ĐA DẠNG VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA HTV VQG BTL 1 Đa dạng về giá trị sử dụng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 51 - 55)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 XÁC ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG DANH LỤC LOÀ

4.3. ĐA DẠNG VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA HTV VQG BTL 1 Đa dạng về giá trị sử dụng

4.3.1. Đa dạng về giá trị sử dụng

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, chúng tôi đã thống kê 578 loài cây ít nhiều có giá trị sử dụng, chiếm 73,07% số loài của HTV có những loài chỉ có một giá trị sử dụng nhưng cũng có loài có 2-3 hay nhiều giá trị sử dụng khác nhau như vừa cho gỗ nhưng vừa làm thuốc hay cho gỗ, có quả ăn được và làm thuốc,…

Theo thống kê ban đầu, ở VQG BTL số loài cây được dùng làm thuốc là 452, chiếm 57,14% tổng số loài toàn hệ. Còn các giá trị khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như: cho gỗ: 130 loài chiếm 16,43%; các loài cho sản phẩm ăn được có 123 loài, chiếm tới 15,55%, bao gồm cho rau ăn: 62 loài chiếm 7,84%; ăn quả: 64 loài chiếm 8,09%; ăn hạt: 5 loài chiếm 0,63%; làm gia vị có 3 loài chiếm 0,38%; ăn củ có 2 loài chiếm 0,25% (tổng số loài nhiều hơn do 1 loài có 2 hay nhiều giá trị sử dụng); làm cảnh: 50 loài chiếm 6,32%; làm dây buộc hay dùng để đan lát, cho sợi: 41 loài chiếm 5,18%; thức ăn gia súc 22 loài chiếm 2,78%; cây cho dầu ăn hay dầu sử dụng trong công nghiệp 21 loài chiếm 2,65%; làm phân xanh 13 loài chiếm 1,64% tổng số loài trong hệ. Bên cạnh đó phải kể đến một số lượng đáng kể các cây cho chất để nhuộm, nguyên liệu làm giấy,... Các loài có giá trị sử dụng được thể hiện ở Bảng 4.10.

Bảng 4.10. Thống kê các giá trị sử dụng của HTV BTL

TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài % tổng số

1 Cây có bộ phận có tác dụng gây độc cho người hay động vật

Độc 6 1,01

2 Cây cho củ ăn được Ac 2 0,25

4 Cây cho quả ăn được Aq 64 8,09

5 Cây làm cảnh C 50 6,32

6 Cây có các công dụng khác như chắn gió, làm cây chủ thả cánh kiến, chỉ thị đất chua, vỏ ăn trầu, sản xuất xà phòng, sơn,...

Cdk 35 4,42

7 Cây cho dây buộc hay dùng để đan lát, cho sợi

Db, Đl, S

41 5,18

8 Cây cho dầu và chất béo (dầu ăn hay dầu sử dụng trong công nghiệp)

D, Dcn, Da

21 2,65

9 Cây cho gỗ G 130 16,43

10 Cây cho nguyên liệu sử dụng làm giấy Giấy 4 0,50

11 Cây cho gia vị Gv 3 0,38

12 Cây làm nước uống N uống 8 1,01

13 Cây có bộ phận dùng để làm thuốc nhuộm

Nh 12 1,52

14 Cây làm phân xanh Px 13 1,64

15 Cây làm rau ăn R 62 7,84

16 Cây làm thuốc T 452 57,14

17 Cây dùng để chăn nuôi gia súc Tags 22 2,78

18 Cây cho tinh dầu Td 13 1,64

19 Cây cho Ta nin Tn 17 2,15

Hình 4.5. Biểu đồ các nhóm công dụng chính của khu hệ thực vật VQG BTL

Qua hình (4.5.), chúng ta có thể thấy mức độ đa dạng về tài nguyên của HTV nơi đây là khá cao. Thuộc nhóm cây làm thuốc có tới 12 loài nằm trong Sách đỏ

Việt Nam (2007). Một số họ có nhiều loài được sử dụng làm thuốc như họ Thầu dầu - Euphorbiaceae: 30 loài, họ Cà phê - Rubiaceae: 23 loài, họ Đậu - Fabaceae: 18 loài, họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae: 16 loài, họ Cúc - Asteraceae và họ Dâu tằm - Moraceae: cùng có 15 loài,… Một số loài làm thuốc khá nổi tiếng như: Tắc kè đá bon - Drynaria bonii; Hoàng tinh đốm - Polygonatum punctatum Royl. (Convallariaceae); Bình vôi hoa đầu - Stephania cepharantha Hayata (Menispermaceae), Mã tiền trung hoa - Strychnos cathayensis Merr. (Loganiaceae), …. Tại VQG BTL, chúng tôi đã phát hiện có loài Chè đắng - Ilex kaushue S. Y. Hu (Aquifoliaceae) mọc tự nhiên khá phổ biến ở khu vực núi đá vôi của đảo Trà Ngọ Lớn, đây là loài cây khai thác lá uống như chè, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo tài liệu Trung Quốc, đây là loại chè nổi tiếng ở Quảng Tây. Loại chè thuốc được dùng để biếu tặng các quan chức cao cấp thời phong kiến. Uống chè thường xuyên có tác dụng làm trí óc minh mẫn, lợi tiểu, giúp tiêu hóa, giải khát, giải độc, giữ trọng lượng cơ thể, kéo dài tuổi thọ (Nguyễn Tiến Bân và cộng sự, 2003). Ở nước ta loài chè này hiện nay đã được thương mại, sản phẩm “Chè đắng” được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Hay loài Bá bệnh - Erycoma longifolia Jack. (Simaroubaceae), loài thuốc quí được phát hiện mọc tự nhiên ở hầu hết các diện tích đất rừng nơi đây. Với khả năng tăng tiết hormone giới tính nam, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và nhiều tác dụng đáng quý khác, loài cây này là vị thuốc chính trong sản phẩm “Khang Dược” đang được thương mại trên thị trường. Hiện VQG BTL đã thực nghiệm nhân giống thành công cây Bá bệnh bằng phương pháp giâm hom và nhân giống bằng hạt. Mở ra khả năng VQG BTL trở thành nơi cung cấp cây giống và hướng dẫn kỹ thuật gây trồng, sử dụng có hiệu quả một loài cây thuốc quý hiếm. Bên cạnh đó, một số loài cây có thể là thế mạnh như Lá khôi - Ardisia silvestris Pitard, Ba kích - Morinda officinalis F. C. How,… . Đây là nguồn cây thuốc không những cần được bảo vệ mà còn cần được nhân giống và phát triển.

Thuộc nhóm cây gỗ có một số loài nằm trong danh sách các loài gỗ quý hiếm, có giá trị cao như: Sến mật - Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam (Sapotaceae); Lim xanh - Erythrophleum fordii Oliv. (Caesalpiniaceae); Trai lý -

Garcinia fagraeoides A. Chev. (Clusiaceae); Sao hòn gai - Hopea chinensis Hand.-

Mazz. (Dipterocarpaceae); Táu muối - Vatica odorata (Griff.) Symingt (Dipterocarpaceae), các loài Cà ổi - Castanopsis spp., Sồi - Lithocarpus spp. (Fagaceae). Các loài cho gỗ chủ yếu nằm trong các họ Euphorbiaceae (14 loài), Lauraceae (11 loài), Fagaceae (10 loài), Meliaceae (7 loài),... Đặc biệt VQG BTL có diện tích rừng ngập mặn lớn, trong đó nhiều loài cho gỗ như Vẹt dù - Bruguiera

gymnorrhiza Lamk., Trang - Kandelia candel (L.) Bruce, Đước vòi - Rhizophora stylosa Griff. (Rhizophoraceae). Một số loài thường trồng làm cảnh như: Lan hài

đốm - Paphiopedilum concolor (Lindl.) Pfita; Vảy rồng - Dendrobium lindleyi Steud.; Lan kiếm - Cymbidium aloifolium (L.) Sw. Một số loài cho dầu hay tinh dầu như Bời lời bao hoa đơn - Litsea monopetala (Roxb.) Pers..; Sòi tía - Sapium

discolor (Champ. ex Benth.) Muell.-Arg. (Euphorbiaceae), Móng rồng cánh sáu - Artabotrys hexapetalus (L.f.) Bhandare,...

Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã thống kê được 6 loài cây có chứa độc tố. Các độc tố có thể tập trung ở toàn cây hay ở lá, rễ, hạt như Lá ngón - Gelsemium elegans (Gardn. & Champ.) Benth. có lá, rễ và hạt rất độc, Xoan - Melia azedarach

L. có quả độc, Han voi - Dendrocnide stinulaus (L. f.) Chev. lá có lông gây ngứa,.... Cây thuộc nhóm này có rất nhiều công dụng, chẳng hạn làm thuốc trị giun sán như Xoan - Melia azedarach L., duốc cá như Chẹo ấn độ - Engelhardtia roxburghiana Lindl. ex Wall. và nhiều cây được dùng làm thuốc trừ sâu (ưu điểm của loại thuốc trừ sâu này là không gây hại cho sức khoẻ con người và không làm ô nhiễm môi trường).

So sánh một số giá trị nổi bật như làm thuốc, lấy gỗ, ăn được, làm cảnh với các HTV khác như HTV Na Hang/ HTV Cúc Phương/ HTV Côn Đảo, chúng ta có kết quả HTV VQG BTL/ HTV Na Hang/ HTV Cúc Phương/ HTV Côn Đảo tương ứng là: - làm thuốc: 54, 14%/ 48,02%/ 54,63%/ 47,86%.

- cho gỗ 16,43%/ 14,2%/ 18,02%/ 15,47%. - ăn được 16,81%/ 14,37%/ 16,72%/ 15,97%. - làm cảnh 6,32%/ 9,38%/ 9,02%/ 8,36%.

Qua kết quả so sánh, chúng tôi thấy ưu thế nổi bật về giá trị tài nguyên của các loài thực vật nơi đây là cây được sử dụng làm thuốc, giá trị này đều chiếm tỷ lệ cao nhất trong 4 HTV. Tuy vậy, các giá trị sử dụng khác hầu như ở HTV VQG BTL đều có giá trị tương đương với HTV Na Hang, HTV Cúc Phương và HTV Côn Đảo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w