0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Mở rộng hình thức tín dụng đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 46 -48 )

1 Đại Bình 488 5 0,45 488 34 6,95 2Đầm Hà.06858,0.06746,

3.2.5 Mở rộng hình thức tín dụng đối với hộ nghèo

Giải pháp chủ yếu đối với việc cho vay đối với hộ nghèo là triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế- xã hội trên từng nơi khác nhau,

cho các địa bàn trọng điểm về xoá đói giảm nghèo, nhất là các xã, các huyện có tỷ lệ đói nghèo đang ở mức cao để phát triển các ngành kinh tế có lợi thế, tạo được việc làm cho người lao động

Đối với vùng nghèo, xã nghèo, ưu tiên đầu tư 6 cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, trường học, trạm xá, nước sinh hoạt, điện cho sản xuất và chợ nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước sẽ hỗ trợ vật tư, thiết bị, điều tra khảo sát, quy hoạch và một phần kinh phí tuỳ theo từng vùng; nhân dân đóng góp công hay một phần kinh phí. Các cơ quan nhà nước, các ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ để tiến hành hoàn chỉnh 6 công trình cơ sở hạ tầng ở từng xã nghèo, đảm bảo công trình có chất lượng và hiệu quả sử dụng cao, tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và phục vụ an ninh xã hội.

Cần tập trung nguồn lực đầu tư, kết hợp thực hiện các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo, xã nghèo. Phát huy nguồn lực tại chỗ là cơ bản, đồng thời tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Trung ương. Động viên người nghèo, xã nghèo tự vươn lên, khó khăn để thoát nghèo. Thu hút sự tham gia ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội trong việc hỗ trợ cho người nghèo, xã nghèo.

Chú trọng huy động các nguồn vốn để phục vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó nguồn vốn của Trung ương và vốn tự huy động là chủ yếu. Cần đẩy mạnh công tác khuyến nông và khuyến lâm, cung cấp kiến thức làm ăn cho hộ nghèo kết hợp với vốn tín dụng. Đặc biệt là cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính trị- xã hội, nghề nghiệp, các cấp các ngành trong hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội . Đồng thời, cần kết hợp chặt chẽ các chương trình đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn với các chương trình tín dụng cho hộ nghèo.

Bám sát chương trình xoá đói giảm nghèo và các chương trình kinh tế trọng điểm của TƯ, tỉnh và huyện để cho vay có hiệu quả. Thực hiện cho vay hộ nghèo gắn với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân theo mô hình 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông). Việc cho vay phải đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 46 -48 )

×