẾT LUẬN

Xoá đói giảm nghèo là mối quan tâm chung của tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong đó huyện Đầm Hà là một huyện trung du miền núi có tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Hiện nay hoạt động tài trợ cho hộ nghèo nói riêng và công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta vẫn chưa kết thúc. Tín dụng hộ nghèo được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Do đó việc đi sâu nghiên cứu nhằm phát huy hiệu quả của biện pháp này trong điều kiện hiện nay ở nước ta là hết sức cần thiết.

Với mục đích trên, đề tài đã làm rõ các vấn đề cơ bản cũng như những kết quả đạt được trong thực tế, những bất cập và nguyên nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động cho vay hộ nghèo ở nước ta nói chung và huyện Đầm Hà nói riêng. Bên cạnh đó đề tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh, các tổ chức đoàn thể xã hội về việc hỗ trợ và có quan điểm đúng đắn trong vấn đề cho vay hộ nghèo, từ đó thực hiện hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Đầm Hà.

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, tư liệu, phạm vi kiến thức nên đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót,hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để hoàn thiện và nâng cao kiến thức của bản thân về lĩnh vực này.

Em xin trân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thanh Hương và toàn thể cán bộ nhân viên NHCSXH huyện Đầm Hà đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 56 -61 )

×