0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Giới thiệu mô hình mới:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 50 -53 )

1 Đại Bình 488 5 0,45 488 34 6,95 2Đầm Hà.06858,0.06746,

3.2.8. Giới thiệu mô hình mới:

Xuất phát từ những ưu điểm và cả những hạn chế của dịch vụ tài chính hiện đang cung cấp cùng với những ý tưởng xuất phát từ những chuyến thực địa, một mô hình mới đề xuất dưới đây có thể góp phần nâng cao khả năng tiếp cận của hộ nghèo đến tổ chức tài chính và nâng cao chất lượng khoản vay của hộ nghèo:

a) Từ điển hình một hộ nghèo đã sử dụng vốn vay có hiệu quả trong việc mở xưởng làm mây tre đan xuất khẩu, ngoài việc cải thiện đời sống của bản thân gia đình mình còn tạo được việc làm cho người dân địa phương cho thấy có một hướng mới trong việc giải ngân các món vay.

Bên cạnh việc giải ngân các món vay đơn lẻ cho các cá nhân, có thể giải ngân các món vay theo tổ nhóm. Một tổ, nhóm tự lựa chọn những thành viên của mình sau đó cùng đứng ra vay một món vay lớn cho cả tổ. Cả tổ sẽ cùng hợp tác trong công việc sản xuất kinh doanh, cùng sử dụng món vay và cùng chịu trách nhiệm về món vay của tổ mình, trong đó tổ trưởng sẽ đứng ra đại diện để liên hệ và giao dịch với ngân hàng. Khi đó với một tổ với năm người có thể vay một món vay tối đa lên tới 100 triệu đồng. Đây là một số vốn không nhỏ ở nông thôn. Đồng thời với sự hiểu biết và kinh nghiệm của cả nhóm người, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có khả năng thành công cao hơn và với mức vốn ban đầu tương đối lớn, khả năng lợi nhuận thu về cũng sẽ cao hơn. Hơn thế nữa việc hình thành một tổ vay vốn chung với một qui mô đầu tư lớn sẽ không chỉ tạo công ăn việc làm cho những người vay vốn mà sẽ tạo thêm việc làm cho những người dân địa phương khác.

Ngân hàng sẽ không chỉ cung cấp vốn vay thông thường mà cũng sẽ hỗ trợ thêm về mặt kỹ thuật. Đồng thời nếu xét thấy hoạt động của tổ nhóm thực

mở rộng sản xuất.

Khi tổ, nhóm hoạt động thành công, sẽ không chỉ dừng lại ở tổ nhóm hợp tác thông thường mà sẽ khuyến khích phát triển hình thành các doanh nghiệp với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn. Đây cũng chính là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta đó là phát triển hơn nữa khu vực tư nhân đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

b). Những đổi mới trong quy định đối với một khoản vay: - Số tiền: Tối đa 20 triệu VNĐ

- Lãi suất cho vay: Theo mức lãi suất cho vay nông thôn hiện tại, phù hợp với từng địa phương khác nhau.

- Phương pháp cho vay: Cho vay qua tổ bao gồm việc thành lập một tổ lớn gồm những nhóm nhỏ dưới 15 người, quản lý bởi một tổ trưởng là thành viên của tổ chức xã hội (Hội phụ nữ , hội nông dân)

- Kế hoạch trả nợ: Trả lãi hàng tháng, bên cạnh số lãi phải nộp hàng tháng khách hàng vay vốn phải nộp một khoản tiền ít nhất là bằng với mức lãi phải trả vào quĩ tích luỹ.

- Kỳ hạn nợ: Bằng với mức thời gian cần để khoản tiền trong quĩ tích luỹ bằng với số nợ gốc của khách hàng đối với ngân hàng trong trường hợp khách hàng tháng nào cũng đóng khoản tích luỹ này.

- Thế chấp: sử dụng hình thức tín chấp, quyết định cho vay có thể căn cứ vào hợp đồng giao nhận khoán giữa hộ nghèo và xã trên cơ sở diện tích đất canh tác nhận khoán với sản lượng thu hoạch.

- Quĩ tích luỹ:

 Khách hàng hoàn toàn có thể đóng nhiều hơn mức qui định tối thiểu là bằng với lãi suất.

 Được sử dụng như một món tiết kiệm đồng thời cũng là trả dần cho khoản nợ gốc. Giống một món tiết kiệm ở chỗ khách hàng sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm cho khoản tiết kiệm này và như vậy trên thực tế sẽ làm giảm bớt lãi suất vay vốn. Đồng thời sẽ qui định một số trường hợp cụ thể như thiên tai, hoặc có việc khẩn cấp…do ngân hàng qui định, khách hàng có thể được phép rút tiền, còn bình thường món tiền tích luỹ sẽ được sử dụng để thanh toán cho nợ gốc.

- Hệ thống khuyến khích:

 Đối với khách hàng có thể khuyến khích thông qua hình thức mở thưởng sổ số hàng năm.

 Đối với tổ trưởng: Hàng tháng bên cạnh thu lãi sẽ phải thu thêm phần đóng góp cho quỹ tích luỹ. Một mức thưởng nhất định sẽ được chi cho tổ trưởng tổ vay vốn khi món vay được tất toán đúng hạn.

 Đối với cán bộ tín dụng: Một mức thưởng nhất định cũng sẽ được chi cho cán bộ tín dụng khi khoản vay được tất toán đúng hạn.

Đây chỉ là một mô hình sản phẩm đề xuất. Sản phẩm này có ưu điểm đó là:

* Đối với khách hàng vay vốn:

- Sẽ giảm thiểu được tình trạng các hộ vay vốn khi đến hạn tất toán phải đi vay mượn để trả nợ đúng hạn sau đó lại tiếp tục vay tiếp khi số tiền đi vay đang trong vòng sản xuất kinh doanh, như vậy sẽ làm giảm được tỷ lệ vay nặng lãi vẫn còn tồn tại.

- Đối với hộ nghèo một khoản vay thông thường với lãi suất trung bình hiện tại là 0,5%, với mức đóng góp tích luỹ tối thiều là bằng với lãi vay thì sẽ mất 7 năm để khoản vay có thể tất toán. Đây là thời hạn có thể đủ để thay đổi

hoàn toàn cuộc sống của hộ nghèo.

- Khách hàng vẫn được nhận lãi suất như lãi suất tiền gửi với khoản tích luỹ nên sẽ giảm bớt được lãi suất vay vốn.

- Người vay hoàn toàn có thể lựa chọn thời điểm trả nợ phù hợp. Nếu có khả năng, người vay có thể đóng vào quĩ tích luỹ một mức tiền lớn hơn mức tối thiểu, từ đó nhận lãi nhiều hơn và lãi cho vay sẽ giảm xuống, sẽ rút ngắn thời gian nợ ngân hàng.

- Khác với khoản tiết kiệm bắt buộc, chỉ được rút ra khi tất toán, khoản tích luỹ này sẽ được cho phép rút ra trong một số trường hợp nhất định do ngân hàng qui định rõ ràng.

* Đối với ngân hàng:

- Quỹ tích luỹ cũng là một dạng huy động tiết kiệm gửi góp nhưng tính ổn định cao hơn, ngân hàng hoàn toàn có thể sử dụng khoản tích luỹ này để đầu tư dài hạn.

- Số tiền tích luỹ cũng có thể coi như một số dư bù, một khoản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng.

- Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng sẽ tiết kiệm thời gian để thu nợ gốc và tiếp tục giải ngân món khác, tiết kiệm thời gian theo dõi khách hàng.

3.3 KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 50 -53 )

×