1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

92 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 4,46 MB

Nội dung

Bên cạnh đó ĐDSH còn được định nghĩa như sau: “ĐDSH là tập hợp tất cảcác nguồn sống trên hành tinh chúng ta, bao gồm tổng số các loài động, thực vật,tính đa dạng và phong phú trong từng

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới có hệ sinh thái rừng vô cùngphong phú và đa dạng Do sự tác động của tự nhiên cũng như của con người đã làmcho các hệ sinh thái này luôn luôn có sự biến đổi Vì vậy, việc điều tra, đánh giátính đa dạng thực vật rừng để xây dựng các biện pháp quản lý và bảo tồn chúng làrất cần thiết Tài nguyên rừng không những cung cấp cho con người nguồn thức ăn,nước uống, dược liệu,…mà còn có một vai trò đặc biệt quan trọng hơn cả đó là cungcấp nguồn oxi vô tận cho con người và các loài sinh vật có thể tồn tại đến ngày nay

Do đó, rừng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái.Ngoài những giá trị to lớn trên, hàng năm, ngành lâm nghiệp cũng đóng góp mộtphần không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân, rừng luôn gắn liền với đời sống của nhândân cùng sự sống còn của tất cả các loài sinh vật trên trái đất Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây diện tích rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêngđang bị suy giảm một cách nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do con người sửdụng nguồn tài nguyên rừng không hợp lý Mất rừng đồng nghĩa với sự thay đổimôi trường sinh thái và làm không ít các loài sinh vật đã và đang có nguy cơ bịtuyệt chủng

Đứng trước những hiểm hoạ do việc mất rừng gây, ra những năm gần đâyĐảng và Nhà nước ta đã thay đổi, bổ xung nhiều chính sách nhằm bảo vệ nguồn tàinguyên vô cùng quý giá này Năm 1962, Chính phủ Việt nam đã quyết định thànhlập Vườn quốc gia (VQG) đầu tiên ở nước ta, đó là VQG Cúc Phương Đây chính là

cơ sở cho việc thành lập và phát triển hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên trên cảnước Tới nay (1-2010) cả nước ta đã có 32 VQG và hàng trăm khu bảo tồn thiênnhiên (BTTN) được thành lập Đây là một bước ngoặt quan trọng nhằm mục tiêubảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Nghiên cứu về hệ thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọnghàng đầu cho công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học Việc nghiên cứu về

hệ thực vật giúp người ta hiểu biết rõ được thành phần, tính chất các hệ thực vật ởtừng nơi, từng vùng, nhằm xây dựng mô hình về khai thác, sử dụng, phát triển và

Trang 2

bảo vệ nguồn tài nguyên thực vật một cách bền vững, không gây ảnh hưởng đếnmôi trường sống, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, mang lại lợi ích lâu dàicho con người

Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong vùng vịnh Bái Tử Long, liền kề phíaBắc vịnh Hạ Long, thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh VQG có nhiều hệsinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinhthái rừng cây nhiệt đới trên núi đất và núi đá vôi, trong đó hệ sinh thái rừng nhiệtđới đóng vai trò vô cùng quan trọng Rừng tự nhiên hiện còn thực sự là sinh cảnhthích nghi của nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt trên các đảo lớn: Ba Mùn, SậuNam, Sậu Đông, Trà Ngọ Nhỏ, Trà Ngọ Lớn

Hiện nay, một số nghiên cứu về thực vật đã được triển khai tại VQG Bái TửLong nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về đa

dạng thực vật bậc cao có mạch ở nơi đây Do vậy, chúng tôi đề xuất đề tài: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh, để tìm hiểu về

nguồn tài nguyên thực vật, tạo cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, gópphần vào công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam cũng như trong khuvực

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 QUAN ĐIỂM NHẬN THỨC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Ngày nay, yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH ), tài nguyên thiên nhiên

và môi trường là một vấn đề hàng đầu ĐDSH không những có giá trị về mặt môitrường sinh thái mà còn có giá trị về Văn hoá, Giáo dục, Thẩm mỹ Chính vì vậy

mà công ước về bảo tồn ĐDSH đã được thông qua tại Đại hội Thượng đỉnh tại Rio

de Janeiro (Braxin, 1992), đây là cái mốc đánh giá sự cam kết của các quốc gia trêntoàn thế giới về bảo tồn ĐDSH, đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyênsinh vật Do mới được quan tâm nên ĐDSH vẫn còn là một khái niệm rất mới vànghĩa khá rộng nên được nhiều tập thể tác giả đề cập đến

Trong Công ước Quốc tế về bảo tồn ĐDSH đã định nghĩa: “ĐDSH là tínhkhác biệt, muôn hình muôn vẻ về cấu trúc, chức năng và các đặc tính khác giữa cácsinh vật ở tất cả mọi nguồn bao gồm hệ sinh thái trên đất liền và các hệ sinh tháidưới nước”

Theo Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF, 1990) đề xuất khái niệmĐDSH như sau: “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loàithực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những

hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong một môi trường” Như vậy, ĐDSHđược xem xét ở cả 3 mức độ: ĐDSH ở cấp độ loài bao gồm toàn bộ các sinh vậtsống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm Ở mức độtinh tế hơn, ĐDSH bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thểsống cách ly nhau về địa lý cũng như giữa các cá thể cùng chung sống trong mộtquần thể ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loàisinh sống, giữa các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồntại, và cả sự khác biệt của các môi trường sống tương tác giữa chúng với nhau

Bên cạnh đó ĐDSH còn được định nghĩa như sau: “ĐDSH là tập hợp tất cảcác nguồn sống trên hành tinh chúng ta, bao gồm tổng số các loài động, thực vật,tính đa dạng và phong phú trong từng loài, tính đa dạng của các hệ sinh thái trong

Trang 4

các cộng đồng sinh thái khác nhau hay là tập hợp của các loài sống ở các vùng khácnhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau” trong “Kế hoạch hành động đadạng sinh học của Việt Nam” Định nghĩa này tuy đã đề cập đến mức độ đa dạngcủa sinh vật trên hành tinh, song còn quá dài và không cụ thể khiến người đọc khóhình dung Mặt khác, định nghĩa trên vẫn chưa đề cập đến mức đa dạng gen (ditruyền), chỉ đề cập đến tính đa dạng của hệ động vật, thực vật mà chưa đề cập đếncác sinh vật khác như vi sinh vật, tảo, nấm,… là một trong những mắt xích khôngthể thiếu được trong chuỗi thức ăn để từ đó tạo ra quần xã sinh vật và hệ sinh thái[16].

Vào năm 1993, Viện Tài nguyên gen và Thực vật Quốc tế (IPJRI) đã cho rađời tác phẩm “Đa dạng cho sự phát triển” trong đó ĐDSH được hiểu rằng “ĐDSH

là sự biến dạng của các cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng sống” Địnhnghĩa này tuy ngắn gọn, song chưa chính xác và gây cho người đọc khó hiểu Tiếp

đó, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” đãđưa ra “ĐDSH là toàn bộ các dạng sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất gồm

từ các sinh vật phân cắt đến động, thực vật ở trên cạn cũng như ở dưới nước, từ mức

độ phân tử AND đến các quần thể sinh vật kể cả xã hội loài người Khoa học nghiêncứu về tính đa dạng đó gọi là ĐDSH” [44] Ở đây, ĐDSH được hiểu theo 3 khíacạnh:

+ Đa dạng ở mức độ di truyền: mỗi loài sinh vật và thậm chí trong một cá thể của

loài đều có những phân tử AND đặc trưng cho loài Tính đặc trưng này được thểhiện qua số lượng và trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử AND, qua hàmlượng trong nhân tế bào và tỷ lệ giữa các cặp bazo A+T/G+X Trật tự các nucleotittrong các gen có liên quan đến việc qui định các tính trạng và các đặc tính của cơthể Trong quá trình tiến hóa của sinh vật từ thấp đến cao, hàm lượng AND trongcác tế bào cũng được tăng lên Đó là một sự biểu hiện của đa dạng gen

+ Đa dạng ở mức độ loài: phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lượng các loài

hoặc số lượng các phân loài (loài phụ) trên trái đất, ở một vùng địa lý, trong mộtquốc gia hay một sinh cảnh nhất định Loài là một nhóm cá thể khác biệt với các

Trang 5

nhóm cá thể khác về mặt sinh học và sinh thái Các cá thể trong loài có vật chất ditruyền tương tự nhau và có khả năng trao đổi thông tin di truyền (giao phối, giaophấn) với nhau và cho ra các thế hệ con cái hữu thụ (có khả năng sinh sản tiếp tục).Như vậy, các cá thể trong loài chứa toàn bộ thông tin di truyền của loài Vì vậy, tính

đa dạng loài hoàn toàn bao trùm tính đa dạng di truyền và thường được coi trọngnhất khi đề cập đến tính ĐDSH

+ Đa dạng ở mức độ hệ sinh thái: Thể hiện bằng sự khác nhau của các kiểu quần xã

sinh vật tạo nên Quần xã sinh vật được xác định bởi các loài sinh vật trong mộtsinh cảnh nhất định cùng các mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong loài và giữacác loài với nhau Quần xã sinh vật cũng quan hệ với môi trường vật lý tạo thànhmột hệ sinh thái Hệ sinh thái là một cấu trúc và chức năng của sinh quyển bao gồmcác quần xã động, thực vật, các quần xã vi sinh vật, thổ nhưỡng (đất) và các yếu tốkhí hậu Các thành phần này liên hệ với nhau thông qua các chu trình vật chất vànăng lượng (chu trình sinh địa hoá) Cao hơn nữa, định nghĩa này đã đề cập đến xãhội loài người đó là đa dạng các loại hình văn hóa dân tộc Đây là một quan điểmmới được đề cập đến mang tính nhân đạo và sự công bằng xuất phát từ nguyên nhânđạo đức, đó chính là câu trả lời cho một phần của câu hỏi vì sao phải bảo tồnĐDSH

1.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT 1.2.1 Nghiên cứu về đa dạng phân loại

1.2.1.1 Trên thế giới

Cho đến nay, vấn đề đa dạng sinh vật và bảo tồn nguồn tài nguyên đã trởthành chiến lược trên toàn thế giới Đã có nhiều tổ chức quốc tế được ra đời vớimục tiêu nhằm hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển

đa dạng sinh vật trên toàn phạm vi toàn cầu như: Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiênnhiên (IUCN), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế bảo

vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức quốc tế bảo tồn các loài và các hệ sinh thái có nguy

cơ trên phạm vi toàn cầu (FFI), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thựcvật nguy cấp (CITES), Loài người muốn tồn tại lâu dài trên hành tinh này thì phải

Trang 6

xây dựng các chiến lược phát triển một cách bền vững Bởi nhu cầu cơ bản và sựsống còn của con người phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn tài nguyên tự nhiên củatrái đất, nếu những tài nguyên đó bị mất đi hoặc giảm sút thì cuộc sống của chúng ta

và con cháu của chúng ta sẽ bị đe doạ nghiêm trọng Chúng ta đã quá lạm dụng tàinguyên của trái đất mà không nghĩ đến các thế hệ tương lai, nên ngày nay loàingười đang đứng trước những hiểm hoạ khôn lường Để tránh sự huỷ hoại cácnguồn tài nguyên chúng ta phải tôn trọng các quy luật của tự nhiên

Vì vậy tháng 6 năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đadạng sinh vật được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) có 150 nước đã ký vào Côngước về đa dạng sinh vật và bảo vệ chúng Từ đó nhiều hội thảo được tổ chức nhằmthảo luận và có nhiều cuốn sách mang tính chất chỉ dẫn ra đời Năm 1990, WWF đãcho xuất bản cuốn sách nói về tầm quan trọng về đa dạng sinh vật (The importance

of biological diversity) hay IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo tồn thếgiới (World conservation strategy), Wri, IUCN và WWF đưa ra chiến lược sinh vậttoàn cầu (Global biological strategy) Năm 1991, Wri, Wcu, WB, WWF xuất bảncuốn bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới (Conserving the World's biological diversity)hoặc IUCN, UNEP, WWF xuất bản cuốn "Hãy quan tâm tới trái đất" (Caring for theearth) Cùng năm, Wri, IUCN và UNEP xuất bản cuốn chiến lược đa dạng sinh vật

và chương trình hành động Năm 1992 – 1995, WCMC công bố một cuốn sách tổnghợp các tư liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau ở các vùngkhác trên toàn thế giới là (Đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu) (Global biodiversityassessment) [50] Tất cả các cuốn sách đó nhằm hướng dẫn và đề ra các phươngpháp để bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triểntrong tương lai

Bên cạnh đó, hàng ngàn tác phẩm, những công trình khoa học khác nhau rađời và hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau được tổ chức nhằm thảo luận về quanđiểm, về phương pháp luận và thông báo các kết quả đã đạt được ở khắp mọi nơitrên toàn thế giới Nhiều tổ chức quốc tế hay khu vực được nhóm họp tạo thànhmạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học

Trang 7

1.2.1.2 Ở Việt Nam

Ngay từ thế kỷ 18, Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về thực vậtnhư các công trình của Loureiro (1790), sang thế kỷ 19 có công trình của Pierre(1879 - 1907) và cho đến những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một công trình nổitiếng, là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ Thựcvật chí Đại cương Đông Dương do Lecomte chủ biên (1907 - 1952) Trong côngtrình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loàithực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương, con số kiểm kê và được đưa ra

7004 loài thực vật bậc cao có mạch Tiếp theo phải kể đến bộ Thực vật chíCampuchia, Lào và Việt Nam do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960 - 2001)cùng với nhiều tác giả khác Đến nay đã công bố 31 tập nhỏ gồm 75 họ cây có mạchnghĩa là chưa đầy 21% tổng số họ đã có [81] Tuy nhiên con số này còn ít xa so với

số loài thực có ở 3 nước Đông Dương Trên cơ sở bộ thực vật chí Đông Dương,Thái Văn Trừng (1978, tái bản năm 2000) đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có

7004 loài, 1850 chi và 289 họ Trong đó, ngành Hạt kín có 3366 loài (90,9%), 1727chi (93,4%) và 239 họ (82,7%) Ngành Dương xỉ và họ hàng Dương xỉ có 599 loài(8,6%), 205 chi (5,57%) và 42 họ (14,5%) Ngành Hạt trần 39 loài (0,5%), 18 chi(0,9%) và 8 họ (2,8%) [55]

Gần đây, đáng chú ý nhất phải kể đến bộ Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng

Hộ (1991 - 1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam(1999 - 2000); hay bộ sách Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam (2001 - 2005).Đây là những bộ sách đầy đủ nhất và dễ sử dụng nhất góp phần đáng kể cho nghiêncứu khoa học thực vật ở Việt Nam

Bên cạnh đó một số họ riêng biệt đã được công bố như họ Lan (Orchidaceae)Đông Dương của Seidenfaden (1992), họ Lan (Orchidaceae) Việt Nam của Leonid

V Averyanov (1994), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) Việt Nam của Nguyễn NghĩaThìn (1999), họ Na (Annonaceae) Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (2000), họ Bạc

hà (Lamiaceae) của Vũ Xuân Phương (2000), họ Đơn nem (Myrsinaceae) của TrầnThị Kim Liên (2002), họ Cói (Cyperaceae) của Nguyễn Khắc Khôi (2002), họ Trúc

Trang 8

đào (Apocynaceae) của Trần Đình Lý (2007), họ Cúc (Asteraceae) của Lê KimBiên (2007), Đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đadạng phân loại thực vật Việt Nam

Để phục vụ công tác khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật ViệnĐiều tra Qui hoạch Rừng đã công bố 7 tập Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988)giới thiệu khá chi tiết cùng với hình vẽ minh hoạ, đến năm 1996 công trình nàyđược dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng chủ biên Trần Đình Lý và tập thể (1993)công bố 1900 cây có ích ở Việt Nam; Võ Văn Chi (1997) công bố từ điển cây thuốcViệt Nam; Viện Dược liệu (2004) cho ra cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc,hay 20 tập viết về Tài nguyên Thực vật Đông Nam Á (1991-2003) do các nhà khoahọc các nước Đông Nam Á công bố,

Bên cạnh những công trình mang tính chất chung cho cả nước hay ít ra mộtnửa đất nước, có nhiều công trình nghiên cứu khu hệ thực vật từng vùng dưới dạngdanh lục được công bố chính thức như hệ thực vật Tây Nguyên đã công bố 3754loài thực vật có mạch do Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1984); Danh lục thực vậtPhú Quốc của Phạm Hoàng Hộ (1985) công bố 793 loài thực vật có mạch trong mộtdiện tích 592 km2; Lê Trần Chấn và cộng sự (1990) về hệ thực vật Lâm Sơn, LươngSơn (Hoà Bình); Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới thiệu 2024loài thực vật bậc cao, 771 chi, 200 họ thuộc 6 ngành của vùng núi cao Sa Pa - Phan

Si Pan [53], hay một loạt các bài báo công bố về đa dạng thành phần loài ở cácvườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên như vùng núi đá vôi Sơn La, vùng venbiển Nam Trung Bộ, vườn Quốc gia Ba Bể, Cát Bà, Bến En, Phong Nha, Cát Tiên,Yok Đôn, Phong Nha - Kẻ Bàng, do nhiều tác giả công bố trong những năm gầnđây 1999-2010 Ngoài những công trình là các bài báo, một số tác giả đã công bốcác kết quả nghiên cứu về đa dạng thực vật dưới dạng sách chuyên khảo như PhùngNgọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Bá Thụ đã công bố cuốn sách "Tính đadạng thực vật Cúc Phương" (1997), Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô công bốcuốn "Đa dạng sinh học khu hệ Nấm và Thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã"(2003), Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn đã công bố cuốn “Đa dạng

Trang 9

thực vật ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An” (2004), Phân viện điều tra quy hoạchrừng công bố cuốn “Tài nguyên Động thực vật rừng vườn quốc gia Côn Đảo”(2004), Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Quyết Chiến với “Đa dạng thực vật ở KhuBTTN Na Hang - Tuyên Quang” (2006), Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự với “Đadạng sinh học VQG Hoàng Liên” (2008),

Về đa dạng các đơn vị phân loại: Trên phạm vi cả nước Nguyễn Tiến Bân(1990) đã thống kê và đi đến kết luận thực vật Hạt kín trong hệ thực vật Việt Namhiện biết 8500 loài, 2050 chi trong đó lớp Hai lá mầm 1590 chi và trên 6300 loài,lớp Một lá mầm 460 chi với 2200 loài [2] Phan Kế Lộc (1998) đã tổng kết hệ thựcvật Việt Nam có 9628 loài cây hoang dại có mạch, 2010 chi, 291 họ, 733 loài câytrồng, như vậy tổng số loài lên tới 10361 loài, 2256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và57% tổng số các loài, chi và họ của thế giới Ngành Hạt kín chiếm 92,47% tổng sốloài, 92,48% tổng số chi và 85,57% tổng số họ Ngành Dương xỉ kém đa dạng hơntheo tỷ lệ 6,45%, 6,27%, 9,97% về loài, chi, họ Ngành Thông đất đứng thứ 3(0,58%) tiếp đến là ngành Hạt trần (0,47%) hai ngành còn lại không đáng kể về họ,chi và loài [32] Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và chỉnh lý các tên theo hệthống Brummitt (1992) và chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.178 loài, 2582chi, 395 họ thực vật bậc cao và 30 họ có trên 100 loài với tổng số 5732 loài chiếm51,3% tổng số loài của hệ thực vật [44]

1.2.1.3 Ở Vườn quốc gia Bái Tử Long

Theo các nguồn tài liệu mà chúng tôi được biết từ khi thành lập khu BTTN

Ba Mùn (về sau đổi tên thành Vườn quốc gia Bái Tử Long) đến nay chỉ có một vàicông trình nghiên cứu như: điều tra đánh giá lại rừng đảo Ba Mùn (Sở Lâm nghiệpQuảng Ninh, 1996-1997) hoặc điều tra nhanh thảm thực vật Ba Mùn và các đảo kếcận (Viện điều tra Quy hoạch rừng, 2000), đã đưa ra kết quả điều tra hệ thực vật ởnơi đây bao gồm khoảng 494 loài, thuộc 337 chi, 117 họ thực vật bậc cao có mạch[56] Tuy nhiên con số này vẫn chưa thể hiện hết được mức độ đa dạng của hệ thựcvật ở Vườn quốc gia Bái Tử Long Từ các năm 2005-2008, Viện Sinh thái và Tàinguyên sinh vật (có sự tham gia của tác giả luận văn này) đã tiến hành điều tra tại

Trang 10

Vườn quốc gia Bái Tử Long, kết quả là một số công trình được công bố tiếp theonhư Nghiên cứu Tính đa dạng thực vật ở VQG BTL, tỉnh Quảng Ninh (Vũ XuânPhương và cộng sự, 2007), Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG BTL(Nguyễn Thế Cường và cộng sự, 2007), Các loài cây ngập mặn tại vườn quốc giaBái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh (Phạm Khánh Linh, Đỗ Thị Xuyến, 2009)

1.2.2 Đa dạng về hệ sinh thái

1.2.2.1 Trên thế giới

Có rất nhiều tác giả khác nhau đưa ra những lý luận riêng của mình về phânloại rừng phục vụ cho đánh giá đa dạng về sinh thái Mỗi lý luận đều đưa ra nhữngcách thức phân loại riêng theo mục đích của tác giả như phân loại rừng dựa theo cấutrúc và ngoại mạo: đây là hướng cổ điển được nhiều người áp dụng như A F.Schimper (1903), A Aubréville (1949), UNESCO (1973),… cơ sở phân loại của xuhướng này thường là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một

số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật

1.2.2.2 Ở Việt Nam

Về đa dạng quần xã thực vật trên phạm vi cả nước: phải kể đến công trìnhnổi tiếng của Thái Văn Trừng (1978) về thảm thực vật Việt Nam Dựa trên quanđiểm sinh thái phát sinh quần thể, tác giả đã phân chia thảm thực vật Việt Namthành các kiểu phụ, kiểu trái và thấp nhất các ưu hợp Trong các yếu tố phát sinh thìkhí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật, còn các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất,thổ nhưỡng, khu hệ thực vật và con người là yếu tố phát sinh của các kiểu phụ, kiểutrái và ưu hợp,

Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn: ở miền Nam có công trình thảmthực vật nam Trung Bộ của Schmid (1974) Ngoài điều kiện khí hậu với chế độthoát nước khác nhau, các tiêu chuẩn phân biệt các quần xã là sự phân hoá khí hậu,thành phần thực vật đai cao Tác giả xác nhận các loài thuộc về hệ thực vật Malêzi ởđai thấp dưới 600m còn các loài thuộc hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa

ở đai trên 1200m, từ 600 - 1200m được coi là đai chuyển tiếp Ở miền Bắc có côngtrình của Trần Ngũ Phương (1970) đã chia các đai trên cơ sở độ cao, sau đó kiểu

Trang 11

dựa vào điều kiện địa hình và tính chất sinh thái, các kiểu khu vực dựa vào thànhphần thực vật.

Năm 1995, Nguyễn Vạn Thường xây dựng bản đồ thảm thực vật Bắc Trung

Bộ đã chia 4 vùng sinh thái chính căn cứ vào độ cao so với mặt biển: < 700m nhiệtđới ẩm, < 700m nhiệt đới ẩm có nửa mùa khô, < 700m hơi khô có mùa mưa rõ và

800 - 1500m nhiệt đới ẩm Có thể nói, đó là sơ đồ tổng quát nhất về thảm thực vậtBắc Trung Bộ, Việt Nam Mãi năm 1985, theo cách phân loại mới của UNESCO(1973) Phan Kế Lộc đã vận dụng thang phân loại đó để xây dựng thang phân loạithảm thực vật Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 dưới lớp, 32 nhóm quần hệ, 77quần hệ khác nhau [32, 78]

Đối với các khu bảo tồn: Năm 1995, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đãnghiên cứu các quần xã thực vật và xây dựng bản đồ thảm thực vật Vườn Quốc giaCúc Phương, cùng năm đó có một số thông báo của Vũ Văn Dũng về các kiểu thảmthực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Vũ Quang, của Nguyễn Đức Ngắn, Lê Xuân Ái

về các kiểu thảm thực vật Côn Đảo, của Nguyễn Duy Chuyên về các kiểu thảm thựcvật ở các khu bảo tồn và Vườn Quốc gia các tỉnh miền Nam Việt Nam, của TrầnNgọc Bút về các kiểu thảm thực vật Vườn Quốc gia Cát Bà, Lê Đức Giang về cáckiểu thảm thực vật vườn quốc gia Bến En, của Huỳnh Văn Kéo về các kiểu thảmthực vật Vườn Quốc gia Bạch Mã, của Võ Văn Bền về các kiểu thảm thực vật ĐảoPhú Quốc, của Đặng Huy Huỳnh và cộng sự về các kiểu thảm thực vật Vườn Quốcgia Nam Cát Tiên, Đỗ Minh Tiến về các kiểu thảm thực vật Vườn Quốc gia TamĐảo, Bùi Văn Định, Cao Văn Sung, Phạm Đức Tiến về các kiểu thảm thực vậtVườn Quốc gia Ba Bể Những năm gần đây, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn ThịThời giới thiệu về các kiểu thảm thực vật vùng Sa Pa - Phan Si Pan (1998), J W.Kim, Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) và Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) về các kiểu thảm ởVườn Quốc gia Cát Bà Gần đây nhất là công trình của Phùng Ngọc Lan và cộng sự

đã công bố trong các cuốn sách: "Tính đa dạng thực vật Cúc Phương" (1997),Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự với "Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa -Phan Si Pan" (1998), "Đa dạng sinh học khu hệ Nấm và Thực vật ở Vườn Quốc gia

Trang 12

Bạch Mã" (2003) “Đa dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An” (2004),

“Đa dạng thực vật khu BTTN Na Hang, Tuyên Quang” (2006), “Đa dạng sinh họcVQG Hoàng Liên” (2008),

1.2.2.3 Ở Vườn quốc gia Bái Tử Long

Theo các nguồn tài liệu mà chúng tôi được biết thì từ khi thành lập KhuBTTN đảo Ba Mùn, sau chuyển thành VQG BTL chỉ có công trình “Dự án đầu tưxây dựng Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh” của Viện Điều tra Quyhoạch rừng (2000) đã đưa ra 4 kiểu rừng trên núi đá, trên núi đất và vùng ngập mặn

ở Vườn quốc gia này:

+ Rừng tự nhiên, lá rộng thường xanh trên núi đất, chủ yếu phân bố ở BaMùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Đông, Sậu Nam Đây là một hệ sinh tháiđiển hình cho vùng núi đất phía Bắc Việt Nam, đây cũng là kiểu rừng chủ yếu củaVQG BTL Mặc dù theo báo cáo khẳng định không còn trạng thái rừng già, rừngnguyên sinh trên các đảo nhưng rừng ở trạng thái trung bình khá, kém hoặc nghèo,rừng non đang phục hồi đều có xu hướng tái sinh mạnh, sinh trưởng khoẻ, thànhphần các loài cây đặc hữu hoặc bản địa thông thường đều ít biến đổi

+ Rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, tập trung rải rác ở Trà Ngọ Lớn,Trà Ngọ Nhỏ

+ Rừng Tre nứa, chỉ có một phần nhỏ trên Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ.+ Rừng trồng chỉ có một phần nhỏ trên Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ

+ Rừng ngập mặn, bao quanh tất cả các đảo Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà NgọNhỏ, Sậu Đông, Sậu Nam,.…

Đây là báo cáo lưu hành nội bộ, ngoài những nét sơ bộ về báo cáo này, chưa

có một công trình nào nghiên cứu sâu hơn về kiểu thảm thực vật rừng ở nơi đây

1.2.3 Nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật (HTV).

1.2.3.1 Trên thế giới

Các loài thực vật cấu thành nên một HTV nào đó không chỉ khác nhau vềthành phần phân loại mà còn khác nhau về sự phân bố địa lý, nguồn gốc địa lý và cảtuổi xuất hiện trong HTV Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những

Trang 13

nội dung quan trọng khi nghiên cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vậtnào để hiểu bản chất cấu thành của nó làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn vàdẫn giống vật nuôi, cây trồng, Phân tích các loài thành các nhóm căn cứ vào sựgiống nhau ít hay nhiều về khu phân bố của chúng Tập hợp tất cả các loài của mộtHTV có khu phân bố ít nhiều giống nhau tập hợp lại thành một yếu tố địa lý Tậphợp tất cả các yếu tố địa lý của hệ thực vật (tính %) là phổ các yếu tố địa lý củaHTV đó Mặc dù vậy, việc nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành của HTV cũng rấtphức tạp và phải phụ thuộc vào khả năng của từng tác giả cũng như nguồn tài liệucho phép Việc chia nhóm khu phân bố rộng hay hẹp khác nhau đều phải đảm bảonguyên tắc chung là “mỗi yếu tố địa lý của HTV bao gồm tất cả các loài của HTV

đó có khu phân bố ít nhiều giống nhau” Các yếu tố địa lý thực vật này được phân ralàm 2 nhóm yếu tố chủ đạo là yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư, các loài thuộc yếu tốđặc hữu thể hiện ở sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộcyếu tố di cư sẽ chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó Một số tác giả tiêu biểu như

E Gail et al (1979), Maguran (1995), Gagnepain (1926),

1.2.3.2 Ở Việt Nam

Phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vật Việt Nam về mặt địa

lý trước tiên phải kể đến các công trình của Gagnepain: “Góp phần nghiên cứu hệthực vật Đông Dương” (1926) và “Giới thiệu về hệ thực vật Đông Dương” (1944).Theo tác giả, hệ thực vật Đông Dương bao gồm các yếu tố (ghi theo M Schmid,1974) [84]: Yếu tố Trung Quốc 33,8%

Yếu tố Xích Kim - Himalaya 18,5%

Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác 15,0%

Yếu tố đặc hữu bán đảo Đông Dương 11,9%

Yếu tố nhập nội và phân bố rộng 20,8%

Theo Pócs Tamás (1965) khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam đã phântích về phương diện địa lý thực vật của miền Bắc Việt Nam, đã phân biệt 3 nhómcác yếu tố như sau [70]:

* Nhân tố bản địa đặc hữu 39,90 %

Trang 14

Đặc hữu Việt Nam 32,55 %

Đặc hữu Đông Dương 7,35 %

* Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55,27 %

Thái Văn Trừng (1978, tái bản 2000) căn cứ vào bảng thống kê các loài của

hệ thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3 % số chi và 27,5% số loàiđặc hữu Nhưng khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ nam Trung Hoa vànhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam làm một và căn cứ vào khu phân bố hiện tại,nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng tỷ lệ các loài đặc hữu bản địa lên 50% (t-ương tự 45,7% theo Gagnepain và 52,79% theo Pócs Tamás), còn yếu tố di cưchiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia - Indonesia là 15%, từ Hymalaya - Vân Nam

- Quí Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện là 14%), các nhân tố khác theo tác giảchỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới và 1% thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là3,08% [55]

Năm 1997 và 2007, Nguyễn Nghĩa Thìn căn cứ vào các khung phân loại củaPócs (1965) và Ngô Chính Dật (1993) đã xây dựng thang phân loại các yếu tố địa lýthực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vậtViệt Nam vào các yếu tố địa lý như sau [44, 48]:

1 Yếu tố toàn cầu

2 Yếu tố Liên nhiệt đới

2-1 Yếu tố Á - Úc - Mỹ

Trang 15

4 Yếu tố nhiệt đới châu Á

4-1 Yếu tố Đông Dương - Malêzi

4-2 Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ

4-3 Yếu tố Đông Dương - Himalaya

4-4 Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Hoa

4-5 Yếu tố Đông Dương

5 Yếu tố ôn đới

5-1 Yếu tố Đông Á - Nam Mỹ

5-2 Yếu tố ôn đới Cổ thế giới

5-3 Yếu tố ôn đới Địa Trung Hải

5-4.Yếu tố Đông Nam Á

6 Yếu tố đặc hữu Việt Nam

1.2.3.3 Ở Vườn quốc gia Bái Tử Long

Tính đến thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu thì chưa có một nghiêncứu nào về yếu tố địa lý thực vật ở Vườn quốc gia Bái Tử Long

Trang 16

1.2.4 Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật

Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiệnmôi trường Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽcủa các dạng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của điềukiện sinh thái đối với từng loài thực vật Khi người ta lập được phổ dạng sống (phổsinh học) của hệ thực vật, nghĩa là tính được tỷ số % số loài của mỗi nhóm dạngsống nhất định thì người ta có thể hiểu được bản chất sinh thái của một hệ thực vật

và có thể so sánh với các hệ thực vật khác

1.2.4.1 Trên thế giới

Trên thế giới, người ta thường dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934) vềphổ dạng sống, thông qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi(do lạnh, khô hay cả hai) của năm Thang phân loại này gồm các nhóm dạng sống

cơ bản sau

1- Cây có chồi trên đất (Ph) trong đó:

a- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg)

b- Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me)

c- Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi)

d- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)

e- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)

f- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)

g- Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp)

2- Cây chồi sát đất (Ch)

3- Cây chồi nửa ẩn (Hm)

4- Cây chồi ẩn (Cr) (trong đó có cây thủy sinh – Cr (Hy))

5- Cây chồi một năm (Th)

Tác giả đã tính toán cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau trên trái đất vàtìm được tỷ lệ phần trăm trung bình cho từng loài, gộp lại thành phổ dạng sống tiêuchuẩn (SN)

SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th

Trang 17

Đây là cơ sở để so sánh phổ dạng sống của thảm thực vật ở các vùng khácnhau trên trái đất Do đó, khi đã tổng hợp được khối lượng các kiểu sống trong kiểuthảm thực vật, chúng ta có thể tính phần trăm của từng dạng sống trên phổ dạngsống của kiểu đó, tức SB để so sánh với SN.

Thông thường, ở các vùng nhiệt đới, trong rừng ẩm thì Ph là 80%, Chkhoảng gần 20%, còn Hm, Cr, Th ít gần như không có Trái lại trong vùng khô hạnthì Th và Cr có thể có tỷ lệ khá cao, còn Ph thì giảm xuống

1.2.4.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác giảPócs Tamás (1965) đã đưa ra công thức phổ dạng sống như sau :

SB = 52,21 Ph + 40,68 (Ch, H, Cr) + 7,11 Th [70]

Hay đối với một số vườn quốc gia, khu BTTN:

+ Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1997), đã công bốdạng sống của Vườn Quốc gia Cúc Phương như sau: SB = 57,78Ph + 10,46Ch +12,38Hm + 8,37Cr + 11,01Th [29]

+ Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003) đã công bố dạng sống của VườnQuốc gia Bạch Mã như sau: SB = 75,71Ph + 5,78Ch + 4,83Hm + 10,23Cr + 3,45Th[52]

+ Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) đã lập được phổ dạng sốngcủa vườn Quốc gia Pù Mát: SB = 78,88Ph + 4,14Ch + 5,76Hm + 5,97Cr + 5,25Th.[51]

+ Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Quyết Chiến (2006) đã lập được phổ dạng sốngcủa khu BTTN Na Hang như sau: SB = 70,14Ph + 4,33Ch + 3,50Hm + 11,98Cr +10,05Th [50]

+ Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2008) đã lập được phổ dạng sống của VQGHoàng Liên như sau: SB = 79,26Ph + 7,82Ch + 1,43Hm + 5,06Cr + 6,44Th [49]

1.2.4.3 Ở Vườn quốc gia Bái Tử Long

Trang 18

Tính đến thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu thì chưa có một nghiêncứu nào về phổ dạng sống thực vật ở Vườn quốc gia Bái Tử Long, đây cũng là lý dothúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài này.

Trang 19

Chương 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

+ Kiểm kê thành phần loài của HTV, VQG BTL

+ Phân tích và đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật về các mặt: đa dạng về phân loại, đa dạng về các yếu tố địa lý, về dạng sống, về giá trị tài nguyên và quần

xã thực vật

2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Toàn bộ các loài thực vật bậc cao có mạch thuộc VQG BTL với 3 cụm đảochính là cụm Ba Mùn, cụm Trà Ngọ, cụm Sậu, chủ yếu thuộc các đảo Ba Mùn, TràNgọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Đông, Sậu Nam, với tổng diện tích 15.873 ha (trong

đó 6.125 ha đảo và 9.658 ha thềm, biển xen kẽ các đảo), gồm 3 nhóm: Thực vật cóbào tử (Khuyết lá thông, Thông đất, Cỏ tháp bút, Dương xỉ), thực vật Hạt trần vàthực vật Hạt kín

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1 Xây dựng bảng danh lục thực vật của VQG BTL

Thu thập và xử lý mẫu vật, xác định tên khoa học cho các loài thực vật vàxây dựng danh lục

+ Giá trị tài nguyên và mức độ bị đe dọa

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.4.1 Điều tra theo hệ thống tuyến và ô tiêu chuẩn

Trang 20

Để thu thập số liệu một cách đầu đủ và đại diện cho một khu vực nghiên cứu,chúng ta không thể đi xuyên hết các điểm trong khu vực nghiên cứu đó Cho nêncần phải dựa vào bản đồ địa hình, ống nhòm quan trắc ngoài thực địa, la bàn và sựgiúp đỡ của người dân địa phương để tiến hành chọn tuyến điều tra và lập ô tiêuchuẩn.

2.4.1.1 Điều tra theo tuyến

Dựa vào đặc điểm địa hình để phân tuyến điều tra VQG BTL Do các đảothường có hình thể hẹp bề ngang, chạy dài theo hướng kiến tạo Đông Bắc – TâyNam, gần như song song với hướng bờ đất liền, với đỉnh cao nhất là hơn 300 mthuộc đảo Ba Mùn, giữa các đảo là những lạch biển, có những vùng lầy có rừngngập mặn Do vậy khi lập tuyến điều tra thường phải có tuyến đi hết chiều dài củađảo Các tuyến điều tra thu thập được thiết lập theo đường dông chính, các bãi rừngngập mặn, từ tuyến chính các tuyến phụ theo kiểu xương cá được mở về 2 phía và

đi qua các quần xã khác nhau Trung bình 1,5 km chiều dài tuyến chính lại có 2tuyến phụ được mở ra

Trên mỗi tuyến tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật nằm ở phạm vi 10

m mỗi bên Mỗi loài lấy từ 5-6 tiêu bản Điều tra tất cả các loài thực vật bậc cao cómạch

Sau thời gian một năm với hai chuyến điều tra thực địa, được sự giúp đỡ củaVQG BTL và các Trạm Kiểm lâm trực thuộc trong vườn quốc gia, chúng tôi đã tiếnhành điều tra, khảo sát và thu mẫu trong phạm vi khu vực nghiên cứu

2.4.1.2 Điều tra ô tiêu chuẩn

Hệ thống các ô tiêu chuẩn và các ô dạng bản sẽ đại diện cho tính chất củathảm thực vật của khu vực nghiên cứu, do đó nó phải được chọn một cách ngẫunhiên và đảm bảo phải đại diện cho hầu hết các khu vực khác nhau (các sinh cảnhkhác nhau) trong phạm vi nghiên cứu

Trước khi tiến hành các hoạt động thực địa, cần phải xác định các khu vựccần thiết lập ô định vị trên bản đồ để sau đó, khi ra thực địa, sẽ được chọn những vị

Trang 21

trí trùng khớp với vị trí đã chọn trên bản đồ, đảm bảo được tính ngẫu nhiên và đạidiện cho toàn bộ thảm thực vật của khu vực nghiên cứu.

Để đạt được những phân tích chính xác về thành phần loài và xác định đượccác loài ưu thế trong cấu trúc thảm thực vật thì tất cả các loài được đo đạc trong ôphải được thu mẫu Trong trường hợp có thể xác định được chính xác tên khoa họccủa loài ngoài thực địa thì có thể không cần thu mẫu, tuy nhiên việc có mẫu để phântích vẫn đảm bảo độ tin cậy cao hơn và bổ sung cho nghiên cứu về đa dạng loài

Các mẫu thu ưu tiên có đầy đủ hoa, quả, tuy nhiên trong nghiên cứu cấu trúcthảm thì có rất nhiều loài cần thu mẫu để xác định nhưng lại không có được các tiêuchuẩn này, do đó chấp nhận việc thu mẫu chỉ có cành và lá Trong trường hợp này,các mẫu (nếu có thể) thu nhiều tiêu bản để tiện cho việc phân tích và xác định tênkhoa học, điều đó sẽ đảm bảo tính chính xác cao hơn Các mẫu thu được ghi kèmcác thông tin liên quan đến địa điểm và đặc tính của thực vật cần thiết cho việc xácđịnh, đồng thời cũng ghi những nhận định tạm thời cho những loài có thể

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chọn 04 ô tiêu chuẩn, ngoài việcđánh giá tính đa dạng của thảm thực vật, các nghiên cứu đó còn làm cơ sở chonhững đánh giá sự tái sinh, phát triển của rừng 1 OTC đại diện cho quần xã ở chânnúi tại Ba Mùn, 2 OTC đại diện cho quần xã ở sườn núi đất (tại Ba Mùn) và sườnnúi đá vôi (tại Trà Ngọ Lớn), 1 OTC đại diện cho rừng ngập mặn tại Ba Mùn

Trong mỗi ô tiêu chuẩn có kích thước 50 x 10 m Tiến hành đo đường kínhcách mặt đất 1,3m (D1,3), chiều cao dưới cành (Hc), chiều cao vút ngọn (Hn),đường kính tán cây (D tán) của tất cả các cây gỗ có D1,3  10 cm, đối với rừngngập mặn D1,3  3 cm, chiều cao 2,5 m trở lên Lấy hai cạnh của giải này làm trụctung và trục hoành rồi lần lượt đo vị trí từng cây gỗ so với trục tung và trục hoànhcùng với bán kính của tán cây theo bốn hướng Đông, Tây, Nam và Bắc

Đối với khu hệ thực vật mặt đất: trong các ô tiêu chuẩn, thiết lập các ô kíchthước nhỏ (ô dạng bản, kích thước khoảng 2x2 m) để xác định khu hệ thực vật mặtđất và các cây con, cây non Các ô dạng bản được thiết lập theo đường chéo của ôchính, chiếm khoảng 5% diện tích ô tiêu chuẩn chính (ô lớn) Trong các ô dạng bản:

Trang 22

tiến hành đếm số lượng cá thể (từng loài) của tất cả những cây con có đường kínhngang ngực (D1.3) dưới 6 cm Cũng như vậy, tất cả các loài cây thân thảo cũngđược đo đếm.

2.4.2 Xử lý số liệu

+ Từ các tiêu bản tươi được thu thập ngoài thực địa tiếp tục được xử lý trongphòng thí nghiệm tại Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Cácmẫu sau khi sấy khô được ngâm tẩm bằng dung dịch cồn chứa 3 - 5 % HgCl2 để diệtkhuẩn và chống côn trùng phá hoại Các mẫu tiêu bản đã được sấy khô và ép phẳng,sau đó trình bày và khâu đính trên bìa giấy cứng crôki kích thước 28 cm x 42cm

+ Xác định và kiểm tra tên khoa học: Đồng thời với việc xử lý mẫu thànhnhững tiêu bản đạt yêu cầu, tiến hành phân loại từng họ, trong họ phân loại từngchi Để tiến hành xác định tên loài, thực hiện theo trình tự gồm các bước như sau:Phân họ, chi Để làm được việc đó phải dùng phương pháp chuyên gia, có như vậymới giảm nhẹ được gánh nặng trong khâu xác định tên khoa học, so mẫu, xác địnhtên loài Dựa vào một số tài liệu chính như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ,

1991 - 1993; 1999 - 2000); Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988); Vân Nam thựcvật chí (Tiếng Trung); Thực vật chí Đông Dương (Flore générale de l’ Indo-chine,

H Lecomte, 1907 - 1952); Thực vật chí Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam (Flore duCambodge, du Laos et du Vietnam, Aubréville A et al., 1960 - 2001); Flora ofChina (1994 - 2009); Thực vật chí Việt Nam (the Flora of Vietnam): tập 1-11(2000-2007); Khoá xác định và phân loại họ Thầu dầu Việt Nam (Nguyễn NghĩaThìn, 1999); Identification guide to Vietnamse Orchids (Orchidaceae Juss.)(Averyanov L V., 1991); Lan Việt Nam (The Orchids of Vietnam) (Nguyễn ThiệnTịch, 2001),

+ Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại cáctên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót Điều chỉnhkhối lượng họ và chi theo hệ thống của Brummitt trong "Vascular Plant Familiesand Genera" (1992), điều chỉnh tên loài theo "Danh lục các loài thực vật Việt Nam"(2000 - 2005)

Trang 23

+ Bổ sung thông tin: Việc xác định các thông tin về đa dạng sinh học của các

loài về dạng sống, về yếu tố địa lý, về công dụng và tình trạng đe doạ, bảo tồn,ngoài các tài liệu trên, còn sử dụng các tài liệu khác như: 1900 cây có ích (TrầnĐình Lý, 1993); Sách đỏ Việt Nam (1996 và 2007); Từ điển cây thuốc Việt Nam(Võ Văn Chi, 1997); Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1977,1999); Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi - Trần Hợp, tập I-1999, tập II-2002);Tài nguyên thực vật Đông Nam Á (PROSEA); Từ điển thực vật thông dụng (VõVăn Chi, 2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (2004),

+ Xây dựng bảng danh lục thực vật: Lập bảng danh lục thực vật theo nguyên tắcxếp vần ABC đối với các họ, chi, loài và được căn cứ theo hệ thống phân loại củaBrummitt (1992) Trên cơ sở danh lục, căn cứ vào, Sách đỏ Việt Nam (1996, 2007),Danh lục đỏ Việt Nam (2007) và các Nghị định của Chính phủ Việt Nam để lậpdanh sách các loài quí hiếm ở VQG BTL Danh lục ngoài tên khoa học và tên ViệtNam của các loài còn các thông tin khác gồm: dạng sống, yếu tố địa lý và côngdụng như mô hình ở Bảng 2.1

Bảng 2.1 Bảng danh lục các loài thực vật (mẫu) STT Tên khoa học Tên Việt Nam Yếu Tố

2.4.3 Phân tích đánh giá đa dạng thực vật

2.4.3.1 Đánh giá đa dạng thực vật về phân loại

+ Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành

Thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao, trên cơ

sở dựa vào bảng danh lục thực vật đã xây dựng, tính tỷ lệ % của các taxon để từ đóthấy được mức độ đa dạng của nó

Trang 24

+ Đánh giá đa dạng loài của các họ

Xác định họ có nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ sốloài của cả hệ thực vật

+ Đánh giá đa dạng loài của các chi

Xác định chi nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loàicủa cả hệ thực vật

2.4.3.2 Đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật

Mỗi một khu hệ thực vật được hình thành ngoài mối tương quan của các sinhvật với các yếu tố sinh thái như khí hậu, đất đai, địa hình, địa mạo còn phụ thuộcvào các điều kiện địa lý, địa chất xa xưa ít khi thấy được một cách trực tiếp Chínhcác yếu tố này đã tạo nên sự đa dạng về thành phần loài của từng khu vực Vì vậy,trong khi xem xét sự đa dạng về thành phần loài, cần xem xét bản chất cấu thànhnên hệ thực vật của một vùng và các yếu tố địa lý thực vật của vùng nghiên cứu

Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, áp dụng dựa vào thang phân chia của tácgiả Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [48], chúng tôi phân chia hệ thực vật khu nghiên cứubao gồm các yếu tố chính như sau:

1 Yếu tố toàn thế giới: Gồm các taxon phân bố khắp nơi trên thế giới

2 Yếu tố liên nhiệt đới : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đớichâu Á, châu Úc, châu Phi và châu Mỹ Một số có thể mở rộng tới vùng ôn đới.2.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc - Mỹ

2.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi - Mỹ

2.3 Yếu tố nhiệt đới Á - Mỹ: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệtđới châu Á đến vùng nhiệt đới châu Mỹ, một số có thể mở rộng tới Đông Bắc châu

Úc và các đảo Tây Nam Thái Bình Dương

3 Yếu tố cổ nhiệt đới : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu

Á, châu Úc, châu Phi và các đảo lân cận

3.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đớichâu Á tới châu Úc và các đảo lận cận Nó nằm cánh đông của Cổ nhiệt đới và mởrộng đến các đảo ấn Độ nhưng không bao giờ tới lục địa châu Phi

Trang 25

3.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệtđới châu Á, châu Phi và các đảo lân cận Đây là cánh tây của vùng Cổ nhiệt đới mà

có thể mở rộng tới Phi-gi và các đảo Nam Thái Bình Dương nhưng không bao giờtới châu Úc

4 Yếu tố châu Á nhiệt đới (Ấn Độ-Malêzi) : Gồm các taxon mà chúng phân bố

ở vùng nhiệt đới châu Á từ Ấn Độ, Srilanka, Mianma, Thái Lan, Philippines đếnNiu Ghinê và mở rộng tới Phi-gi và các đảo Nam Thái Bình Dương (vùng Malêsia)nhưng không bao giờ tới châu Úc Kiểu này thường tách thành các kiểu phụ sau:4.1 Yếu tố Đông Nam Á - Malêzi: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùngnhiệt đới châu Á từ lục địa Đông Nam Á (Mianma, Thái Lan, Đông Dương và TâyNam Trung Quốc), đến Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Niu Ghinê và mở rộng tớiPhi-gi và các đảo Nam Thái Bình Dương nhưng không bao giờ tới châu Úc ở phíaNam và Ấn Độ ở phía Tây

4.2 Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ hay lục địa châu Á nhiệt đới : Gồm các taxon

mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á từ Ấn Độ, Srilanka, Mianma, Thái Lan,Đông Dương và Tây Nam - Trung Quốc không tới vùng Malêsia

4.3 Yếu tố lục địa Đông Dương - Himalaya: Gồm các taxon mà chúng phân bố

ở vùng nhiệt đới châu Á từ chân Himalaya, Mianma, Thái Lan, Đông Dương và TâyNam Trung Hoa một số chúng có thể mở rộng đến bán đảo Malaixia ở phía Nam.Đây là nhóm thực vật phân bố chủ yếu trên núi cao

4.4 Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc: Gồm các taxon mà chúng phân bốchủ yếu ở Đông Dương và Nam Trung Hoa đặc biệt xung quanh biên giới TrungHoa (chỉ có ở Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Đài Loan, Hải Nam) và ĐôngDương

4.5 Yếu tố Đặc hữu Đông Dương: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở trongphạm vi 3 nước Đông Dương và đôi khi có thể gặp ở Thái Lan

5 Yếu tố ôn đới Bắc: Gồm các taxon chúng phân bố ở trong vùng ôn đới châu

Á, châu Âu, Châu Mỹ và có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới và thậm chí tới vùng

ôn đới nam bán cầu

Trang 26

5.1 Ôn đới Đông Á - Bắc Mỹ: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng ôn đớichâu Á và Bắc Mỹ có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới.

5.2 Ôn đới cổ thế giới: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng ôn đới châu

Á, Châu Âu có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới châu Phi, Châu Úc

5.3 Ôn đới Địa Trung Hải - Châu Âu - Châu Á: Gồm các taxon mà chúng phân

bố ở vùng ôn đới quanh Địa Trung Hải, Châu Âu, Châu Á

5.4 Đông Á : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở trong vùng ôn đới từHimalaya đến Đông Trung Quốc tới Triều Tiên hay Nhật Bản có thể mở rộng tớivùng núi nhiệt đới

6 Đặc hữu Việt Nam : Gồm các taxon mà chúng phân bố trong giới hạn củaViệt Nam

6.1 Cận đặc hữu Việt Nam : Gồm các taxon mà chúng chỉ phân bố trong giớihạn của Việt Nam hay còn có thể tìm thấy ở một vài điểm ở các nước lân cận dọctheo biên giới

6.2 Đặc hữu Bắc Việt Nam : Gồm các taxon mà chúng phân bố trong giới hạncủa Bắc - Việt Nam

6.3 Đặc hữu VQG BTL: Gồm các taxon mà chúng phân bố trong giới hạn củaVQG BTL hay có thể mở rộng ra cả vịnh Hạ Long

7 Yếu tố cây trồng và nhập nội

+ Xây dựng phổ yếu tố địa lý thực vật: Sau khi đã phân chia các loài thuộc vào

từng yếu tố địa lý thực vật, chúng ta tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý để dễ dàng

so sánh và xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau

2.4.3.3 Đánh giá về giá trị tài nguyên

+ Đa dạng về giá trị sử dụng: dựa vào bảng danh lục đã được chỉnh lý tên,chúng tôi sử dụng các tài liệu hiện có về thực vật Việt Nam để xác định các loài cây

có ích của HTV, VQG BTL, tính tỷ lệ % so với số loài của cả vùng nghiên cứu Cácnhóm công dụng được áp dụng theo Phan Kế Lộc (1969) và Tài nguyên thực vậtĐông Nam Á (theo Lã Đình Mỡi và cộng sự, 1998) [36]

Trang 27

+ Đa dạng về các cây có nguy cơ bị tiêu diệt: Dựa vào các tài liệu như “Danhlục đỏ Việt Nam, 2007”, “Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật, 2007”, “Thông ViệtNam, 2004”, Nghị định số 32 của chính phủ về quản lý và bảo vệ các loài thực vậtquý hiếm ở Việt Nam,… để phân tích thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá, xácđịnh các mức độ đe dọa các loài trong HTV, VQG BTL Tính tỷ lệ % so với số loàicủa cả vùng nghiên cứu

1 Cây chồi trên (Phanerophytes - Ph) - Gồm những cây gỗ, dây leo, kể cả cây bìsinh, ký sinh và bán ký sinh có chồi trên đất, nằm cách mặt đất 25 cm trở lên, chia

1-5 Cây bì sinh (Epiphytes - Ep) - Các loài cây bì sinh sống lâu năm trên thân,cành, cây gỗ, trên vách đá, như các loài thuộc Dương xỉ, Phong lan,…

16 Cây sống ký sinh hoặc bán ký sinh (Parasit Hemiparasit phanerophytes

-Pp - Cây sống ký sinh hoặc bán ký sinh trên cây gỗ như Tầm gửi, Tơ xanh, Tơ

hồng, một vài loài thuộc chi Hoya trong họ Thiên Lý

Trang 28

1-7 Cây mọng nước (Succulentes - Suc) - Cây chồi trên mọng nước như Xươngrồng, thuốc bỏng,…

1-8 Cây dây leo (Liano - phanerophytes - Lp) - Cây leo, thân hoá gỗ có chồitrên leo quấn như Kim ngân, Bàm bàm, Mã tiền, Vằng,…

1-9 Cây chồi trên thân thảo (Herbaces phanerophytes - Hp) - Cây chồi trên thânkhông có chất gỗ

2 Cây chồi sát đất (Chamaephytes - Ch) - Cây có chồi sát mặt đất, cách đấtdưới 25 cm, mùa đông được lớp tuyết hay lá khô bao phủ chống lạnh như Rêu, Đia

y, Cao cẳng,…

3 Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes - Hm) - Gồm những cây có chồi nằm sát(ngang) mặt đất hay nửa trên, nửa dưới đất được lá khô che phủ bảo vệ như nhiềuloài thuộc Dương xỉ, Cỏ năn, Náng, Ráy…

4 Cây chồi ẩn (Cryptophytes - Cr) - Cây có chồi nằm dưới đất hay dưới nước(Bao gồm cả cây chồi ẩn trong đất (Ge - Geophytes), cây chồi ẩn trong nước (He -Helophytes) và cây chồi dưới nước (Hy - Hydrophytes).) như các loài Cỏ tranh,Gừng, Củ gấu, Khoai tây, Rong tóc tiên, Rong mái chèo, Sen,…

5 Cây một năm (Therophytes - Th) - Gồm những cây có đời sống chỉ tồn tạitrong một năm, giai đoạn khó khăn toàn bộ cây chết đi, chì duy trì nòi giống dướidạng hạt, sống ở bất kể môi trường nào như nhiều loài thuộc họ Cỏ, Rau tàu bay,Cải cúc,…

+ Xây dựng phổ dạng sống: Sau khi phân chia các loài theo từng nhóm dạngsống, lập các phổ dạng sống để so sánh và đánh giá sự sai khác hay đồng nhất giữacác quần xã cũng như giữa các vùng với nhau, từ đây cũng có thể cho thấy mức độtác động của các nhân tố với hệ thực vật nghiên cứu

2.4.3.5 Đa dạng về quần xã thực vật

Chúng tôi chủ yếu dựa vào kết quả điều tra thực địa, dựa vào số liệu ghi chépcủa các OTC, chúng tôi dựa vào khung phân loại thảm thực vật của UNESCO(1973) để phân loại thảm thực vật ở HTV, VQG BTL Phương pháp vẽ trắc đồ phẫudiện chúng tôi áp dụng theo phương pháp của Thái Văn Trừng có chỉnh lý

Trang 29

Nguyên tắc phân loại của UNESCO (1973) là dựa theo cấu trúc ngoại mạo,sau đó là nguyên tắc địa lý và tính thích nghi sinh thái đã công bố khung phân loạithảm thực vật thế giới bao gồm 5 lớp quần hệ, trong đó gồm 5 cấp đơn vị: Lớp quầnhệ; Phân lớp quần hệ; Nhóm quần hệ; Quần hệ; Quần hệ phụ.

Để mô tả các quần xã cụ thể, chúng tôi còn dùng một số chỉ tiêu tính toánnhư độ quan trọng của loài, họ trong OTC cũng như trong các quần xã thực vật nhưsau: I = A + D

Ni: Số cá thể loài i (họ i) trong OTC

N: Tổng số cá thể các loài (họ) trong OTC

Si: Tiết diện ngang ngực trung bình các cá thể loài i (họ i) trong OTCS: Tổng tiết diện ngang ngực các cá thể của tất cả các loài trong OTC

Số liệu điều tra OTC được ghi theo mẫu Bảng 2.2

Bảng 2.2 Các giá trị của loài trong OTC (mẫu)

Tên loài Số cá

thể

CaoTB(m)

DBH (TB)(cm)

BA(TB)(cm2)

A(%)

D(%)

I(%)

HọLatin

Nếu độ quan trọng của loài, họ nào trong OTC càng cao thì chứng tỏ loài, họ

đó càng đa dạng và cũng có nghĩa rằng loài, họ đó có càng ý nghĩa trong quần xã

2.4.3.6 Đánh giá mối tương quan giữa các HTV, các chỉ số đa dạng

Trang 30

+ Để đánh giá mức độ gần gũi giữa các HTV, chúng tôi sử dụng chỉ sốJaccard [69]:

j

Cj =

-(a + b-j)Trong đó: a là số lượng loài của khu A; b là số lượng loài của khu B; j là sốloài chung của khu A và B Từ chỉ số này nếu Cj càng lớn thì mức độ gần gũi giữahai HTV càng lớn và bằng 1 trong trường hợp hai HTV có số loài hoàn toàn tương

tự nhau Ngược lại Cj càng nhỏ thì chứng tỏ hai HTV càng mang tính đặc thù riêng

và bằng 0 trong trường hợp 2 HTV không có một loài chung

+ Để đáng giá mức độ đa dạng của các quần xã thực vật, chúng tôi sử dụngchỉ số Simpson [69]:

ni(ni-1)

D = ∑

N(N-1) Trong đó: ni là số cá thể của loài, N là số cá thể trong OTC Nếu giá trị của1/D càng lớn thì OTC đó càng đa dạng

Trang 31

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG -

TỈNH QUẢNG NINH

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích

VQG BTL nằm trong vùng vịnh Bái Tử Long trong vịnh Bắc Bộ nước ta,liền kề phía Bắc Vịnh Hạ Long, thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Phạm

vi VQG bao gồm một số đảo và biển (tương ứng với phần thềm các đảo) trongkhung toạ độ địa lý:

- Từ 20o55'05" đến 21o15'10" độ vĩ Bắc

- Từ 107o30'10" đến 107o46'20" độ kinh Đông

Trung tâm VQG BTL cách đất liền theo cự ly đường thẳng góc là 30 km, cáchthị trấn Cái Rồng huyện lỵ là 20 km, cách VQG Cát Bà, vịnh Hạ Long là 60 km.Những đảo thuộc phạm vi VQG BTL được gộp trong 3 cụm đảo chính: Cụm BaMùn, Cụm Trà Ngọ và Cụm Sậu, phần mặt biển được xác định tương ứng với thềmcác cụm đảo (được tính tới giới hạn bám sát và nối liền ranh giới hệ sinh cảnh biểnven các đảo lớn với cự ly một cây số cách bờ đảo), bao gồm các cửa Vành, cửa Ối,lạch biển Cái Quít, lạch biển Cái Bầu, những bãi gian triều quanh các đảo thuộcphạm vi vườn quốc gia: Tổng diện tích Vườn quốc gia: 15.783 ha (trong đó đảo:6.125ha, thềm, biển 9.658 ha )

3.1.2 Địa chất, địa hình

Hệ thống đảo trong phạm vi vườn quốc gia nằm trong đới địa chất duyên hảiBắc Bộ, hướng cấu trúc kiến tạo Đông Bắc - Tây Nam, song song với bờ biển củađất liền Quần đảo trong phạm vi vườn quốc gia thuộc phức hệ nếp lồi Quảng Ninh.Trên các đảo Sậu, Ba Mùn, Trà Ngọ Nhỏ và phần Trà Ngọ “Núi đất” có nguồn gốc

đá lục nguyên màu đỏ, với những thành phần cát sạn, thạch anh, kết cấu cát và cuộidạng quắc dít, pha lẫn trầm tích vụn thô Những đảo khác, bao gồm cả phần lẫntrầm tích vụn thô Những đảo khác, bao gồm cả phần lớn thân đảo Nam Trà Ngọ

Trang 32

Lớn là đá vôi, trầm tích Đặc biệt hơn cả là đảo Trà Ngọ Lớn, một thân đảo có 2 nềnđịa chất, phần bắc đảo là núi đất trên nền đá lục nguyên (gồm các đá mẹ sa thạch,cuội kết, cát kết) chiếm diện tích hơn 1/3 toàn đảo, phần hang động và nhiều thungáng chịu ảnh hưởng ngập triều (nước biển ra vào qua các hang luồn theo chu kỳnhật triều, tạo nên các thung áng ngập nước trong lòng dãy núi đá vôi ở đảo này).

Trang 33

Ven chân các đảo có nhiều vũng, bãi gian triều đất bùn, hoặc nhiều bãi cáthẹp, bãi đá (do xô trượt từ núi xuống hoặc nổi tự nhiên), một số bãi đá gốc chân đảorộng từ 30 mét đến 70 mét ngập triều theo chu kỳ Một số vùng rộng, vừa có bãibùn, vừa có bãi cát, bãi đá, vừa có chỗ sâu, cảnh quan đẹp, thuận lợi neo trú tàuthuyền, diện tích hàng héc ta như vũng Cái Quít, Vũng Ổ Lợn (đảo Ba Mùn), LạchCống giữa 2 đảo Trà Ngọ lớn và Trà Ngọ Nhỏ, Vũng Cái Đé (đảo Trà Ngọ Lớnphần núi đá vôi), bãi cát dài hàng cây số ở đảo Minh Châu - Cửa Đối - Hòn Trụi vàđảo Quan Lạn.

Thềm đảo, đáy biển xung quanh các đảo trong phạm vi VQG có độ sâu khônglớn quá 15 mét Đường đẳng sâu theo máng dài nhất dưới biển là 13 mét phân cách

2 mép thềm đảo Ba Mùn và Cô Tô, khoảng cách bờ đông đảo Ba Mùn 10 km Sâutrung bình phần thềm các đảo là 8 mét Hai điểm sâu nhất được xác định là mángsụt trũng Cửa Đối và Cửa Vành (còn gọi là Cửa Nội) từ 14 mét đến 20 mét, dòngtriều lên xuống có tốc độ lớn ở 2 cửa này tạo nên xâm thực mạnh gia tăng Địa mạothềm các đảo (còn gọi là phần đáy biển quanh các đảo) phạm vi VQG được chia 2kiểu chính: Đồng bằng mài mòn ngầm và đồng bằng tích tụ có dạng địa hình kếthừa và bị xâm thực của dòng triều Đồng bằng mài mòn ngầm ở phía Đông các đảoSậu, Ba Mùn, hầu hết là những nền tảng đá gốc, cuội, sỏi kết Đồng bằng tích tụ hầuhết dưới các lạch biển, trở vào phía bờ đất liền

Trang 34

Trầm tích bờ và đáy biển vùng đảo trong phạm vi VQG là hệ thống tảng, phân

bố ở phía đông quần đảo và ở 2 cửa Ối, cửa Vành Tảng có thành phần đá gốc sathạch, cát kết, cuội kết, thạch anh sạn và cát kết quắc dít, hiếm có tầng san hô Phía

bờ tây các đảo hầu hết là cát hạt nhỏ, ngập triều thấp, và nhiều hơn là bùn sét chiếmtới 45% , nơi phát sinh rừng ngập mặn

Đất trên các đảo hầu hết thuộc loại đất Feralít vàng nhạt trên đá mẹ cát kết,cuội kết, tầng đất mỏng dưới 40 cm, nghèo chất dinh dưỡng và khô hơn Từ độ caođịa hình từ 100 mét trở lên ở các đảo núi đất, phần nhiều tầng đất dầy và giầu dinhdưỡng, đặc biệt có rừng che phủ và độ ẩm cao Chân các đảo (từ bình độ địa hìnhdưới 100 m, nơi độ dốc lớn, ven các suối lớn) tầng đất mỏng, bị xói mòn mạnh Đặcbiệt đất trên đảo Ba Mùn, Sậu Nam, Trà Ngọ nhỏ và phần núi đất phía Bắc đảo TràNgọ lớn còn tốt, thuận lợi cho tái sinh rừng tự nhiên và tác động hỗ trợ mạnh mẽcho cây rừng sinh trưởng nhanh và trở thành rừng tốt

3.1.3 Khí hậu, thủy văn, hải văn

Quần đảo trong phạm vi vườn quốc gia nằm trong dải vùng vịnh gần bờ,không khác biệt nhiều với khí hậu ven biển, nổi bật vẫn là vùng nhiệt đới gió mùamưa mùa Ảnh hưởng mạnh của 2 chế độ gió mùa thịnh hành là gió Đông Nam kéotheo mưa, và gió lạnh Đông Bắc Cường độ tác động của 2 chế độ gió mùa đối vớivùng quần đảo này mạnh hơn so với trong bờ đất liền

Nhiệt độ trung bình hàng năm 22o8C, cao nhất 37o3C và thấp nhất 4,6oC.Lượng mưa trung bình hàng năm 1.225 milimét, mùa mưa vào tháng 5 đến tháng 10(trong mùa mưa đạt tới 2.120 milimét) Lượng mưa trong những tháng mùa khô chỉđạt 200 milimét, đồng thời với gió lạnh Đông Bắc Độ ẩm trung bình năm 84%, vàomùa khô độ ẩm 70% và thấp hơn Bão thường xuất hiện vào tháng 7 đến tháng 9hàng năm, kèm theo mưa lớn, cường triều (sóng lớn tác động dữ đội vào sườn đôngcác đảo) Xuất hiện nhiều cơn gió lốc cục bộ trong vùng vịnh, gây những tác hạikhông kém bão, nghiêm trọng hơn là tính đột ngột không dự báo trước được nhưbão

Trang 35

Đặc điểm thuỷ văn trên các đảo nổi chủ yếu là các dòng chảy mặt và nguồnnước ngầm, đặc điểm hải văn là chế độ nhật triều và ảnh hưởng của dòng hải lưuven bờ tác động tới bờ đảo, thềm đảo, xuất hiện xâm thực.

Những dòng chảy mặt quan trọng hơn cả: 4 suối lớn có nguồn nước quanhnăm trên đảo Ba Mùn, 3 suối lớn có nguồn nước quanh năm trên đảo Trà Ngọ Nhỏ,

2 suối vừa có nguồn nước quanh năm trên phần núi đất phía Bắc đảo Trà Ngọ lớn.Trên những đảo khác hầu hết rất hiếm các dòng suối, nguồn nước mặt không đáng

kể trong năm

Trên đảo Ba Mùn còn có suối Ổ Lợn, có nước quanh năm, nhưng cửa suốirộng, vừa bị xói lở đất đá mạnh trên lưu vực vừa bị cường triều xâm nhập mặn cao,nguồn nước kém giá trị sử dụng

Chế độ nhật triều đều là yếu tố chủ yếu điều tiết chế độ hải văn ở vùng đảo vàbiển trong phạm vi vườn quốc gia Biên độ triều cao nhất đạt tới 4 mét, phát sinh tácđộng ngoại lực mạnh đối với bờ các đảo, các bãi gian triều, những vũng, thung, ángthông thương với biển (đã tạo nên xâm thực, mài mòn nền tảng địa chất, hình thànhnhiều bãi cát hình cánh cung hẹp, nhiều bãi đá và hòn nổi nhỏ ) các dòng hải vănbiến đổi phức tạp theo thuỷ triều, theo các mùa gió thịnh hành, theo những mức độtần suất sóng, nhưng đều theo chiều hướng dòng hoàn lưu ven bờ vịnh Bắc Bộ vòngxuống phía Nam và Tây Nam

Độ mặn của nước biển cao, thấp khác nhau theo từng khu vực: Phía đông quầnđảo độ mặn cao từ 31 đến 34o/oo, nhưng ở phía tây quần đảo (trong các lạch biểnnông) độ mặn thấp hơn nhiều, do vậy tạo ra nhiều khu hệ môi trường biển cho nhiềuloài sinh vật khác nhau trên biển quanh các đảo Đánh giá chung môi trường nướcbiển quanh các đảo trong phạm vi vườn quốc gia có độ muối cao, từ khu vực nướcmặn đến khu vực nước lợ, hàm lượng ô xy hoà tan rất cao, hàm lượng Amiôniacthấp, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, vật chất lơ lửng cũng thấp, môi trường thích nghicho nhiều loài sinh vật biển

Trang 36

3.1.4 Tài nguyên rừng

Hơn 40 đảo lớn nhỏ, bao gồm cả những cù lao, hòn nổi không tên, trong phạm

vi vườn Quốc gia, có tới 70% số đảo có thảm thực vật che phủ, phải kể tới đặc trưng

17 đảo có rừng tự nhiên (độ che phủ rừng trên diện tích đất đai của đảo từ 98% đến12%) Mặc dù có nhiều nguyên nhân tác động, xâm hại tài nguyên rừng, liên tụctheo thời gian từ nhiều thế kỷ đến nay, nhưng với các điều kiện tự nhiên ưu ái cùngvới sự nỗ lực thực hiện quản lý bảo vệ, rừng tái sinh tốt và tăng trưởng nhanh.Diện tích đất đai tự nhiên các đảo nổi trong phạm vi vườn quốc gia là 6.125

ha, rừng tự nhiên 4.319 ha (che phủ hơn 70% đất đai tổng số đảo) Rừng trồng hiệnnay có 9 ha, do các chủ rừng thực hiện hợp đồng khoán trồng rừng theo các chươngtrình 327 hoặc 661 của Nhà nước, số lượng và hiệu quả chưa đáng kể Rừng tựnhiên hiện còn thực sự là sinh cảnh thích nghi của nhiều loài động vật hoang dã, đặcbiệt trên các đảo lớn: Ba Mùn, Sậu Nam, Trà Ngọ Nhỏ, Trà Ngọ Lớn Không còntrạng thái rừng già, rừng nguyên sinh trên các đảo, nhưng rừng ở trạng thái trungbình khá, kém hoặc nghèo, rừng non đang phục hồi, đều có xu hướng tái sinh tựnhiên mạnh, sinh trưởng khoẻ, thành phần những loài cây đặc hữu hoặc bản địathông thường đều ít biến đổi

Rừng ngập mặn không chỉ có ở một số vũng, lạch, còn có ở một số thung, ángtrong dãy núi đá vôi của đảo Trà Ngọ lớn, do có đường thông thuỷ với biển, hoặcnhững hang luồn ngầm trong núi, chịu ảnh hưởng nhật triều, nước biển ra vào đềutheo chu kỳ, trở thành một số khu rừng ngập mặn đặc sắc về phân bố và cảnh quan

Hệ động vật thuỷ sinh trong phạm vi vườn quốc gia đã điều tra phát hiện cótới 51 loài động vật phù du, 132 loài động vật thuỷ sản có giá trị cao, gần như xuất

xứ ưu thế ở vùng này như Sá Sùng, Cà Gim, Bào Ngư, Hải Sâm, Trai Ngọc

Tài nguyên biển: Thực vật thuỷ sinh ngoài quần thể rừng ngập mặn(mangrove), phải kể đến những thảm có biển, rong biển, phát sinh trên nhiều tảngvật chất ngầm ngập triều, trên những bãi cát, bãi bùn ngập triều liên tục và cũngphân bố trên một số đáy đồng bằng sâu ven các Cửa Ối, Cửa Vành và sườn đông 2đảo Ba Mùn, Sậu Nam Có 15 loài rong biển, trong đó những loài chủ yếu thuộc 3

Trang 37

ngành là Rong đỏ có 5 loài, Rong nâu có 7 loài, Rong lục có 3 loài Bên cạnh đó làRong mơ có 6 loài, Tảo Si lic (121 loài), Tảo Giáp (38 loài), Tảo Kim (3 loài), TảoLam (1 loài) Những loài tảo mang đặc tính thích nghi vùng biển ven bờ nhiệt đới

và á nhiệt đới, chịu nước lợ và ấm, trên các thềm đảo dưới lạch biển nông Động vậtphù du có tới 51 loài, trong đó số loài phong phú hơn cả thuộc ngành chân khớp,còn lại thuộc các ngành Hàm Tơ, Có bao, Thân mềm

3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI

Đặc điểm nổi bật của vườn quốc gia hiện nay là không có cư dân, không cócộng đồng định cư và định canh trên tất cả các đảo Từng cụm đảo thuộc phạm viquản lý hành chính lãnh thổ của từng xã, trên đảo không có đối tượng quản lý hộkhẩu Những điều kiện và đặc điểm kinh tế - xã hội hoàn toàn ở khu vực cộng đồngđịnh cư của làng xã, và tình hình giao lưu kinh tế - xã hội, văn hoá từ các vùng khácliên quan tới vùng này (riêng đảo nhỏ Soi Nhụ, chỉ có di chỉ khảo cổ, thuộc xã HạLong )

Bảng 3.1: Bảng thống kê tình hình kinh tế xã hội của các xã thuộc VQG BTL

Cụm đảo

Tình hình liên

quan

Cụm đảo Ba Mùn Cụm đảo Trà Ngọ Cụm đảo Sậu

Thuộc phạm vi xã Minh Châu Vạn Yên (Riêng đảo

nhỏ Soi Nhụ có di chỉkhảo cổ thuộc Hạ Long)

Vạn Yên

Đặc điểm kinh tế

xã hội nổi bật

Trong thập kỷ 60 đãđưa một số dân ralập khu kinh tế mới,khai hoang, nhưngkhông thành, dân bỏ

về không còn cưdân

Di dời một thôn cư dân

từ đảo Trà Ngọ lớn vào

xã - trước 1980 Hiệnchỉ còn 3 hộ khoántrồng rừng, nuôi tôm,bảo vệ rừng, khôngđịnh cư

Không có cư dân

Tài nguyên và đất

đai

- Động vật hoang dãnhiều

- Rừng tự nhiên che

- Động vật hoang dãcòn nhiều

- Rừng che phủ hơn

- Động vật hoang

dã còn, khôngnhiều

Trang 38

phủ 98% đất đai đảo,đất trống rất hẹp,khôi phục rừngthuận lợi

60% đất đai đảo

- Đất trống có nhiều xuthế phục hồi rừng tựnhiên và trồng lại

- Rừng che phủhơn 70% đất đaiđảo

- Phục hồi rừng tựnhiên trên đấttrống và trồng lạirừng

Hiện trạng kinh tế

xã hội

- Không cư dân

- Tiếp diễn xâm hại, chặt trộm cây, săn bắt thú

- Không cư dân

- Đang làm đầm nuôi thủy hải sản

- Xâm hại, chặt trộm

gỗ, săn bắt chim thú

- Không cư dân

- Tiếp diễn xâm hại rừng, chặt trộm gỗ, lấy củi

- Ngư dân vãng lai tác động vào rừng

Chính quyền và nhân dân xã Minh Châu với truyền thống xây dựng xã an ninhtrật tự xã hội, đã nỗ lực tham gia với Nhà nước bảo vệ chặt chẽ rừng trên đảo BaMùn Rừng trên các đảo khác xa cơ sở xã, chưa được tổ chức bảo vệ đúng mức,rừng bị xâm hại nhiều hơn so với Ba Mùn Ngư dân vãng lai và người từ nhiều xãlân cận là động lực chính xâm hại tài nguyên rừng trên nhiều đảo ở vùng này Riêngđảo Soi Nhụ chỉ là phần rất nhỏ thuộc xã Hạ Long

Gỗ lim, gỗ Táu, gỗ Lát, gỗ Nghiến, gỗ Trai là những lâm sản quí, cùng với SáSùng, Bào Ngư, Hải Sâm, Ngọc Trai, đều là những hải sản quí giá từ bao đời nay ởvùng này, trở thành hàng hoá đổi trác, buôn bán, và kích thích khai thác mạnh mẽnguồn tài nguyên thiên nhiên

Huyện đảo Vân Đồn còn là một huyện nghèo, tuy có biển, có rừng nhưng cơ

sở hạ tầng rất kém, khả năng đánh bắt hải sản xa bờ, khai thác hải sản ven bờ, nuôitrồng hải sản giá trị cao, thâm canh tăng sản một số loài cây đặc biệt của vùng (Cambản Sen, Chè Vân ) còn quá thô sơ, nghèo nàn, bấp bênh Những thúc ép của đờisống hàng ngày trở nên bấp bênh hơn cả Dân trí còn thấp, do đó việc quản lý bảo

Trang 39

vệ và sử dụng lâu bền, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn nhiều bất cập.Giao thông thuỷ là chính và còn nhiều hạn chế.

Trang 40

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 XÁC ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG DANH LỤC LOÀI

Từ những mẫu vật thu được trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xâydựng được danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch tại Vườn quốc gia Bái TửLong - Tỉnh Quảng Ninh dựa theo hệ thống Brummitt (1992) (xem phần phụ lục).Theo bảng danh lục này, chúng tôi đã thống kê được trong HTV, VQG BTL có tổng

số 791 loài thuộc 474 chi và 137 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch

là: Ngành Lá thông Psilotophyta: 1 loài, 1 chi, 1 họ; Ngành Thông đất Lycopodiophyta: 3 loài, 2 chi, 2 họ; Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta: 47 loài, 29 chi, 16 họ; Ngành Hạt trần - Pinophyta: 4 loài, 4 chi, 3 họ; Ngành Hạt kín - Magnoliophyta: 736 loài, 438 chi, 115 họ với 2 lớp là lớp Hai lá mầm - Dicotyledoneae: 618 loài, 362 chi, 96 họ và lớp Một lá mầm - Monocotyledoneae:

-118 loài, 76 chi, 19 họ Sự phân bố các taxon trong các ngành của HTV VQG BTLđược thể hiện trong Bảng 4.1

Bảng 4.1 Sự phân bố của các taxon trong các ngành của HTV VQG BTL

Ngày đăng: 01/07/2014, 16:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Averyanov L. (2004), Lan hài Việt Nam với phần giới thiệu về hệ thực vật Việt Nam. Nxb Giao thông vận tải. 308 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lan hài Việt Nam với phần giới thiệu về hệ thực vật Việt Nam
Tác giả: Averyanov L
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải. 308 trang
Năm: 2004
2. Nguyễn Tiến Bân (1990), Các họ cây hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và tài nguyên sinh vật. Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr. 84-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các họ cây hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1990
3. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
4. Nguyễn Tiến Bân (2000), Thực vật chí Việt Nam, Tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật chí Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
5. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003, 2005), Danh lục thực vật Việt Nam, Tập 2, 3, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục thực vật Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
6. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc, tập 1-2. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc
Tác giả: Đỗ Huy Bích và cộng sự
Nhà XB: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2004
7. Lê Kim Biên (2007), Thực vật chí Việt Nam, Tập 7, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật chí Việt Nam
Tác giả: Lê Kim Biên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2007
8. Birdlife, Liên minh châu âu, Viện điều tra quy hoạch rừng (2004), Vườn quốc gia Bái Tử Long. Thông tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vườn quốc gia Bái Tử Long
Tác giả: Birdlife, Liên minh châu âu, Viện điều tra quy hoạch rừng
Năm: 2004
9. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật), Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2007
10. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục đỏ Việt Nam
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2007
11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vụ Khoa Học Công Nghệ và chất lượng sản phẩm (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tên cây rừng Việt Nam
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vụ Khoa Học Công Nghệ và chất lượng sản phẩm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
12. Trần Ngọc Bút (1998), Vấn đề bảo tồn thiên nhiên biển ở VQG Cát Bà. Tạp chí Lâm nghiệp, số (2) tr. 24-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bảo tồn thiên nhiên biển ở VQG Cát Bà
Tác giả: Trần Ngọc Bút
Năm: 1998
13. Lê Trần Chấn (1998), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam
Tác giả: Lê Trần Chấn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
14. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1997
15. Võ Văn Chi, (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ có ích ở Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1999
16. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dự án của Quỹ môi trường toàn cầu VIE/91/G31 (1995), Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dự án của Quỹ môi trường toàn cầu VIE/91/G31
Năm: 1995
17. Nguyễn Thế Cường, Dương Đức Huyến, Vũ Xuân Phương (2007). Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 177-179 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống
Tác giả: Nguyễn Thế Cường, Dương Đức Huyến, Vũ Xuân Phương
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật. 177-179
Năm: 2007
18. Nguyễn Thị Đỏ (2007), Thực vật chí Việt Nam, Tập 8, 11, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật chí Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Đỏ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2007
19. Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự (2005), Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004
Tác giả: Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự
Nhà XB: Nxb Lao động Xã hội
Năm: 2005
20. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3, Nxb,Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Bảng danh lục các loài thực vật (mẫu) STT Tên khoa học Tên Việt Nam Yếu Tố - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.1. Bảng danh lục các loài thực vật (mẫu) STT Tên khoa học Tên Việt Nam Yếu Tố (Trang 23)
Bảng 2.2. Các giá trị của loài trong OTC (mẫu) - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.2. Các giá trị của loài trong OTC (mẫu) (Trang 29)
Bảng 3.1: Bảng thống kê tình hình kinh tế xã hội của các xã thuộc VQG BTL - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.1 Bảng thống kê tình hình kinh tế xã hội của các xã thuộc VQG BTL (Trang 37)
Bảng 4.1. Sự phân bố của các taxon trong các ngành của HTV VQG BTL - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.1. Sự phân bố của các taxon trong các ngành của HTV VQG BTL (Trang 40)
Bảng 4.2. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của HTV VQG BTL với HTV Việt Nam - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.2. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của HTV VQG BTL với HTV Việt Nam (Trang 42)
Bảng 4.3. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của Hệ thực vật VQG Bái Tử Long với  các HTV khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương, VQG Côn Đảo. - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.3. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của Hệ thực vật VQG Bái Tử Long với các HTV khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương, VQG Côn Đảo (Trang 43)
Bảng 4.4. Bảng so sánh số loài trên cùng một đơn vị diện tích giữa HTV VQG  BTL với hệ thực vật của khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương và VQG Côn - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.4. Bảng so sánh số loài trên cùng một đơn vị diện tích giữa HTV VQG BTL với hệ thực vật của khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương và VQG Côn (Trang 45)
Bảng 4.5. Sự phân bố của các taxon trong ngành Hạt kín - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.5. Sự phân bố của các taxon trong ngành Hạt kín (Trang 46)
Hình 4.4. Biểu đồ phổ so sánh tỷ lệ % số loài của lớp Một lá mầm và Hai lá  mầm trong ngành hạt kín giữa HTV VQG BTL với các HTV khu BTTN Na - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Hình 4.4. Biểu đồ phổ so sánh tỷ lệ % số loài của lớp Một lá mầm và Hai lá mầm trong ngành hạt kín giữa HTV VQG BTL với các HTV khu BTTN Na (Trang 47)
Bảng 4.6. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của lớp một lá Mầm và Hai lá mầm  trong ngành hạt kín giữa HTV VQG BTL với các HTV khu BTTN Na Hang, - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.6. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của lớp một lá Mầm và Hai lá mầm trong ngành hạt kín giữa HTV VQG BTL với các HTV khu BTTN Na Hang, (Trang 47)
Bảng 4.8. Bảng thống kê 10 họ đa dạng nhất trong hệ thực vật VQG BTL - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.8. Bảng thống kê 10 họ đa dạng nhất trong hệ thực vật VQG BTL (Trang 49)
Bảng 4.9. Thống kê các chi đa dạng nhất trong HTV BTL - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.9. Thống kê các chi đa dạng nhất trong HTV BTL (Trang 50)
Bảng 4.10. Thống kê các giá trị sử dụng của HTV BTL - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.10. Thống kê các giá trị sử dụng của HTV BTL (Trang 51)
Hình  4.5. Biểu đồ các nhóm công dụng chính của khu hệ thực vật VQG BTL - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
nh 4.5. Biểu đồ các nhóm công dụng chính của khu hệ thực vật VQG BTL (Trang 52)
Bảng 4.11. Bảng thống kê các loài đang bị đe dọa ở VQG BTL TT Tên la tinh Tên Việt - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.11. Bảng thống kê các loài đang bị đe dọa ở VQG BTL TT Tên la tinh Tên Việt (Trang 56)
Bảng 4.12. Bảng các yếu tố địa lý các loài của HTV VQG BTL và Việt Nam STT Các yếu tố địa lý TB-VQG BTL Tổng số - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.12. Bảng các yếu tố địa lý các loài của HTV VQG BTL và Việt Nam STT Các yếu tố địa lý TB-VQG BTL Tổng số (Trang 59)
Hình 4.7. Biểu đồ phổ dạng sống cơ bản của HTV VQG BTL - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Hình 4.7. Biểu đồ phổ dạng sống cơ bản của HTV VQG BTL (Trang 63)
Bảng 4.15. Bảng so sánh phổ dạng sống của HTV VQG BTL với phổ tiêu  chuẩn của Raunkiaer và HTV khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương, VQG - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.15. Bảng so sánh phổ dạng sống của HTV VQG BTL với phổ tiêu chuẩn của Raunkiaer và HTV khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương, VQG (Trang 65)
Bảng 4.16. Các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn 1 - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.16. Các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn 1 (Trang 69)
Bảng 4.17. Các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn 2 Tên loài Số  cá - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.17. Các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn 2 Tên loài Số cá (Trang 72)
Bảng 4.18. Các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn 3 Tên loài Số - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.18. Các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn 3 Tên loài Số (Trang 75)
Bảng 4.19. Các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn 4 Tên loài Số - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.19. Các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn 4 Tên loài Số (Trang 78)
Bảng 4.21: Giá trị của chỉ số Simpson trong quần xã ở chân núi (OTC 1) - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.21 Giá trị của chỉ số Simpson trong quần xã ở chân núi (OTC 1) (Trang 80)
Bảng 4.22: Giá trị của chỉ số Simpson trong quần xã ở sườn núi đất (OTC 2) - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.22 Giá trị của chỉ số Simpson trong quần xã ở sườn núi đất (OTC 2) (Trang 80)
Bảng 4.24: Giá trị của chỉ số Simpson trong quần xã rừng ngập mặn (OTC 4) ST - LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4.24 Giá trị của chỉ số Simpson trong quần xã rừng ngập mặn (OTC 4) ST (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w