0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Kiến nghị với chính phủ:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 53 -55 )

1 Đại Bình 488 5 0,45 488 34 6,95 2Đầm Hà.06858,0.06746,

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ:

Để có thể thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo nói chung và tạo tiền đề để hộ nghèo có thể tiếp cận được với các dịch vụ tài chính nói chung và các dịch vụ tín dụng nói riêng, rất cần sự hỗ trợ của chính phủ. Chính phủ có thể hỗ trợ cho cả hai phía:

Một là Chính phủ có thể giảm thuế thu nhập đối với các tổ chức tài trợ cho hộ nghèo để đảm bảo rằng các tổ chức này có khả năng trang trải tất cả các chi phí bao gồm chi phí vốn theo giá thị trường, chi phí hoạt động, lạm phát chi phí bù đắp những khoản mất vốn đồng thời đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý.

Hai là vì dịch vụ tài chính cung cấp cho hộ nghèo là dịch vụ nhỏ, đồng thời có tới 55% dân số có nhu cầu nhận được dịch vụ này nên chính phủ nên khuyến khích tạo cơ hội để càng ngày càng có nhiều các tổ chức có thể cung ứng dịch vụ này. Đồng thời việc có nhiều tổ chức cung cung ứng dịch vụ sẽ khuyến khích cạnh tranh góp phần rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng của các dịch vụ này. Sẽ có nhiều chương trình tiết kiệm và tín dụng được chuyển đổi thành tổ chức tài chính hơn nữa nếu như các thủ tục đăng kí hoạt động được đơn giản hoá và mức vốn pháp định cần thiết được hạ hơn nữa.

Ba là Do các tổ nhóm chưa được công nhận về mặt pháp lý, nên chính phủ cần xem xét cân nhắc về tư cách pháp nhân của các tổ nhóm. Điều này sẽ cho phép các tổ chức tài chính cho vay các hộ nghèo qua tổ nhóm với tư cách pháp nhân đầy đủ và do đó sẽ khuyến khích phương thức tiếp cận này được áp dụng rộng rãi hơn.

Bốn là Để các tổ chức tài chính có thể mạnh dạn trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho hộ nghèo, có những qui định chung để tham chiếu, Chính phủ nên hỗ trợ bằng cách sớm ban hành những qui định riêng về hoạt động tài trợ cho hộ nghèo, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các tổ chức tài chính có thể hoạt động.

Năm là đối với khu vực dịch vụ tài chính cung cấp cho hộ nghèo, Chính phủ nên áp dụng một loạt các biện pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất

theo một tỷ lệ phần trăm tối thiểu đã được xác định trước trong tổng chi phí cho ngân sách đào tạo. Việc chia sẻ chi phí giữa chính phủ và các tổ chức tài chính cũng sẽ đẩy nhanh quá trình mở rộng tiếp cận của hộ nghèo đến các dịch vụ tài chính.

*Hỗ trợ của Chính phủ đối với hộ nghèo

Chính phủ nên tìm ra các phương pháp để tăng cường năng lực các hộ gia đình nông thôn nói chung và các hộ nghèo nói riêng. Các tổ chức xã hội và một số các bộ ngành của chính phủ cần được giao nhiệm vụ thực hiện công việc này. Hoạt động mở rộng tiếp cận đến người nghèo không những phải được tăng cường theo chiều rộng (tiếp cận nhiều hộ hơn) mà còn phải chú trọng đến chiều sâu (đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu vốn và chất lượng vốn vay). Việc các hộ nghèo sẽ sử dụng món vay như thế nào sau khi được giải ngân là vấn đề rất cần được quan tâm. Chính phủ cần hỗ trợ các tổ chức để có thể quan tâm hơn nữa đến hoạt động định hướng sử dụng món vay cho người đi vay. Đồng thời các hoạt động khuyến nông, các qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi trồng trọt cần được phổ biến rộng rãi đến bà con nông dân và cần phải được coi là một phần trong các hoạt động của dự án chứ không chỉ dừng lại ở các buổi sinh hoạt tổ hàng tháng.

Sự hỗ trợ về tài chính từ phía Chính phủ đồng thời chính sách mà Chính phủ đề ra sẽ giúp cho các tổ chức liên quan nỗ lực ở mức cao nhất trong quá trình thực hiện công việc của mình.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 53 -55 )

×